PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ TRƯỜNG THCS TIÊN PHONG BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN Tên tình huống: “Giới thiệu quê hương Tiên Phong” TÁC GIẢ: Đỗ Khánh Huyền -Lớp 7c 1 CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Ba Vì - Trường THCS Tiên Phong - Địa chỉ: Thôn Thanh Lũng, Xã Tiên Phong, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội - Điện Thoại: 0433864276 - Email: - Thông tin về học sinh: Đỗ Khánh Huyền-Lớp 7c Sinh ngày:07-9-2002 2 MÔN: NGỮ VĂN + LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ + GIÁO DỤC CÔNG DÂN BÀI: GIỚI THIỆU VỀ QUÊ HƯƠNG TIÊN PHONG 1. Tình huống: Nhân dịp xã Tiên Phong-quê em được được nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân dân”,liên đội trường THCS Tiên Phong phát động cuộc thi viết “Giới thiệu về quê hương Tiên Phong”.Là một người con của quê hương Tiên Phong anh hùng em vô cùng tự hào về quê hương mình .Em đã nhiệt tình tham gia cuộc thi với hy vọng thông qua bài viết của mình sẽ giới thiệu cho mọi người hình ảnh quê hương Tiên Phong yêu dấu của em . 2. Mục tiêu: Bài giới thiệu đảm bảo các yêu cầu về: - Nguồn gốc - Vị trí địa lí - Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - Lịch sử đấu tranh 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương: - Lịch sử hình thành và phát triển - Đặc điểm địa lý, địa hình - Đặc điểm kinh tế xã hội 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh. - Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp. - Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa - Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu quê hương. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn -> Giới thiệu * Tư liệu sử dụng: sách địa phương. * Sưu tầm thông tin từ các gia đình đã có nhiều thế hệ sống tại Tiên Phong. 3 * Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google * Giải quyết tình huống: (trích bài giới thiệu tại cuộc thi “Giới thiệu quê hương Tiên Phong”) Xưa kia Tiên Phong thuộc vùng đất cổ xứ Đoài,miền trung du bán sơn địa,có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời.trải qua hàng ngàn năn dựng nước và giữ nước,nhân dân và các dòng họ trong xã đã đoàn kết khai phá đất đai,dựng xóm lập làng,kiên cường chống chọi với thiên tai,địch họa để tồn tại và phát triển.Qua biết bao thăng trầm của lịch sử,các thế hệ cha ông trên mảnh đất này đã tạo dựng cho mình một sức sống mãnh liệt,một bản sắc văn hóa riêng và rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Xã Tiên Phong ngày nay thuộc vùng đồi gò trung du thuộc huyện Ba Vì thành phố Hà Nội .Trong xã có dòng sông Tích chảy qua uốn lượng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam chia xã thành hai vùng đồi và thung lũng, đồng bằng với đặc trưng đồi và làng tương đối rõ rệt.Chạy về phía Đông Bắc có đường quốc lộ 32 Sơn Tây-Trung Hà;đường liên xã nối quốc lộ 32 với tỉnh lộ 88 vì vậy rất thuận lợi cho giao thông và giao lưu với các xã lân cận, có thế độc đạo và lợi hại về mặt quân sự.Chính vì vậy địa bàn xã Tiên Phong trong lịch sử đã từng là khu vực hoạt động của các lực lượng khởi nghĩa yêu nước trong vùng từ nhiều thế kỷ trước. Với thế mạnh đồi gò vùng trung du,Tiên Phong có điều kiện phát triển một nền kinh tế nông lâm nghiệp phong phú.Từ sông Tích trở vào vùng núi Ba Vì,đất đai là vùng đồi gò liên tiếp,có độ màu mỡ cao xưa kia cứ đến tháng 6 và tháng 9 âm lịch hàng năm là vào mùa thu hoạch các loại quả trám,sở,mít ,dứa trên các vườn đồi trong xã .Do có sản lượng khá lớn và ổn định trong vùng nên nhân dân trong xã thường có câu cửa miệng “bảy trám,tám sở”để phản ánh những loại sản vật đặc trưng của địa phương và gắn với mùa vụ thu hoạch hàng năm.Dọc sông Tích vùng thuận lợi nguồn nước trở ra đến quốc lộ 32 là vùng đồng bằng,từ lâu đã là địa bàn sản xuất lúa nước.Ngoài ra đất đai trong xã còn thuận lợi cho việc trồng trọt nhiều loại hoa màu như lạc,đậu,khoai,sắn.Một số vùng trũng cấy lúa có thể khoanh vùng nuôi cá,ngan vịt…Vào mùa nước cạn hàng năm,nhân dân trong các làng, xóm thường tổ chức dùng các dụng cụ đợn giản đánh bắt cá trên đồng,trên 4 sông Tích.Đây cũng là mùa bà con tát đầm vét cá,bắt ba ba,rùa,rắn,ếch…trên các ao hồ,mương,rộc. Cũng như nhiều vùng quê khác trên đất nước Việt Nam,đến nay đời sống văn hóa dân gian của người dân xã Tiên Phong lưu truyền lại còn rất sống động đa dạng,làm nên nét đẹp riêng của vùng quê xứ Đoài-phía Tây thủ đô Hà Nội. Là vùng đất cổ Tiên Phong còn lưu giữ được nhiều kiến trúc lịch sử văn hóa lâu đời.Xưa kia ở các làng xóm đều có đền,miếu với phong tục thờ thần thánh của người Việt cổ ở các thôn đều dựng chùa lớn;đặc biệt có các đình làng ở thôn Kim Bí,Bằng Lũng,Thanh Lũng,Vị Nhuế là những công trình xây dựng có quy mô lớn đạt ttrình độ cao về kiến trúc và đặc sắc về nghệ thuật điêu khắc…Đặc biệt là đình Thanh Lũng hiện nay còn tồn tại khá nguyên vẹn với quy mô gồm Nghi môn,Tả hữu mạc,Đại đình.Về nghệ thuật các mảng chạm khắc,trang trí ở đình khá phong phú mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ XVII.Đình Thanh Lũng thờ Tản Viên Sơn Thánh đệ nhất phúc thần trong tâm thức văn hóa dân gian Việt Nam.Tản Viên là biểu hiện sức mạnh và truyền thống đấu tranh anh dũng,bền bỉ trong quá trình chinh phục thiên nhiên bảo vệ chủ quyền dân tộc .Hàng năm,cứ vào rằm tháng giêng nhân dân thôn Thanh Lũng và các thôn trong xã, trong vùng lại tổ chức hội đình với những nghi lễ dân gian truyền thống,tỏ lòng thành kính đức Thánh Tản,cầu mong cho mùa màng tốt tươi,con người an khang,hiển đạt. 5 Ngoài ra nhiều cổng vào làng như cổng Nam,cổng Đoài,cổng Chùa ở thôn Thanh Lũng ,Kim Bí được xây dựng to lớn,cầu kỳ thể hiện truyền thống lao động cần cù,óc thông minh sáng tạo và bàn tay tài khéo của nhân dân trong xã. Trên mảnh đất Tiên Phong trải qua nhiều thế kỷ,dưới các triều đại phong kiến Việt Nam đã nuôi dưỡng và sản sinh ra nhiều nhân tài,những người học rộng,tài cao,đỗ đạt trong các kỳ thi để bổ sung vào các chức quan,tạo điều kiện cho các đời vua chúa giữ gìn,xây dựng non sông đất nước.Triều đình nhờ đó mà có nhiều danh sỹ,công thần tận trung với vua,với nước.Tiêu biểu như Đỗ Công Cẩn ông sinh năm 1468 đỗ tiến sỹ khoa Canh Tuất (1490)niên hiệu Hồng Đức thứ 21 đời Lê Thánh Tông,làm quan trải qua nhiều thời kỳ và được thăng tới chức Đông các đại học sỹ -tên tuổi của ông được ghi trong bia Văn Miếu-Hà Nội.Đó còn là Phùng Thế Triết sinh năm 1585 ông đỗ tiến sỹ khoa Quý Hợi (1623)liên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5,đời Lê Thần Tông làm quan trải qu nhiều thời kỳ và phong đến chức Hiến sát sứ,tên tuổi ông được ghi bia ở Văn Miếu –Hà Nội. Sang các thế kỷ sau,nhiều người trong xã phát huy truyền thống hiếu học của cha ông,nhiều dòng họ có người tiếp tục đỗ đạt thành những chí sỹ yêu nước,những thầy giáo giỏi có uy tín không những chỉ nổi tiếng trong làng,xã mà còn nổi tiếng trong tổng,trong vùng. 6 Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,cùng với chính sách “bần cùng hóa”về kinh tế,chia rẽ dân tộc dùng chính sách ngu dân kìm hãm nhân dân trong vòng ngu dốt,thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực văn hóa xã hội.Người dân Tiên Phong vốn giản dị,chất phác phong tục tập quán thuần hậu,nhân đoàn kết,thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.nhưng trước cách mạng tháng Tám 1945 những phong tục này không được khuyến khích phát huy,ngược lai bọn thống trị lại khuyến khích các hủ tục ma chay,cưới xin,cờ bạc,tổ tôm,xóc đĩa,bói toán mê tín dị đoan ngày càng phát triển. Vốn có truyền thống chống xâm lược,với khát vọng độc lập ,tự do và mong muốn có cuộc sống ấm no,hạnh phúc ;ngay từ buổi lập xóm dựng làng cha ông ta đã đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm ,chống bạo lực cường quyền để tồn tại và phát triển.Đến thế kỷ thứ XV,XVI,XVII,Tiên Phong đã là một vùng quê phồn thịnh,xóm làng đông đúc,tạo ra sức mạnh để xây dựng nhiều công trình đình chùa to lớn với những bàn tay tài hoa,,nhiều vị tiến sỹ đỗ đại khoa có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước,các thôn làng đã xây dựng được những cổng làng bề thế vững chắc mang tính phòng thủ cao để bảo vệ những thành quả lao động của mình và chống ngoại xâm.Với những chiến công của mình ,nhân dân thôn Kim Bí đã từng được các nhà vua phong kiến đương thời tặng bức trướng mang dòng chữ “Kim Bí xã nghĩa dân” về thành tích tự quản chống lại giặc cướp nhiều phen tràn đến cướp bóc để bảo vệ xóm làng. Vào cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược tới quê hương,nhân dân khắp vùng đứng lên chống giặc.Trong lịch sử vùng đất xã Tiên Phong là một trong những địa bàn quan trọng của cuộc dấy binh chống Pháp do Quận Cồ lãnh binh 7 lãnh đạo.Tương truyền gò Ấn là di tích nằm giữa vùng đồi thôn Vị Nhuế là một địa điểm hội quân ,tập trận của nghĩa quân .Sẵn có tinh thần yêu nước và truyền thống đáu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân các làng trong xã đã nô nức tham gia vào lực lượng khởi nghĩa hăng say luyện tập ngày đêm.Chỉ tính riêng 4 thôn trong xã đã có tới 21 chiến binh tham gia quân khởi nghĩa nhiều người là là những chiến binh dũng cảm lập được nhiều chiến công làm khiếp vía đôi quân viễn chinh Pháp những năm cuối thế kỷ XIX ở xung quanh vùng chân núi Ba Vì.Đặc biệt cũng do điều kiện địa lý lợi hai về mặt quân sự nhiều thế kỷ trước Tiên Phong luôn là căn cứ, khu tranh chấp quyết liệt giữa các lực lượng ta và địch. Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công là bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử to lớn của dân tộc ta là cuộc đổi đời chưa từng có với nhân dân địa phương.Hòa chung với không khí cách mạng sôi sục của cả nước ,phát huy tinh thần đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh,nhân dân xã Tiên Phong đã đứng dậy lật đổ bộ máy cai trị của bọn thực dân ,phong kiến hàng ngàn đời ở địa phương,xây dựng chế độ mới. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tiên Phong là căn cứ cách mạng bị địch đánh phá ác liệt. Nhưng với tinh thần một tấc không đi, một ly không rời, “mỗi thôn xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”, cán bộ và nhân dân xã Tiên Phong đã chiến đấu anh dũng, lớp trước ngã xuống, người sau đứng lên tiếp tục chiến đấu và lập nhiều chiến công oanh liệt với nhiều tấm gương dũng cảm, kiên cường, hy sinh, bất khuất, tận trung với nước, tận hiếu với dân, đáng được nhân dân xã nhà đời đời ghi nhớ và trân trọng. Phát huy truyền thống cách mạng các thế hệ đi trước,trong hai cuộc kháng chiến xã Tiên Phong đã có 90 liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc ,có 7 bà mẹ được phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Từ sau ngày giải phóng đến nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân Tiên Phong không ngừng nỗ lực hàn gắn những vết thương chiến tranh, đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, với nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán có hiệu quả, đời sống nhân dân càng càng được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng hằng năm bình quân 15%, 8 cơ cấu kinh tế chuyển dần sang Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp - Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Với những thành tích đó Tiên Phong đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân . Đây là phần thưởng cao quý là cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã nhà. Tiên Phong- quê tôi cách thủ đô Hà Nội 54 km về phía Tây, một miền quê trung du đầy nắng gió như chính con người chịu thương, chịu khó nơi đây. Hi vọng mọi người cảm nhận được thông điệp “tự hào quê hương” mà tôi muốn gửi đến mọi người trong bài giới thiệu này 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Vận dụng những điều đã học nhất là từ chương trình địa phương ở môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí em đã giới thiệu về quê hương Tiên Phong của em . Theo em, mọi người, nhất là những người được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này phải biết trân trọng và có ý thức gìn giữ những nét đặc sắc nơi đây! Tiên Phong, ngày 24 tháng 12 năm 2014 Người viết Đỗ Khánh Huyền 9 10 . THCS TIÊN PHONG BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN Tên tình huống: Giới thiệu quê hương Tiên Phong TÁC GIẢ: Đỗ Khánh Huyền -Lớp 7c 1 CUỘC THI VẬN. sống tại Tiên Phong. 3 * Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google * Giải quyết tình huống: (trích bài giới thiệu tại cuộc thi Giới thiệu quê hương Tiên Phong ) Xưa kia Tiên Phong thuộc. DÂN BÀI: GIỚI THIỆU VỀ QUÊ HƯƠNG TIÊN PHONG 1. Tình huống: Nhân dịp xã Tiên Phong -quê em được được nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân dân” ,liên đội trường THCS Tiên Phong