SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS BẾ VĂN ĐÀN Địa chỉ: Số 181 Nguyễn Lương Bằng- HN BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Môn chính: Hóa học (Liên môn: Hóa học, GDCD, Công nghệ; Địa lý; Sinh học) Đề tài: “Hãy bảo vệ Tài nguyên nước - nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta” Thông tin học sinh Họ và tên: Bùi Minh Châu Lớp: 9A3 - Trường THCS Bế Văn Đàn Ngày sinh: 30/11/2000 Trang 1 Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tài nguyên nước là các nguồn nước khác nhau mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giải trí, môi trường và sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết các hoạt động trên đều cần đến nước ngọt (trong đó 97% nước trên trái đất là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt). Nhưng hiện nay nguồn tài nguyên nước bị cạn kiệt rất nhiều bởi nhiều lý do, nhưng một trong những lý do quan trọng nhất là do hoạt động của con người. Việc sử dụng tài nguyên nước không hợp lý đã có nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và toàn bộ sinh vật trên trái đất. Do đó, với các kiến thức đã học ở trên lớp qua các môn học như hóa học, địa lý, công nghệ, giáo dục công dân cùng với thông tin qua sách báo, truyền thông , Em lựa chọn tình huống “Hãy bảo vệ tài nguyên nước - nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta” chọn làm bài thi kiến thức liên môn của mình với mục tiêu giải quyết tình huống nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc và sử dụng nguồn nước hợp lý, hiệu quả. Từ đó giúp cho các bạn thanh thiếu niên và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của tài nguyên nước, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng. Nước trên hành tinh của chúng ta bao gồm: nước ngọt, nước mặn, nước mặt và nước ngầm. Nước ngọt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là Natri clorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật Trang 2 và động vật , hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy và hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên trái đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương của máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của cơ thể và duy trì các hoạt động sống bình thường. Bên cạnh đó là vai trò của nước đối với sinh vật: Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức). Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra. Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật. Và nước cũng không thể thiếu đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người như trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển ví dụ từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau, từ hạt thóc để cho ra một kg hạt Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ Trang 3 giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Đối với Việt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng - cái nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới. Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại. Từ 3.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để trồng trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra, nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người. Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên trái đất. Nhiều nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và chất thải công, nông nghiệp. Do đó, phải sử dụng tiết kiệm nước. Mỗi người cần góp phần giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm: không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh rạch, sông; phải xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển. Tại Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100.000 m3/ngày đêm. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm phát nước nông thôn. Về chất lượng nước, những kết quả quan trắc càng khiến người dân hoang mang hơn khi liên tục phát hiện dấu hiệu gia tăng ô nhiễm với các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng amoni, asen, hữu cơ…. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội hiện nay đang ở mức báo động nghiêm trọng. Hà Nội có địa hình thấp về phía Nam và Đông Nam, toàn bộ nước bề mặt kéo theo chất bẩn về đây, ngấm xuống làm bẩn cả những tầng chứa nước nằm sâu dưới lòng đất. Tại khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội, nguồn nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng Amôni cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần, điển hình là các giếng của Nhà máy Nước Pháp Vân Trang 4 chứa NH4+ tới 30mg/l; Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 trạm này có công suất 800m3/ngày đêm cung cấp nước cho 5.000 gia đình, có nồng độ Asen gấp 4 lần cho phép; Khu đô thị Nam Đô kết quả xét nghiệm nước tại bể chứa của khu đô thị này cũng không đạt cả hai chỉ tiêu về clo dư và pecmanganat. Tại các hộ gia đình ở đây cũng có 4/15 mẫu nước không đạt chỉ tiêu nitrit và 15/15 không đạt chỉ tiêu pecmanganat và clo dư. Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra chất lượng nước tại khu đô thị Nam Đô Không những phải sống trong bầu không khí bị ô nhiễm nặng, người dân Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm độc và sống chung với môi trường nước thải độc hại. Hiện nay, hầu hết những con sông ở nội thành Hà Nội đều biến thành kênh thoát nước, đen ngòm và hôi thối! Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nước mặt ở các sông, hồ đều bị nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, nhất là vào mùa khô. Theo Sở TN&MT Hà Nội tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500.000m 3 /ngày, đều tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 sông tiêu chính là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90% tổng lượng nước thải công nghiệp, dịch vụ, xả thẳng vào nguồn nước mặt. Nước thải sinh hoạt phần lớn mới được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại. Hơn nữa, với mật độ dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, hệ thống sông, hồ vốn đã ô nhiễm sẽ ngày càng bị ô nhiễm hơn. Mới đây, một thông tin đáng báo động là hầu hết các khu đô thị mới ở Hà Nội không có hệ thống xử lý nước thải đang hằng ngày hằng giờ đầu độc môi Trang 5 trường sống của người dân xung quanh. Là một trong số ít khu đô thị mới ở Hà Nội được đưa vào sử dụng sớm, Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì (Từ Liêm) hằng ngày thải ra hàng nghìn m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Không chỉ cư dân gần khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì kêu trời vì nước thải xả thẳng ra kênh, nhiều người dân tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính hay Khu đô thị mới Văn Khê cũng rơi vào cảnh tương tự. Sông Nhuệ ngập ngụa rác thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe con người. Nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc. Cũng như các tài nguyên khác, tài nguyên nước không phải là vô tận đặc biệt là nước ngọt, dạng nguồn nước có giá trị trực tiếp và được khai thác sử dụng nhiều nhất, thuận lợi và hạ giá thành. Nhưng vòng tuần hoàn của nước có thể bị phá vỡ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng làm ô nhiễm nguồn nước sạch do sự thiếu ý thức và trách nhiệm của chính con người. Cần phải nhận thức rằng: sử dụng nguồn nước vào mục đích chính đáng như: dùng nước cho sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, tắm rửa…, dùng cho sản xuất công nghiệp và đặc biệt là dùng cho sản xuất nông nghiệp (chiếm khoảng 80 lượng nước), bên cạnh đó phải đi đôi với bảo vệ nguồn nước. Sử dụng hợp lý nguồn nước bao gồm cả tiết kiệm nước do giảm được chi phí đầu tư xây dựng Trang 6 ban đầu và quản lý các công trình khai thác nước, đồng thời giảm được lượng nước thải, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu đến “Công nghệ sản xuất sạch hơn”, “Công nghệ sản xuất ít nước”, chế tạo và cải tiến thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước… chính là để góp phần vào việc sử dụng hợp lý nguồn nước. Nội dung của sử dụng hợp lý nguồn nước gồm: - Nghiên cứu các phương pháp và giải pháp khoa học công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên nước cho mục đích sử dụng trước mắt và lâu dài. - Nghiên cứu những cơ sở và phương pháp khoa học nhằm dự báo dài hạn các quá trình thủy văn sẽ diễn ra do ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội của con người, từ đó nghiên cứu quan hệ và ảnh hưởng của các quá trình thủy văn đến quá trình tự nhiên, tức là diễn biến của môi trường thiên nhiên nói chung. - Nghiên cứu những phương pháp khoa học và kỹ thuật công nghệ nhằm đánh giá quản lý về lượng và chất các nguồn nước một cách chính xác, đồng thời nghiên cứu xây dựng những công nghệ tiên tiến về xử lý nước ít tốn kém, thải nước tối thiểu, xử lý nước thải một cách có hiệu quả với chi phí hợp lý, dễ áp dụng. Để giải quyết được vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nước và sử dụng nước có hiệu quả đảm bảo lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cần quan tâm đến các công tác: - Tuyên truyền cho mọi người dân hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước: không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải rắn xuống kênh rạch, sông, ngòi , có ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước. Bởi vì tiết kiệm là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và người khác; Phải biết tự giác sử dụng nước hợp lý, vì tự giác là chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở, giám sát; Nếu sử dụng nước lãng phí thì nguồn nước sẽ thiếu trong mùa khô, thiếu nước cho sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển kinh tế. - Phần lớn lượng nước hiện tại được sản xuất bằng công nghệ và thiết bị lọc và xử lý, tháp lọc sinh học (biotower); công nghệ sản xuất hoạt chất Để có nước sử dụng cho sinh hoạt đến từng hộ gia đình qua quá trình nghiên cứu và công sức của các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân nên chúng ta phải sử dụng hợp lý, khoa học và hiệu quả. - Bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường. Điều kiện sống thấp ở vùng nông thôn hay trong những khu nhà ổ chuột ở Thành phố là những tác nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Hàng triệu người dân không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh là do thiếu nước Trang 7 sạch. Việc khai thác tài nguyên quá mức để phục vụ cho dân số đông cũng làm môi trường bị tàn phá. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của toàn xã hội đặc biệt là các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Sự ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường nước và sức khỏe con người. Môi trường nước bị ô nhiễm là do: - Nước thải sinh hoạt giàu dinh dưỡng nhưng cũng có nhiều sinh vật gây hại cho con người và sinh vật thủy sinh. - Nước thải công, nông nghiệp gồm các chất rắn, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho sinh vật thủy sinh và con người. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường thủy sản - Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. - Bên cạnh đó, là nhận thức của mỗi con người về vấn đề môi trường chưa cao. Do vậy, cần có các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước: - Tạo bể lắng và lọc nước, đun sôi bằng nhiệt lượng. - Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh - Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. - Giáo dục trong cộng đồng để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống, hạn chế gây ô nhiễm tới nguồn nước dưới mọi hình thức. - Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người cũng như với cộng đồng. - Dùng hóa chất dễ kiếm, rẻ tiền như khí clo nồng độ 0,1 đến 0,2mg/l, vôi clorua CaOCl2 nồng độ 2%, formon nồng độ 2% để diệt khuẩn. Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường. Tuy nhiên, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Cách giải quyết tình huống để mỗi cá nhân và cộng đồng đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình cũng như cả cộng đồng. Trang 8 Để các bạn học sinh, thanh thiếu niên nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận thấy được vai trò của tài nguyên nước, nếu mỗi chúng ta, không kể già, trẻ, trai, gái, không kể độ tuổi và thành phần xã hội nếu chúng ta không biết cách sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, hiệu quả sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới cộng đồng, cũng như cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra còn có một ý nghĩa nữa là chính các bạn học sinh sẽ là những tuyên truyền viên xuất sắc để mọi người trong gia đình, bạn bè và ngoài xã hội hiểu được rõ hơn về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với cuộc sống của chính bản thân chúng ta. Trang 9 Trang 10 . CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Môn chính: Hóa học (Liên môn: Hóa học, GDCD, Công nghệ; Địa lý; Sinh học) Đề tài: Hãy bảo vệ Tài nguyên nước - nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta Thông tin học. môn học như hóa học, địa lý, công nghệ, giáo dục công dân cùng với thông tin qua sách báo, truyền thông , Em lựa chọn tình huống Hãy bảo vệ tài nguyên nước - nguồn tài nguyên quý giá của chúng. trọng của tài nguyên nước, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng. Nước trên hành tinh của chúng ta bao