Tìm hiểu giao thức snmp và phần mềm quản lý hệ thống mạng lan helper

56 764 0
Tìm hiểu giao thức snmp và phần mềm quản lý hệ thống mạng lan helper

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu giao thức snmp và phần mềm quản lý hệ thống mang lan helper

LỜI NÓI ĐẦU Trước đây, công nghệ thông tin còn là một phạm trù khá là xa lạ với các doanh nghiệp, công ty, người sử dụng. Có thể nói lúc bấy giờ người ta không quan tâm đến công nghệ thông tin chỉ có các công ty lớn hay doanh nghiệp lớn mới quan tâm đến vấn đề này và cũng rất là hạn chế. Hiện nay, công nghệ thông tin được xem như là một phần trong cuộc sống của con người, từ trẻ nhỏ đến người già đều biết đến công nghệ và hầu như các doanh nghiệp, công ty lớn bé gì cũng áp dụng công nghệ thông tin để tăng năng xuất làm việc. Vậy để quản lý các hệ thống mạng của công ty hay doanh nghiệp với hàng trăm, thậm trí hàng nghìn các thiết bị công nghệ như Server, PC, Router, nên cần phải có một cơ chế quản lý hệ thống mạng tốt để có thể mang lại hiệu xuất làm việc cũng như bảo quản các thiết bị tốt nhất. Thấy được lợi ích từ trên nhóm em đã tìm hiểu và nghiên cứu làm đề tài "Tìm hiểu giao thức SNMP và phần mềm quản lý hệ thống mạng LAN Helper " Qua đề tài này, chúng em muốn giới thiệu giao thức SNMP và phần mềm quản lý hệ thống mạng Lanhelper để từ đó có thể tìm hiểu cách thức hoạt động. Đề tài gồm các nội dung chính sau - Chương 1: Tổng quan về quản lý hệ thống mạng - Chương 2: Giao thức quản lý mạng SNMP - Chương 3: Triển khai quản lý hệ thống mạng với phần mềm LANHelper DANH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt SNMP Simple Network Management Protocol Giao thức quản lý mạng đơn giản PDU protocol data unit Phần dữ liệu của một giao thức UPS Uninterruptible Power Supply Bộ cung cấp nguồn. OID Object Identifier Định nghĩa tên đối tượng. MIB Management Information Base Cơ sở thông tin quản lý IOS Internetwork Operating System Hệ điều hành mạng Cisco RFC Request for Comments Các chuẩn trong lĩnh vực Internet. IETF The Internet Engineering Task Force Tổ chức phát triển chuẩn Internet TCP Transfer Control Protocol Giao thức điểu khiển ở lớp giao v ận LAN Local Area Network Mạng cục bộ WAN Wide Area Network Mạng diện rộng HTML HyperText Markup Language Ngôn ngữ siêu văn bản XML eXtensible Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG MẠNG 1.1 Giới thiệu chung về quản lý hệ thống mạng Sự phát triển và hội tụ mạng trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ tới tất cả các phía cạnh của mạng lưới, thậm chí cả về nhận thức nền tảng và phương pháp tiếp cận Quản lý mạng cũng là một trong những lĩnh vực đang có những sự thay đổi và hoàn thiện mạnh mẽ trong cả nỗ lực tiêu chuẩn hóa của các tổ chức tiêu chuẩn lớn trên thế giới và yêu cầu từ phía người sử dụng dịch vụ. Mặt khác các nhà khai thác mạng, nhà cung cấp thiết bị và người sử dụng thường sử dụng các phương pháp chiến lược khác nhau cho việc quản lý mạng và thiết bị của mình. Mỗi nhà cung cấp thiết bị thường đưa ra giải pháp quản lý mạng riêng cho sản phẩm của mình. Trong bối cảnh mạng hội tụ hiện nay, số lượng thiết bị và dịch vụ rất đa dạng và phức tạp đã tạo ra các thách thức lớn trong vấn đề quản lý mạng. Nhiệm vụ của quản lý mạng rất rõ ràng về mặt nguyên tắc chung, nhưng các bài toán quản lý cụ thể lại có độ phức tạp rất lớn. Điều này xuất phát từ tính đa dạng của các hệ thống thiết bị và các đặc tính quản lý của các loại thiết bị, và xa hơn nữa là chiến lược quản lý phải phù hợp với các kiến trúc mạng và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Một loạt các thiết bị điển hình cần được quản lý gồm: Máy tính cá nhân, máy trạm, server, máy vi tính cỡ nhỏ, máy vi tính cỡ lớn, các thiết bị đầu cuối, các thiết bị đo kiểm, máy điện thoại, tổng đài điện thoại nội bộ, các thiết bị truyền hình, máy quay, modem, bộ ghép kênh, bộ chuyển đổi giao thức, CSU/DSU, bộ ghép kênh thống kê, bộ ghép và giải gói, thiết bị tương thích ISDN, card NIC, các bộ mã hóa và giải mã tín hiệu, thiết bị nén giữ liệu, các gateway, các bộ sử lý front-end, các đường trung kế, DSC/DAC, các bộ lặp, bộ tái tạo tín hiệu, các thiết bị chuyển mạch, các bridge, router và swich, tất cả mới chỉ là một phần của danh sách các thiết bị sẽ phải được quản lý. Toàn cảnh của bức tranh quản lý phải bao gồm các quản lý tài nguyên mạng cũng như các tài nguyên dịch vụ, người sử dụng, các ứng dụng hệ thống, các cơ sở dữ liệu khác nhau trong các loại môi trường ứng dụng. Về mặt kỹ thuật, tất cả thông tin trên được thu thập , trao đổi và được kết hợp với hoạt động quản lý mạng dưới dạng các số liệu quản lý bởi các kĩ thuật sử dụng mạng truyền số liệu. Tuy nhiên sự khác nhau căn bản giữa truyền thông số liệu và trao đổi thông tin quản lý là việc trao đổi thông tin quản lý đòi hỏi các trường dữ liệu chuyên biệt, các giao thức truyền thông cũng như các mô hình thông tin chuyên biệt, các kỹ năng chuyên biệt, các kỹ năng chuyên biệt để có thể thiết kế, vận hành hệ thống quản lý cũng như biên dịch các thông tin quản lý về báo lỗi, hiện trạng hệ thống, cấu hình và độ bảo mật. 1.2 Lợi ích của việc quản lý hệ thống mạng Biết được những gì đang xảy ra trên hệ thống: giải pháp giám sát hệ thống cho phép được thông báo tình trạng hoạt động cũng như tài nguyên của hệ thống. Nếu không có những chức năng này ta phải đợi cho đến khi người dùng thông báo. Lên kế hoạch cho việc nâng cấp, sửa chữa: nếu một thiết bị ngưng hoạt động một cách thường xuyên hay băng thông mạng gần như chạm tới ngưỡng thì lúc này cần phải có sự thay đổi trong hệ thống. Hệ thống giám sát mạng cho phép ta biết được những thông tin này để có thể có những thay đổi khi cần thiết. Chẩn đoán các vấn đề một cách nhanh chóng: giả sử máy chủ của ta không thể kết nối tới được. Nếu không có hệ thống giám sát ta không thể biết được nguyên nhân từ đâu, máy chủ hay Router hay switch. Nếu biết được chính xác vấn đề ta có thể giải quyết một cách nhanh chóng. Xem xét những gì đang hoạt động: các báo cáo bằng đồ họa có thể giải thích tình trạng hoạt động của hệ thống. Đó là những công cụ rất tiện lợi phục vụ cho quá trình giám sát. Biết được khi nào cần áp dụng các giải pháp sao lưu phục hồi: với đủ các cảnh báo cần thiết ta nên sao lưu dữ liệu của hệ thống phòng trường hợp hệ thống có thể bị hư hại bất kỳ lúc nào. Nếu không có hệ thống giám sát ta không thể biết được có vấn đề xảy ra trước khi đã quá trễ. Đảm bảo hệ thống hoạt động tốt: các tổ chức tốn rất nhiều tiền cho hệ thống bảo mật. Nếu không có hệ thống giám sát ta không thể biết hệ thống báo mật của ta có hoạt động tốt hay không. Theo dõi hoạt động của các tài nguyên dịch vụ trên hệ thống: hệ thống giám sát có thể cung cấp thông tin tình trạng các dịch vụ trên hệ thống, đảm bảo người dùng có thể kết nối đến nguồn dữ liệu. Được thông báo về tình trạng của hệ thống ở khắp mọi nơi: rất nhiều các ứng dụng giám sát cung cấp khả năng giám sát và thông báo từ xa chỉ cần có kết nối Internet. Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục: nếu tổ chức phục thuộc nhiều vào hệ thống mạng, thì tốt nhất là người quản trị cần phải biết và xử lý các vấn đề trước khi sự cố nghiêm trọng xảy ra. Tiết kiệm chi phí: với tất cả các lý do trên, ta có thể giảm thiểu tối đa thời gian hệ thống ngưng hoạt động, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của tổ chức và tiết kiệm cho việc quản lý. 1.3 Các chuẩn quản lý hệ thống mạng Để các thiết bị phần cứng mạng của nhiều nhà sản xuất khác nhau có thể đấu nối, trao đổi thông tin được với nhau trong một mạng cục bộ thì chúng phải được sản xuất theo cùng một chuẩn. Dưới đây là một số tổ chức chuẩn hóa quan trọng liên quan đến các thiết bị mạng: • EIA (Electronic Industry Association) • TIA (Telecom Industry Association) • ISO (International Standard Organization) • ANSI (American National Standard Institute) • IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) 1.4 Các giao thức quản lý hệ thống mạng 1.4.1 Giao thức ICMP Giao thức ICMP (Internet Protocal) – Giao thức điều khiển truyền tin trên mạng. Việc định tuyến qua các mạng sử dụng giao thức điều khiển truyền tin ICMP để gửi thông báo làm những công việc sau: Điều khiển, thông báo lỗi và các chức năng thông tin cho TCP/IP 1.4.2 Giao thức SNMP SNMP (Simple Network Management Protocol) là giao thức quản lý mạng cơ. Giao thức này được sử dụng rất phổ biến để giám sát và điều khiển các thiết bị mạng. Giao thức SNMP được thiết kế để cung cấp một phương thức đơn giản nhằm quản lý tập trung mạng TCP/IP. Người quản trị có thể thông qua giao thức này để quản lý các hoạt động hay thay đổi các trạng thái hệ thống mạng. Giao thức SNMP được sử dụng để quản lý các hệ thống Unix, Window…, các thiết bị mạng như router, gateway, firewall, switch…, thông qua một số phần mềm cho phép quản trị với SNMP. 1.4.3 Giao thức Telnet Telnet Trong các máy dựa vào hệ điều hành UNIX và được nối vào mạng Internet, đây là một chương trình cho phép người sử dụng tiến hành thâm nhập vào các máy tính ở xa thông qua các ghép nối TCP/IP. 1.4.4 Giao thức RMON RMON (Remote Monitoring) là một đặc điểm kỹ thuật giám sát tiêu chuẩn cho phép màn hình mạng khác nhau và giao diện điều khiển các hệ thống trao đổi dữ liệu mạng theo dõi. RMON cung cấp quản trị mạng với sự tự do hơn trong việc lựa chọn thiết bị thăm dò mạng giám sát và giao tiếp với các tính năng đáp ứng nhu cầu kết nối mạng riêng. Một thực hiện RMON thường hoạt động trong một mô hình client / server. Thiết bị giám sát (thường được gọi là "thăm dò" trong bối cảnh này) chứa các tác nhân phần mềm RMON thu thập thông tin và phân tích các gói dữ liệu. Các thiết bị thăm dò hoạt động như các máy chủ và các ứng dụng quản lý mạng mà giao tiếp với Manager hành động như Agent. Trong khi cả hai cấu hình đại lý và thu thập dữ liệu sử dụng SNMP , RMON được thiết kế để hoạt động khác biệt so với các hệ thống dựa trên SNMP khác: • Thăm dò có trách nhiệm nhiều hơn cho thu thập dữ liệu và xử lý, làm giảm lưu lượng truy cập SNMP và xử lý tải của Agent • Thông tin chỉ được chuyển đến các ứng dụng quản lý khi có yêu cầu, thay vì Poll và Aleart 1.4.5 Giao thức DHCP DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) - giao thức cấu hình động máy chủ là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. Nó cung cấp một database trung tâm để theo dõi tất cả các máy tính trong hệ thống mạng. Mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp hai máy tính khác nhau lại có cùng địa chỉ IP. Nếu không có DHCP, các máy có thể cấu hình IP thủ công ngoài việc cung cấp địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp thông tin cấu hình khác, cụ thể như DNS. Hiện nay DHCP có 2 version: cho DHCPv4 và DHCPv6. 1.4.6 Giao thức BOOTP Giao thức Bootstrap ( BOOTP ) là một giao thức cấu hình máy chủ đã được sử dụng trước khi DHCP đã được phát triển . Hỗ trợ BOOTP là một phiên bản rút gọn của DHCP. Trong BOOTP , agent được xác định bởi địa chỉ MAC của họ và được gán một địa chỉ IP cụ thể. Về cơ bản, mỗi agent trong mạng của bạn là ánh xạ tới một địa chỉ IP . Không có địa chỉ dao động , mỗi agent mạng phải được xác định trong cấu hình BOOTP , và agent chỉ có thể nhận được một số lượng hạn chế của thông tin cấu hình từ máy chủ BOOTP. Bởi vì DHCP được dựa trên BOOTP , DHCP server có thể hỗ trợ agent BOOTP. Nếu bạn đang sử dụng BOOTP , bạn có thể cài đặt và sử dụng DHCP mà không cần bất kỳ tác động đến agent BOOTP của bạn. Để hỗ trợ agent BOOTP thành công , bạn phải xác định địa chỉ IP của máy chủ bootstrap và các tập tin khởi động tùy chọn tên ( tùy chọn 67) , và hỗ trợ BOOTP phải được bật cho toàn bộ máy chủ hoặc các mạng con khác nhau. 1.5 Các mô hình quản lý hệ thống mạng Mô hình mạng OSI là một tiêu chuẩn ISO và đầy đủ nhất của tất cả các mô hình. Nó được cấu trúc và nó giải quyết tất cả các khía cạnh của quản lý. Hình dưới cho thấy một mô hình kiến trúc quản lý mạng OSI đó bao gồm bốn mô hình. Chúng là những mô hình tổ chức, mô hình thông tin, mô hình truyền thông, và các mô hình chức năng. Mặc dù, việc phân loại trên là dựa trên các mô hình kiến trúc OSI và chỉ một phần của chúng được áp dụng cho các mô hình khác, chúng giúp chúng ta hiểu được bức tranh toàn diện về các khía cạnh khác nhau của quản lý mạng. Mô hình quản lý mạng OSI. 1.5.1 Mô hình tổ chức Mô hình tổ chức mô tả các thành phần của quản lý mạng và các mối quan hệ của chúng. Cho thấy một đại diện của một mô hình hai cấp. Đối tượng mạng bao gồm các phần tử mạng như máy chủ, trung tâm, cầu nối, thiết bị định tuyến, vv Hình 1.1. Mô hình tổ chức Chúng có thể được phân loại thành các đối tượng hoặc các yếu tố quản lý và không được quản lý. Các yếu tố quản lý có một quy trình quản lý hoạt động gọi là một đại lý. Các yếu tố không được quản lý không có một quy trình quản lý hoạt động trong đó. Rõ ràng là các trung tâm quản lý có năng lực quản lý xây dựng vào nó và do đó là đắt hơn các trung tâm không được quản lý, mà không có một đại lý nào chạy trong nó. Người quản lý giao tiếp với các đại lý trong các yếu tố quản lý. 1.5.2 Mô hình thông tin Một mô hình thông tin liên quan đến cấu trúc và lưu trữ thông tin . Hãy để chúng tôi xem xét , ví dụ làm thế nào thông tin được cấu trúc và được lưu trữ trong một thư viện và được truy cập bởi tất cả . Một cuốn sách được xác định duy nhất bởi một tiêu chuẩn quốc tế Book Number ( ISBN ) . Nó là một nhận dạng số mười chữ số mà đề cập đến một phiên bản cụ thể của một cuốn sách cụ thể. Ví dụ, ISBN 0-13-437708-7 đề cập đến cuốn sách "Tìm hiểu SNMP MIBs " David Perkins và Evan McGinnis . Chúng ta có thể đề cập đến một con số cụ thể trong cuốn sách bằng cách xác định một số chương và một số con số. Ví dụ như , hình. 3.1 đề cập đến hình 1 trong Chương 3. Như vậy, một hệ thống xác định { ISBN, Chương , hình } xác định duy nhất đối tượng, mà là một nhân vật trong cuốn sách. " Tác giả ", " Chương " và " hình " xác định cú pháp của ba mẩu thông tin liên quan đến con số và định nghĩa của ý nghĩa của chúng trong từ điển sẽ là ngữ nghĩa liên quan đến chúng . Các đại diện của các đối tượng và các thông tin có liên quan đến quản lý của chúng hình thành mô hình thông tin quản lý . Như đã thảo luận, thông tin về các thành phần mạng được thông qua giữa các quá trình đại lý và quản lý . Mô hình thông tin quy định cụ thể cơ sở thông tin để mô tả đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa các đối tượng quản lý. Cấu trúc xác định cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin quản lý được xác định bởi cấu trúc của thông tin quản lý (SMI) . Cơ sở thông tin được gọi là Thông tin cơ sở quản lý (MIB) . MIB được sử dụng bởi cả hai quá trình đại lý và quản lý lưu trữ và quản lý thông tin trao đổi. MIB liên kết với một đại lý được gọi là một đại lý MIB và MIB liên kết với một giám đốc được chỉ định là MIB quản lý . MIB quản lý bao gồm các thông tin về tất cả các thành phần mạng mà nó quản lý , trong khi đó các MIB liên quan đến một quá trình đại lý cần phải biết những thông tin địa phương của nó, xem MIB của nó . Ví dụ, một quận có thể có nhiều thư viện . Mỗi thư viện có một chỉ số của tất cả các sách trong đó vị trí của nó xem MIB . Tuy nhiên , chỉ số trung tâm tại thư viện chính của quận, trong đó quản lý tất cả các thư viện khác , có các chỉ số của tất cả các sách trong các thư viện toàn cầu - xem quản lý MIB của quận . 1.5.3 Mô hình truyền thông Chúng ta đã thảo luận trong phần trước như thế nào nội dung thông tin được định nghĩa (SMI) và lưu trữ (MIB). Bây giờ chúng tôi sẽ giải quyết các mô hình liên kết với thông tin được trao đổi giữa các hệ thống. Quản lý dữ liệu được truyền giữa các quá trình đại lý và quản lý, cũng như giữa các quá trình quản lý. Ba khía cạnh cần được giải quyết trong giao tiếp thông tin giữa hai thực thể: vận chuyển phương tiện trao đổi tin nhắn ( giao thức vận chuyển ), định dạng thông điệp truyền thông (ứng dụng giao thức), và thông điệp thực tế (các lệnh và phản ứng). 1.5.4 Mô hình chức năng Các thành phần mô hình chức năng của một mô hình OSI địa chỉ ứng dụng người dùng theo định hướng. Chúng được chính thức quy định trong mô hình OSI và được thể hiện trong hình 1.2. Mô hình này bao gồm năm mô hình: quản lý cấu hình, quản lý lỗi, quản lý hiệu quả, quản lý bảo mật, và quản lý kế toán. Hình 1.2 Mô hình chức năng CHƯƠNG II: GIAO THỨC QUẢN LÝ MẠNG SNMP 2.1 : Các tổ chức tiêu chuẩn hóa 2.1 : Giao thức quản lý SNMP SNMP là giao thức quản lý mạng đơn giản SNMP là "giao thức quản lý mạng đơn giản", dịch từ cụm từ "Simple Network Management Protocol". Giao thức là một tập hợp các thủ tục mà các bên tham gia cần tuân theo để có thể giao tiếp được với nhau. Trong lĩnh vực thông tin, một giao thức quy định cấu trúc, định dạng (format) của dòng dữ liệu trao đổi với nhau và quy định trình tự, thủ tục để trao đổi dòng dữ liệu đó. Nếu một bên tham gia gửi dữ liệu không đúng định dạng hoặc không theo trình tự thì các bên sẽ không hiểu hoặc từ chối trao đổi thông tin. SNMP là một giao thức, do đó nó có những quy định riêng mà các thành phần trong mạng phải tuân theo. Một thiết bị hiểu được và hoạt động tuân theo giao thức SNMP được gọi là "có hỗ trợ SNMP" (SNMP supported) hoặc "tương thích SNMP" (SNMP compartible). SNMP dùng để quản lý, nghĩa là có thể theo dõi, có thể lấy thông tin, có thể được thông báo, và có thể tác động để hệ thống hoạt động như ý muốn. VD một số khả năng của phần mềm SNMP : + Theo dõi tốc độ đường truyền của một router, biết được tổng số byte đã truyền/nhận. + Lấy thông tin máy chủ đang có bao nhiêu ổ cứng, mỗi ổ cứng còn trống bao nhiêu. + Tự động nhận cảnh báo khi switch có một port bị down. + Điều khiển tắt (shutdown) các port trên switch. SNMP dùng để quản lý mạng, nghĩa là nó được thiết kế để chạy trên nền TCP/IP và quản lý các thiết bị có nối mạng TCP/IP. Các thiết bị mạng không nhất thiết phải là máy tính mà có thể là switch, router, firewall, ADSL gateway, và cả một số phần mềm cho phép quản trị bằng SNMP. Giả sử bạn có một cái máy giặt có thể nối mạng IP và nó hỗ trợ SNMP thì bạn có thể quản lý nó từ xa bằng SNMP. SNMP là giao thức đơn giản, do nó được thiết kế đơn giản trong cấu trúc bản tin và thủ tục hoạt động, và còn đơn giản trong bảo mật (ngoại trừ SNMP version 3). Sử dụng phần mềm SNMP, người quản trị mạng có thể quản lý, giám sát tập trung từ xa toàn [...]... TRIỂN KHAI QUẢN LÝ HỆ THỐNG MẠNG LAN HELPER 3.1 Giới thiệu LanHelper là công cụ quản lý mạng nội bộ (LAN) , là công cụ phát hiện và giám sát mạnh mẽ cho mạng văn phòng và gia đình Không cần thêm bất kì chương trình phụ nào LanHelper tích hợp cơ chế quét thông minh và nhanh chóng cho phép tìm địa chỉ IP, địa chỉ MAC, SNMP, NetBIOS,…trong mạng LAN & WAN Với chức năng nhóm và XML, việc quản lý dữ liệu máy... cùng đơn giản với LanHelper LanHelper cung cấp các chế độ HTML và XML cho phép xem dữ liệu máy bằng trình duyệt web chi tiết và thuận tiện Không cần cài đặt thêm bất kì ứng dụng phụ nào, bạn cũng có thể đơn giản hóa việc quản lý mạng với LanHelper Chức năng Wake-On -LAN gửi các lệnh Wake-OnLAN (Magic Packet) tới để bật các máy tính trong mạng LAN hay WAN Hỗ trợ lên lịch và dịch Hình 3.1 LanHeper 3.1.1... trap Cấu Trúc PDU Trap 2.2.2 SNMP version 2 SNMPv2 tích hợp khả năng liên điều hành từ manager tới manager và đơn vị dữ liệu giao thức mới Khả năng liên kết điều hành manager-manager cho phép SNMP hỗ trợ quản lý mạng phân tán trong một mạng và gửi báo cáo tới một trạm khác Để hỗ trợ tương tác tốt nhất, SNMPv2 thêm các nhóm cảnh báo và sự kiện vào trong cơ sở thông tin quản lý MIB Nhóm cảnh báo cho phép... Group), theo dõi các giao thức thuộc tầng ứng dụng, biết lượng giao vận và đích đến của từng giao thức này + Nhóm các ma trận tầng mạng( Network Layer Matrix Group), các đối tượng này cho phép probe theo dõi giao vận giữa từng cặp địa chỉ mạng trong phạm vi quản lý của nó Các tham số theo dõi thuộc về hai loại và quản lý trong hai bảng : dữ liệu nguồn và dữ liệu đích Probe còn theo dõi giao vận của N cặp... Wake-On -LAN Gửi lệnh "Wake-On -LAN" (Magic Packet) tới để bật máy trên mạng nội bộ hay mạng diện rộng Hỗ trợ lên lịch và dịch vụ Tắt hay khởi động lại máy từ xa chạy Windows NT/2000/XP trong mạng nội bộ Thực thi lệnh trên máy ở xa, chạy ứng dụng hay mở tập tin LanHelper Integrated Command cung cấp nhiều chức năng quản lý cực kì hữu ích như khóa máy, bắt hình, xem thông tin hệ thống, quản lý cửa sổ, quản lý. .. luồng thông tin đó gửi đến mạng nào 3 Khi có một lực lượng thông tin lớn qua LAN( cả vào cả ra), probe có thể biết những mang nào, host nào có trách nhiệm với chúng Khả năng theo dõi giao vận từ các tầng cao hơn tầng mạng( cao hơn tầng IP) cho phép probe mô hình hóa được giao vận mạng của từng giao thức và từng ứng dụng, từ đó quản lý giao vận mạng tốt hơn RMON2 MIB khá dài dòng và phức tạp cũng bao gồm... Hình 3.1 LanHeper 3.1.1 Các phiên bản của LAN Helper LanHelper v1.00 (Tháng 05 năm 2003) * LanHelper bây giờ là một phần mềm chia sẻ * Thêm : Nhiều ngôn ngữ giao diện * Thêm : Phát hiện chạy các phần mềm như SQL server hay Domain Controller * Thêm : Xác định địa chỉ quảng bá IP trong hộp thoại Customize báo thức * Thêm : Chỉ định bất kỳ tài khoản để đăng nhập vào máy tính từ xa trong cửa sổ Shutdown... Nhóm thư mục giao thức (Protocol Directory Group), cho phép probe theo dõi, quản lý các giao thức bằng các hành động như thêm, xóa, cấu hình lại từng dòng của bảng + Nhóm giao thức phân phối( Protocol distribution group) cho phép probe theo dõi các dữ liệu thống kê giao vận thông qua một giao thức hỗ trợ mạng con Ngoài ra, nó cũng theo dõi số octet được truyền tới các host thông qua tưng giao tiếp cụ... RMON được xây dựng vào nhiều thiết bị chuyển mạch cao cấp và thiết bị định tuyến 2.4.2 RMON SMI và MIB RMON1 MIB bao gồm mười nhóm: 1 Thống kê: thời gian thực số liệu thống kê mạng LAN ví dụ như sử dụng, va chạm, CRC lỗi 2 Lịch sử: lịch sử thống kê chọn 3 Báo động: định nghĩa cho RMON SNMP được gửi khi thống kê vượt quá ngưỡng quy định 4 Host: tổ chức thống kê cụ thể ví dụ như mạng LAN byte gửi / nhận,... hóa sử dụng BER và gửi đến dịch vụ vận chuyển  Nhận một bản tin SNMPv2 Một phần tử SNMPv2 thực hiện các hành động sau để nhận một bản tin SNMPv2:  Kiểm tra cú pháp cơ bản của bản tin và loại bỏ bản tin nếu cú pháp sai  Kiểm tra số liệu phiên bản và loại bỏ bản tin nếu không tương hợp  Phần tử giao thức sau đó chuyển trên người sử dụng, phần PDU của bản tin và các địa chỉ nguồn và đích của bản tin . hiểu giao thức SNMP và phần mềm quản lý hệ thống mạng LAN Helper " Qua đề tài này, chúng em muốn giới thiệu giao thức SNMP và phần mềm quản lý hệ thống mạng Lanhelper để từ đó có thể tìm hiểu. năng CHƯƠNG II: GIAO THỨC QUẢN LÝ MẠNG SNMP 2.1 : Các tổ chức tiêu chuẩn hóa 2.1 : Giao thức quản lý SNMP SNMP là giao thức quản lý mạng đơn giản SNMP là " ;giao thức quản lý mạng đơn giản",. cách thức hoạt động. Đề tài gồm các nội dung chính sau - Chương 1: Tổng quan về quản lý hệ thống mạng - Chương 2: Giao thức quản lý mạng SNMP - Chương 3: Triển khai quản lý hệ thống mạng với phần

Ngày đăng: 16/07/2015, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan