Kết quả thực nghiệm định tính

Một phần của tài liệu Thiết kế các giáo án chương sự điện ly (hóa học 11 nâng cao) theo quan điểm dạy học tương tác (Trang 103)

3.5.1.Ý kiến đánh giá của HS

Phiếu điều tra HS tham gia thực nghiệm. Có 189 HS tham gia thực nghiệm ở 6 lớp khối 11, trên địa bàn Thị Xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn.

Kết quả trả lời câu hỏi “em có hứng thú với tiết học được giảng dạy bằng hình thức dạy học tương tác không ?”

Bảng 3.10. Mức độ hứng thú của HS với PPDH tương tác

Ý kiến nhận xét Số lượng Tỉ lệ Rất hứng thú 102 53.97%

Hứng thú 47 24.87%

Bình thường 13 6.88%

Không hứng thú 27 14.28%

Hình 3.9. Biểu đồ mức độ hứng thú của HS với PPDH tương tác

Có 78.84% HS hứng thú với PPDH tương tác. Điều này chứng tỏ việc tổ chức dạy học tăng khả năng tương tác giữa ba yếu tố của quá trình dạy học giúp HS duy trì hứng thú và tăng khả năng học tập.

Kết quả trả lời câu hỏi “ em có thường xuyên được học các môn học khác bằng hình thức dạy học tương tác không ?”

Bảng 3.11. Mức độ thường xuyên được học bằng hình thức dạy học tương tác

Hình 3.10. Biểu đồ mức độ thường xuyên được học bằng hình thức dạy học tương tác

Qua bảng số liệu cho thấy chỉ có 29.1% các môn học khác sử dụng hình thức dạy học tương tác để giảng dạy. Phụ thuộc vào đặc điểm, khối lượng kiến thức từng môn học.

Kết quả câu hỏi “em có thường được làm việc nhóm, trao đổi bài học với các HS khác không ?”

Bảng 3.12. Mức độ tương tác của HS trong tiết thực nghiệm

Ý kiến nhận xét Số lượng Tỉ lệ Rất thường xuyên 12 6.35%

Thường xuyên 43 22.75%

Thỉng thoảng 57 30.16%

Không bao giờ 77 40.74%

Ý kiến nhận xét Số lượng Tỉ lệ Rất thường xuyên 25 13.23%

Thường xuyên 36 19.05%

Thỉng thoảng 79 41.80%

Hình 3.11. Mức độ tương tác của HS trong tiết thực nghiệm

Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy có 32.38% HS được làm việc nhóm, được trao đổi xây dựng bài, tương tác với nhau trong giờ học hóa trước đây, mức độ tương tác giữa các HS trong giờ hóa vẫn còn khá thấp, nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng kiến thức quá lớn, cả thầy và trò chủ yếu tập trung dạy kịp chương trình và sửa bài tập.

Kết quả trả lời câu hỏi “em có thường được trao đổi, trả lời câu hỏi trực tiếp với GV trong giờ Hóa không ?”

Bảng 3.13. Mức độ thường xuyên HS được tương tác với GV

Ý kiến nhận xét Số lượng Tỉ lệ Rất thường xuyên 47 24.87%

Thường xuyên 83 43.95%

Thỉng thoảng 59 31.18%

Hình 3.12. Mức độ thường xuyên HS được tương tác với GV

Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng tương tác của GV và HS khá cao 68.82% vì GV thường đặt câu hỏi gợi mở yêu cầu các em trả lời.

Kết quả em có thích dạy học bằng hình thức dạy học tương tác như được học ở chương sự điện li không ?

Bảng 3.14. Mức độ mong muốn học môn Hóa bằng hình thức dạy học tương tác

Hình 3.13. Mức độ mong muốn của HS được học bằng PPDH tương tác

Có 79.36% HS mong muốn được học bằng hình thức dạy học tương tác, hình thức dạy học này các em được tương tác với nhau, tương tác với GV, môi trường học tập sôi nổi, các em được tự mình chuẩn bị và tự tìm ra kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi mang tính định hướng.

Ý kiến nhận xét Số lượng Tỉ lệ

Rất mong muốn 97 51.32%

Mong muốn 53 28.04%

Bình thường 29 15.34%

Bảng 3.15. Ý kiến của HS về ưu điểm lôi cuốn HS của hình thức dạy học tương tác

Tiêu chí Mức độ đánh giá (tăng dần từ 1 đến 5) Trung bình TỔNG CỘNG 1 2 3 4 5 Tiêu chí 1 2 11 45 50 81 4.04 189 Tiêu chí 2 3 15 40 45 86 4.04 189 Tiêu chí 3 1 20 45 60 63 3.87 189 Tiêu chí 4 0 3 50 60 76 4.11 189 Tiêu chí 5 0 1 60 61 67 4.03 189 Tiêu chí 6 2 6 70 66 45 3.77 189 Tiêu chí 7 0 25 55 63 46 3.69 189 Tiêu chí 8 3 25 45 60 56 3.75 189 TỔNG CỘNG 1890

Kết quả thu thập được qua câu hỏi “Em thích học bằng hình thức dạy học tương tác ở môn học nào ?”. Các em đưa ra nhiều môn học như: Văn, Hóa, Vật lý, … Hầu hết bất kì các môn học nào cũng có khả năng tương tác tốt, giúp các em tích cực hơn, chủ động hơn và giao tiếp tốt hơn.

Qua phiếu thăm dò ý kiến HS thu thập được qua câu hỏi “hình thức DHTT có ưu điểm nào lôi cuốn các em”. Đa phần các em đã quen với cách dạy truyền thống, thầy giảng trò ghi và vận dụng vào bài tập, các em chưa tích cực chủ động để tìm kiến thức.

Kết quả thu thập được qua câu hỏi “Em hãy cho biết những mặt hạn chế của hình thức DHTT”. Một số HS đánh giá việc giữ gìn trật tự lớp ở mức độ cao, khi các em được tương tác thì tạo ra lớp ồn. Một số bạn vẫn thụ động chưa chịu hợp tác, làm cho HS giỏi làm luôn phần việc được phân công.

Kết quả thu thập được qua câu hỏi “Em có đề xuất gì để hình thức dạy học tương tác được tốt hơn”. Các em đề xuất nên cho các em tiếp xúc nhiều với phương tiện, tự tay làm thí nghiệm, giảm tải những lí thuyết khó, khô khan không ứng dụng nhiều trong đời sống, giảm bớt những bài tập khó và không có ứng dụng nhiều trong đời sống,…

3.5.2. Ý kiến của GV tiến hành thực nghiệm

Bảng 3.16. Ý kiến của GV về ưu điểm lôi cuốn HS của hình thức DHTT

Tiêu chí Mức độ đánh giá (tăng dần từ 1 đến 5) Trung bình

TỔNG CỘNG

Tiêu chí 1 2 4 5 7 7 3.52 25 Tiêu chí 2 1 5 5 7 7 3.56 25 Tiêu chí 3 1 4 7 7 6 3.52 25 Tiêu chí 4 2 3 6 8 6 3.52 25 Tiêu chí 5 2 2 8 7 6 3.52 25 Tiêu chí 6 0 3 7 6 9 3.84 25 Tiêu chí 7 0 3 7 8 7 3.76 25 Tiêu chí 8 3 4 6 6 6 3.32 25 Tiêu chí 9 0 3 6 7 9 3.88 25 Tiêu chí 10 1 3 5 7 9 3.80 25 TỔNG CỘNG 12 34 62 70 72 3.62 250

Qua phiếu điều tra thu thập được, hầu hết GV đều nhận xét tốt về những mặt mạnh của quan điểm DHTT mang lại, các tiêu chí lôi cuốn HS được đánh giá ở mức độ khá cao, trong đó các tiêu 6, 9, 10 được đánh giá rất cao. Từ đó, cho thấy những hiểu quả tích cực mà quan điểm DHTT mang lại. Dựa vào các hoạt động được thiết kế và tổ chức mang tính tương tác cao giữa các yếu tố cao giữa các yếu tố của quá trình dạy học, HS được hoạt động tối đa, được tìm tòi, tự lấy kiến thức bằng khả năng của mình. Chính những yếu tố tạo điều kiện cho HS tương tác với thầy, môi trường và với bạn đã thực sự cuốn hút các em vào việc học.

Bảng 3.17. Tổng hợp đánh giá ý kiến của GV về hình thức dạy học này.

Ý kiến nhận xét Số lượng Tỉ lệ

Rất tốt 9 36.00%

Tốt 8 32.00%

Bình thường 8 32.00%

Hình 3.14. Tổng hợp đánh giá ý kiến của GV về hình thức dạy học tương tác

Có 84% GV đánh giá mức độ dạy học này từ tốt trở lên, cho thấy việc vận dụng hình thức dạy học này nhận ra được nhiều quan tâm từ GV vì lợi ích mà nó mang lại rất thiết thực và phù hợp với xu hướng dạy học ngày nay là lấy HS làm trung tâm.

Một số ý kiến thu thập được qua câu hỏi “Theo quí thầy cô những hạn chế của phương pháp dạy học tương tác”. Hầu hết các thầy cô cho nhận xét là gặp khó khăn trong việc thiết kế các hoạt động tạo được tính tương tác cao. Trong quá trình tổ chức điều khiển hoạt động đối với lớp đông HS, GV khó khăn trong việc quản lí lớp, vẫn còn một số HS chưa thực sự ý thức được việc học, còn dựa dẫm vào bạn, chưa có động cơ học tập đúng đắn. Nên số lượng HS yếu kém vẫn còn, chưa khắc phục được tình trạng thụ động, ngại phát triển biểu của các em.

Một số ý kiến thu thập được qua câu hỏi “Quí thầy có biện pháp gì để hình thức DHTT đạt hiệu quả”. GV đề xuất nên có một số hình mẫu DHTT dành cho đối tượng HS yếu kém, các bước thực hiện cụ thể giúp các em hình thành kĩ năng tương tác và tập dần tính tự giác. Đưa ra các hình thức kỉ luật nghiêm khắc, tạo mọi điều kiện tối đa để các em tham gia hoạt động học tập tích cực như: tổ chức cho các em thuyết trình, làm mô hình mẫu, làm dự án học tập,…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 chúng tôi đã trình bày những phần sau:

1. Chuẩn bi kế hoạch thực nghiệm

- Lập danh sách các lớp TN và ĐC, kèm theo tên của GV dạy TN. - Xác định phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả TN. - Xây dựng quy trình TN chung.

- Thiết kế phiếu điều tra để tham khảo ý kiến GV và HS về phương pháp DHTT.

- Lập kế hoạch lên lớp để GV thực hiện.

- Soạn đề kiểm tra 15 phút, 45 phút để đánh giá kết quả TN.

2. Tiến hành thực nghiệm

- Tiến hành TN ở HKI năm học 2013 - 2014 với 3 cặp lớp gồm 252 HS (126 TN và 126 ĐC).

- Trao đổi với các GV thực nghiệm về nội dung và cách thức giảng dạy, hồ sơ bài dạy đã thiết kế.

- Tổ chức kiểm tra 15 phút sau bài “Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch” và kiểm tra 1 tiết sau bài “Luyện tập chương 1”.

- Thu hồi các phiếu điều tra và tiến hành thống kê kết quả thu được.

3. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành TN chúng tôi thu thập kết quả và xử lý số liệu bằng toán học thống kê điểm kiểm tra 15phút và 1 tiết ở 6 lớp (3 TN và 3 ĐC). Kết quả như sau:

- Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra của lớp TN luôn luôn cao hơn lớp ĐC. - Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC.

Sau khi tổng hợp số liệu từ các phiếu điểu tra của GV và HS, chúng tôi nhận thấy: - Về phía HS: Cảm thấy hứng thú và hoạt động tích cực hơn khi được giảng dạy bằng phương pháp DHTT. Các em cảm thấy mình làm chủ quá trình học tập, tự bản thân các em tìm thấy tri thức. Từ đó, giúp các em năng động hơn, tích cực hơn và có khả năng giao tiếp hiệu quả.

- Về phía GV: Nhận thấy rằng khi giảng dạy bằng phương pháp DHTT, làm cho HS hứng thú hơn, giảm tải được việc truyền thụ kiến thức một chiều rất dễ

nhàm chán. Việc thay đổi các PPDH phù hợp trong một tiết dạy giúp duy trì hứng thú của cả GV và HS.

Qua TN chúng tôi thấy việc giảng dạy bằng phương pháp DHTT giúp HS hứng thú học tập và rèn luyện tư duy hóa học, nâng cao kết quả dạy học. Giúp GV giảm tải được việc truyền thụ kiến thức một chiều, tổ chức dạy học có định hướng và mang lại chất lượng dạy học. Tóm lại, các kết quả thu được đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

So với mục đích, nhiệm vụ ban đầu đã đề ra, về cơ bản đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận của đổi mới PPDH.

Nghiên cứu quan điểm dạy học tương tác, phương pháp dạy học tương tác, kĩ thuật dạy học tương tác.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ba yếu tố: Người dạy - người học - môi trường.

Điều tra thực trạng sử dụng PPDH tương tác, PTDH, hình thức tương tác, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học. Cách thức tổ chức dạy học, khả năng tương tác giữa thầy - trò, trò - trò, thầy - trò - môi trường dạy học. Sự tương tác qua lại giữa các yếu tố trong quá trình dạy học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng dạy học tương tác đang dần trở thành xu hướng dạy học chính, phù hợp với mọi loại hình giáo dục. Ở bình diện vĩ mô nó được xem là quan điểm dạy học, ở bình diện trung gian nó được xem là PPDH, ở bình diện vi mô lại được xem là kĩ thuật dạy học. Quan điểm dạy học này không phủ nhận những giá trị tích cực của phương pháp dạy học cổ truyền, nó giúp tích cực phát huy những mặt mạnh, nâng cao khả năng tương tác giữa các yếu tố trong quá trình dạy học, giúp người học có khả năng giao tiếp hiệu quả hơn, tương tác trong dạy học hiệu quả hơn.

1.2. Xây dựng cơ sở bài học cho các kế hoạch bài dạy bằng PPDH tương tác

Khi tiến hành thiết kế KHBD chúng tôi đã nghiên cứu về: - Định nghĩa kế hoạch bài dạy.

- Các phương pháp DHTT được sử dụng.

- Các phương tiện được vận dụng vào từng hoạt động dạy học cụ thể.

Các nguyên tắc xây dựng bài giảng đảm bảo 6 yếu tố sau: trực quan, tương tác hai chiều, phổ biến, hợp logic và hiệu quả.

Xây dựng quy trình thiết kế gồm 10 bước: xác định mục tiêu bài học, xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm, sưu tầm, thiết kế tư liệu, hình thành ý tưởng, hình

thành bộ khung bài học, thiết kế các hoạt động, thiết kế bài trình chiếu, thiết kế KHBG, xây dựng tư liệu dạy học, tiến hành dạy thực nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện.

- Thiết kế 6 kế hoạch bài dạy chương Sự điện li lớp 11 chương trình nâng cao. Mỗi kế hoạch bài dạy bao gồm: Chủ đề, đối tượng, mục tiêu, thời gian, tài liệu tham khảo (tư liệu), kế hoạch cụ thể, tóm tắt nội dung ghi bảng, PPDH, PTDH, hệ thống câu hỏi định hướng, PHT.

Phần kế hoạch cụ thể chúng tôi chia làm hai cột, cột thứ nhất nội dung kế hoạch (các hoạt động dạy học diễn ra, cột thứ hai tóm tắt nội dung ghi bảng). Các nội dung dạy học có thể linh động sử dụng các phương tiện dạy học nhưng phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc đảm báo tính tương tác hiệu quả giữa ba yếu tố dạy học.

Trước khi tiếp xúc với HS được dạy, GV cần tìm hiểu hồ sơ HS tường tận, nắm bắt được tâm lí các em, tính tình, sở thích, đặc điểm của các em HS. Việc tìm hiểu hồ sơ HS, đặc điểm HS góp phần giúp ích sau:

- GV biết được đặc điểm từng HS để phân công trong hoạt động nhóm, có định hướng giảng dạy phù hợp với từng đối tượng.

- Số lượng HS trong một lớp cũng quyết định chất lượng dạy học, quyết định đến việc sử dụng các PPDH, PTDH.

Bước tiếp theo là xác định mục tiêu, mục đích dạy học góp phần định hướng nội dung và tìm ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng được giảng dạy.

Để vận dụng quan điểm DHTT hiệu quả cũng như sử dụng hợp lí các kế hoạch bài giảng cả GV và HS cần lưu ý một số vấn đề sau:

- GV phải bao quát lớp học hướng HS vào những hoạt động học tập.

- GV tích cực chuẩn bị bài vở, các phương tiện dạy học, đề ra những tiêu chí cần đạt được trong một tiết học, đảm bảo đủ thời gian, không sa đà vào phần không quan trọng.

- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của HS, hướng dẫn HS ghi chép cẩn thận.

- Thường xuyên củng cố, xoáy vào trọng tâm bài.

1.3. Tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 6 lớp 11 ở 3 trường THPT tại hai địa bàn Thị Xã Thái Hòa và tại Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An với 3 cặp lớp thực

nghiệm và đối chứng. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của HS và GV qua các phiếu điều tra và thực tế giảng dạy tại các lớp thực nghiệm. Qua kết quả TN chúng tôi rút

Một phần của tài liệu Thiết kế các giáo án chương sự điện ly (hóa học 11 nâng cao) theo quan điểm dạy học tương tác (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w