Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ - Sudden Infant Death Syndrome (SIDS)

2 198 0
Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ - Sudden Infant Death Syndrome (SIDS)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vietnamese - Number 46 January 2014 Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ Sudden Infant Death Syndrome (SIDS) Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ là gì? Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ (SIDS) xảy ra khi một em bé chết đột ngột trong lúc đang ngủ. SIDS thường xảy ra nhất ở các em bé từ 2 đến 4 tháng tuổi, và cái chết vẫn không giải thích được dù đã khám nghiệm trọn vẹn tử thi. Các nguyên nhân nào gây nên SIDS? Nguyên nhân của SIDS thì chưa rõ nhưng có những phương pháp rõ ràng cho ngủ an toàn được biết làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ thơ. Một số em bé, như các em sinh non và những em có số cân thấp khi mới sinh có nhiều rủi ro bị SIDS hơn những em khác. Tôi có thể làm gì để giảm thiểu rủi ro bị SIDS? Đặt con của quý vị nằm ngửa mỗi khi ngủ (ban đêm và khi ngủ các giấc ngắn ban ngày). Các em bé nằm ngửa để ngủ có ít rủi ro bị SIDS hơn những em bé nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên để ngủ. Các em bé khỏe mạnh và các trẻ sơ sinh không bị ngạt thở hoặc có các vấn đề khác về ngủ khi nằm ngửa. Khi con của quý vị có thể tự mình lăn qua để nằm sấp, thường từ lúc 5 đến 7 tháng tuổi thì không cần phải tiếp tục đặt các em nằm ngửa trở lại khi chúng trở mình trong giấc ngủ. Khi một em bé đang thức, em cần có một số thời gian tập ‘nằm sấp’. Các em bé nên được cho nằm sấp khi có sự hiện diện của những người chăm sóc trẻ và các em được coi chừng. Thời gian nằm sấp giúp cho các bắp thịt ở cổ và vai em bé được mạnh và ngừa các chỗ tạm thời bị phẳng ở phía sau đầu của em bé. Đặt con quý vị nằm trên một mặt phẳng cứng hoàn toàn không có các vật gây nguy hiểm. Hãy dùng giường dành cho em bé, nôi, hoặc xe đẩy có mui, có nệm cứng, khăn trải giường vừa khít và không để các miếng đệm thành giường, gối, mền nặng hoặc các đồ chơi trong đó. Hãy chắc chắn giường em bé, nôi hoặc xe đẩy có mui hội đủ các điều quy định về an toàn của Canada. Để biết thêm chi tiết về các quy định an toàn của Canada và để kiểm tra các sản phẩm bị gọi trả trở lại, hãy viếng trang mạng về An Toàn Sản Phẩm Cho Người Tiêu Thụ của Bộ Y Tế Canada tại www.hc-sc.gc.ca/cps-spc/index-eng.php . Để biết thêm thông tin về an toàn giường em bé, xin xem HealthLinkBC File #107 Ngủ An Toàn cho Trẻ Em. Hoàn toàn không hút thuốc khi mang thai và cho con quý vị có một môi trường hoàn toàn không có khói thuốc. Một em bé tiếp xúc với khói thuốc do người khác hút, hoặc mẹ của em đã hút thuốc trước khi và sau khi sanh, có nhiều rủi ro bị SIDS hơn. Đừng để những người khác hút thuốc gần nơi con quý vị, chẳng hạn như những người trong gia đình, bạn bè hoặc những người giữ trẻ. Hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu quý vị hoặc người bạn đời chung sống cần sự giúp đỡ để bỏ thuốc. Quý vị cũng có thể gọi đường dây giúp đỡ miễn phí QuitNow (Bỏ Ngay Bây Giờ) tại B.C. bằng cách gọi số 8-1-1 hay viếng mạng www.quitnow.ca . Ngủ chung phòng với con quý vị. Ngủ chung phòng giúp bảo vệ con quý vị chống lại SIDS, và đó là cách ngủ chung an toàn hơn là ngủ chung một giường. Trong 6 tháng đầu tiên, cho con quý vị ngủ chung phòng nhưng nằm riêng. Ngủ chung giường là điều không nên làm vì nó có thể đưa đến sự tử vong vì tai nạn và gia tăng rủi ro bị SIDS. Để biết thêm thông tin về các rủi ro của việc ngủ chung giường, xin xem HealthLinkBC File #107 Ngủ An Toàn cho Trẻ Em. Cho con quý vị bú sữa mẹ. Cho bú sữa mẹ giúp bảo vệ con quý vị chống lại SIDS. Bú sữa mẹ cũng giúp bảo vệ con quý vị tránh nhiều loại bệnh ở tuổi thơ. Sữa mẹ có tất cả các dưỡng chất con quý vị cần trong 6 tháng đầu tiên. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC File, vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. Cho bú sữa mẹ thì dễ dàng hơn khi quý vị ngủ chung phòng với con của mình. Điều này có nghĩa con quý vị ngủ gần quý vị nhưng ngủ riêng giường, cho phép quý vị được gần con của mình hơn. Để được giúp đỡ về việc cho con bú sữa mẹ, hãy hỏi bác sĩ của quý vị, y tá của sở y tế công cộng, người hộ sanh có bằng chứng nhận, hoặc nhóm hỗ trợ về việc cho con bú sữa mẹ. Để biết thêm chi tiết về việc cho con bú sữa mẹ, xin xem HealthLinkBC File #70 Cho Con Bú Sữa Mẹ . Giữ cho con quý vị được ấm nhưng không nóng. Một đứa bé bị giữ nóng quá mức có rủi ro bị hội chứng SIDS cao hơn. Quý vị biết con của mình được đủ ấm khi đầu của con quý vị ấm. Tay và chân em bé thì thường mát hơn một chút. Hãy kiểm tra phía sau cổ của con quý vị, và tháo bớt một lớp áo nếu con quý vị đổ mồ hôi nơi đó. Nhiệt độ của phòng nên thoải mái cho một người lớn. Một túi ngủ, mền quấn ngủ, hoặc một tấm mền mỏng, nhẹ là tất cả những gì cần để giữ cho con quý vị được ấm. Đừng quấn chặt quần áo ấm cho con quý vị và đừng đội mũ hoặc mũ vải không vành (toque) ở trong nhà. Không uống rượu hoặc dùng chất gây nghiện. Việc dùng một số thuốc và chất gây nghiện trong lúc có thai và sau khi sanh là điều được mạnh dạn khuyên không nên làm. Điều này bao gồm rượu, ma túy, thuốc phiện, cần sa, bạch phiến, và các thứ khác. Bằng chứng cho thấy việc dùng các chất này có thể làm tăng rủi ro bị chết vì tai nạn và bị SIDS. Nếu quý vị hoặc người bạn đời chung sống của quý vị cần sự hỗ trợ để ngưng uống rượu hoặc dùng các chất gây nghiện, hãy gọi đơn vị y tế công cộng tại địa phương quý vị để biết các dịch vụ trong khu vực của mình. Quý vị cũng có thể gọi cho Dịch vụ Thông tin và Giới thiệu Giúp đỡ Bỏ Rượu và Thuốc (Alcohol and Drug Information and Referral Service): tại vùng Đại Đô Thị Vancouver gọi số 604-660-9383, và ở những nơi khác của B.C., gọi số miễn phí 1-800-663-1441. Hãy chia sẻ thông tin này với bất cứ ai có thể chăm sóc cho con của quý vị; điều này quan trọng cho tất cả phụ huynh, những người giữ trẻ và những người chăm sóc trẻ để họ biết làm thế nào giảm thiểu nguy cơ bị SIDS. Để có nguồn tài liệu cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ để cho trẻ ngủ an toàn, xin xem Every Sleep Counts! (Mỗi Giấc Ngủ Đều Quan Trọng!) tại http://www.health.gov.bc.ca/library/publications/ye ar/2011/Vietnamese-safe-sleep-resource.pdf. (PDF 1.04MB) Nếu con quý vị bị chết vì SIDS Nếu quý vị đã mất một đứa con vì SIDS, hãy nhớ rằng không phải tất cả các trường hợp của SIDS đều có thể ngăn ngừa được. Làm theo các mẹo vặt có trong tài liệu HealthLinkBC này có thể giảm thiểu các rủi ro, nhưng các nguyên nhân của SIDS cho đến nay vẫn còn chưa được rõ. Có những người có thể giúp quý vị trong lúc quý vị đau buồn. Chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc những người khác có thể giúp quý vị tìm sự tư vấn hoặc tìm một nhóm hỗ trợ phụ huynh. . Vietnamese - Number 46 January 2014 Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ Sudden Infant Death Syndrome (SIDS) Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ là gì? Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ Thơ (SIDS) xảy ra khi một em bé chết đột. and Referral Service): tại vùng Đại Đô Thị Vancouver gọi số 60 4-6 6 0-9 383, và ở những nơi khác của B.C., gọi số miễn phí 1-8 0 0-6 6 3-1 441. Hãy chia sẻ thông tin này với bất cứ ai có thể chăm sóc. thì chưa rõ nhưng có những phương pháp rõ ràng cho ngủ an toàn được biết làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ thơ. Một số em bé, như các em sinh non và những em có số cân thấp khi mới sinh có nhiều

Ngày đăng: 20/07/2015, 23:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan