Sound card, speaker và phần mềm xử lý phim, ảnh, nhạc
Trang 1HỮU NGHỊ VIỆT HÀN KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CẤU TRÚC MÁY TÍNH
TÊN ĐỀ TÀI SOUND CARD, LOA MÁY TÍNH & CÁC
PHẦN MỀM XỬ LÝ ẢNH, PHIM, NHẠC.
: Trần Hữu Nghị
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin hiện đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong toàn xã hội Với những lợi ích to lớn mà nó đem lại, đời sông của con người ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong lĩnh vực giải trí và học tập
Trường CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn được thành lập với mục đích cung cấp những kiến thức hữu ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho sinh viên Đa số các bạn sinh viên đã có những kiến thức cơ bản về máy tính, tuy nhiên để hiểu được các thành phần cấu thành lên nó thì ít bạn nào hiểu được
Song song với việc thực hiện đồ án môn học Cấu Trúc Máy Tính, qua đây, nhóm chúng em cũng xin chia sẽ những kiến thức bổ ích về Sound Card, loa máy tính, cũng như một số phần mền hữu ích khác cho các bạn sinh viên muốn tìm hiểu Tuy đã tích cực nghiên cứu song không thể tránh được sự thiếu sót nên chúng em hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý từ thầy cô cùng các bạn sinh viên
Trang 3Mục lục
Trang 4PHẦN CỨNG
1 Khái niệm.
Card âm thanh là một thẻ mở rộng tạo điều kiện đầu vào và đầu ra của tín hiệu
âm thanh đến và đi từ một máy tính dưới sự kiểm soát của các chương trình máy tính Sử dụng tiêu biểu của card âm thanh bao gồm cung cấp các thành phần âm thanh cho đa phương tiện ứng dụng như phần âm nhạc, chỉnh sửa video hoặc âm thanh, trình bày, giáo dục và giải trí (trò chơi)
2 Chức năng.
- Trích xuất các tín hiệu âm thanh dạng tín hiệu tương tự (analog) hoặc tín hiệu
số (digital) tới các loa để phát ra âm thanh mà con người nghe được
- Ghi lại về âm thanh để lưu trữ (hoặc phục vụ xử lý) âm thanh trong: tiếng nói, âm thanh tự nhiên, âm nhạc, phim thông qua các ngõ đầu vào
- Xử lý và phát lại âm thanh từ các thiết bị khác: Phát âm thanh trực tiếp từ các ổ đĩa quang, thiết bị phát MIDI
- Kết nối với các bộ điều khiển game (joytick)
- Là thiết bị kết nối trung gian: (Cổng IEEE-1394)
3 Cấu trúc cơ bản của một card âm thanh
1 Chip xử lý âm thanh: Các WAVE chính hoàn chỉnh dạng sóng lấy mẫu và tổng hợp, MIDI âm nhạc tổng hợp, trong khi trộn, các hiệu ứng về việc thực hiện nội bộ của nó là thành phần cơ bản nhất của card âm thanh
Trang 52 Game / MIDI cổng: để kết nối phím điều khiển, đòn bẩy, chỉ đạo bánh xe điều khiển trò chơi, như thế giới bên ngoài, nhưng cũng có thể được sử dụng để kết nối bàn phím MIDI và piano điện
3 Jack cắm ngõ ra tuyến tính (LINE OUT): được sử dụng để đối phó với một đầu vào tiếng nói card âm thanh tốt với loa hoạt động, tai nghe và bộ khuếch đại điện
4 Microphone đầu vào jack (MICIN): dùng để kết nối một micro, chủ yếu được sử dụng trong nhận dạng tiếng nói, giải trí và bản ghi âm
5 Linear jack cắm đầu vào (LINE IN): được sử dụng để Walkman hoặc các thiết bị bên ngoài như đầu vào TV tín hiệu thoại vào máy tính
6 Điện thoại Auto-Trả lời Device Interface (TAD, Điện thoại Trả lời Device): với modem card và phần mềm sẽ cho phép các máy tính có chức năng
tự động trả lời điện thoại
7 CD âm thanh giao diện analog đầu vào (CD-IN): CD-ROM sẽ đến từ việc tiếp cận tín hiệu âm thanh analog
8 Phụ âm đầu vào (AUX-IN): được sử dụng để mã hóa MPEG / thẻ giải
mã, thẻ TV, DVD và các thiết bị khác bằng tín hiệu đầu vào card âm thanh, nhiều loại thiết bị làm cho tín hiệu giọng nói qua card âm thanh cho loa
9 Giao diện kỹ thuật số đầu vào audio CD (CD-SPDIF): vai trò là để nhận được từ đĩa CD-ROM của tín hiệu số âm thanh, để đảm bảo rằng giảm thiểu biến dạng âm thanh
10 Con gái thẻ để mở rộng số lượng chân (SPDIF-EXT): cho các thẻ con gái hỗ trợ kết nối, tín hiệu số đầu vào và đầu ra Card âm thanh và dành riêng cho thiết bị ghi âm kỹ thuật số làm cho kết nối (ví dụ như: DAT, MD), và AC-3 đầu ra tín hiệu
4 Phân loại card âm thanh
* Phân loại theo bus sử dụng, card âm thanh có các thể loại sau:
- Card âm thanh sử dụng bus ISA: Là loại bo mạch âm thanh cổ điển nhất, sử dụng các bus ISA thông qua các khe cắm ISA trên máy tính
- Card âm thanh sử dụng bus PCI: Loại bo mạch âm thanh thông dụng hiện
Trang 6- Card âm thanh sử dụng bus USB: Sử dụng các cổng USB với các bo mạch
âm thanh gắn ngoài thùng máy đối với máy tính cá nhân hoặc đối với các máy
tính xách tay.
* Phân loại bo mạch âm thanh theo các kiểu loa hỗ trợ:
Cách phân loại này thông dụng hơn cách phân loại trên bởi nó phù hợp hơn đối với các loa sử dụng với card âm thanh hơn
- Card âm thanh chỉ sử dụng với loa 2.0
- Card âm thanh sử dụng với loa X.1: Chỉ hỗ trợ đến tối đa X loa vệ tinh (X được hiểu là một số nào đó cụ thể tuỳ từng loại loa)
* Phân loại bo mạch âm thanh theo dạng thức vật lý:
- Card âm thanh rời: là một phần tách rời khỏi bo mạch chủ.
- Card âm thanh liền (onboard): được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.
5 Các kiểu kết nối vào/ra trong card âm thanh.
Các đường kết nối vào/ra mặt sau của Card âm thanh bao gồm các loại như sau:
- Đường Line in: Đường nối tín hiệu đầu vào cho Card âm thanh, sử dụng khi muốn phối trộn âm thanh (mix) hoặc ghi âm từ nguồn âm thanh của các bên ngoài (ti vi, radio, CD/DVD player )
- Đường Speaker-out: Đường công suất cho loa hoặc các tai nghe (headphone) Trong một số Card âm thanh đường Speaker-out được tích hợp chung với đường line-out
- Đường Line out: Đường tín hiệu cho đầu ra cho loa (được gắn sẵn bộ khuếch đại công suất âm thanh) hoặc các thiết bị âm thanh khác Đường line out có thể được sử dụng chung với nhiều đường khác nếu đầu ra cho các loại loa hỗ trợ X.1
Line out 1: Cho các tín hiệu đầu ra các loa phía trước (front)
Line out 2: Cho các tín hiệu đầu ra các loa phía sau (rear)
Line out 3: Cho tín hiệu đầu ra với loa giữa và loa trầm (center and subwoofer)
Line out 4: Thường dùng cho các loại loa 7.1
- Đường Micro in: Sử dụng cho micro cắm vào Card âm thanh
- Đường Game/MIDI: Sử dụng cho các bộ điều khiển phục vụ chơi game (joystick) hoặc các thiết bị có kết nối chơi nhạc MIDI (như các loại đàn organ) Ngoài các đường kết nối mặt sau, trên Card âm thanh rời hoặc tích hợp trên
bo mạch chủ còn có thể có các cổng kết nối sau:
- Đường AUX: Đường tín hiệu đầu vào Card âm thanh: Thường sử dụng với một nguồn âm thanh khác sẵn có trên máy tính, ví dụ Card thu sóng ti vi/FM
Trang 7- Đường CD-in: kết nối với CD Out của ổ CD/DVD, thường là tín hiệu tương tự.
- TAD: kết nối với các thiết bị truyền thông lắp trong, như modem lắp trong
- PC-SPK: kết nối với loa máy tính, thường có 2 chân cắm (chỉ có trong các card âm thanh rất cũ, đa số các bo mạch chủ đều có đường âm thanh riêng cho các loa phát tín hiệu trong quá trình POST của máy tính)
- Đường tín hiệu số S/PDIF in hoặc out: dùng cho cáp quang hoặc cáp đồng trục
II LOA MÁY TÍNH
1 Định Nghĩa.
- Loa máy tính là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của con người, được kết nối với máy tính thông qua cổng audio của card
âm thanh trên máy tính
- Loa máy tính gắn ngoài dùng cho phát âm thanh phục vụ giao tiếp và giải trí thường được tích hợp sẵn mạch công suất, do đó loa máy tính có thể sử dụng trực tiếp với các nguồn tín hiệu đầu vào mà không cần đến bộ khuếch đại công suất
2 Đặc Điểm
- Khác với những loại loa thùng lớn, các loại loa dùng cho máy tính có kích thước tương đối nhỏ nhưng tích hợp sẵn mạch khuếch đại tín hiệu trong một loa nên có thể cắm trực tiếp vào các ngõ xuất âm thanh trên máy tính mà không cần sắm thêm ampli hoặc khuếch đại
- Công suất của loa máy tính thường không lớn, chỉ vừa đủ nghe trong gia đình, trong một không gian nhỏ Khi xem thông tin của loa, bạn sẽ thấy công suất loa được ghi ở công suất thực(RMS) với giá trị từ vài watt đến vài trăm watt, hoặc ghi ở công suất đỉnh(PMPO), còn gọi là công suất khó đạt, với chỉ số khá lớn (từ hàng nghìn watt trở lên) Công suất của loa càng lớn, âm thanh phát
ra càng to nhưng chất lượng âm thanh nghe được thì phụ thuộc vào card âm thanh của máy tính và nhãn hiệu, rồi vật liệu làm thùng loa
Trang 8* Đặc điểm thiết kế.
- Loa vệ tinh: + Thường được đặt gần màn hình máy tính nên chúng thường được chế tạo với vỏ loa chống từ trường Lớp vỏ loa vệ tinh được bọc một lớp kim loại có khả năng ngăn chặn từ trường ảnh hưởng ra không gian bên ngoài + Ở loa tầm trung và tầm thấp, loa vệ tinh thường chỉ sử dụng một loa hoặc hai loa nhưng cùng kích thước màng loa nên chưa tái hiện đầy đủ dải âm trung và giải cao, trong trường hợp này người sử dụng có thể gắn thêm một loa tăng cường tiếng thông qua một tụ dung lượng 1 đến 4,7 micro fara, điện áp tối thiểu 50V
- Loa trầm: Thường có thùng loa gắn các linh kiện của bộ khuếch đại công suất nên cần giải quyết các vấn đề sau:
+ Thùng loa thường được thiết kế để nén và cộng hưởng âm Với nguyên lý nén giống như các loa nén
+Mạch công suất phải được thiết kế đặc biệt với các linh kiện được đổ keo định vị chống rung
+ Hệ thống tản nhiệt bố trí hợp lý ra phía ngoài thùng để tránh làm tăng nhiệt
3 Phân Loại.
- Có nhiều cách phân biệt loa máy tính khác nhau, theo các thói quen, người
sử dụng có thể phân biệt theo hãng sản xuất hoặc theo các loại loa vệ tinh và loa trầm Cách gọi tên theo hãng chỉ là một thói quen, khó có thể hình dung được một cách tổng thể về loa Theo một cách chính thống, ta cần gọi tên theo số các loa vệ tinh và loa trầm hiện có trong hệ thống, trong từng trường hợp cụ thể sẽ kết hợp với hãng và mẫu của từng loa riêng biệt
Theo cách này, để dễ trình bày thì người ta quy ước dưới dạng X.Y, trong đó:
X là số đường tín hiệu cho các loa cệ tinh; Y là số đường tín hiệu cho loa thường
Trong thời điểm hiện tại, Y chỉ có thể bằng 0 hoặc bằng 1, tương ứng với chỉ
có một loa trầm, và do đó sẽ chỉ có các loại loa X.0 hoặc X.1 Vậy có khi nào có hai loa trầm hay không? Thực tế là có thể các hệ thống loa 2.0 cũng là hai loa trầm, nhưng đường tín hiệu âm thanh đầu ra hiện nay chưa thết kế cho độc lập cho 2 đường loa trầm Tuy nhiên, có thể trong tương lai có thể có các hệ thống nhiều loa trầm độc lập và khi đó Y=2 hoặc nhiều hơn
Trang 9Cụ thể, theo phân loại này có các loại loa như sau:
2.0: Hai loa thông thường, không có loa trầm: Là hệ thống loa cơ bản nhất, hoàn toàn giống như các loa
2.1: Hai loa vệ tinh, một loa trầm
3.1: Ba loa vệ tinh, một loa trầm
4.0: Bốn loa vệ tinh, không có loa trầm
5.0: Năm loa vệ tinh, không có loa trầm (hiếm thấy trên thị trường Việt Nam, mặc dù Windows XP công nhận điều này trong phần lựa chọn thiết đặt loa của
hệ điều hành)
5.1: Năm loa vệ tinh, một loa trầm
6.0: Sáu loa vệ tinh
6.1: Sáu loa vệ tinh, một loa trầm
7.1: Bộ loa gồm 7 loa vệ tinh và 1 loa trầm
Những cách phân biệt loại loa như trên là phụ thuộc vào các dạng đường tín hiệu cung cấp cho loa
4 Các kiểu ngõ tính hiệu
Ngõ đầu tín hiệu đầu vào loa máy tính gồm hai loại: Ngõ tương tự (analog) thông thường và ngõ vào tín hiệu số (digital)
- Ngõ tín hiệu đầu vào tương tự: Là chuẩn đầu vào thông dụng nhất trong loa
máy tính và các hệ thống dàn âm thanh giải trí dân dụng Với kiểu này có thể kết nối loa với Tivi, đầu CD, VCD, DVD, máy nghe MP3
- Ngõ tín hiệu đầu vào số (coaxial: ngõ đồng trục hay optical: ngõ quang): Là
kiểu kết nối thông qua tín hiệu số, tín hiệu truyền đến loa được chính xác và loại
bỏ nhiễu có thể xuất hiện trên đường truyền so với kiểu tín hiệu tương tự Do vậy ngõ tín hiệu số chỉ xuất hiện trên các hệ thống loa máy tính cao cấp
5 Điều khiển loa máy tính.
- Do đặc tính khuếch đại công suất trong loa máy tính nên bao giờ loa máy tính cũng có núm chỉnh âm lượng
Các điều khiển khác tùy từng loại, có thể bao gồm:
+ Điều chỉnh tổng thể bằng thiết bị điều khiển từ xa: Điều khiển toàn bộ hoặc một phần chức năng của loa
Trang 10+ Điều chỉnh sơ lược về tần số phát (núm tone): Núm này dùng để điều chỉnh phạm vi tần số được phát trên loa máy tính giúp người nghe có thể điều chỉnh
âm thanh tổng thể tăng hoặc giảm dải tần số cao (treble) Thực chất trong mạch khuếch đại, núm điều chỉnh này chỉ bao gồm một tụ điện nối tiếp với một biến trở để có thể loại bỏ bớt thành phần tín hiệu có tần số cao
+ Điều chỉnh tần số trầm và cao (bass và treble): Một số loa có hai nút riêng biệt để điều chỉnh cường độ phát của âm trầm và âm thanh ở tần số cao
+ Điều chỉnh lựa chọn ngõ vào: Với loại loa có nhiều đầu vào trên loa thường
có ít nhất một nút điều khiển lựa chọn đầu vào âm thanh phát chính thức cho loa + Điều chỉnh âm thanh giả lập: Một tính năng cộng thêm cho loa máy tính để
có thể phát các âm thanh xoay vòng giả lập được thực hiện trực tiếp trên loa (so với cách tạo trên các phần mềm) Chức năng này có thể sử dụng cho việc phát đầy đủ âm thanh trên hệ thống loa có nhiều loa vệ tinh (từ 4.1 trở lên) nhưng card âm thanh chỉ hỗ trợ 2 ngõ ra âm thanh Chất lượng âm thanh giả lập tạo ra trên loa thường không thể bằng các hiệu ứng tạo ra do phần mềm
6 Một số loa máy tính khác thường.
- Loa sử dụng nguồn điện trực tiếp trong máy tính: Các loa máy tính gắn ngoài thường có bộ khuếch đại công suất, do đó chúng cần cung cấp điện năng để hoạt động Với người dùng không có nhu cầu cần phát âm thanh chất lượng cao với công suất lớn, một số nhà sản xuất đã thiết kế loại loa sử dụng điện năng trực tiếp từ máy tính Điện năng cung cấp được lấy từ nguồn điện 5V của các cổng giao tiếp USB của máy tính (tương tự việc cung cấp điện năng cho một số loại ổ cứng di động gắn ngoài thông qua giao tiếp USB) Với khả năng cung cấp dòng điện giới hạn nên các loa này thường có công suất thấp
- Loa máy tính không sử dụng ngõ xuất audio của cạc âm thanh: Các loa loại này không sử dụng các cạc âm thanh thường thấy trên máy tính, chúng được tích hợp sẵn chip giải mã âm thanh tại loa thông qua giao tiếp USB
- Loa tích hợp với màn hình máy tính: Một số hãng sản xuất tích hợp loa vào một số model kể cả của loại CRT và tinh thể lỏng Loa thường được gắn hai chiếc vào hai bên để phát stereo, một số màn hình được sản xuất cho các games thủ còn có cả các loa siêu trầm Một cách khác loa cũng có thể được gắn chìm hoặc giấu phía sau màn hình
Trang 11- Những công cụ sáng tạo của nó giúp bạn làm được những kết quả thật phi thường Những khả năng tuyệt vời chưa hề có sẽ giúp bạn dành trọn thời gian với Photoshop cho mọi công việc của bạn Đồng thời với nhiều hiệu ứng biên tập, xử lý và biến đổi hình ảnh công việc của bạn sẽ được giải quyết một cách thật sự nhanh chóng.
* Tập hợp công cụ chuyên nghiệp
Công việc tạo các bức ảnh gốc hoặc sử đổi những hình ảnh bằng cách sử dụng các công cụ được xếp nhóm rõ ràng cho việc phác thảo, tô vẽ và chỉnh sửa
- Công cụ duyệt file File Browser hoàn chỉnh: Với công cụ này bạn xem được nhanh hình ảnh và sắp xếp, tìm kiếm biên tập trước khi đưa vào phần mềm; ngoài ra nó còn thực hiện các công việc tự động cho một loạt ảnh nhanh chóng như (đổi tên file hàng loại, thực hiện thay đổi kích thước hàng loạt, áp các tập lệnh batch cho một loạt file, )
-Tùy biến không gian làm việc: Trong quá trình làm việc, cách thức tốt nhất là cách bạn sắp xếp các thành phần sao cho thật sự thoải mái, với các tùy chọn và tính năng các tổ hợp phím tắt hoàn hảo, bạn sẽ tùy biến được một không gian hợp lý cho công việc của bạn rồi lưu lại không gian đó cho lần làm việc sau
- Bảng History: Nâng cao khả năng thử nghiệm công cụ và hồi phục (undo) rồi lặp lại (redo) nhiều thao tác bạn đã bỏ qua Điều đó rất tốt và an toàn hơn cho công việc bạn đang thực hiện
-Thư viện bộ lọc - Filter Gallery: Với việc cải tiến cách thức làm việc với bộ lọc, xem xét các bộ lọc thông qua thư viện nhóm các bộ lọc riêng biệt (Filter Gallery) bạn có thể xem trước rồi so sánh hiệu ứng giữa các bộ lọc một cách dễ dàng và hiệu quả hơn
Trang 12* Thiết kế đồ họa.
-Layers (lớp): Để giảm thiểu sự phức tạp trong việc quản lý một tập hợp các bức ảnh, văn bản text, và các hiệu ứng trên hàng trăm lớp, bạn có thể nhóm chúng lại theo các tập hợp (set), đặt màu đại diện, và khóa hoặc bật tắt tùy trường hợp
- Layer Comps: Việc thiết kế các đồ họa đa dạng cho khách hàng với các hiệu ứng khác nhau sẽ dễ dàng hơn với việc lưu lại vào bên trong một file riêng
-Các bộ lọc hiệu ứng đặc biệt: Với hơn 95 bộ lọc hiệu ứng đặc biệt, đồng thời cho phép xem trước khi áp vào hình ảnh Bạn sẽ tạo được nhiều hiệu quả thật sự tuyệt vời cho những bức hình hoặc tác phẩm nghệ thuật của riêng bạn
* Photography
- Điều chỉnh màu sắc chuẩn: Với PTS CS thì màu sắc, độ tương phản và các giới hạn thay đổi với bất kỳ hình ảnh nào đều có thể tự điều chỉnh cho chuẩn với các công cụ thay đổi màu sắc chuyên nghiệp
-Healing Brush (Bút chỉnh sửa): Với công cụ Healing Brush bạn có thể chỉnh sửa ảnh hỏng, mốc và nhiều vết bẩn một cách trực quan và thật sự là hoàn hảo
-Hỗ trợ toàn diện 16 bit: Các đặc điểm lõi cho các công cụ về layer, brush, text, shape đã được hỗ trợ 16-bit màu một cách toàn diện nhất Từ đó bạn sẽ nhận được những kết quả tuyệt vời về màu chuẩn, chất lượng ảnh xuất ra cao và tôn trọng chuẩn của các camera hiện tại
-Thẻ File Browser: Để bảo vệ các hình ảnh của bạn, PTS CS đã thêm các thông tin bản quyền vào hình ảnh nếu bạn muốn điều chỉnh cũng được trong công cụ File Browser
Trang 13* Thiết kế sản phẩm Web với ImageReady CS.
- Nâng cấp giao diện ImageReady: Việc tạo và sửa đổi thiết kế Web sẽ nhanh hơn với việc chọn lựa nhiều đối tượng, nhóm đối tượng, và các công cụ hỗ trợ nhanh
- Tích hợp toàn diện với Photoshop: Giờ đây, việc thiết kế Web sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì PTS CS đã tích hợp việc chuyển đổi qua lại giữa Photoshop và ImageReady một cách tối đa và nhuần nhuyễn
- Cắt xén hình ảnh (phân mảnh): Việc cắt xén, phân mảnh (slice) phức tạp, với nhiều thông tin định dạng trước khi xuất ra các thẻ HTML đã được cải tiến đáng kể
- Hỗ trợ dữ liệu đa dạng: Bạn dễ dàng nhập cơ sở dữ liệu và các thông tin bảng tính vào sản phẩm Web đồ họa
- Công cụ xuất file Macromedia Flash: Sử dụng ImageReady CS để tạo phim cho Macromedia Flash (SWF), biên dịch ra hình ảnh vector đã được hỗ trợ rất tốt
1.2 Hướng Dẩn Cài Đặt Và Crack.
1.2.1 Cài đặt.
B1: nhấp đúp chuột vào file setup.exe để tiến hành quá trình cài đặt
Trang 14B2: Điền Serial Number
Mở file keygen.exe trong thư mục Crack sau đó điền số Serial Number vào chương trình cài đặt Chọn Next và tiếp tục cài đặt cho đến khi kết thúc