1.5.1: RMON1
Phiên bản đầu tiên ra đời năm 1991 và trở thành chuẩn năm 1995 RMON1 bao gồm các nhóm đối tượng sau:
Statistics: Các thông tin thống kê vè probe thông qua việc theo dõi một giao thức
Ethernet
History: Định kỳ ghi lại các mẫu dữ liệu thống kê lấy từ nhóm Statistics
Alarm: cho phép nhà quản lý thiết lập các ngưỡng báo động và khoảng thời gian
thu thập dữ liệu về hiệu năng thi hành
Host: chứa dữ liệu đo đếm thông tin đi và đến các host trong mạng con.
HostTopN: Chứa dữ liệu thống kê về N host đã được sắp xếp theo thứ tự; cấu trúc
thứ tự và nội dung sắp xếp do nhà quản lý chỉ ra.
Filter: Cho phép probe quan sát dữ liệu giao vận một cách có chọn lọc dựa theo
tiêu chuẩn do trạm quản lý đề ra.
Packet capture: “chặn bắt” dữ liệu theo tiêu chuẩn của trường filter.
Event: ghi chép tất cả các sự kiện tại probe.
1.5.2: RMON2
Quá trình phát triển RMON MIB được bắt đầu từ năm 1994, thông qua RFC năm 2021, tháng 1/1997, và trở thành RMON2 trong khi phiên bản gốc gọi là RMON1 . RMON2 mở rộng phạm vi từ tầng vật lý đến tầng ứng dụng, bao gồm 2 khía cạnh. Các tính năng theo dõi giao vận từ tầng mạng cho phép một brobe vượt được ra ngoài phân đoạn của nó và thấy được các giao vận đi đến nó qua các router. Điều này mở ra toàn bộ khả năng quản lý đối với một RMON probe:
1. Khi có một luồng giao vận quá tải, probe biết được luồng này đến từ router nào, host nào.
2. Khi một router quá tải bởi luồng thông tin gửi ra, probe biết host nào trong phân đoạn của nó làm quá tải router, biết luồng thông tin đó gửi đến mạng nào. 3. Khi có một lực lượng thông tin lớn qua LAN( cả vào cả ra), probe có thể biết những mang nào, host nào có trách nhiệm với chúng.
Khả năng theo dõi giao vận từ các tầng cao hơn tầng mạng( cao hơn tầng IP) cho phép probe mô hình hóa được giao vận mạng của từng giao thức và từng ứng dụng, từ đó quản lý giao vận mạng tốt hơn.
RMON2 MIB khá dài dòng và phức tạp cũng bao gồm 9 nhóm:
+ Nhóm thư mục giao thức (Protocol Directory Group), cho phép probe theo dõi, quản lý các giao thức bằng các hành động như thêm, xóa, cấu hình lại từng dòng của bảng.
+ Nhóm giao thức phân phối( Protocol distribution group) cho phép probe theo dõi các dữ liệu thống kê giao vận thông qua một giao thức hỗ trợ mạng con. Ngoài ra, nó cũng theo dõi số octet được truyền tới các host thông qua tưng giao tiếp cụ thể.
+ Nhóm ánh xạ địa chỉ (Address Map Group), duy trì một tập quan hệ ánh xạ giữa vị trí vật lý(MAC) và địa chỉ mạng. Việc này cho phép probe phát hiện ra các host mới, từ đó theo dõi được đường đi cho các giao vận phát sinh từ các host này.
+ Nhóm tầng mạng của host( Network Layer Host Group), nhóm đối tượng này cho phép người dung giải mã các gói tin đến ( dựa theo địa chỉ mạng). Cho phép nhà
quản lý mạng quan sát vượt được ra ngoài một router cũng như tới tận các host nối với router đó.
+ Nhóm tầng ứng dụng của host( Application Layer Host Group), theo dõi các giao thức thuộc tầng ứng dụng, biết lượng giao vận và đích đến của từng giao thức này.
+ Nhóm các ma trận tầng mạng( Network Layer Matrix Group), các đối tượng này cho phép probe theo dõi giao vận giữa từng cặp địa chỉ mạng trong phạm vi quản lý của nó. Các tham số theo dõi thuộc về hai loại và quản lý trong hai bảng : dữ liệu nguồn và dữ liệu đích. Probe còn theo dõi giao vận của N cặp đầu tiên (top N), sinh các báo cáo gửi tới các trạm quản lý.
+ Nhóm ma trận tầng ứng dụng( Application Layer Matrix Group), cho phép probe theo dõi qua giao thức về các giao vận truyền gửi giữa từng cặp địa chỉ mạng mà probe đã khám phá ra. Probe còn duy trì các thống kê tầng ứng dụng trong top-N. + Nhóm thu thập lịch sử người dung ( User History Collection Group), địn kỳ truy vấn đối tượng MIB lấy các tham số người dùng.