Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
809 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Địa chỉ: xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Điện thoại liên hệ: 043.8276.735 Email: c2duongxa_gl@hanoiedu.vn Tên tình huống: Thu gom, phân loại rác thải trong trường học Môn học chính: Sinh học, Công nghệ Môn học tích hợp: Ngữ văn, Toán, GDCD, Địa Lý Thông tin về học sinh: * Họ và tên: Nguyễn Hải Đường * Ngày sinh: 08 – 01 – 2002 * Lớp 7D 1. Tên tình huống Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra lượng chất thải rắn (CTR) đã không ngừng gia tăng trong những năm qua (trung bình tăng 10%/năm). Trong đó có đến 50% - 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới, nhưng chỉ có khoảng 10% trong số này được tái chế và tái sử dụng, còn lại thì đem chôn lấp gây tốn kém kinh phí vận chuyển, xử lý, điểm chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và không tận dụng được nguồn phế liệu để tái sản xuất. Theo GS. Kitano (Nhật Bản): “Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thành tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!”. Chính vì thế, nhiều năm qua một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang tích cực triển khai mô hình 3R. 3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce - Reuse - Recycle (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế). Thực tế cho thấy, khi thực hiện mô hình 3R sẽ mang lại một số lợi ích cơ bản như: Nâng cao ý thức của người dân, các doanh nghiệp về vấn đề rác và xử lý rác; ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường: giảm ô nhiễm môi trường không khí và nước ngầm; tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí khai thác nguyên liệu; tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm lượng rác thải hàng ngày; giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác, hạn chế được biến đổi khí hậu. Hoạt động phân loại chất thải tại nguồn được TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng áp dụng thử nghiệm và đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện rộng rãi. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là do nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, nhiều người chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường. Đối với Trường THCS Dương Xá, trong nhiều năm qua việc thu gom và xử lý rác thải vẫn thực hiện theo cách truyền thống: thu gom hỗn hợp, đem đốt 2 bỏ hoặc do Xí nghiệp môi trường Gia Lâm thu gom đem chôn lấp tại bãi rác Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm. Đến nay, bãi rác Kiêu Kỵ đã quá tải, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định đóng cửa bãi rác Kiêu Kỵ. Mỗi ngày huyện Gia Lâm có khoảng 150 tấn rác thải các loại, rác phải vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn để chôn lấp do đó kinh phí để thực hiện là vô cùng lớn. Đã đến lúc cần phải làm thay đổi nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường mà hành động cụ thể thiết thực nhất là phân loại rác thải từ nguồn. Việc thay đổi nhận thức không chỉ đối với người lớn mà quan trọng là cần thay đổi nhận thức của trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc thay đổi nhận thức là một quá trình, đòi hỏi không chỉ trang bị về lý thuyết mà cần có hoạt động thực hành thực tế; tạo môi trường để học sinh trực tiếp tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Với mong muốn đó, em chọn đề tài: THU GOM, PHÂN LOẠI RÁC THẢI TRONG TRƯỜNG HỌC H.1: Phân loại rác thải 2. Mục tiêu giải quyết tình huống - Giúp các bạn học sinh hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống nói chung và môi trường trong nhà trường nói riêng, từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế xả thải rác ra môi trường. 3 - Giáo dục các bạn học sinh ý thức tiết kiệm, tận dụng các vật dụng còn sử dụng được để tái sử dụng và các phế liệu để làm nguồn nguyên liệu tái chế phục vụ sản xuất, tăng nguồn thu cho quỹ Đội. - Xây dựng môi trường trong nhà trường “Xanh – sạch – đẹp” góp phần tích cực xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”. H.2: Nhà trường xanh – sạch – đẹp 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 3.1 Một số khái niệm liên quan: - “Thu gom”: là lấy từ nhiều nơi, tập trung lại. H.3: Thu gom rác thải - “Phân loại”: là hoạt động sắp xếp sự vật, hiện tượng theo các đặc tính chung của các sự vật, hiện tượng đó. 4 H.4: Phân loại rác thải - “Rác thải”: là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra. Tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. H.5: Rác thải ra môi trường - “Thu gom, phân loại rác thải”: là những hoạt động quản lý rác thải. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác thải đối với môi trường và xã hội. 5 H.6: Thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường - “Rác thải trong nhà trường” là rác được tạo ra trong quá trình dạy, học và hoạt động của nhà trường. H.7: Thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường 3.2. Tác hại của rác thải: Rác thải vứt bừa bãi ra xung quanh gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan; nếu đem chôn lấp nhiều thì gây tốn diện tích đất, gây độc hại cho môi trường không khí, đất và nước. Các loại rác hữu cơ gây hôi thối, vi khuẩn có hại phát triển làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người. 6 H.8: Rác thải gây ô nhiễm môi trường H.9: Rác thải gây ô nhiễm nguồn nước 3.3 Phân loại rác thải: Thông thường rác được chia thành 3 nhóm chính như sau: a. Rác vô cơ (rác khô): Gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng Trong trường học rác vô cơ thông thường là giấy, nhựa, túi nilông… 7 b. Rác hữu cơ (rác ướt): Gồm các cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật,…Trong nhà trường rác hữu cơ thông thường là lá rụng, cây cỏ, sản phẩm thí nghiệm các môn sinh học, công nghệ…. H.10: Phân loại rác thải c. Rác độc hại: là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như: Pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn… Trong nhà trường rác độc hại thông thường là các hóa chất, chất hóa học, lọ đựng hóa chất trong phòng đồ dùng, phòng thí nghiệm… 8 ] H.11: Rác thải độc hại 3.4 Thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường: Để thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường, cần tiến hành thu gom và phân loại như sau: a) Thu gom rác thải: Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải trong nhà trường hàng ngày. Việc tổ chức thu gom có thể giao cho 2 đối tượng chính là học sinh và nhân viên tạp vụ của nhà trường. Đối với học sinh, hoạt động thu gom thường tổ chức theo đơn vị lớp học. Công việc chính là quét dọn, thu nhặt rác thải trong khu vực nhà trường để vào nơi quy định. b) Phân loại rác thải theo 3 nhóm: Sau khi thu gom, phân loại rác theo 3 nhóm: rác vô cơ, rác hữu cơ, rác độc hại. * Đối với rác vô cơ như: giấy, nhựa, túi nilong… có thể chia làm 2 loại: - Loại có thể tái sử dụng (vở viết, sách giáo khoa, sách tham khảo, bút, thước các loại còn sử dụng được…) thì sắp xếp, lưu giữ để dùng cho việc ủng hộ học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn. 9 H.12: Ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập còn sử dụng cho hs vùng khó khăn - Loại có thể tái chế (giấy đã viết, báo, bút, thước, đồ dùng học tập bị hỏng, chai nước,… ) phân loại để riêng để bán nhằm mục đích các sản phẩm đó được tái chế để thành các sản phẩm có ích cho xã hội, trách gây ô nhiễm cho môi trường. Kinh phí thu được bổ sung vào quỹ hoạt động Đội của nhà trường. H.13: Rác thải có thể tái chế * Đối với rác hữu cơ: Các loại rác hữu cơ như lá rụng, cành cây…thu gom và tập kết tại hố rác của trường, để một vài ngày gặp thời tiết khô ráo có thể đốt, lấy tro bón cho cây trong vườn trường, tránh việc tập kết để xí nghiệp môi trường thu gom gây tốn kém kinh phí không cần thiết. 10 [...]... công tác thu gom rác thải không phân loại) - Phân công xây dựng dự thảo kế hoạch thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường THCS Dương Xá Nội dung kế hoạch nêu cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện, phân công nhiệm vụ cho giáo viên, học sinh và những đối tượng có liên quan; nêu rõ tiến độ thực hiện, thời gian tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường 14... kết rác, xe gom rác, thùng chứa rác, găng tay, ủng, chổi, bao bì… H.15: Một số dụng cụ cần thi t để thu gom, phân loại rác thải - Điều kiện về nơi tập kết rác sau khi phân loại: Hố rác (để chứa rác hữu cơ như lá rụng, cành cây khô…), thùng rác, kho chứa, v.v… - Đơn vị thu gom rác: XNMT đô thị Gia Lâm, cửa hàng thu mua phế liệu H.17: Xe chở rác của Xí nghiệp môi trường 4 Giải pháp giải quyết tình huống. .. đại diện học sinh; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung sau đó Ban Giám hiệu ký ban hành kế hoạch 5.2 Bước 2: Triển khai kế hoạch: - Nhà trường tổ chức triển khai kế hoạch thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường trong buổi sinh hoạt dưới cờ Cần nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa của hoạt động thu gom, phân loại rác thải đối với nhà trường. .. nghiệp môi trường đổ rác Tổ chức gom các loại rác có thể tái chế như chai, nhựa, giấy, báo cũ để lại để có thể bán phế liệu lấy kinh phí xây dựng quỹ Đội 15 H.20: Học sinh thu gom, phân loại rác thải 5.4 Bước 4: Tổ chức sơ kết kế hoạch theo tháng, tổng kết theo năm học: Định kỳ theo tháng, học kỳ, năm học giao cho Liên đội tổ chức tổng hợp, đánh giá kết quả với các số liệu cụ thể về số lượng rác thải, kinh... rác 2 màu để ở đầu các dãy lớp học (Thùng màu xanh chứa rác hữu cơ, thùng màu vàng chứa rác vô cơ); các loại chổi, hót rác, xẻng; một số đôi găng tay, ủng, bảo hộ lao động… 5 Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 5.1 Bước 1: Xây dựng kế hoạch: - Tổ chức đánh giá công tác thu gom rác không phân loại của nhà trường trong thời gian trước đây (số lượng rác, kết quả thu gom, kinh phí thực hiện, những...H.14: Rác thải hữu cơ có thể đốt * Đối với rác độc hại: Các loại rác độc hại như: hóa chất phòng thí nghiệm hóa học, vật lý… khi thu gom phải có găng tay và các dụng cụ bảo hộ theo quy định Việc bảo quản và lưu giữ phải chặt chẽ tránh nguy hại đến môi trường và con người H.15: Rác thải độc hại cần xử lý theo quy định tránh gây hại 3.5 Điều kiện để thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường: -... vô cơ sau khi phân loại, để các dụng cụ vệ sinh Địa điểm cần cách xa các lớp học, các phòng chức năng - Tổ chức cho tất cả các lớp trong trường tiến hành thu gom, phân loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định Đối với các loại sách, vở, báo, đồ dùng học tập có thể còn sử dụng được thu gom riêng, không bỏ vào thùng rác Sau đó xếp gọn, lưu giữ và bảo quản đến khi có thể thì ủng hộ cho học sinh vùng khó... Đối với các loại lá cây, cành cây đổ ra hố rác trong vườn trường, khi khô ráo thì đốt lấy tro bón cho cây trong trường - Đối với rác độc hại phải thu gom riêng và lưu giữ trong kho, trách gây độc hại cho con người và môi trường Khi thu gom xong phải thông báo với đơn vị thu gom rác về rác độc hại để có biện pháp tiêu hủy, chôn lấp theo quy định - Sau mỗi ngày, các nhóm nòng cốt học sinh phối hợp cùng... thống phát thanh măng non của trường - Vận động giáo viên và học sinh tích cực tham gia hoạt động thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường H.18: Triển khai kế hoạch trong toàn trường 4.2 Phân công nhiệm vụ cụ thể các đối tượng tham gia thực hiện: - Ban Giám hiệu nhà trường phân công 1 đồng chí hiệu phó (hoặc đồng chí Tổng phụ trách Đội) phụ trách hoạt động này và các đồng chí GVNN, bảo vệ, tạp vụ làm... có từ 5-10 bạn học sinh) - Lập sổ theo dõi, ghi chép các hoạt động thu gom, phân loại rác thải của tất cả các lớp 13 H.19: Tuyên truyền bảo vệ môi trường 4.3 Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất: - Chuẩn bị xe gom rác, hố rác (để chứa các loại rác hữu cơ); nhà kho (cách xa khu vực các phòng học, phòng chức năng) để lưu giữ tạm thời các loại rác vô cơ có thể tái sử dụng; các thùng chứa rác 2 màu để ở đầu . Thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường - Rác thải trong nhà trường là rác được tạo ra trong quá trình dạy, học và hoạt động của nhà trường. H.7: Thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường 3.2 gom, phân loại rác thải trong nhà trường: Để thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường, cần tiến hành thu gom và phân loại như sau: a) Thu gom rác thải: Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải. lớp học. Công việc chính là quét dọn, thu nhặt rác thải trong khu vực nhà trường để vào nơi quy định. b) Phân loại rác thải theo 3 nhóm: Sau khi thu gom, phân loại rác theo 3 nhóm: rác vô cơ, rác