Ngày nay, khi con người đã trở thành trung tâm của mọi sự phấn đấu, mọi hoạt động của Nhà nước thì các
Lời nói đầu Ngày nay, khi con người đã trở thành trung tâm của mọi sự phấn đấu, mọi hoạt động của Nhà nước thì các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Để xác định được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trước hết phải xác định quốc tịch của họ. Chỉ trên cơ sở xác định được quốc tịch của một cá nhân mới có thể được xác định được rõ ràng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ. Giữa người là công dân với những người không phải là công dân của nhà nước có sự khác nhau căn bản về quyền và nghĩa vụ. Đặc trưng của quốc tịch là người có quốc tịch của một nhà nước thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định đồng thời phải chịu sự chi phối và quản lý về mọi mặt của nhà nước. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sống trên lãnh thổ một quốc gia cũng đều là công dân của nhà nước đó, họ có thể mang quốc tịch của nhiều quốc gia cũng có khi họ không có quốc tịch. Bất kỳ một quốc gia nào cũng tồn tại tình trạng này, ở Việt Nam cũng vậy. Vậy chính sách, pháp luật của Việt Nam và thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch thể hiện như thế nào? I. Khát quát: 1. Khái niệm quốc tịch: Từ phương diện pháp lý hiện đại, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân. 2. Người hai hay nhiều quốc tịch: Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của hai hay nhiều quốc gia. Trong pháp luật quốc tế, hiện tượng một người đồng thời mang quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia được gọi là người mang nhiều quốc tịch (Bipatride; pluripatride). Đây là hiện tượng thường gặp trong thực tiễn đời sống quốc tế và tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất ký nhà nước nào. 3. Người không có quốc tịch: Người không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào đó. Theo quan niệm quốc tế, tình trạng không quốc tịch có hai dạng chính: Người không quốc tịch theo luật (du jure) nghĩa là một người không xin được xác nhận quốc tịch hoặc không được coi là công dân của một nước theo quy định của luật pháp nước đó và người không quốc tịch từ thực tế (de factor) nghĩa là một người không thể có bất cứ giấy tờ gì để chứng minh quốc tịch của mình. 1 II. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không có quốc tịch: 1. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch: Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước Việt Nam nói chung hay của các cộng đồng dân cư Việt Nam nói riêng cho thấy các tộc người (dân tộc) cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có chung một nguồn gốc lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Nhà nước Việt Nam thống nhất. Do đó pháp luật và thực tiễn của lịch sử Việt Nam nhất là từ năm 1945 đến nay đều cho thấy mặc dù có những thời kỳ lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt nhưng ở cả hai, ba miền Việt Nam chỉ có một Quốc tịch Việt Nam duy nhất. Như vậy chính sách một quốc tịch Việt Nam được coi là cơ bản, xuyên suốt hệ thống pháp luật Việt Nam về quốc tịch từ trước đến nay nhưng chính sách này lại được thực hiện khác nhau qua mỗi thời kỳ. Một bộ phận khá lớn người Việt Nam định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài đã gây ra tình trạng tranh chấp giữa nhà nước ta với nước ngoài trong việc bảo hộ công dân. Trong khi đó đại diện của nước ngoài tại Việt Nam lại rất quyết liệt trong việc thực hiện bảo hộ công dân của họ đồng thời có quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó trong thời gian gần đây, với chính sách mở cửa đã có rất nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hai quốc tịch về Việt Nam đầu tư, làm ăn sinh sống nhưng rất khó xác định họ thực hiện các hoạt động ở Việt Nam với tư cách công dân nước nào. Do Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 thiếu cơ chế và chưa phản ánh đúng tình trạng quốc tịch của một bộ phận người Việt nam ở nước ngoài nên đã để lại nhiều bất cập, hạn chế, Điều 2 Luật Quốc tịch 1998 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Để khắc phục tình trạng nêu trên Luật Quốc tịch năm 2008 tại Điều 4 đã quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Như vậy Luật Quốc tịch 2008 có quy định một số ngoại lệ công dân có thể có hai quốc tịch đó là các trường hợp : được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Điều 19), được trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Điều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Điều 37) và trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 13). Điều 12 Luật Quốc tịch năm 2008 đã quy định cụ thể “vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Tại khoản 2 Điều 760 BLDS năm 2005 cũng quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước 2 ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”. Theo quy định trên có hai căn cứ áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự mà người có hai hay nhiều quốc tịch tham gia là: áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân. Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài còn được quy định trong Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 80 của nghị định này thì giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, con nuôi đối với người có hai hay nhiều quốc tịch là “ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú cấp; nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang hộ chiếu”. Khi xem xét các loại giấy tờ mà người nước ngoài xuất trình trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, con nuôi có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ phải căn cứ vào pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú hoặc pháp luật của nước mà người đó mang hộ chiếu (nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch). Như vậy việc xác định luật áp dụng đối với người hai hay nhiều quốc tịch theo quy định của pháp luật Việt Nam cơ bản phù hợp với pháp luật nhiều nước và các điều ước quốc tế hữu quan. 2. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người không quốc tịch: Người không quốc tịch không phải thực hiện nghĩa vụ công dân đối với quốc gia nào nhưng họ lại gặp bất lợi lớn, đó là khi cư trú ở nước sở tại thì địa vị pháp lý của người không quốc tịch rất thấp và bị hạn chế so với công dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài. Họ không được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan, họ không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kỳ nước nào. Hiện nay, sự phát triển của các mối giao lưu dân sự quốc tế, các quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình… có yếu tố nước ngoài ngày càng phát sinh nhiều và chủ thể tham gia vào các quan hệ ngày càng đa dạng. Khi chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự là người không quốc tịch thì các cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào những căn cứ nhất định để luật áp dụng chính xác đối với họ. Tuy nhiên điều này là rất khó vì điều này còn phải dựa vào nhiều yếu tố 3 khác nhau như: chủ thể áp dụng, lĩnh vực mà người không quốc tịch tham gia và luật điều chỉnh lĩnh vực đó… Thực tế hiện nay số người không có quốc tịch cũng như không rõ quốc tịch cư chú làm ăn sinh sống ổn định lâu năm trên lãnh thổ Việt Nam là tương đối nhiều. Tuy nhiên để giải quyết quốc tịch cho họ lại gặp phải rất nhiều khó khăn, nhiều trường hợp không thể giải quyết được mà lý do cơ bản là họ không có giấy tờ tùy thân để xác định tình trạng quốc tịch. Việc không giải quyết được việc nhập quốc tịch Việt Nam cho họ không chỉ gây khó khăn cho cuộc sống của họ mà còn làm phức tạp thêm trong công tác quản lý. Để khắc phục điều đó, Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: “Người không có quốc tịch mà không có giấy tờ đầy đủ về nhân thân nhưng đã cư trí ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày luật này có hiệu lực thi hành, và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và hồ sơ do chính phủ quản lý.” Việc bổ sung quy định này nhằm cam kết thực thi hiệu quả hơn các điều ước quốc tế như Công ước Viên 1969; Công ước về quyền Dân sự và Chính trị năm 1966; đặc biệt là Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền tại Điều 15 đã quy định: “Ai cũng có quyền có quốc tịch, không ai có quyền tước quốc tịch, hay tước quyền quốc tịch một cách độc đoán”. Ở Việt Nam trong những năm qua nhằm tạo điều kiện cho người không có quốc tịch có thể xác lập quốc tịch Việt Nam hoặc nhập quốc tịch của một nước khác, góp phần đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người không có quốc tịch. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản nhằm giải quyết vấn đề người không quốc tịch như: Bộ luật dân sự năm 2005; nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự; ngày 13/11/2008, Quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009, theo đó có một số điều quy định liên quan đến việc giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam của những người không có quốc tịch theo hướng đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội Việt Nam, nhanh chóng ổn định cuộc sống, được hưởng đầy đủ quyền công dân và có điều kiện để làm nghĩa vụ của họ đối với Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, ngày 04/12/2007, Văn phòng Chính phủ có công văn số 1221/VPCP-NC thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đồng ý với đề nghị của Bộ ngoại giao về việc đẩy nhanh giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người Campuchia lánh nạn trước đây. Và ngày 20/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 31/2008/CT-TTg về việc giải quyết tình trạng di cư tự do, vượt biên trái phép và kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới với Lào… Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch được quy định tại Khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: “Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với 4 người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vấn đề người không quốc tịch còn được quy định tại Luật quốc tịch Việt Nan năm 2008. Điều 8 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không có quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch ở Việt Nam theo quy định của luật này”. Điều 9 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng đã có quy định về điều kiện, thủ tục nhập quốc tịch cho người không có quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam có thể nhập quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra cũng theo quy định tại điều này thì còn có những quy định đặc biệt, giảm bớt các điều kiện đối với một số trường hợp người không có quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam nều họ muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Từ những quy định trên cho ta thấy chính sách, pháp luật của Việt Nam đã có sự mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người không có quốc tịch có thể nhập quốc tịch Việt Nam. III. Thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch: 1. Thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch: Sau khi Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được ban hành với chính sách một quốc tịch mềm dẻo thì từ ngày 1/7/2009, người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn được trở thành công dân Việt Nam được trở thành công dân Việt Nam được đáp ứng. Đây được coi là một trong những điểm mới của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 so với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998. Việc cho phép có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch của Việt Nam mà chỉ là sửa đổi cho nguyên tắc mền dẻo và linh hoạt hơn. Tuy nhiên việc có hai quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Luật quốc tịch cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân VIệt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng áp dụng đối với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hay có lợi cho nhà nước Việt Nam. Trường hợp nếu không thuộc những diện trên thì công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn trở thành công dân Việt Nam phải có các điều kiện sau: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; biết Tiếng Việt để có thể hòa nhập vào cộng đồng; thường trú từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch, và có khả năng đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam . 5 Luật cũng quy định, người mang quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam Người đã mất quốc tịch nay muốn xin quay trở lại thì phải làm đơn và thuộc một trong các diện sau: xin hồi hương về Việt Nam; có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc đăng ký giữ quốc tịch cũng được đề cập trong đạo luật trên. Theo đó người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch tính đến trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Và trong 5 năm kể từ thời điểm trên, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch. Nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch. Theo quy định trên thì nhà nước Việt Nam đã có chính sách mền dẻo hơn đối với người hai hay nhiều quốc tịch tạo điều kiện cho những người này trong quá trình tham gia các quan hệ pháp lý đồng thời nó cũng giúp cho việc quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công dân được dể dàng hơn và quy định này cũng phù hợp với quy định của các nước trên thế giới, với xu thế hội nhập quốc tế. 2. Thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với các trường hợp người không quốc tịch: Người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều năm nay. Theo nghiên cứu và báo cáo của địa phương, có thể khái quát người không có quốc tịch ở nước ta thành 2 nhóm cơ bản là những người tị nạn, người di cư tự do từ Campuchia đến sinh sống tại các tỉnh phía Nam và những người từ Lào di cư tự do sang Việt Nam sống dọc 10 tỉnh biên giới phía Tây. Ngoài ra còn có những người không quốc tịch từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, họ không nhập được quốc tịch của nước đó, nay họ đang rơi vào tình trạng không quốc tịch, về Việt Nam sinh sống (trở về Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Tiệp…). Tính từ tháng 1/1999 đến nay, Bộ tư pháp đã làm thủ tục trình Chủ tịch nước cho phép 296 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam, trong số đó chủ yếu là người Trung Quốc hiện đang sinh sống tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và người Campuchia tị nạn; số lượng người không quốc tịch sống ổn định từ nhiều năm trên lãnh thổ Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam là rất hạn chế. Theo thống kê của các Sở Tư pháp các tỉnh phía Nam, từ những năm 1970 đến năm 1983 có hàng chục nghìn Việt kiều từ Camphuchia, phụ nữ Campuchia lấy chồng là bộ đội Việt Nam và khoảng 125.000 người Campuchia tị nạn sang Việt Nam, tập trung chủ yếu tại một số địa phương như: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai…Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các địa phương, cùng các Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn đã thành lập một số trại ở một số tỉnh phía Nam để quản lý và giúp đỡ số người lãnh nạn này. Chính phủ Việt Nam đã trao đổi với Chính phủ Campuchia thu xếp cho đa số người tị nạn nêu trên hồi hương về Campuchia, đồng thời một số được thu xếp cho đi tái định cư ở nước thứ ba. Số còn lại khoảng 10.000 người 6 chủ yếu là người gốc Việt Nam và gốc Hoa vì không thể thu xếp đi định cư ở nước thứ ba, nên họ đã ở lại Việt Nam làm ăn, sinh sống. Trong số người Campuchia tị nạn này, có một số rất ít có giấy tờ chứng minh quốc tịch Campuchia, còn hầu hết đều không có một giấy tờ pháp lý gì để chứng minh quốc tịch của Campuchia hoặc quốc tịch nước khác. Theo số liệu thống kê được đưa ra trong Biên bản cuộc họp lần thứ XVI giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam – Lào ký ngày 30/12/2006 tại thủ đô Viên Chăn, thì tổng số dân Lào di cư tự do sang Việt Nam được thống kê sơ bộ là 5.188 người và 666 trường hợp kết hôn không giá thú sống trên đất Việt Nam; tổng số dân Việt Nam di cư tự do sang Lào là 4.251 người và 992 trường hợp kết hôn không giá thú sống trên đất Lào. Trước tình trạng tồn đọng số lượng đông người không quốc tịch sống ổn định trên lãnh thổ nước ta, từ năm 2007 đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có những văn bản chỉ đạo cho các bộ ngành và đại phương khẩn trương giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người từ Campuchia lánh nạn sang Việt Nam, những người dân di cư tự do tại khu vực biên giới với Lào trên cơ sở nguyện vọng của họ. Ví dụ: Đối tượng được giải quyết cụ thể là những trường hợp lánh nạn diệt chủng Pol Pot từ Campuchia đến Việt Nam từ những năm 1970 đến năm 1983 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch gốc và đã từng được đăng ký tại các trại tị nạn do Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn bảo trợ kể cả con, cháu của họ nếu được sinh ra tại Việt Nam (được xem xét giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam theo diện người không quốc tịch). Cách thức giải quyết là đơn giản hóa thủ tục, trình tự và miễn giảm một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. Kết luận: Tóm lại trong những năm qua, việc giải quyết các trường hợp người có hai hay nhiều quốc tịch và người không có quốc tịch là một trong những vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy tình trạng người có hai hay nhiều quốc tịch hay người không có quốc tịch ở Việt Nam còn khá nhiều, nó tạo ra sự khó khăn trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan đến những đối tượng nêu trên. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý thì nhà nước đã có các chính sách, pháp luật cũng như hướng giải quyết tích cực góp phần hạn chế tình trạng người có hai hay nhiều quốc tịch hoặc không có quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam. 7 Môc lôc Lời nói đầu 1 I. Khát quát: 1 1. Khái niệm quốc tịch: 1 2. Người hai hay nhiều quốc tịch: 1 3. Người không có quốc tịch: 1 Kết luận: .7 8 . sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không có quốc tịch: 1. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với. đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch: 1. Thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều