1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Sơn Có Chất Chì và Các Nguy Hiểm - Lead Paint and Hazards

2 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 310,11 KB

Nội dung

Vietnamese - Number 31 March 2013 Sơn Có Chất Chì và Các Nguy Hiểm Lead Paint and Hazards Sơn có chất chì thường được dùng trong những nhà xây trước năm 1960. Kể từ khi đó, các khoa học gia đã thấy rằng ngay cả tiếp xúc với ít chất chì cũng có thể có hại cho sức khỏe và mức phát triển của trẻ em. Cạo sơn trong dự án tân trang có thể khiến quý vị và gia đình quý vị bị nhiễm chất chì. Trước khi bắt đầu tân trang, hãy xét đến các chi tiết sau đây để tối giảm các rủi ro về sức khỏe cho quý vị và gia đình. Có các nguy hiểm gì cho sức khỏe khi bị nhiễm chất chì? Nhiễm chất chì gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi một người tiếp xúc nhiều với chất chì thì có thể bị nhiễm độc chất chì. Tình trạng này có thể gây ra thiếu máu và tác hại đến hoạt động của não và hệ thống thần kinh. Ngay cả chỉ bị nhiễm ít chất chì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như các chứng khuyết tật học tập ở trẻ em. Trong những năm qua số người bị nhiễm chất chì đã giảm bớt, nhưng chất chì vẫn còn là một vấn đề. Cần phải biết các nguồn chất chì để quý vị có thể tối giảm các rủi ro cho sức khỏe của mình. Sơn có chất chì là một nguồn chất chì nguy hiểm nhưng có thể áp dụng các biện pháp đề phòng để giảm bớt mức nhiễm chất chì. Ai có nhiều rủi ro hơn? Trẻ em và phụ nữ có thai có nhiều rủi ro hơn. Trẻ trong tuổi chập chững dễ bị rủi ro khi bò trên sàn có dính những mảnh chì vụn hoặc bụi chì. Trẻ có thể nuốt phải chất chì khi nuốt những mảnh sơn có chất chì, hoặc bỏ tay, đồ chơi hoặc vật dụng khác có dính bụi chì vào miệng. Sau khi nuốt, trẻ em hấp thụ vào cơ thể nhiều chất chì hơn so với người lớn. Đối với phụ nữ có thai, ngay cả một lượng nhỏ chất chì cũng có thể ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của thai nhi. Nhà tôi có sơn có chất chì hay không? Nhà xây trước năm 1960 rất có thể được sơn trong và ngoài nhà bằng loại sơn có chất chì. Hiếm khi sơn có nhiều chất chì được dùng để sơn trong nhà sau năm 1980. Tại Canada kể từ năm 1973, bất cứ loại sơn nào có chứa hơn 0.5% chất chì đều phải dán nhãn cho biết là không an toàn để sử dụng trong các khu vực có trẻ em lui tới. Nếu quý vị sơn nhà, hãy nhớ mua loại sơn dành riêng để sơn bên trong nhà. Các loại sơn bên ngoài, được dùng để sơn bên ngoài nhà, có thể có chứa chất chì. Nếu sơn có chất chì thì sẽ có nhãn cảnh cáo. Không bao giờ dùng sơn có chất chì để sơn bên trong nhà hoặc tòa nhà. Tôi thử nghiệm nhà tôi như thế nào? Nếu nhà quý vị được xây trước năm 1960, hãy xem các bề mặt tường sơn có chất chì hay không bằng cách dùng một bộ thử nghiệm chất chì ở nhà hoặc gửi một mẫu sơn đến một phòng thí nghiệm được chứng nhận. Hãy liên lạc với trạm sức khỏe công cộng địa phương để hỏi thêm chi tiết. Một nhà thầu có giấy phép hành nghề cũng có thể cho quý vị biết nhà quý vị có sơn có chất chì hay không. Có nên gỡ bỏ sơn có chất chì hay không? Nhiễm sơn có chất chì thường là vì nuốt vào. Sơn có chất chì không phải là mối nguy hiểm cho sức khỏe nếu sơn không bị tróc, bong ra, nát vụn hoặc chà giấy nhám thành bụi. Muốn giảm bớt rủi ro bị nhiễm sơn có chất chì, các bề mặt trong tình trạng tốt có thể được sơn lên bằng sơn không có chất chì, dán giấy vinyl dán tường, đóng lên tấm đóng tường hoặc những miếng ghép. Nếu có sơn có chất chì, có thể hoàn tất công trình tân trang mà không gây ô nhiễm cả nhà. Hãy áp dụng các quy luật về an toàn dưới đây khi gỡ bỏ sơn có chất chì trên tường, trần nhà, và các kiến trúc khác, và khi chà giấy nhám hoặc phá tường. Những bước này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của quý vị và gia đình trong thời gian tân trang. Tùy theo mức độ khó khăn của công trình tân trang, có thể nên thuê một chuyên viên được huấn luyện. Làm thế nào để tôi gỡ bỏ sơn có chất chì cho an toàn? Hãy bảo vệ gia đình quý vị Trẻ em nhạy cảm hơn với ảnh hưởng của chất chì so với người lớn. Trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang muốn có thai nên tránh để bị nhiễm chất chì. Nếu có rủi ro nhà quý vị sẽ bị ô nhiễm bụi chì trong thời gian tân trang, hãy đưa trẻ em trong tuổi chập chững, trẻ em trước tuổi đi học và phụ nữ có thai đến chỗ khác cho đến khi hoàn tất công trình tân trang. Hãy bảo vệ bản thân quý vị Mặc quần áo bảo vệ thích hợp như đồng phục che kín người, kính an toàn, bao tay, và quan trọng hơn hết, một mặt nạ hô hấp được NIOSH (U.S. National Institute of Occupational Safety and Health) (Viện An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp Toàn Quốc Hoa Kỳ) phê chuẩn để chống bụi, các phân tử li ti, và hơi để giảm bớt rủi ro hấp thụ chất chì. Hãy hỏi nhà buôn thiết bị an toàn tại địa phương. Đừng ăn, uống, hoặc hút thuốc trong một khu vực đang cạo sơn. Chuẩn bị khu vực làm việc Để ngừa những mảnh sơn vụn và bụi sơn lan tràn sang những chỗ khác trong nhà, hãy đưa trẻ em và thú nuôi trong nhà ra khỏi khu vực đó và bít kín tất cả các lỗ thông hơi sưởi. Hãy bảo vệ lối vào khu vực làm việc bằng miếng platic để cản bụi. Tháo và dọn màn cửa sổ, thảm, và bàn ghế ra khỏi khu vực đó. Phủ kín các đồ vật không thể đưa đi chỗ khác, kể cả sàn nhà, bằng tấm plastic dày. Phun nước có chút xà bông cho ướt các bề mặt để không bay bụi trong thời gian tân trang hoặc dọn dẹp. Nếu làm việc ngoài trời, hãy dùng những miếng lót để hứng bất cứ mảnh sơn nào được cạo ra, và đừng làm việc vào những ngày gió lớn. Hãy dùng tấm plastic che cửa sổ và cửa ra vào để sơn cạo và bụi sơn không bay vào trong nhà. Hãy áp dụng những cách cạo sơn an toàn Hãy áp dụng những cách không làm lan tràn bụi hoặc hơi chì. Cạo sơn bằng hóa chất gây ra ít bụi chì nhất. Vì các hóa chất cạo sơn cũng có chứa những chất có thể có hại nên phải sử dụng thận trọng. Đánh giấy nhám hoặc mài gây ra nhiều bụi chì hơn. Đừng để bụi bay lan tràn khắp nơi Hãy cởi quần áo bảo vệ và giày dép bất cứ khi nào quý vị rời khỏi khu vực làm việc. Giặt quần áo làm việc riêng rẽ với quần áo khác hoặc vất đi khi quý vị xong việc. Chùi dọn hàng ngày Vào cuối mỗi ngày, thấm ướt bụi và lau khi còn ướt sẽ giúp chùi dọn và ngăn ngừa bụi lan tràn khắp nơi. Vất tất cả vật phế thải vào một thùng đậy nắp kín hoặc bỏ vào bao plastic cột chặt. Đánh dấu vào bao là vật liệu phế thải nguy hiểm. Rửa tay và mặt sau khi quý vị làm xong việc và trước khi quý vị bước vào một khu vực sạch. Chùi dọn lần cuối Hãy chờ ít nhất 1 ngày sau khi xong việc để bụi đọng lại, rồi chùi dọn lần cuối. Lau ướt tất cả các bề mặt, và vất tấm plastic dùng để che khu vực đó. Bỏ vào một bao plastic cột chặt. Muốn Biết Thêm Chi Tiết Muốn biết thêm chi tiết về sơn có chì trong nhà, xin liên lạc với viên chức sức khỏe môi trường của cơ quan sức khỏe địa phương bằng cách đến www.health.gov.bc.ca/socsec/. Hoặc bằng điện thoại tại:  Fraser Health 604-587-4600  Interior Health 250-862-4200  Northern Health 250-565-2649  Vancouver Coastal 604-736-2033  Vancouver Island 250-370-8699 Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. . có giấy phép hành nghề cũng có thể cho quý vị biết nhà quý vị có sơn có chất chì hay không. Có nên gỡ bỏ sơn có chất chì hay không? Nhiễm sơn có chất chì thường là vì nuốt vào. Sơn có chất. Vietnamese - Number 31 March 2013 Sơn Có Chất Chì và Các Nguy Hiểm Lead Paint and Hazards Sơn có chất chì thường được dùng trong những nhà xây trước năm 1960. Kể từ khi đó, các khoa học. nhỏ chất chì cũng có thể ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của thai nhi. Nhà tôi có sơn có chất chì hay không? Nhà xây trước năm 1960 rất có thể được sơn trong và ngoài nhà bằng loại sơn có chất

Ngày đăng: 20/07/2015, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w