Điều đó, đòi hỏi các nhà giáo dục phải đưa ra phương pháp dạy học saocho người học ý thức được tốc độ phát triển của nhân loại mà không ngừng học tập,phấn đấu trao dồi phẩm chất, năng lự
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Lê Văn Năm
VINH - 2014
Trang 3PGS TS Lê Văn Năm - người đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô: PGS TS Cao Cự Giác, PGS TS Nguyễn Xuân Trường đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hoá Học, khoa đàotạo Sau đại học, Ban giám hiệu trường, giáo viên và các em học sinh trường THPTThái Hòa, trường THPT Đông Hiếu, trường THPT Cờ Đỏ đã giúp đỡ và tạo mọiđiều kiện để chúng tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các emhọc sinh ở các trường thực nghiệm đã nhiệt tình, động viên, giúp đỡ chúng tôi trongquá trình thực hiện đề tài
Nghệ An, ngày 5 tháng 10 năm 2014
Trần Văn Hùng
Trang 4MỤC LỤC 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC HÌNH 9
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.Một số vấn đề cơ bản về PPDH [3],[23],[24],[25] 4
1.1.1.Khái niệm 4
1.1.2.Mô hình ba bình diện về phương pháp dạy học 5
1.1.3.Xu hướng đổi mới PPDH 6
1.2 Quan điểm dạy học tương tác [6],[29] 7
1.2.1 Định nghĩa 7
1.2.2.Bản chất 7
1.2.3.Đặc trưng 8
1.2.4.Các dạng tương tác trong dạy học 9
1.2.5.Môi trường theo quan điểm sư phạm tương tác 10
1.2.6.Các tình huống tương tác 10
1.2.7.Một số hình thức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác 13
1.3.Lập kế hoạch dạy học theo quan điểm dạy học tương tác [29, tr 31 – 38] 15
1.3.1.Xác định mục tiêu 15
1.3.2.Xây dựng kế hoạch dạy 17
1.3.3.Xây dựng kế hoạch học [6, tr 75 – 77] 18
1.4.Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong phương pháp dạy học tương tác [6, tr 131 – 139] 19
1.4.1.Dẫn dắt hoạt động 19
1.4.2.Giao tiếp 20
1.5.Một số nguyên tắc khi sử dụng quan điểm dạy học tương tác 25
1.5.1.Đảm bảo tính sư phạm 25
1.5.2.Đảm bảo tính tương tác 25
1.5.3.Đảm bảo tính trật tự, hợp lí 25
Trang 51.6.1.Nhóm PP tương tác giữa người dạy và người học qua cách hỏi đáp 26
1.6.2.Nhóm PP tương tác giữa người học và người học 28
1.6.3.Nhóm PP tương tác giữa người dạy, người học với phương tiện 33
1.6.4.Một số PP bổ trợ khác 36
1.7.Lựa chọn phương tiện dạy học 36
1.7.1 Bảng viết 37
1.7.2.Sử dụng powerpoint 38
1.8.Thực trạng về một số vấn đề có liên quan đến đề tài dạy học hóa học ở trường THPT 39
1.8.1.Mục đích điều tra 39
1.8.2.Tiến hành điều tra 39
1.8.3.Kết quả điều tra 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44
THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI (Hóa học 11, chương trình nâng cao) THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TƯƠNG TÁC 45
2.1.Tổng quan chương Sự điện li Hóa học lớp 11 nâng cao[31],[32],[36] 45
2.1.1.Mục tiêu 45
2.1.2.Cấu trúc 45
2.1.3.Nội dung 46
2.2.Xây dựng kế hoạch và dạy học 48
2.2.1.Phân tích môn học 48
2.2.2.Tìm hiểu đặc tính của HS 48
2.2.3.Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp 49
2.2.4.Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá 49
2.3.Sử dụng quan điểm dạy học tương tác trong thiết kế giáo án[2],[29] 51
2.3.1.Ý tưởng thiết kế 51
2.3.2.Qui trình thiết kế bài giảng 52
2.3.3.Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học 54
2.4.Thiết kế một số giáo án chương: Sự điện li (Hóa học 11, chương trình nâng cao) theo quan điểm dạy học tương tác 55
2.4.1.Bài Sự điện li 55
2.4.2.Bài Phân loại chất điện li 60
Trang 62.4.5.Bài luyện tập 5 76
2.4.6.Bài luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 78
2.5.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tương tác 80
2.5.1.Biện pháp nâng cao tương tác giữa thầy và trò 80
2.5.2.Biện pháp nâng cao tương tác giữa trò và trò 81
2.5.3.Biện pháp nâng cao tương tác giữa thầy, trò và môi trường 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 83
CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84
3.1.Mục đích thực nghiệm 84
3.3 Phương pháp thực nghiệm 85
3.4 Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm 85
3.5 Kết quả thực nghiệm định tính 94
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 111
Trang 111
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
DHTT : Dạy học tương tác
ĐC : : Đối chứng
KHBG : Kế hoạch bài giảng
MTHT : Môi trường học tập
Trang 7PTDH : Phương tiện dạy học
SGK : Sách giáo khoa
SBT : Sách bài tập
THPT : Trung học phổ thông
tkd : Đại lượng kiểm định t (Student)
tα, k : Giá trị t tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k
Trang 8Bảng 1.1.Hoạt động của GV - HS trong tình huống didactic 11
Bảng 1.2.Hoạt động của GV - HS trong tình huống a- didactic 12
Bảng 1.1.Mức độ tương tác giữa ba yếu tố GV - HS - môi trường dạy học 39
Bảng 1.2.Mức độ tương tác giữa GV và phương tiện 40
Bảng 1.3.Mức độ tương tác của HS và các dụng cụ trực quan 40
Bảng 1.4.Mức độ tương tác giữa HS – HS trong một tiết học 40
Bảng 1.5.Các PPDH được sử dụng thường xuyên trong một giờ dạy 41
Bảng 1.6.Các yếu tố giúp tăng mức độ tương tác giữa GV –HS, HS – HS 42
Bảng 1.1.Phân phối chương trình hóa học lớp 11 46
(chương trình chuẩn và nâng cao) 46
Bảng 1.1.Danh sách các lớp và các GV tham gia thực nghiệm 84
Bảng 3.10 Mức độ hứng thú của HS với PPDH tương tác 94
Bảng 3.11 Mức độ thường xuyên được học bằng hình thức dạy học tương tác 95
Bảng 3.12 Mức độ tương tác của HS trong tiết thực nghiệm 95
Bảng 3.13 Mức độ thường xuyên HS được tương tác với GV 96
Bảng 3.14 Mức độ mong muốn học môn Hóa bằng hình thức dạy học tương tác .97 Bảng 3.15 Ý kiến của HS về ưu điểm lôi cuốn HS của hình thức dạy học tương tác98 Bảng 3.16 Ý kiến của GV về ưu điểm lôi cuốn HS của hình thức DHTT 98
Bảng 3.17 Tổng hợp đánh giá ý kiến của GV về hình thức dạy học này 99
Hình 3.14 Tổng hợp đánh giá ý kiến của GV về hình thức dạy học tương tác 100
Trang 9Hình 2.1.Sơ đồ dạy học tương tác 12
Hình 3.9 Biểu đồ mức độ hứng thú của HS với PPDH tương tác 94
Hình 3.10 Biểu đồ mức độ thường xuyên được học bằng hình thức dạy học tương tác .95
Hình 3.11 Mức độ tương tác của HS trong tiết thực nghiệm 96
Hình 3.12 Mức độ thường xuyên HS được tương tác với GV 97
Hình 3.13 Mức độ mong muốn của HS được học bằng PPDH tương tác 97
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, kĩ thuật, thông tin phát triển vớitốc độ rất nhanh, chỉ cần một vài thao tác trên máy tính có kết nối mạng internet cóthể liên lạc với mọi người ở gần hoặc cách xa chúng ta nửa vòng trái đất Thông tin
đã vượt hẳn ra ngoài biên giới quốc gia, mang tính hội nhập, xóa mờ ranh giới địa
lí Với tốc độ phát triển đó, đòi hỏi con người cần phải năng động, tích cực, biếtnắm bắt cơ hội, biết hợp tác và đưa ra chiến lược phát triển lâu dài Và con đườngduy nhất mang tính tất yếu để đạt được tất cả các mục tiêu phát triển mà nhân loạiluôn khao khát chính là giáo dục
Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển con người, trênthế giới hiện nay dù là quốc gia phát triển, đang phát triển vẫn luôn mong muốnhướng đến một nền giáo dục phát triển toàn diện Đào tạo những thế hệ con ngườihoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo đáp ứng yêu cầu xã hội và hướng đến mục tiêu học tậpsuốt đời Điều đó, đòi hỏi các nhà giáo dục phải đưa ra phương pháp dạy học saocho người học ý thức được tốc độ phát triển của nhân loại mà không ngừng học tập,phấn đấu trao dồi phẩm chất, năng lực để thích ứng với nhịp sống hội nhập
Đứng trước thách thức hội nhập và xu thế toàn cầu hóa, nền giáo dục nước nhàvẫn đang tìm con đường đổi mới cho riêng mình, sao cho đáp ứng được yêu cầutrên mà vẫn giữ được tinh hoa văn hóa dân tộc Nhiều công trình nghiên cứu về giáodục đã được triển khai và thực thi như: tìm hướng đổi mới phương pháp, thay sáchgiáo khoa, tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tinvào dạy học Thay đổi các hình thức kiểm tra đánh giá, giảm bớt một số kì thi,…Song, do chưa có hoạch định tốt nên vừa đổi mới vẫn phải vừa sửa đổi
Theo truyền thống học sinh Việt Nam có tinh thần hiếu học, cần cù, chăm chỉnhưng một số em lại hạn chế về khả năng hoạt động nhóm, ngại làm việc tập thể, đa
phần lại quen với lối dạy thầy truyền thụ và trò tiếp nhận Từ đó, kiến thức bị nhồi
nhét dẫn đến việc dạy và học được hình thành theo lối mòn, tư duy chưa thực sựđược phát triển trọn vẹn Thực tế đó, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp tiếpcận, tương tác với học sinh, cách thức tạo môi trường tương tác nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học Do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Thiết kế các giáo án chương: Sự điện li (Hóa học lớp 11 chương trình nâng cao) theo quan điểm dạy học tương tác”.
Trang 112 Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học nói chung và dạy học chương Sựđiện li (Hóa học lớp 11 chương trình nâng cao) qua việc vận dụng quan điểm dạyhọc tương tác
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu tổng quan về hướng nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm DHTT giữa thầy và trò, giữa trò vớitrò, và môi trường sư phạm
- Thiết kế một số giáo án trong chương Sự điện li trình hóa lớp 11 nâng caotheo quan điểm DHTT vào dạy học
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm
- Tổng kết đề tài nghiên cứu và đưa ra ý kiến đề xuất
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT
Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng quan điểm DHTT trong dạy học chương: Sự điện li (hóa học lớp
11 chương trình nâng cao)
5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Chương Sự điện li Hóa học lớp 11 chương trình nâng cao
Địa bàn: Thị Xã Thái Hòa (Trường THPT Thái Hòa, THPT Đông Hiếu).Huyện Nghĩa Đàn (Trường THPT Cờ Đỏ)
Thời gian: Từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2014
6 Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng các phương pháp sư phạm theo quan điểm DHTT đúng mục đích
và hợp lí vào quá trình dạy học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy vàhọc hóa học
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thốnghóa, khái quát hóa
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Thăm lớp, dự giờ, trò chuyện, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh
Trang 12- Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi
- Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trịthực tiễn của kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng những đề xuất)
7.3 Các phương pháp toán học
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê toán học
8 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lí luận về dạy học tương tác
- Thiết kế bài giảng sử dụng quan điểm dạy học tương tác chương Sự điện liHóa học lớp 11
- Đề xuất cách sử dụng hiệu quả quan điểm dạy học tương tác trong quá trìnhdạy và học hóa học
Trang 13CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1 Một số vấn đề cơ bản về PPDH [3],[23],[24],[25]
1.1.1 Khái niệm
Phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là methodos có nghĩa là con đường đểđạt mục đích Vậy phương pháp dạy học (PPDH) là con đường để đạt mục đích dạyhọc
PPDH là cách thức hành động của GV và HS trong quá trình dạy học Cáchthức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể Cách thức vàhình thức không tách nhau một cách độc lập PPDH là những hình thức và cáchthức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạtmục đích dạy học PPDH là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằngcách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trongnhững điều kiện học tập cụ thể
Ngày nay có rất nhiều cách thức dạy học khác nhau được tiến hành, kết quảđạt được không bao giờ là một kết quả tốt đẹp hoàn toàn, nó chỉ có thể được đánhgiá ở mức độ tương đối nào đó Việt Nam trong những năm gần đây đã rất tích cựctrong việc cải cách giáo dục, việc cải cách diễn ra rộng khắp về nhiều phương diện
từ nội dung, phương pháp, phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin,… Song kếtquả vẫn chưa như mong đợi, Nguyên nhân do nhiều yếu tố chi phối như: ngườithầy, trò, môi trường phương tiện,… Người ta chỉ tập trung chú ý về hình thức vềnội dung, vận dụng hình thức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, làmcho người học trở nên năng động và tích cực, người thầy chỉ đóng vai trò tổ chức,hướng dẫn hoạt động học Các phương pháp dạy học tích cực chỉ áp dụng được đốivới lớp học có ít HS mới đảm bảo cho hiệu quả tốt Trong khi thực tế các lớp họctại các trường công ở Việt Nam số lượng học sinh khoảng trên 40 HS Đa phần cảitiến ngày nay là sử dụng phần mềm soạn thảo powerpoint và một số phần mềmmang tính tương tác trong dạy học Tình hình cũng không mấy khả quan hơn Phảichăng chúng ta quên rằng hình thức dạy học truyền thống cũng có cái hay là phảithuyết trình Chắc chắn trong một giờ học giáo viên phải sử dụng phương phápthuyết trình ít nhất một lần Và người ta đã chứng minh rằng khoảng hơn mười lămphút phải thay đổi phương pháp để duy trì hứng thú và say mê học tập cho HS Do
đó, trong một giờ học không thể chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp dạy học,
Trang 14vấn đề còn lại là cách thức tổ chức dạy học của người thầy như thế nào để tiếp tụclôi cuốn HS của mình.
1.1.2 Mô hình ba bình diện về phương pháp dạy học.
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phươngpháp, trong đó có sự kết hợp giữa nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở líthuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như nhữngđịnh hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học Quan điểm dạy học lànhững định hướng mang tính chiến lược
PPDH được hiểu theo nghĩa hẹp, là những hình thức, cách thức hành động của
GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học phù hợp với những nội dung vànhững điều kiện cụ thể PPDH cụ thể qui định những mô hình hành động của GV và
HS Ví dụ như: thuyết trình, đàm thoại, trò chơi,…
Hình 1.1 Mô hình ba bình diện về PPDH
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức, hành động của GV trong cáctình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kĩthuật dạy học chưa phải là PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH Đôi
Trang 15khi sự phân biệt giữa PPDH và khĩ thuật dạy học không rõ ràng Ví dụ PP thảo luậnnhóm gồm các kĩ thuật sau; chia nhóm đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, …
1.1.3 Xu hướng đổi mới PPDH
Việc đưa ra đường hướng phát triển giáo dục không phải là việc dễ dàng, nóđòi hỏi sự tập trung của các tập thể triển khai trên diện rộng và đồng loạt thực hiện.Hiện nay, trên thế giới người ta tập trung vào các hướng phát triển giáo dục nhưsau:
Hướng 1: Tăng cường tính tích cực, tìm tòi sáng tạo, tiềm năng trí tuệ nóiriêng và nhân cách nói chung ở người học, khả năng thích ứng với thực tiễn cuộcsống luôn đổi mới
Hướng 2: Tăng cường khả năng tự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễnluôn biến đổi mới
Hướng 3: Chuyển dần trọng tâm của phương pháp dạy học từ tính chất thôngbáo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa cá thể cao độ, tiến lêntheo nhịp độ cá nhân
Hướng 1,2,3 để hoàn thiện chất lượng các phương pháp dạy học hiện có.Hướng 4: Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng rẽ thành tổ hợp PPDHphức hợp
Hướng 5: Liên kết PPDH với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại(phương tiện nghe, nhìn, máy vi tinh,…) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kỹ thuật.Hướng 6: Chuyển hóa PP khoa học thành PPDH đặc thù của môn học
Hướng 7: Đa dạng hóa các PPDH cấp học, bậc học, các loại hình trường vàcác môn học
Hướng 4, 5, 6, 7 để sáng tạo những PPDH mới
Việc đổi mới PPDH cũng theo 7 hướng chung nhưng trước mắt tập trung vào
2 hướng chính:
Hướng 1: PPDH hóa học phải đặt người học vào vị trí chủ thể của hoạt độngnhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện học sinh tập giải quyếtcác vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện để tiếp thu
và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo
Hướng 2: Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, PPDH hóa học phải tăngcường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hìnhhóa, giải thích, chứng minh các quá trình học
Trang 161.2 Quan điểm dạy học tương tác [6],[29].
1.2.1 Định nghĩa
Dựa vào cách định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau, tương tác là sự tác độngqua lại lẫn nhau Để có tác động qua lại lẫn nhau thì phải có ít nhất hai đối tượng,chúng đóng vai trò kép, vừa là chủ thể của tác động, vừa là đối tượng chịu sự tácđộng Chủ thể và đối tượng ở đây có thể là sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xãhội mà không nhất thiết phải là con người
Tương tác trong dạy học là những mối tác động qua lại chủ yếu giữa ngườidạy, người học và môi trường hay nói cách khác đó là sự giao tiếp tích cực giữa cácchủ thể của hoạt động dạy học nhằm thực hiện chức năng dạy học, được hoạchđịnh, tổ chức và điều khiển theo theo đường hướng sư phạm bởi nhà giáo dục,hướng vào sự phát triển nhận thức và năng lực cho người học
Quan điểm dạy học tương tác là những định hướng tổng thể cho các chiếnlược dạy học nhấn mạnh đến những mối quan hệ tác động qua lại giữa các chủ thểcủa quá trình dạy học nhằm tạo ra sự phát triển trước tiên và quan trọng nhất làngười học và sau đó là các thành tố khác như người dạy, môi trường dạy học Quanđiểm dạy học này tạo ra sự tương tác sư phạm giữa người học với người dạy, ngườihọc với người học, người học với môi trường dạy học nhằm phát triển năng lựcnhận thức và năng lực tương tác của người học lên một trình độ mới Rồi từ chínhnăng lực mới này cùng với những tương tác sự phạm được tạo ra, người học pháttriển liên tục trong suốt quá trình học tập lâu dài
1.2.2 Bản chất
Một thành tựu quan trọng của tâm lý học được áp dụng vào quá trình bồidưỡng năng lực sáng tạo cho HS là lý thuyết về vùng phát triển gần của L.Vugotxki.Theo ông, có ít nhất hai trình độ phát triển của trẻ là trình độ phát triển hiện thời vàvùng phát triển gần “Chỗ trẻ có khả năng thực hiện với sự giúp đỡ của người lớn -
đó chính là miền phát triển gần của trẻ” Như vậy, nếu giảng dạy chỉ định hướngvào các giai đoạn đã phát triển hoàn tất thì không có tác dụng đối với sự phát triểncủa trẻ, không tạo ra quá trình phát triển, “chỉ bám vào đằng đuôi của sự phát triển”
Từ đó có một nguyên tắc được đề ra cho giảng dạy “Chỉ có việc giảng dạy nào hơi
đi trước sự phát triển mới là việc giảng dạy tốt”
Theo lý thuyết của L.Vugotxki: trong mỗi thời điểm phát triển của HS cónhững cấu trúc tâm lí mà nhờ nó, HS có thể tự mình giải quyết được các vấn đề của
Trang 17cuộc sống Tuy nhiên khi gặp những vấn đề phức tạp hơn, mà với những cấu trúc đã
có, HS không thể tự giải quyết được, thì HS sẽ thành công nếu được sự trợ giúp của
GV hay được trao đổi với bạn bè giỏi hơn Nhờ đó mà HS hình thành được cấu trúctâm lí mới (được gọi là vùng phát triển gần nhất), giúp các em giải quyết được khókhăn đã gặp phải Hai mức độ cấu trúc đó luôn vận động: vùng phát triển gần nhất
sẽ trở thành trình độ hiện tại và xuất hiện vùng phát triển gần mới Vì thế, GV phảitác động vào vùng phát triển gần đó để khéo léo định hướng và thúc đẩy sự pháttriển của HS
Như vậy, sự trợ giúp của GV, sự tương tác giữa GV và HS và giữa HS vớinhau, hướng vào vùng phát triển gần trong quá trình phát triển của các em là bảnchất của dạy học tương tác
1.2.3 Đặc trưng
Quan điểm dạy học tương tác đặc biệt đánh giá các mối quan hệ tồn tại giữacác tác nhân khác nhau tham gia vào hoạt động sư phạm Quan điểm sư phạm nàybao trùm tất cả các tác nhân cũng như thao tác tác động qua lại tương hỗ của chúng
và làm thành một tập hợp liên kết chặt chẽ Các tác nhân theo quan điểm DHTT là:người dạy, người học và môi trường
Người học là người mà với năng lực cá nhân của mình tham gia vào một quátrình để thu lượm kiến thức mới Người học mà từ gốc là “ studium” có nghĩa là cốgắng và học tập Đó chính là lí do chọn từ người học hơn là từ học sinh ( từ học sinh
có nghĩa nhấn mạnh mối quan hệ thầy trò và cơ sở trường học) Với tư cách là tácnhân của quan điểm DHTT người học là người trước hết đi học mà không phải làngười được dạy Người học phải tự giác thu nhận kiến thức, tiêu thụ kiến thức theocách thức mà người dạy hướng dẫn
Người dạy là người bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình chịu trách nhiệmhướng dẫn người học Người dạy chỉ cho người học cái đích phải đạt được, giúp đỡ,làm cho người học hứng thú và đưa họ tới cái đích cần đạt được Công việc củangười dạy không phải đọc thuộc lòng một bài giảng mà phải làm nảy sinh tri thức ởngười học theo cách của một người hướng dẫn
Môi trường có ảnh hưởng đến người học và người dạy như thế nào ? Cả ngườidạy lẫn người học đều không phải là những sinh vật trừu tượng, xung quanh họ làthế giới vật chất, xã hội và văn hóa Bản thân họ đều có một tính cách rõ rệt và mỗi
cá nhân được phát triển trong một cơ chế chính trị, gia đình và nhà trường mà chúngtất yếu sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến họ Tất cả các yếu tố này bên trong
Trang 18cũng như bên ngoài tạo thành môi trường của người dạy và người học Tác nhânnày đóng vai trò ý nghĩa vì nó ảnh hưởng tới quá trình dạy và học
Bộ ba hình thành bởi các tác nhân: người dạy, người học và môi trường tạothành hạt nhân của quan điểm DHTT Đây cũng chính là nét đặc trưng nhất theoquan điểm dạy học này, xem trọng mọi tác nhân là những thành tố quyết định sựthành công cả quá trình dạy và học Do đó việc đi sâu nghiên cứu đặc trưng củaquan điểm sư phạm tương tác là điều tất yếu và thực sự cần thiết
1.2.4 Các dạng tương tác trong dạy học
Quan điểm DHTT cơ bản dựa trên mối quan hệ tương hỗ tồn tại giữa ba tácnhân: người dạy, người học và môi trường Ba tác nhân này luôn quan hệ với nhausao cho mỗi tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia Người học trong phương pháp học của mình, truyền đều đặn các thông tin chongười dạy bằng lời, bằng bình luận, bằng các suy nghĩ hoặc không phải bằng lời màbằng cử chỉ, thái độ hay cách cư xử Người dạy phản ứng lại bằng cách cung cấpcho người học các thông tin phụ, các câu trả lời cho các câu hỏi do người học đặt ra,hoặc động viên người học theo phương pháp học có lợi cho người học, hoặc bằngcách khởi đầu hội thoại với người học cho phép người dạy đưa ra vài điều chỉnh vàđường hướng mới cho phù hợp với quá trình dạy và học Người học đã có nhữnghành động và người dạy phản ứng lại một cách chính xác đó là loại tác động qua lại,mối liên hệ qua lại mà theo quan điểm DHTT rất được quan tâm
Theo quan điểm DHTT người dạy vạch ra cho người học một hướng đi thuậnlợi cho việc học, chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, các phương tiện cần sử dụng vàcác kết quả cần đạt được Người học đi theo con đường do người dạy vạch ra Nếungười học cảm thấy sung sướng và thỏa mãn, người học dễ dàng có cảm tình vớingười dạy, ngược lại thì anh ta cảm thấy nản lòng hoặc thiếu hứng thú Lúc nàyngười dạy đã hành động và người học phản ứng lại Sự tác động qua lại khá tinh tếgiữa hai tác nhân đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất đáng chú ý của quan điểmDHTT
Môi trường ảnh hưởng như thế nào đến người dạy và người học ? Môi trườngtác động đến người dạy và người học làm cho họ cảm thấy hứng thú, say mê, thỏathích hay thất vọng trong một không gian, thời gian nào đó Từ đây xuất hiện mốiliên hệ qua lại giữa ba tác nhân
Ví dụ như: người học đặt câu hỏi cho người dạy, nếu như việc trả lời củangười dạy không làm thỏa mãn người học thì người dạy sẽ dùng những cụm từ khác
Trang 19hay ví dụ khác để diễn tả, cuộc hội thoại cứ thế tiếp tục cho đến khi những kháiniệm mơ hồ được làm sáng tỏ Nếu như người dạy nhận thấy phương pháp sư phạmcủa mình ít gây hứng thú cho người học thì sẽ phải thay đổi phương pháp dạy Mộtphản ứng tích cực hoặc tiêu cực thôi thúc người dạy tiếp tục điều chỉnh hoặc tự điềuchỉnh.
Quan điểm DHTT đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lạigiữa người dạy, người học và môi trường Từ đó cho thấy, quá trình dạy học khôngchỉ cứng nhắc, lặp đi lặp lại phần nội dung mà nó còn là quan hệ năng động giữacác tác nhân
1.2.5 Môi trường theo quan điểm sư phạm tương tác
Mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường và hai tác nhân còn lại có ý định nhấnmạnh tầm quan trọng của tác nhân này Thường người ta có xu hướng giảm bớt mốiquan hệ giữa người học và người dạy thành các quan hệ thuần túy và đơn giản là bóhẹp trong nhiệm vụ của người này hoặc người kia, nghĩa là nhiệm vụ người học làhọc, nhiệm vụ người dạy là dạy Đồng thời người ta cũng cố gắng bỏ qua việcngười học và người dạy cũng là những cá nhân được chú ý bởi những người xungquanh, bởi những sự kiện trong cuộc sống của họ, bởi các phong tục, tập quán của
họ Ví dụ người học hôm trước do thức khuya nên trong giờ học anh ta nhứt đầu,không tập trung chú ý vào bài giảng mặt dù bài giảng có sự đầu tư công phu củangười dạy Từ đó làm cho người dạy thấy chán nản, thiếu sự hợp tác ,…Có rấtnhiều tình huống ảnh hưởng đến hiệu suất của người học và tập tính của người dạy.Những yếu tố ảnh hưởng của môi trường đều xuất phát từ nguyên nhân bên tronghay bên ngoài của cả người học và người dạy
Môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động sư phạm thì người dạy và ngườihọc cũng có thể thay đổi môi trường Bằng các hoạt động tìm hiểu rõ nguồn gốc bêntrong lẫn bên ngoài, bản thân người dạy và người học phải có những nổ lực nhằmkhắc phục sự ảnh hưởng trên và có thể biến những ảnh hưởng tiêu cực thành nhữngảnh hưởng theo hướng có lợi cho quá trình dạy học Đó là những đặc trưng ảnhhưởng của môi trường được làm sáng tỏ bởi quan điểm DHTT
1.2.6 Các tình huống tương tác
Khái niệm
- Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian,buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng
Trang 20- Tình huống dạy học là tình huống thực tiễn, được GV lựa chọn và sử dụngnhằm đạt mục tiêu dạy học Tình huống dạy học có thể được lựa chọn từ tình huốngthực của cuộc sống, cũng có thể được hư cấu.
Cấu trúc của tình huống dạy học
Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu vắn tắt bối cảnh xảy ra tình huống
- Nội dung tình huống
- Các vấn đề, các yêu cầu cần thực hiện được biểu đạt dưới dạng câu hỏi
Phân loại
a/ Tình huống didactic (tình huống lí luận dạy học)
- GV tạo ra mâu thuẫn, lôi cuốn HS vào vấn đề, rồi tự mình giải quyết vấn đề
- Thường dùng trong phương pháp diễn giảng nêu vấn đề
- Trong diễn giảng nêu vấn đề, tương tác giữa GV và HS diễn ra như sau:
Bảng 1.1 Hoạt động của GV - HS trong tình huống didactic
- Tạo tình huống có vấn đề: Nêu mâu
thuẫn, kích thích động viên, giao nhiệm
vụ nhận thức
- Thông báo hệ thống kiến thức: Thuyết
trình, đặt câu hỏi, giảng giải, làm thí
nghiệm, giới thiệu các dụng cụ trực
quan, sử dụng giáo án điện tử
- Tổ chức luyện tập, rèn luyện kĩ năng
- Tổ chức củng cố, vận dụng kiến thức
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Ra bài tập, nhiệm vụ học tập ở nhà
- Tiếp nhận vấn đề, nhiệm vụ nhận thứcmột cách hứng thú, chuẩn bị tâm thế họctập, nghiên cứu
- Nghe và ghi chép, suy nghĩ, hệ thốnghóa kiến thức, trả lời câu hỏi, theo dõithí nghiệm, quan sát các dụng cụ trựcquan, đặt câu hỏi nếu chưa hiểu bài
- Làm bài tập, trả lời câu hỏi
- Làm bài kiểm tra
Trang 21b/ Tình huống a-didactic (tình huống phi lí luận dạy học)
- GV tạo ra mâu thuẫn, lôi cuốn HS vào vấn đề, rồi tổ chức, hướng dẫn để HS
tự giải quyết vấn đề
- Thường sử dụng khi tổ chức tìm tòi từng phần
Bảng 1.2 Hoạt động của GV - HS trong tình huống a- didactic
Bước 1: Chuyển giao tình huống.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Điều kiện và phương tiện nghiên cứu
Bước 1: Tiếp nhận sự chuyển giao tình huống
Bước 2: Theo dõi sự nghiên cứu cá
nhân của HS.
Bước 2: Nghiên cứu cá nhân.
- Tiếp nhận các nguồn thông tin
- Thu thập thông tin
- Xử lí thông tin
- Chuẩn bị câu hỏi
- Chuẩn bị thảo luận, phát biểu ở tổ, ở lớp
Bước 3: Theo dõi sự trình bày các kết
quả nghiên cứu.
Bước 3: Trình bày kết quả tìm tòi, nghiên cứu.
- Thể chế hóa cục bộ: thảo luận nhóm.
- Thể chế hóa chính thức: thảo luận ở lớp
dưới sự hướng dẫn của GV
Tóm lại, ta có thể hình dung dạy học tương tác theo sơ đồ sau:
Hình 2.1 Sơ đồ dạy học tương tác
HS (cá nhân -
-GV-Kiến thức
- HS
GV tạo nội dung học tập phức hợp
Môi trường học tập
Trang 22- Trong đó:
+ GV- đóng vai trò là người hướng dẫn- khuyến khích HS đặt câu hỏi, tìnhhuống để khám phá; dự đoán, tìm hiểu kiến thức vốn có của HS; tạo môi trườngthuận lợi, cơ hội để HS trình bày ý kiến, nguyện vọng tìm hiểu, khám phá bàihọc GV là người khẳng định lại kiến thức khoa học cho HS, kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập, tư vấn, trợ giúp, tạo điều kiện thúc đẩy HS học tập
+ HS- người thợ chính của quá trình đào tạo- nắm bắt vấn đề học tập, xâydựng kế hoạch nắm bắt tri thức cho mình thông qua mối liên hệ với các kiến thức đãcó; HS có thể tự thể hiện mình trong giờ học thông qua các phát biểu, các bài tập
mà các em tự giải quyết, thông qua trao đổi, đàm thoại với GV và các bạn; cuốicùng căn cứ vào kết luận của GV và các HS khác để tự kiểm tra, đánh giá, tự sửasai, điều chỉnh kiến thức Nghĩa là các em đã chủ động thực hiện hoạt động kiến tạokiến thức một cách tích cực thông qua sự hướng dẫn của GV
- Mục tiêu của dạy học tương tác cũng như các khuynh hướng dạy học khácđều nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xãhội, tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng, lợi ích của HS
- Để thực hiện dạy học tương tác, GV cũng phải sử dụng phối hợp nhiềuphương pháp dạy học: trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, phối hợp với sự đổi mớihình thức dạy học như thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, và cải tiến phươngtiện dạy học, áp dụng CNTT, các phần mềm mới vào dạy học
- Trong quá trình dạy và học luôn diễn ra sự tương tác 2 chiều qua lại giữa GV
- HS, HS- HS, HS- môi trường thông qua: giải bài tập, thi đua nhóm,
1.2.7 Một số hình thức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác
Theo quan điểm sư phạm tương tác phân chia phương pháp sư phạm như sau:phương pháp sư phạm tự do, phương pháp sư phạm bách khoa, phương pháp sưphạm mở và phương pháp sư phạm đóng
b Hình thức sư phạm đóng (còn được gọi là hình thức)
Trang 23Phương pháp này dựa vào chương trình học Người học được đánh giá theo nănglực mà anh ta thu lượm được, theo những kết quả mà anh ta phải đạt được Việc họcđược tuân theo một trật tự logic so với môn được dạy chứ không phải so vớiphương pháp học của người học Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở ViệtNam Người học phải học theo chương trình, chịu chi phối bởi nhiều qui tắc, nộiqui, theo hình thức kiểm tra, nội dung, thời gian học,…Với hình thức này người học
là học sinh, người dạy là thầy cô vì người dạy và người học bó gọn trong nhiệm vụdạy và học
c Hình thức sư phạm bách khoa
Phương pháp này hướng rất rõ về người dạy, người dạy đòi hỏi người học cái màngười dạy mong đợi ở người học Người học thụ động tuân theo những quyết địnhcủa người dạy, họ thụ động tích lũy kiến thức mà người dạy truyền thụ và làm chủcác kỹ năng mà người dạy giới thiệu cho mình
d Hình thức sư phạm mở (hay còn gọi là không hình thức)
Phương pháp này đặc biệt nhấn mạnh vào sự tác động qua lại giữa người học,người dạy và môi trường Người học có tiềm năng để hoàn thành một phương pháphọc tự chủ và cá nhân Phương pháp này được tiến hành nhờ người dạy – ngườiđóng vai trò quan trọng hàng đầu Môi trường được người học và người dạy cùngnhau phối hợp tổ chức
Bốn phương thức sư phạm này không tạo thành những ngăn kín, mỗi phươngpháp có những đặc tính mạnh của mình, nhưng thực tế chúng lại vay mượn ít nhiềucác yếu tố của nhau Quan điểm DHTT thuộc phương pháp sư phạm mở Nó tậptrung trước hết vào người học và cơ bản dựa trên các tác động qua lại giữa ngườidạy, người học và môi trường Người học được coi như là người chịu trách nhiệmchính về phương pháp của mình, không theo hứng thú từng lúc, người dạy bằngkiến thức, kinh nghiệm của mình hướng dẫn người học tùy theo mục tiêu được xácđịnh trong chương trình học Người dạy và người học bị ảnh hưởng bởi môi trườngbên trong cũng như bên ngoài của họ mà họ có thể cùng nhau phối hợp sắp xếp.Tóm lại, quan điểm DHTT trở nên linh hoạt, bản chất của nó thuộc về phương pháp
sư phạm mở bởi vì nó dựa trên sự tác động qua lại giữa người dạy, người học vàmôi trường Tuy nhiên, nó cũng vay mượn một đặc tính của phương pháp sư phạm
tự do bằng cách coi người học là trung tâm của hoạt động sư phạm Nó tận dụng sựcan thiệp có lợi của người dạy bằng phương pháp sư phạm bách khoa, có tính đến
Trang 24kiến thức và kinh nghiệm của người dạy Cuối cùng nó chấp nhận ở phương pháp
sư phạm đóng là chương trình học đưa ra đường hướng chỉ đạo việc học
1.3 Lập kế hoạch dạy học theo quan điểm dạy học tương tác [29, tr 31 – 38] 1.3.1 Xác định mục tiêu
Theo quan điểm DHTT người dạy với tư cách là người hướng dẫn, xác địnhkiến thức mới cần thu lượm nhưng chính người học với tư cách là người thợ chínhcủa việc học cố gắng đạt được tri thức Trong quá trình học tập hoặc khi kết thúc,người dạy lo lắng quan tâm đánh giá bước đi của người học với mục đích mang đếnnhững hiệu chỉnh xác đáng hoặc thực hiện một hiệu chính khác Do đó, cả ngườidạy và người học cần xác định rõ mục tiêu của việc dạy và việc học, đặt mục tiêucho từng chặng đường, theo dõi và sát sao thực hiện Việc xác định rõ mục tiêu rấtquan trọng, nó mang tính định hướng và phần nào quyết định thành công của cả quátrình dạy và học
Từ mục tiêu có liên quan đến mục đích phải đạt, đích phải thực hiện và kếtquả cần thu được Mục tiêu là lời khẳng định hiệu năng và trách nhiệm Ở phươngdiện sư phạm từ mục tiêu có một nghĩa chính xác, bao trùm những lĩnh vực đặcbiệt, đóng một vai trò quan trọng, đòi hỏi có một sự hình thành từ từ, có vị trí ưutiên theo quan điểm DHTT Làm rõ những bình diện khác nhau trong mục tiêu họcchính là làm sáng tỏ hơn vai trò của người dạy
a Mục tiêu học
Là các kết quả của người học sẽ nhận được khi kết thúc việc học mà ngườidạy phải có khả năng xác định được từ trước khi người học bắt đầu quá trình họccủa mình để đi đến thu lượm một tri thức hay một kĩ năng mới
Người dạy cần chỉ ra hiệu năng mà người học cần phải đạt được bằng cách nóitrước cái điều mà người học cần phải hoàn thành Mục tiêu học vì vậy miêu tả sựthay đổi được tính trước ở người học Mục tiêu học xác định ý định đạt tới mục đích
đã được xác định trước bởi người dạy và người học
Mục tiêu giống như một chiếc nam châm có một sức hút với người dạy và người học Mục tiêu cần đến tinh thần trách nhiệm của cả người học và người dạy
bằng cách cam kết của cả hai bên, nhìn dưới góc độ này mục tiêu không chỉ đơngiản là kết quả nó còn chứa đựng một loại thỏa thuận có xu thế gắn các đối tác trongviệc theo đuổi một mục đích chung
Trang 25b Các lĩnh vực của mục tiêu: Có rất nhiều kiểu phân loại mục tiêu: mục tiêu
nhận thức, mục tiêu tình cảm và mục tiêu vận động tâm lý
Mục tiêu nhận thức: Bao trùm với việc gắn liền với việc biết, hiểu và vận dụng Nhóm nghiên cứu Bloom đã thiết lặp sự phân loại mục tiêu thành sáu cấp độ:
biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá Cách phân loại này phân hóatheo mức độ tăng dần và hơi phức tạp
Mục tiêu tình cảm: Đó là thái độ và lợi ích mà người học nhận được trong suốt
quá trình học Theo cách phân loại của Krathwroll là nhận, trả lời, làm tăng giá trị,
tổ chức, đặc tính hóa Cách phân loại này nhằm dễ sử dụng và đơn giản hóa cácmục tiêu trừu tượng Hình thành mục tiêu tình cảm là nhiệm vụ đặc biệt khó khănđối với người dạy vì những giới hạn không rõ ràng giữa các lĩnh vực nhận thức vàtình cảm
Mục tiêu tâm lí vận động: Có liên quan đến cách vận động của cá nhân trong
mối quan hệ chức năng với môi trường Phân loại của Harow miêu tả rất chặt chẽcác cấp độ sau đây: vận động phản xạ, vận động cơ bản chính, thái độ nhận thức,phẩm chất thể chất, vận động khéo léo và giao tiếp không lời Các tập tính tâm lívận động khác nhau này xứng đáng được người dạy chú ý bởi vì nó là những hỗ trợkhông thể thiếu được của hoạt động nhận thức và hoạt động tình cảm
c Vai trò của mục tiêu:
Mục tiêu hoàn toàn thuộc về hành động học và hành động dạy theo nghĩa nógóp phần làm trọn vẹn hai phương pháp kể trên Mục tiêu học quản lí hai phươngpháp kể trên từ đầu đến cuối Mục tiêu hướng người học mong muốn và kích thích
chủ thể Nó được sử dụng để làm đèn pha cho người học và người dạy và kích thích phương pháp tiến hành riêng rẽ.của từng người.
Mục tiêu của người học chỉ rõ cho người học cái mà anh ta chờ đợi ở chínhanh ta và cái chính anh ta phải thực hiện Nó định hướng cho người học qua tất cảcác giai đoạn của đường đi mà anh ta phải theo để luôn luôn giữ được hướng đi tới.Người học giữ trong trí nhớ mục tiêu của mình sẽ tránh được cái sai lầm những cáiphụ làm hại đến cái chính và vượt qua trở ngại lớn đôi khi đẩy họ vào những đườnglối sai lầm Dưới sự kích thích của mục tiêu học, người học được coi như là ngườiliên quan đầu tiên trong phương pháp tiến hành của bản thân Họ sẽ cảm thấy tự chủhơn nếu mục tiêu đặt ra cho họ dưới hình thức cần giải quyết một vấn đề và thôithúc họ vượt qua Khi ấy mục tiêu thực sự là liều thuốc kích thích
Trang 26Mục tiêu học chi phối kế hoạch giảng dạy, người dạy với vai trò hướng dẫn người
học theo mục tiêu học do mình vạch ra Và có trách nhiệm giúp đỡ người học mộtcách kiên trì và động viên họ thực hiện những kết quả đã định trước
1.3.2 Xây dựng kế hoạch dạy
Thông thường các giáo viên thường dùng thuật ngữ “soạn giáo án” mà chúng
ta ít khi sử dụng “ kế hoạch bài giảng” Hai cách gọi này đều đúng và phù hợp
Nhưng điều quan trọng là việc chuẩn bị ấy phải đảm bảo khi lên lớp chúng ta hoàn toàn tự tin, làm chủ giờ giảng của mình và người học cảm thấy hứng thú, say mê học tập.
Một kế hoạch bài giảng bao gồm các nội dung: chủ đề, đối tượng, số lượng, thờigian, mục tiêu, tài liệu tham khảo, kế hoạch chi tiết Và hãy cùng so sánh xem việclập kế hoạch bài giảng giống và khác với việc soạn giáo án truyền thống
+ Chủ đề: hay tên bài giảng phải được ghi rõ ngay trang đầu tiên của kế hoạch
bài giảng
+ Đối tượng: Vì sao phải xác định đối tượng học ? Giáo viên phải tìm hiểu đối
tượng mà chúng ta chuẩn bị giảng dạy xem họ là ai Họ là học sinh hệ chính quy,học sinh cấp 3, hay là HS phân ban,… Việc tìm hiểu này đóng một vai trò vô cùngquan trọng bởi kế hoạch bài giảng không thể dùng chung cho mọi đối tượng Cùng
là một nội dung nhưng khi đối tượng khác nhau thì kế hoạch bài giảng cũng phảikhác nhau từ việc phân bổ thời gian trong bài giảng, khối lượng kiến thức phươngpháp và phương tiện giảng dạy cho đến cách thức tiến hành, kiểm tra, thi,…
+ Số lượng: Chúng ta cần quan tâm đến tổng số người học trong lớp để nhằm
lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy cho phù hợp Ví dụ nếu lớp quá đôngthì không thể áp dụng phương pháp chia nhóm vì phải duy chuyển, gây mất trật tự,
… Với phương tiện giảng dạy cũng vậy, nếu lớp đông thì bảng viết, tranh ảnh, hình
vẽ và các giáo cụ trực quan khác phải đủ lớn để cả lớp có thể quan sát và theo dõi.Ngoài ra chúng ta cần quan tâm đến số lượng nam, nữ, trình độ học vấn, khả năngnhận thức của người học để biết cách khuyến khích, động viên đối với từng đốitượng nhằm giúp họ có thể phát huy tốt nhất năng lực của bản thân
+ Thời gian: Điều mà người dạy luôn lo ngại là hết giờ mà nội dung vẫn còn
dang dở (cháy giáo án) hoặc giảng xong rồi mà thời gian vẫn còn nhiều (ướt giáoán) Giảng vừa khớp thời gian không thừa cũng không thiếu là một trong những tiêuchuẩn của người dạy giỏi Các giáo viên khi soạn giáo án hay lập kế hoạch bài
Trang 27giảng cần phải phân bổ thời gian một cách hợp lý cho từng nội dung vì thực hiện tốtviệc này mới có thể đảm bảo đúng tiến độ chương trình đề ra.
+ Mục tiêu: Là cơ sở cho việc lập kế hoạch bài giảng Đó là việc mô tả sự thay
đổi của mỗi người học sau một quá trình giảng dạy của người thầy Hay nói cáchkhác, mục tiêu là cái đích mà cả người dạy và người học phải đạt được sau một quátrình dạy và học (phần này có phân tích rõ ở các mục trên)
+ Tài liệu tham khảo: Trách nhiệm của người dạy là phải cung cấp cho người
học những tài liệu cần thiết có liên quan đến bài giảng và môn học nhằm giúp họthuận lợi trong việc nghiên cứu và học tập Có thể có hai tài liệu: tài liệu bắt buộc(giáo trình) và tài liệu tham khảo Người dạy có thể cung cấp trực tiếp đến ngườihọc tài liệu hoặc giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản và địa chỉ có thể tìmkiếm
+ Kế hoạch chi tiết: Phần này sẽ trình bày cụ thể ở chương 2.
So sánh với cách soạn giáo án truyền thống thì kế hoạch bài giảng giống ở chỗ cóchủ đề, đối tượng, thời gian, mục tiêu Điểm khác nhau giữa chúng là tài liệu thamkhảo, và phần kế hoạch
1.3.3 Xây dựng kế hoạch học [6, tr 75 – 77]
Kế hoạch học được thiết lập có quan hệ trực tiếp với kết quả mà người họcthực hiện Nó liên quan trực tiếp đến phương pháp dạy, và lựa chọn phương tiệndạy học Kế hoạch học được người dạy chăm chút và người học thực thi sát sao.Dưới sức ép của những mục tiêu phải đạt được, người dạy đặc biệt nhấn mạnh đếnnhững tri thức chủ yếu bằng cách chỉ lướt qua những khái niệm không quan trọng
và tạo nên một trật tự phát triển tuần tự trong việc dạy, giúp người học thích nghinhất với nhịp độ dạy học Kế hoạch học ảnh hưởng đến định hướng học và hứng thúcủa người học
Việc xây dựng kế hoạch học hoàn toàn phụ thuộc vào người dạy, người học,nội dung chương trình Một kế hoạch được xây dựng tốt nếu nó đảm bảo vừa sứcgiữa các đối tác, có khả năng thực thi và chắc chắn phải mang lại hiệu quả Ngườidạy căn cứ vào nội dung chương trình học, khả năng của người học,…sao cho đảmbảo các tiêu chí trên
Kế hoạch học do người dạy đề ra nhưng nó cần lắm sự đồng thuận của người học, bởi vì họ chính là những đối tác quan trọng đảm bảo thành công Kế hoạch học được xây dựng sao cho thu hút được đối tác quan trọng, cuốn họ vào việc giải quyết một vấn đề mà người học quan tâm và cảm thấy cần phải giải quyết, nhất
Trang 28định phải giải quyết cho bằng được Không nên xây dựng kế hoạch học mang tính
áp đặt người học, vô tình tạo một áp lực vô hình và làm tăng khoảng cách của ngườidạy và người học
Tóm lại kế hoạch học được người dạy xây dựng dựa vào thực tế giảng dạy của bản thân sao cho phù hợp với đối tượng Nó phải mang tính thiết thực và phải
đảm bảo thành công Không nên xây dựng kế hoạch học cứng nhắc, mang tính liệt
kê, xa rời với người học và không đảm bảo được kết quả
1.4 Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong phương pháp dạy học tương tác [6,
tr 131 – 139]
1.4.1 Dẫn dắt hoạt động
Khi người dạy chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung và làm chủ môn học sẽ dạy và đãlập xong kế hoạch dạy, kế hoạch học Trong suốt quá trình dạy học, người dạy phảilàm sao khơi dậy ở người học một hứng thú học và kích thích liên tục người họctrong việc tìm kiếm tri thức mới Người dạy là người dẫn dắt hoạt động, là ngườinắm giữ linh hồn lớp học, là người dẫn dắt người học ham thích kiến thức và mongmuốn chiếm lĩnh tri thức Vai trò dẫn dắt họat động mà người dạy đảm nhiệmkhông phải là một nhiệm vụ nhỏ Vấn đề ở đây là người dạy là một cá thể độc lập
họ sở hữu những đặc tính riêng và người học cũng thế Làm thế nào để có thể có sựkết hợp hài hòa giữa họ và dồn sự chú ý từ nhiều hướng khác nhau về một hướng từnhiều nguồn năng lượng rất khác nhau Bản thân người dạy là người dẫn dắt cáchoạt động phải có trách nhiệm hiểu các hoạt động cá nhân của mình cũng như ngườihọc rồi khơi dậy những tương tác thích hợp giữa người dạy và người học
Việc dẫn dắt hoạt động phần lớn dựa trên các hoạt động khả năng của ngườidạy chuyển thông tin và hiểu được các phản ứng của người học Có thể nói giao tiếp
là cái nền mà trên đó được dệt từ sự dẫn dắt hoạt động và giao tiếp Dẫn dắt hoạtđộng dạy học là hoạt động có chủ đích nhằm rèn luyện một tập thể thực hiện thànhcông việc học mà nhất là tạo một tinh thần, một khối tâm lí lôi cuốn mỗi thành viênchia sẻ trách nhiệm đối với một dự án tập thể Người dạy đảm nhiệm trách nhiệmdẫn hoạt động của lớp và người học trở thành người tham gia có trách nhiệm.Người dạy tìm cách khơi dậy và duy trì sự tham gia của cả lớp, việc dẫn dắt củangười dạy cần đến những chiến lược năng động có khả năng tác động vào tất cảngười học làm cho họ hứng thú và duy trì sự hứng thú trong suốt quá trình học
Trang 29Thách thức của người dẫn dắt hoạt động dạy học: Việc dẫn dắt hoạt động
trong quá trình dạy học thực sự là một thách thức Thách thức này càng dễ thực hiệnkhi người dạy chia sẻ nó với người học Người học phải tham gia vào sự vận hànhchung của tập thể, họ đảm nhiệm phần trách nhiệm của mình trong lớp bằng cáchgóp phần duy trì không khí tích cực và tham gia vào trong các hoạt động, họ trởthành nhân tố tích cực góp phần duy trì bầu không khí lớp Theo quan điểm nàyngười dạy có mong muốn là giảm thiểu số học sinh không tập trung, thiếu kỉ luậttrong lớp và xây dựng một tập thể mà số HS tham gia học nhiều hơn số HS im lặng
Do đó, giáo viên cần sử dụng phương pháp sư phạm hứng thú nhằm làm chongười học có ý thức rằng là cần học, người học cần thấy rằng họ thực sự đang thiếutri thức mới Người dạy sử dụng phương pháp sư phạm hứng thú để thiết lập motipmối quan hệ phù hợp giữa người học với đối tượng học Điều quan trọng là nhu cầuhọc có thể xuất hiện đối với người học có thể xuất hiện đối với người học dưới hìnhthức lợi ích cá nhân, một lợi thế quan trọng Ý thức lúc này vào cuộc và tăng cường
ở người học sự ham muốn học, bằng cách giới thiệu người học đối tượng học là mộtcái gì đó có giá trị, được đánh giá cao và sẽ có lợi đối với anh ta, vì vậy anh ta cóthể khám phá trong đối tượng học một yếu tố tò mò, sinh ra sự lôi cuốn cái chưabiết và sự khám phá một lợi ích cho tương lai của mình mà cũng là một cơ hội pháttriển tương lai cá nhân, cho phép người học đạt được mục đích mong muốn, vượtqua khó khăn và tự khẳng định và tự đánh giá mình
1.4.2 Giao tiếp
Quan điểm DHTT đòi hỏi người học và người dạy có khả năng bình thườngcủa một người giao tiếp để đảm bảo sự truyền, sự nhận thức có hiệu quả các thôngđiệp riêng rẽ cả họ, dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa người học và người dạy.Giao tiếp chủ yếu dùng để thiết lập sự tiếp xúc mối liên hệ giữa người phát và ngườinhận Thậm chí nó gợi lên ý nghĩ trao đổi và chia sẻ Giao tiếp thiết lập mối quan hệtương hỗ giữa người dạy và người học, đóng vai trò khẳng định hoàn toàn và nổitrội nhất trong việc dẫn dắt hoạt động của một lớp học, giao tiếp cũng có những đặctính riêng biệt, nó sử dụng phương tiện chuyền tải thích hợp và phải đạt được hiệuquả
Tính lưỡng cực của người tham gia: Giao tiếp theo quan điểm DHTT rõ ràng
là có xu thế tạo nên những trao đổi giữa người dạy và người học Giao tiếp khôngthể được thực hiện một chiều vì các đặc tính của nó bao hàm sự tương tác trong các
trao đổi Chính vì vậy, người dạy hoạt động khi thì như người phát, khi thì như
Trang 30người nhận và người học cũng như vậy Cả hai hoạt động này luôn có sự tương hỗ song cực và có giá trị nhất Đây cũng chính là sự phân biệt cơ bản với giao tiếp truyền thống vì cách giao tiếp này người ta xem người dạy là người phát trước lớp
và người học như là người nhận chỉ cần nghe.
Trong một lớp học liên tục diễn ra quá trình người thầy hỏi, người học trả lời,thì người thầy trước hết là người phát rồi là người nhận và cuối cùng trở thànhngười phát trong khi người học liên tục đóng vai trò là người nhận, người trả lời rồi
lại là người nhận Theo quan điểm sư phạm tương tác người phát là tác nhân khơi mào một cuộc trao đổi và đẩy người nhận phản ứng Kết quả là một sự liên kết dựa
trên những khả năng của từng người tham gia, họ đảm nhận các vai trò khác nhaucủa mối quan hệ giao tiếp ấy
Tính đặc thù của những người tham gia: Giao tiếp theo quan điểm sư phạmtương tác làm xuất hiện những người tham gia mà vai trò của nó giới hạn rất rõ.Người dạy hoạt động như là người hướng dẫn người học Với mong muốn chuyểntải những thông điệp của họ đến người học và nhận lại những phản ứng từ ngườihọc Người dạy với tư cách là người phát, người truyền thông tin, một lời khuyên,một lời gợi ý, một động viên hay một chất vấn khi đóng vai trò người nhận thôngtin, người dạy chấp thuận thái độ người học cộng tác mong muốn giúp đỡ Ngườihọc với tư cách là người nhận, đặc biệt cố gắng thích nghi với lời truyền đạt vớingười dạy Người học với chức năng kép của mình là người nhận và người phátphải có trách nhiệm với quá trình đào tạo của mình
Người dạy cũng cần có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động bằng việc giải thíchthông điệp truyền đi tránh trường hợp hiểu lầm, hiểu sai kiến thức đối với ngườinhận là người học Việc hiểu sai thông điệp từ người dạy gây cản trở mục tiêu học,làm nản chí từ cả người dạy và người học Vì sự dẫn dắt các hoạt động ghép vớimạng lưới giao tiếp của mỗi cá nhân, người dạy dẫn dắt hoạt động và người họcphải phô bày các tập tính phù hợp với tính đặc thù của vai trò riêng của họ với tưcách là người phát và người nhận theo quan điểm sư phạm tương tác
Những phương tiện giao tiếp: Giao tiếp cần các phương tiện để chuyển thông điệp từ người phát sang người nhận, các phương tiện thường được gọi là kênh hoặc
là phương tiện truyền giao tiếp Thường xuyên nhất người dạy, hoàn toàn giống
như người học, truyền thông điệp của mình bằng cách sử dụng lời nói và cái khônglời, có nghĩa là bằng giao tiếp lời hoặc giao tiếp không lời Mặc dừ ngày nay công
Trang 31nghệ đã có nhiều phương tiện truyền giao tiếp, nhưng phần lớn chắc chắn gắn vớilĩnh vực giao tiếp lời mà rất hiếm gắn với lĩnh vực giao tiếp không lời.
Giao tiếp bằng lời: Theo quan điểm DHTT, người dạy nên quan tâm sử dụng
từ ngữ mà người học biết rõ nghĩa của nó Nếu không người học không đạt tới sự
nắm bắt được toàn bộ thông điệp Trách nhiệm của người dạy là chỉ rõ các từ mà họkhông biết Một sự thận trọng lúc đầu sẽ tránh được một sự không hiểu biết thôngđiệp
Người dạy phải dè chừng với những từ mới, từ địa phương mà họ có thể đưavào trong giao tiếp của mình Những từ mới và từ địa phương cần phải được giảithích và làm sáng tỏ rõ ràng Người dạy chú ý đến việc sử dụng các từ mà khi sửdụng chúng được bộc lộ bằng sự truyền tải tình cảm ngạc nhiên, lời bao giờ cũnggiàu tình huống tri giác Từ không chỉ diễn đạt qua thính giác mà có lúc còn gợi lêncảm giác, hình ảnh,… Ngữ điệu trong giao tiếp lời thêm vào sự nhạy cảm có ýnghĩa cho từ ngữ Nó dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: âm sắc của giọng,cường độ, nhịp điệu và tính nhạc Bất kì ai khi nhận được một thông điệp cũng điểunhạy cảm với ngữ điệu và giọng nói giữ một vai trò rất quan trọng Thông thườngmột giọng nói khoan thai, nhịp điệu được điều chỉnh phù hợp với ngữ cảnh sẽ gâymột hiệu ứng tốt và ngược lại Nhịp điệu và chuyển giọng cũng là lợi thế cần khai
thác trong giao tiếp lời Cách diễn đạt với nhịp độ đa dạng góp phần khơi dậy và duy trì sự chú ý của người học và ngược lại Tính nhạc cần đến một ngạn ngữ hùng
hồn, chúng thêm sự rõ ràng cho thông điệp và làm cho việc nghe trở nên nhẹ nhàng.Ngôn từ của người dạy phải trong sáng và cân nhắc nhịp độ
Giao tiếp không bằng lời: Giao tiếp không lời thường được đánh giá ít quan
trọng, nó giống như việc thêm gia vị Nó thêm vào ít vị cay, một hương vị lạ trongmối quan hệ giữa người phát và người nhận Cái không lời trong giao tiếp sẽ tácđộng bởi sự khéo léo bằng cách sử dụng sự biểu lộ bằng cơ thể Như là nghịch lí, imlặng đôi khi lại nói lên rất nhiều điều Thật vậy, nó chịu trách nhiệm về mặt nănglượng và thậm chí trở nên đe dọa với người không thích nghi Đôi khi im lặng biểuthị cho sự do dự, không đồng ý, sự suy nghĩ, khi thì lại nhấn mạnh sự nghiêm túccần phải thêm vào bằng lời nói Quan điểm SPTT đánh giá cao việc im lặng củangười dạy vì nó tạo điều kiện cho việc tư duy và việc diễn đạt đối với người học
Sự diễn đạt bằng động tác thường đi theo lời nói và góp phần làm tăng thêm ýnghĩa của từ, cử chỉ bằng cách nào đó cụ thể hóa tư duy trừu tượng thậm chí đôi khi
nó có khả năng nói và diễn đạt nhiều từ ngữ hơn Nhìn chung người học thu nhận
Trang 32một cách không ý thức cái không lời và kết quả là sẽ có phản ứng Một cái nhìn củangười nói thể hiện quan điểm của người nói đó, người dạy biết đọc được nét mặt vàbiểu hiện sự biểu thị đó làm tăng sức mạnh của giao tiếp.
Toàn bộ động tác, cử chỉ bề ngoài giống như triệu chứng báo trước mà bất cứ
ai cũng có thể rút ra được, chính là cảm giác mà người dạy và người học tạo nênxung quanh họ Một trạng thái mơ hồ của tư duy sẽ chi phối diện mạo, cách hoạtđộng, uy tín của người dạy và của mỗi người học theo lúc đó mà nó rực sáng haylúc nó mờ nhạt, nó giúp đỡ hoặc làm hại sự giao tiếp Đó là một yếu tố ảnh hưởngmột cách không có ý thức đến cách hoạt động của người phát cũng như người nhận.Theo quan điểm phương pháp sư phạm tương tác cần phải học cách làm quen vớihoàn toàn bộ động tác cử chỉ để giao tiếp giữa người dạy và người học được tốt.Người học sử dụng một cách tinh tế một vài cách thức giao tiếp không lời rất
có ý nghĩa, thông điệp của nó có thể biểu đạt qua một bức tranh, một hình vẽ đơngiản, một bài thơ, một âm điệu du dương Đó là một cách rất cá nhân và kín đáobiểu thị những tình cảm mà không thể thú nhận bằng lời Nhờ cách giao tiếp độcđáo này, người học tìm cách làm tăng giá trị của mình, thu hút sự chú ý hoặc hoàntoàn đơn giản là tự khẳng định mình Trách nhiệm của người dạy phải chú ý đến cáikhông lời và khám phá ra ý nghĩa của nó
Hiệu quả của giao tiếp: Quan điểm DHTT không thể chỉ thỏa mãn với cáchmiêu tả cấu trúc của giao tiếp như các hình thức truyền thông điệp khác nhau Vậy
làm thế nào để giao tiếp được hiệu quả ? Người dạy cần dẫn dắt hoạt động của mình bằng một giao tiếp hiệu quả nhất có thể Không thể khởi động được sự trao
đổi giữa người dạy và người học nếu như thông điệp không có một khả năng nàohoặc gần như không có sức thuyết phục người nhận Giao tiếp theo quan điểmDHTT có nhiệm vụ phải tạo nên mối quan hệ tương hỗ giữa người dạy và ngườihọc, giữa người dạy với lớp của mình và giữa chính những người học với nhau Đểthực hiện được điều này giao tiếp sư phạm phải được kế hoạch hóa, thể hiện quachú ý và xây dựng bài bản
Giao tiếp có kế hoạch: Khi thiết lập bài giảng của mình, người dạy hoàn toàn
có lợi thế là dự đoán được sẽ cần đến phương tiện thông tin nào trong những phadành cho hứng thú và cho đánh giá đào tạo Thực sự, bất cứ bài học nào cũng cóphần ngoài dự kiến Vì vậy, người dạy cần đến khả năng thích nghi của mình Khi
đó người dạy nên cố gắng tận dụng những phản ứng không đợi của lớp hay của mộtngười học và hòa nhập nó vào bên trong chiến lược giao tiếp người dạy đã có kế
Trang 33hoạch từ trước Nếu như người dạy nhận thấy thông điệp của mình không có hiệuquả chờ đợi, ngay cả nếu như nó được cấu trúc một cách cẩn thận, thì người dạygiới thiệu lại thông điệp của mình bằng cách thay thế hoặc biến đổi phương tiệntruyền đạt giao tiếp Người dạy cố gắng dự đoán trong khi xây dựng kế hoạch bàihọc, những chiến lược thay đổi trong trường hợp giao tiếp thì sẽ không sản sinh rađược hiệu quả như dự kiến.
Giao tiếp cần thể hiện qua thông điệp và có hiệu quả trong khuôn khổ quychiếu của người nhận và bằng cách nào đó gắn với cái đã biết của người nhận Giaotiếp của người dạy có thể phải ăn sâu nhất vào kinh nghiệm đã trải qua của ngườihọc, trong lĩnh vực kiến thức của người học và môi trường sống của học Người dạy
sử dụng từ ngữ phù hợp với người học, những thí dụ thuộc môi trường sống củangười học, người dạy cần đến những tình cảm ảnh hưởng đến trong giá trị củangười học Với thông điệp cụ thể và phương pháp thể hiện, người học tham gia vàogiao tiếp bộc phát hơn bởi vì đối với họ dễ dàng thiết lập hơn một mối quan hệ giữacái đã biết của mình và kiến thức phải thu lượm Người dạy đôi khi phải sử dụngphương pháp giao tiếp có chủ đích để vượt qua những trừu tượng và gây khó hiểuđối với người học Ngôn ngữ khó hiểu và sách vở thường làm cho thông điệp khônghiểu được và buồn chán, ít nhất, người dạy phải đảm bảo nghĩa của tất cả các từ vàcác câu được người học hiểu
Giao tiếp tập trung: Để giao tiếp có hiệu quả hơn, người tham dự phải chấp
nhận các cách hoạt động giống nhau của người dẫn dắt hoạt động giỏi Người pháttrong việc chuyển thông điệp của mình, phải biểu hiện sự tương đẳng, sự chấp nhậnkhông điều kiện người khác và nhất là tha giác Người dạy truyền một thông điệp,
nó phù hợp với niềm tin của mình và tin vào tiềm năng của người học và nó là giao
thoa của sự chờ đợi Giao tiếp tập trung đòi hỏi ở người dạy theo dõi những phản ứng nhỏ nhất của người học Một từ, một cử chỉ, một thái độ đủ để khẳng định hiệu
quả của thông điệp hoặc để cho nghi ngờ tính không hiệu quả của nó Và quy tắcthực hành trong giao tiếp khuyên người ta không bao giờ nói không với một ý nghĩđược phát ra Người dạy cũng như người học phải học cách tận dụng tốt nhất thôngđiệp truyền đến cho anh ta Người dạy phải tỏ ra có phản ứng xây dựng khi mà anh
ta muốn thích nghi với ngữ cảnh hoặc một câu trả lời ít nhiều chính xác của ngườihọc để thay đổi khi nó cần, làm cho nó có ích và có thể chấp nhận được Lúc đầukhông nên từ bỏ một can thiệp mà cố gắng tin tưởng vào người học Với phản ứngtích cực như vậy người dạy sẽ thúc đẩy người học tiếp tục tham gia vào quá trình
Trang 34học, người dạy đã ý thức rằng đóng góp của mình thậm chí là rất nhỏ nhưng cũngrất hay cho việc thực hiện dự án của tập thể Vì vậy mà giao tiếp trở nên hiệu quả,được khích lệ vì nó được tích cực xây dựng.
1.5 Một số nguyên tắc khi sử dụng quan điểm dạy học tương tác
1.5.3 Đảm bảo tính trật tự, hợp lí
Phần nội dung bài học và các câu hỏi cần được sắp xếp thứ tự logic, hợp lí
- Phần nội dung với lý thuyết cô đọng và tiếp sau đó là phần minh họa sinh động, cótính tương tác cao rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả
- Các câu hỏi và phần giải đáp phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (xen giữacác phần bài học để củng cố từng phần, hay nằm ở cuối bài để củng cố toàn phần),kết hợp những minh họa sử dụng công cụ đa phương tiện nhằm kích thích tính tò
mò, thúc đẩy khám phá vấn đề tìm câu trả lời
1.5.4 Đảm bảo tính phổ biến
KHBG cần có các ghi chú, hướng dẫn để GV khác có thể sử dụng để giảngdạy và học tập về kĩ thuật thiết kế Nhờ vậy mà có thể nhân rộng hơn số lượng GV
Trang 35biết cách sử dụng phương tiện này để giảng dạy, giúp nâng cao dần chất lượng họctập và đào tạo của nhà trường.
Để KHBG dễ dàng được phổ biến, GV không nên đặt nặng việc phải thiết kếcác hoạt động quá phức tạp Vì như vậy không chỉ các GV khác thấy khó khăntrong việc nắm bắt ý tưởng sư phạm mà chính các em HS cũng cảm thấy rối khiphải quan sát quá nhiều hiệu ứng cùng lúc trên bảng
Tính phổ biến còn thể hiện khi GV chia sẻ bài soạn và tiếp nhận phản hồikhách quan từ đồng nghiệp để cải tiến bài thiết kế hoàn chỉnh hơn
1.6 Một số PPDH tăng khả năng tương tác giữa ba yếu tố dạy học [29, tr 39 – 88]
Sau đây là một số PPDH theo hướng dạy học tương tác mang lại hiệu quả cao,giúp tăng cường khả năng tương tác giữa ba yếu tố: người dạy – người học – môitrường
1.6.1 Nhóm PP tương tác giữa người dạy và người học qua cách hỏi đáp
có thể phỏng vấn nhanh và nhiều người
GV đặt câu hỏi: Câu hỏi phải hấp dẫn, ngắn gọn, gây được chú ý.; GV hỏinhanh từng người;Dùng micro hay một dụng cụ giả làm micro đưa vào trước từngngười khi hỏi như phóng viên văn phòng
Người học trả lời: Yêu cầu người học trả lời nhanh và ngắn gọn Nếu ngườihọc được hỏi mà chưa có câu trả lời hãy bỏ qua và chuyển ngay sang hỏi ngườikhác Nên hỏi khoảng 15 – 20 người trong mỗi lần áp dụng PP này
Tổng kết nhanh và định hướng: đưa ra tổng kết một cách ngắn gọn và kết nốimới thông tin đó vào bài học
Những lưu ý khi áp dụng PP tia chớp: không thảo luận, bình luận hay giảithích câu trả lời Cần tiến hành nhanh mọi thao tác PP này áp dụng được mọi loạihình lớp học và mọi thời điểm trong bài giảng
Trang 36Phương pháp hỏi đáp
Là PPDH mà phát huy tính tích cực của người học rất hiệu quả Khi GV sửdụng PP này không khí lớp học sẽ sôi nổi và việc tiếp thu kiến thức sẽ tốt hơn.Nhưng đây là một PP khó và phức tạp vì nó không thực hiện theo quy trình hay cốđịnh từng bước mà đòi hỏi cao sự linh hoạt làm chủ lớp học của người dạy PP hỏiđáp cũng được xem là PP nói chuyện với nhau để học, PP này đặt ra yêu cầu quantrọng nhất là phải tạo được sự tranh luận nhiều chiều trong lớp học nhằm tăng khảnăng tìm tòi, học hỏi sâu về một chủ đề PP này sẽ làm giảm thiểu GV nói và tăng tỉ
lệ người học tham gia hỏi đáp, họ sẽ cùng suy nghĩ tìm ra vấn đề PP này có sựtương tác cao giữa người dạy – người học và môi trường, nó làm cho lớp học sinhđộng hơn, lôi kéo mọi người cùng tham gia Nhược điểm duy nhất của PP này nếu
GV không tổ chức tốt dễ sa đà và mất phương hướng
Người học suy nghĩ: tùy vào độ khó của câu hỏi mà người dạy dành thời gianhợp lí cho người học suy nghĩ
Trao đổi đa chiều: người dạy và người học cùng trao đổi xoay quanh nội dungcâu hỏi, phần trả lời được ghi tóm tắm trên bảng để mọi người dễ theo dõi
Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chốt lại kiến thức quan trọng cần nhớ
Những lưu ý khi áp dụng PP hỏi đáp
PP này áp dụng cho mọi loại hình lớp học, mọi thời điểm trong bài giảng và
có thể áp dụng nhiều lần trong bài giảng
Người dạy cần chuẩn bị thật kĩ nội dung bài giảng để tránh những câu hỏi bấtngờ và khó GV phải kiểm soát được nội dung và thời gian trao đổi GV có thể vậndụng một số biện pháp sau giúp người học tham gia tích cực: Hỏi đích danh, để cómột vài câu trả lời rồi mới bình luận, khen, động viên phù hợp, …
PP nêu ý kiến ghi lên bảng
Là PPDH áp dụng với câu hỏi có nhiều cách trả lời Mục đích là thu thập đượcnhiều ý kiến, nhiều thông tin phản hồi từ người học nhằm kiểm tra kiến thức của họ,
Trang 37đồng thời có thể định hướng vào bài giảng PP này phát huy được tính tích cực, tưduy độc lập sáng tạo của người học qua sự động viên khuyến khích của người dạy.Cách thức tiến hành:
Dẫn dắt và nêu chủ đề: GV mở đầu bằng cách thuyết trình, phỏng vấn nhanhlôi kéo người học ngay từ phút đầu tiên Chủ đề chính cần ghi lên bảng, cần đảmbảo rằng nội dung mở để người học có cơ hội đưa ra nhiều ý kiến khác nhau
Ngoài ra PP này cũng chú ý về việc như: dành thời gian cho người học suynghĩ, mời người học ghi bảng, người học nêu ý kiến, GV trao đổi với người học vềnhững ý quan trọng nhất,…
Một số lưu ý khi áp dụng:
GV cần chuẩn bị kĩ câu hỏi, câu hỏi phải dễ hiểu, mang tính mở GV cần tạobầu không khí vui nhộn, sôi nổi để tạo môi trường thoải mái cho người học thamgia
Không nên áp dụng PP này nhiều lần trong một buổi học, thời gian thực hiện
PP này không quá 15 phút
Phân biệt nhóm phương pháp tương tác hỏi đáp là khác nhau không chỉ ở hình
thức mà là mục đích sử dụng chúng, mục đích khác nhau nên cách thức tiến hànhcũng khác nhau
Trong PP nêu ý kiến ghi lên bảng và tia chớp người dạy đặt từng câu hỏingười học trả lời
Trong PP hỏi đáp người dạy đặt câu hỏi người học trả lời nhưng người học đặtcâu hỏi ngược lại và cùng nhau trao đổi
1.6.2 Nhóm PP tương tác giữa người học và người học
Phương pháp làm việc nhóm
Là PP được sử dụng phổ biến ngày nay, PP này có sự tương tác cao giữangười học với nhau PP làm việc nhóm áp dụng cho mỗi đối tượng và mọi quy môlớp học
Cách thức thực hiện:
Chuẩn bị nội dung làm việc nhóm: nội dung gợi ra sự tranh luận và càngmang tính thời sự càng tốt; Bám sát mục tiêu bài giảng; phù hợp với người học, rõràng, ngắn gọn
Giao nhiệm vụ nhóm: ghi rõ nhiệm vụ lên bảng, chuẩn bị phương tiện phùhợp, qui định thời gian cụ thể để hoàn thành và báo cáo công việc
Trang 38Chia nhóm: mỗi nhóm nên chia từ 4 đến 10 người, chia một cách ngẫu nhiên,thuận tiện theo điều kiện lớp học, dựa vào thực tế và điều kiện cụ thể để chia nhómcho phù hợp.
Người học làm việc nhóm: cử nhóm trưởng, thư ký, xác định nội dung cầnthực hiện, phân công các thành viên trong nhóm, kiểm soát thời gian làm việcnhóm,…
Trình bày kết quả trình bày nhóm: một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung,từng nhóm thuyết trình riêng, trưng bày áp phích, ghi ý kiến lên bảng,…
GV tổng kết bổ sung: GV kết nối được ý kiến của cả nhóm, định hướng đúngyêu cầu, bổ sung làm rõ được vấn đề cần giải quyết; đưa ra hành động từ những kếtquả thu được
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp làm việc nhóm cho lớp đông người:giao nhiệm vụ nhóm, hướng dẫn kỹ cách thực hiện trước khi chia nhóm; Tiến hànhchia nhóm ngẫu nhiên; GV nên chắc lọc những phương án giúp tiết kiệm thời gian
và nội dung không bị lặp lại; GV cần trang bị kỹ năng giao tiếp, điều hành và quảnlý
Phương pháp bể cá
Là PP sắp xếp chỗ ngồi của người học theo bể cá để người dạy và người họctham gia trao đổi, thảo luận và có người chơi quan sát ngoài vòng Đây là hình thứcthảo luận tránh cảm giác nhàm chán mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra
Cách thức tiến hành:
Nêu đề tài thảo luận: nêu đề tài hoặc tình huống cụ thể, làm rõ nội dung của đềtài để người học nắm chắt vấn đề; đưa ra các câu hỏi thảo luận và những yêu cầucần đạt được, sau đó viết lên bảng để cả lớp tiện theo dõi; Quy định rõ thời gian màngười học được phép suy nghĩ hoặc thời gian làm việc nhóm trước khi thảo luận bểcá; Định hướng kiến thức cho người học để học vận dụng vào nội dung thảo luậnmột cách hiệu quả
Hình thành bể cá: lựa chọn hình thức bể cá cho phù hợp với loại hình lớp và sĩ
số của lớp; Đối với lớp ít người nên hình thành bể cá theo hình chữ u hoặc hình tròn
để tạo được vòng trong và vòng ngoài; Đối với lớp đông không nên yêu cầu ngườihọc di chuyển để tránh xáo trộn và mất trật tự Khi đó, nên bố trí bể cá trên bụcgiảng để người học tiện theo dõi mà vẫn giữ nguyên vị trí, không gây xáo trộn vàmất thời gian
Trang 39Mời đại diện vào vòng trong thảo luận: mời đại diện của các nhóm vào vòngtrong thảo luận, số lượng người tham gia vào vòng trong khoảng từ 6 đến 8 người,vòng trong có thể tổ chức theo hai hình thức: vòng kín (chỉ có đại diện được mờivào vòng trong phát biểu, các thành viên còn lại ghi chép) và vòng mở (bố trí mộtchiếc ghế trống mời các thành viên vòng ngoài cùng tham gia thảo luận).
Thảo luận: Từng đại diện ở vòng trong phát biểu ý kiến Các đại diện khác cóthể bổ sung hoặc cùng nhau trao đổi, tranh luận về những ý kiến mà mình chưa thấythỏa đáng Các thành viên ngoài vòng lắng nghe, nếu muốn bày tỏ quan điểm cánhân thì tiến vào ghế trống ở vòng trong phát biểu, sau đó trở về vị trí để ngườikhác tiếp tục GV dẫn dắt cuộc thảo luận đi đúng hướng, tránh lan man GV phảibao quát lớp, khéo léo khuyến khích để sao cho mọi người đều tham gia, không aiđứng ngoài cuộc thảo luận
GV tổng kết: GV chịu tránh nhiệm tổng hợp lại ý kiến của người học, đánh giákết quả cuộc thảo luận, đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề thảo luận, định hướngnội dung tiếp theo
Một số lưu ý khi sử dụng:
Nội dung thảo luận phải được giáo viên chuẩn bị kĩ; Chuẩn bị tâm lí cho ngườihọc trước khi cuộc thảo luận bắt đầu PP này có thể thực hiện khi làm việc nhóm,đại diện nhóm vào vòng trong trình bày kết quả Nên cử một người học ghi lại ýchính của cuộc thảo luận lên bảng để cả lớp tiện theo dõi Tạo hình thức bể cá phùhợp với lớp học PP này thích hợp với mọi loại hình lớp học (đông, vừa và nhỏ) Cóthể áp dụng ở mọi thời điểm của buổi học, tùy thuộc vào sự phù hợp vào nội dung
và tình hình lớp học (ví dụ như: khi mở đầu bài giảng hoặc phát triển mở rộng, đisâu nội dung đang trình bày, áp dụng cuối buổi học chốt lại kiến thức bài học,…)
Phương pháp sàng lọc
Mục đích của PP sàng lọc là để ôn tập lại kiến thức, đánh giá sự tiếp thu kiếnthức của người học sau một bài học, một chương hay một quá trình học tập Ngườidạy cũng có thể sử dụng PP này để chốt lại nội dung mới, giúp người học có thể vậndụng những kiến thức vừa được học vào việc bình luận, giải thích, chứng minh đểlàm rõ và khẳng định được vấn đề nêu ra
Cách thức thực hiện:
Nêu đề tài thảo luận: như tất cả các PP khác, người dạy cần nêu chủ để Chủ
đề phải được sàng lọc phải rõ ràng, phù hợp với nội dung bài giảng và vừa sức với
Trang 40người học Nêu tiêu chí sàng lọc: đúng - sai, thuận lợi – khó khăn, ưu điểm – nhượcđiểm,…
Nêu phiếu sàng lọc: GV chuẩn bị trước nội dung cần sàng lọc và viết lên tờgiấy A4, phiếu chứa đựng cả hai nội dung đối lặp nhau để người học sàng lọc.Dành thời gian cho người học suy nghĩ: cũng giống như các phương pháp trênngười dạy cần dành ra khoảng thời gian phù hợp để người học suy nghĩ và trả lời.Sàng lọc phiếu: GV lựa chọn một nội dung được ghi lên bảng theo tiêu chí sàng lọc.Nếu lớp quá đông người GV chiếu lên màng hình nội dung HS lựa chọn theo sốđông
Giải thích, bình luận các nội dung trên phiếu: đây là bước đặc thù của PP sànglọc Người học không chỉ trao đổi với nhau mà còn trao đổi với người dạy về nộidung trên phiếu Họ vận dụng kiến thức đã học để giải thích, bình luận, chứng minhnhằm làm rõ nội dung Nếu cần thiết người dạy yêu cầu người học giải thích ngắngọn về phương án lựa chọn của mình, sau đó người dạy điều chỉnh hướng ngườihọc đến kiến thức đúng
GV tổng kết: GV đưa ra kết luận cuối cùng; chốt lại nội dung chính; Củng cốkiến thức; Dẫn dắt vào nội dung tiếp theo
Một số lưu ý khi sử dụng PP sàng lọc:
Nội dung phải chuẩn bị rõ ràng phù hợp với tiêu chí sàng lọc
Cần khuyến khích người học tham gia trao đổi
Chữ viết trên phiếu sàng lọc nên là chữ thường cùng cỡ
Có thể viết trực tiếp các nội dung sàng lọc lên bảng
PP này có thể kết hợp với các PP khác như: Nêu ý kiến ghi lên bảng, PP hỏiđáp
Áp dụng cho mọi loại hình lớp học
Được dùng để mở đầu bài giảng, giảng một nội dung quan trọng
Phương pháp neo kiến thức bằng câu đố
Được sử dụng để chốt lại kiến thức cho người học sau khi học xong một bài,một chương, một môn học hay toàn bộ khóa học Neo kiến thức bằng câu đố đượctiến hành như một trò chơi, có thắng bại, có thưởng phạt kịch tính nên tạo đượcnhiều hứng thú cho người học Việc áp dụng PP này làm cho không khí lớp học trởnên sôi động và giúp buổi học đạt được hiệu quả cao
Cách thức tiến hành: