MỤC LỤCMỤC LỤC1MỞ ĐẦU31.Lý do chọn đề tài32.Lịch sử nghiên cứu vấn đề33. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu44. Nhiệm vụ nghiên cứu45. Phương pháp nghiên cứu56. Đóng góp của đề tài57. Ý nghĩa của đề tài58. Bố cục của đề tài5CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM61.1Vài nét về Phật giáo61.1.1 Sự ra đời của Phật Giáo61.1.2 Tiểu sử Phật Thích Ca71.1.3 Giáo lý cơ bản của Phật Giáo81.2 Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam111.2.1 Quá trình Phật Giáo du nhập vào Việt Nam111.2.2 Quá trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam121.2.3 Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam13Tiểu kết chương 115CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI QUAN NIỆM, THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM162.1 Nội dung cơ bản của thuyết nhân quả của Phật giáo162.1.1 Khái niệm thuyết nhân quả162.1.2 Nội dung của thuyết nhân quả162.1.3 Biểu hiện của thuyết nhân quả172.2 Nội dung cơ bản của thuyết nghiệp báo182.2.1 Khái niệm thuyết nghiệp báo182.2.2 Nội dung thuyết nghiệp báo192.2.3 Biểu hiện của nghiệp báo202.3 Những tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam212.3.1 Tác động đến quan niệm ứng xử nhân sinh212.3.2. Thể hiện qua phong tục tín ngưỡng.212.3.3 Thể hiện qua đời sống, lời ăn tiếng nói hàng ngày232.3.4 Thể hiện qua các loại hình văn hóa nghệ thuật262.4 Vai trò của thuyết nhân quả, nghiệp báo đối với thái độ sống của con người hiện nay31Tiểu kết chương 234KẾT LUẬN35TÀI LIỆU THAM KHẢO37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA VĂN – XÃ HỘI BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề tài: SỰ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI QUAN NIỆM, THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Phương Thái Lớp học phần : L08 Nhóm sinh viên thực hiện: STT Mã sinh viên Tên sinh viên Ngày sinh 1 DTZ1156140052 Dương Thị Huê 04/05/1993 2 DTZ1156140033 Ngô Thị Hiền 14/12/1993 3 DTZ1156140030 Nguyễn Thị Hoài 13/03/1993 4 DTZ1156140048 Nguyễn Thị Lựu 20/05/1992 5 DTZ0956130088 Giá Thị Loan 26/02/1991 Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và thực sự đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Phật giáo được biết đến như một tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam đồng thời ở cả một số nước châu Á khác. Với nội dung cơ bản của giáo lý đạo Phật là lý giải nguyên nhân nỗi khổ của con người và con đường giải thoát nó, cùng những tư tưởng của lòng nhân ái và chia sẻ; tinh thần nhân văn, hướng thiện; lòng vị tha và khoan dung; tinh thần đoàn kết, hợp tác trong lao động… Hơn nữa, Phật giáo đã để lại những dấu ấn, ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tâm linh, văn hóa, đạo đức của người Việt. Đó là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của Phật giáo có những nét tương đồng với những quy tắc, chuẩn mực nền đạo đức mới và được nhiều người tin theo, phát huy. Họ lấy niềm tin vào Phật giáo làm lẽ sống của mình, lấy triết lý Phật giáo làm một trong những chỗ dựa để điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách, lành mạnh hóa cách ứng xử trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Một trong những nội dung thể hiện rõ ảnh hưởng Phật giáo là Thuyết Nhân Quả, Nghiệp Báo. Vì vậy, chúng em chọn đề tài: “Sự tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo cũng như sự ảnh hưởng của nó như: Cuốn : “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 1997 . Tác giả đã đề cập và tập trung vào các khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt Nam. 3 Cuốn “Đạo đức học Phật giáo” do hòa thượng Thích Minh Châu giới thiệu và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bài tham luận của nhiều tác giả. Các tác giả đã nêu những cơ sở và nhiều phạm trù đạo đức của Phật giáo và phân tích rõ them một số nội dung của chúng. Ngoài ra còn một số bài viết : - “Nghiệp hay định luật đạo đức nhân quả” của Thích Phước Sơn. - “Nhận thức về Nhân quả và Nghiệp” của tác giả Thích Giác Khang. - “Nghiệp là một định luật luân lý của đạo đức” của Ni Sinh: Thích nữ Diệu Minh. Nhìn chung các bài viết đều có khai thác một cách khái quát, hoặc là một khía cạnh về các vấn đề liên quan đến Phật giáo. Ở từng góc độ thì họ lại tiếp cận và có quan điểm khác nhau cũng như hướng đi khác nhau. Hiện, chúng tôi chưa thấy một công trình hay bài viết nào có tính hệ thống về công việc mà chúng tôi tiến hành. Xuất phát từ những suy nghĩ và phát hiện như trên, đã chỉ cho chúng tôi những công việc cần phải làm. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu được nội dung cơ bản của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo, qua đó tìm ra những ảnh hưởng, tác động của nó đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam. - Nghiên cứu đề tài này nhóm còn góp phần làm tư liệu cho việc nghiên cứu sau này và nhóm cũng muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Phật giáo đối với người Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiếp cận cơ sở, đặc điểm, những phạm trù cơ bản của Phật giáo. - Tiếp cận những tín ngưỡng, tâm lý, quan niệm sống của người Việt Nam. 4 - Góp phần lý giải sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, đặc biệt là những tác động, ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đối với người Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin, tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài thông qua: sách, báo, internet… Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tiến hành phân chia vấn đề nghiên cứu thành các bộ phận nhỏ để thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu và đảm bảo tính sâu sắc của từng bộ phận. Sau khi phân tích xong, sử dụng phương pháp tổng hợp để hoàn thành bài báo. 6. Đóng góp của đề tài Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ để đạt được mục đích như trên, chúng tôi đã khái quát nội dung nghiên cứu để xây dựng chúng theo một hệ thống riêng của mình. Từ đó lý giải sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo tới người dân Việt Nam. 7. Ý nghĩa của đề tài Đề tài làm sáng tỏ những tác động, ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát về Phật giáo và quá trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam Chương 2: Tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật Giáo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1 Vài nét về Phật giáo 1.1.1 Sự ra đời của Phật Giáo Tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận văn hóa tinh thần của từng con người, từng cộng đồng xã hội. Trong đó Phật giáo là một trào lưu tôn giáo với cái đích là hướng con người tới sự giải thoát khỏi nỗi thống khổ. Nó xuất hiện vào cuối thế kỉ thứ VI trước công nguyên ở Ấn Độ thuộc vùng đất Nêpan ngày nay. Đạo Phật ra đời trên nền tảng của một nền văn hóa, văn minh lớn – Văn minh Vêđa với người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni. Sự ra đời của đạo Phật thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi thống khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Theo đạo Bà la môn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định: Bà la môn, quý tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công, nông dân và nô lệ… tức là có bốn đẳng cấp là Tăng lữ - đẳng cấp cao quý nhất là Bà la môn sinh ra từ miệng của đấng tối cao là thần Sáng Tạo Brahmâ và thấp hèn nhất là nô lệ. Người đẳng cấp nào sẽ mãi mãi thuộc đẳng cấp ấy, không thể thay đổi. Đạo Bà la môn chủ trương đại sát sinh và hiến tế nên gia súc bị giết chết rất nhiều để hiến tế, thậm chí tế cả người. Đối với phụ nữ, chồng chết phải hỏa thiêu và vợ cũng phải hỏa thiêu theo… Chính từ những bất bình đẳng của việc phân chia đẳng cấp này đã dẫn đến những mâu thuẫn lớn trong xã hội, nó đã trở thành một trong những cơ sở để Phật giáo ra đời. Là một đạo giáo hòa bình tràn đầy đức tính từ bi, trí tuệ dũng cảm, bình đẳng, vô ngã, vị tha,…hiện nay Phật giáo lan khắp ra năm châu bốn biển. Không chỉ thu hẹp trong vùng Châu Á như trước đây, mà nó còn được truyền đi khắp các xứ lân cận với số tín đồ chính thức khoảng trên 300 triệu người. 6 1.1.2 Tiểu sử Phật Thích Ca Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ở miền Trung Ấn Độ mà nay gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Himalaya dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây Tạng. Thích ca là họ của ngài, theo tục lệ của Ấn Độ thì người con phải lấy họ của mẹ là Thích ca. Mâu ni có nghĩa là bậc thánh, Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là bậc thánh của dòng họ Thích Ca. Đức Phật Thích Ca xuất thân từ đẳng cấp thứ hai của xã hội. Ngài là thía tử con vua Tịnh Phạn ở thành Ca tì la vệ (Kapilavastu), mẹ ngài là Hoàng hậu Ma da. Nước Ca tỳ la vệ tức là xứ Pipaova ở phía Bắc thành Ba la nại (Bénares) ngày nay. Thái tử sinh lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày trăng tròn tháng hai Ấn Độ, tức là ngày mồng tám tháng tư lịch Tàu. Ngài sinh vào khoảng 563 năm trước Tây lịch. Hoàng hậu Ma da trên đường về ở về ngang qua vườn Lâm tỳ ni của vua Thiện Giác thì sinh ngài dưới cây vô ưu. Khi mới sinh, ngài đứng trên hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, miệng nói: “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn” (Trên trời, dưới trời ta là bậc tôn quý hơn cả). Trước khi sinh Hoàng Hậu mộng thấy con voi trắng sáu ngà chui qua hông phải. Khi sinh ra, ngài có 32 tướng tốt và 80 vẽ đẹp. Một đạo sĩ danh tiếng thời đó là A Tư Ðà đã đoán tướng ngài: “Nếu sau này làm vua, thì trị vì thiên hạ, nếu xuất gia thì chứng quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác”. Vua cha rất mừng vì đã có người nối nghiệp. Khi lớn lên ngài tỏ ra xuất chúng, học một biết mười, văn võ song tài. Ngài thường trầm tỉnh suy tư và có một tình thương rộng lớn đối với muôn loài. Một ngày nọ, Thái tử đi ra ngoài thành dạo chơi và lần đầu tiên trong đời được tiếp xúc với những sự thật đen tối và đáng sợ: Thái tử lần lượt gặp một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và cuối cùng là một vị tu sĩ với dung sắc giải thoát, khoan thai đi trên đường. Thái tử nghiệm thấy mình dù là Thái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh già, đau, và chết; những hình ảnh siêu thoát của vị Tu sĩ đã giúp Thái tử sớm thấy được con đường dẫn đến giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con 7 đường dẫn tới cõi Niết bàn. Vua cha sợ ngài xuất gia không ai nối nghiệp trị vì, nên tìm cách giữ chân ngài bằng thú vui ngũ dục và cưới vợ sớm lúc ngài 16 tuổi. Vợ ngài là công chúa Da Du Ðà La, con gái của vua Thiện Giác, một nước láng giềng và sinh một con trai đặt tên là La Hầu La (có nghĩa một sợi giây trói buộc). Tuy nhiên, trên mặt Thái tử luôn luôn lộ nét buồn kín đáo và, ngài đã nói với vua cha xin đi xuất gia để tìm phương cứu mình, cứu đời nhưng không được chấp thuận, sau đó đang đêm ngài bỏ hoàng cung với ngôi vị cao quý, bỏ cả người vợ đẹp và con trai, một mình tầm sư học đạo. Bấy giờ, thái tử vừa tròn hai mươi chín tuổi. Đi sâu vào rừng đến bờ sông Anoma, ngài cắt tóc và thay đổi y phục trao lại bảo Xa nặc đem về dâng Phụ hoàng và tỏ rõ sự tình. Từ đây, Thái tử đã trở thành một đạo sĩ và dấn thân trên đường tìm đạo. Ngài đi đến thành Vương xá (RajagrÌha) xứ Ma kiệt đà, tìm đến các vị Đạo sĩ Bà la môn mà tham khảo phương pháp tu hành. Sau một thời gian tu luyện, Ngài không thỏa mãn. Ngài liền vào rừng Ưu lâu tần loa xứ Phật đà già da (Bouddhagaya) tu hạnh ép xác, một ngày chỉ ăn một hạt mè, hạt gạo và suy nghĩ trong sáu năm, song vẫn thấy vô hiệu. Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh ấy không phải là lối tu giải thoát. Và sau khi nhận bát sữa của nàng Tu xà đề dâng cúng, thân thể bình phục, tâm hồn sảng khoái, ngài đến dưới gốc cây bồ đề ngồi trên thảm tọa và nói rằng: "Nếu không tìm ra chân lý thì thà chết ta không rời thảm tọa này". Sau khi thiền định dưới gốc cây Bồ đề 49 ngày, ngài chứng đắc quả vị Phật thấy rõ chân lý cuộc đời. Khi đó ngài tròn 35 tuổi. Từ khi thành đạo, ngài du hóa khắp nơi, thuyết pháp, giáo hóa độ sinh, đem lại lợi ích cho rất nhiều người tin theo đạo ngài . Qua bốn mươi chín năm trải thân hành đạo không ngừng nghỉ, ngài nhập diệt tại rừng Sala song thọ, khi ấy ngài tám mươi tuổi. 1.1.3 Giáo lý cơ bản của Phật Giáo Giáo lý cơ bản của Phật giáo thể hiện ở: Luật Nhân Quả, Luân Hồi, Vô Thường, Vô Ngã và Tứ Diệu Đế. 8 Luật Nhân Quả: Đạo Phật chủ trương rằng, đời sống con người cũng như của tất cả sự vật hiện tượng đều không phải do một đấng sáng thế nào sinh ra mà tất cả đều do nhân duyên. Con người sở dĩ có sai khác trong hình hài, dáng vẻ, hoàn cảnh sống là do đã gieo “nhân” thiện ác khác nhau. Lý Luân Hồi: là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống và sự chuyển sinh liên tục đó thường biểu thị bằng bánh xe được gọi là bánh xe luân hồi. Từ chỗ luận giải về Luật Nhân Quả, Đạo Phật chủ trương con người do nghiệp sinh ra, sinh ra lại tạo nghiệp nên cứ trôi lăn mãi trong vòng luẩn quẩn không thoát ra được. Vô Thường: Soi xét cuộc đời, đạo Phật cho rằng tất cả mọi sự vật, sự việc, hiện tượng không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất biến mà tuân theo quy luật vô thường: Có sinh ra, có tồn tại, có biến đổi và có diệt mất. Tất cả những sự sinh ra, tồn tại, biến hoại, và mất đi đó đều do Nhân Duyên mà ra. Vô Ngã là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Con người cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức chứ không phải là một thực thể lâu dài. Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lí này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi và liệu con người có hội thoát khỏi nó hay không? Tứ diệu đế là: Bốn chân lí mà Đạo Phật khẳng định là tuyệt đối đúng khi nhận thức về cuộc đời. 1. Khổ đế : Chân lí về các nỗi khổ. Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng đang tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa người mình yêu quý, ở gần người mình ghét bỏ, không đạt sở nguyện, là 8 điều khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm. Ngũ uẩn là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ. 9 2. Tập đế là chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ. Nguyên nhân chủ yếu là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do long ham muốn như ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang… 3. Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ. Đạo Phật cho rằng, con người có khả năng thoát khỏi sự khổ đau, ràng buộc của thế gian để đạt tới sự giải thoát rốt ráo, tuyệt đối (Niết Bàn). Muốn đạt đến Niết Bàn thì phải chấm dứt luân hồi. 4. Đạo đế: chân lý về con đường dẫn đến bất diệt khổ. Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là vô minh. Phật xác nhận ba đắc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Nhận thức ba dấu ấn, đặc trưng này của sự vật đồng nghĩa bước đầu đi vào đạo Phật. Khổ được giải thích là xuất phát từ ái và vô minh và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử hữu luân. Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi pi. Chấm dứt luôn hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ Niết bàn. Theo con đường dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo. Bát chính đạo bao gồm: 1. Chính kiến: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã. 2. Chính tư duy: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về úy nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm. 3. Chính nghĩa: Không nói dối hay không nói phù phiếm. 4. Chính nghiệp: Tránh phạm giới luật. 5. Chính mệnh: Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể. Thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện. 6. Chính tinh tiến: Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu. 7. Chính niệm: Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý. 8. Chính định: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gia. Con đường tám nhánh này có thể phân loại thành ba loại gọi là: Tam học tức là tu học Giới và Huệ. Những tư tưởng cơ bản cuả Phật - đà đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và 10 [...]... Đế Phật giáo đã được truyền bá vào Việt Nam và đã dần đi sâu vào tiềm thức của mỗi một người con dân đất Việt 15 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI QUAN NIỆM, THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 2.1 Nội dung cơ bản của thuyết nhân quả của Phật giáo 2.1.1 Khái niệm thuyết nhân quả Giáo lý Phật giáo cho rằng: Nhân là nguyên nhân, “Quả” là kết quả Nhân. .. ác hành thiện 2.2 Nội dung cơ bản của thuyết nghiệp báo 2.2.1 Khái niệm thuyết nghiệp báo Cơ sở trực tiếp của đạo đức Phật giáo là thuyết Nghiệp báo Đây là luật Nhân quả của đạo Phật được học thuyết này triển khai, áp dụng để nghiên cứu sâu vào lĩnh vực của đời sống của con người 18 Phật giáo hiện nay chưa có sự thống nhất về khái niệm Nghiệp (Karma), trong khi nghiệp là một tiêu chí rất quan trọng... Những tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam được thể hiện qua: 2.3.1 Tác động đến quan niệm ứng xử nhân sinh Ảnh hưởng của thuyết nhân quả đến nhân sinh quan người Việt được biểu hiện qua cách đối nhân xử thế trong đời sống ngày thường: “Người làm thiện gặp tốt, kẻ làm ác gặp dữ” Mỗi người dân Việt Nam luôn đồng cảm với nỗi đau của người... chăm sóc Biệt báo nghiệp: Đây là quả báo tới từng cá thể, từng người Cận tử báo nghiệp: là quả báo đến lúc lâm chung Khi một người nào đó tuổi cao sắp ra đi, khi họ hồi tưởng lại thấy bản thân có nghiệp thiện, nghiệp bất thiện từ các kiếp, thậm chí ngay trong đời sống hiện tại hiền diện đến 20 2.3 Những tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt... loại nhân quả thành nhân quả đồng thời và nhân quả khác thời 16 Theo thuyết này, con người sở dĩ có thân hình ngày nay đều là do trước đây đã gieo nhân Gieo nhân tốt đẹp thì đượchlà do trước đây đã gieo Nhân Gieo Nhân tốt đẹp thì được hưởng quả tốt, gieo nhân xấu thì được quả xấu 2.1.3 Biểu hiện của thuyết nhân quả Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo. .. sinh Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hìnhthành của năng lực phát động ấy Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau mà có Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi hiện hữu đều có nguyên của nó Nguyên nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là nhân và hiện hữu gọ là quả Mỗi hiện tượng vừa là kết quả vừa là nguyên nhân. .. Biểu hiện của nghiệp báo Nghiệp báo hoạt đọng theo ba mặt: thân, lời, ý Nó sản sinh ra bao loại hậu quả: xấu, không xấu, trung tính Một số biểu hiện của nghiệp báo mà ai cũng có thể vướng vào nếu có cách sống gây nghiệp báo Hiện báo nghiệp: là sự báo ứng ngay trong đời sống hiện tại, ví như sống thất nhân tâm hôm nay, thì không lâu sau đó một thời gian sẽ bị người khác ứng xử như thế Sự báo ứng này,... hiện tại” Hậu báo nghiệp: Hậu báo là quả báo, khi gây nghiệp ở kiếp này, nhưng báo ứng đến lâu và rất lâu sau đó, có khi sau ba, bốn, trăm, nghàn năm sau mới tới, thậm chí đến vô lượng kiếp sau khi hội tụ đủ nhân duyên mới chịu quả báo Định báo nghiệp: đây là quả báo người gây nghiệp trước đó nhất định phải gánh chịu, không tránh được Cộng báo nghiệp: Cộng báo hay còn cộng nghiệp Quả báo này thể hiện... sao Phật giáo đã hưng thịnh cùng đất nước Phật giáo Việt Nam có sự dung hòa giữa các tôn giáo Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên “Tam giáo đồng nguyên” (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (cả ba tôn giáo có cùng mục đích) Ba tôn giáo. .. đạo đức của Phật giáo Qua nghiên cứu và so sánh quan niệm của các học giả để thâu tóm thì nên hiểu Nghiệp là thế này: Nghiệp là một khái niệm thuộc về đời sống của con người nói riêng và chúng sinh nói chung, dùng để chỉ cái vừa ở bên trong, vừa ở bên cạnh của hành động, là nhân chứng giống như hình với bóng của hành động, đi theo hành động để trở thành kết quả của hành động Chính vì gieo nghiệp thiện . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA VĂN – XÃ HỘI BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề tài: SỰ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI. nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên “Tam giáo đồng nguyên” (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (cả ba tôn giáo có cùng mục đích). Ba tôn giáo trợ. giáo với tư tưởng của con người Việt Nam. 3 Cuốn “Đạo đức học Phật giáo do hòa thượng Thích Minh Châu giới thiệu và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bài tham luận