Học phần trình bày chi tiết, có hệ thống quá trình tổ chức thực hiện công tác kế toán liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại từ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Ban hành tại Quyết định số: 706 /QĐ-CKĐ ngày 17 tháng 10 năm 2012
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
Ngành : Tài chính – Ngân hàng, Kế toán
Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp, Kế toán doanh nghiệp
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin học phần
1.1 Tên học phần : Kế toán ngân hàng 1.2 Mã học phần : 5110013016 1.3 Số tín chỉ : 2
1.4 Yêu cầu của học phần : Bắt buộc 1.5 Điều kiện:
Phải học xong các môn thuộc kiến thức giáo dục đại cương; kiến thức cơ sở khối ngành; môn học Nguyên lý kế toán; kế toán tài chính doanh nghiệp; lý thuyết tài chính – tiền tệ, thanh toán quốc tế…
2 Thông tin giảng viên:
sinh
Học hàm học vị
Số điện
01 Đặng Thanh Hương 1964 Thạc sĩ 0983300854 thanhhuongktdn@yahoo.com.vn
3 Trình độ đào tạo: Sinh viên năm thứ 3, Bậc Cao đẳng chính quy
4 Phân bổ thời gian:
- Nghe giảng lý thuyết : 17 tiết
- Thực hành : 11 tiết + Làm bài tập trên lớp : 8 tiết + Thảo luận : 3 tiết
- Kiểm tra, đánh giá : 2 tiết
Trang 25 Mục tiêu của học phần:
Cung cấp và trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kế toán liên quan đến các hoạt động của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
6 Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần trình bày chi tiết về đối tượng kế toán ngân hàng, đặc điểm, chức năng của kế toán ngân hàng; phần cơ bản về hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng; về đặc điểm và quá trình kiểm soát, luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng Học phần trình bày chi tiết, có hệ thống quá trình tổ chức thực hiện công tác kế toán liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại từ khâu lập chứng từ, xử lý chứng từ và ghi sổ kế toán…
7 Nhiệm vụ sinh viên:
- Tham dự nghe giảng trên lớp đầy đủ
- Làm bài tập thực hành; nghiên cứu tài liệu và tự học theo hướng dẫn của giảng viên
- Thi & kiểm tra giữa kỳ theo qui chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo
8 Tài liệu học tập:
8.1 Giáo trình, bài giảng:
- Đề cương chi tiết học phần “Kế toán ngân hàng”
- Bài giảng “Kế toán ngân hàng” của Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
8.2 Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình nguyên lý kế toán của trường CĐ KTĐN
- Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp của trường CĐ KTĐN
- Giáo trình lý thuyết & bài tập kế toán ngân hàng tác giả: Tiến sĩ Trương Thị Hồng – Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh
9 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
9.1 Điểm trung bình bộ phận: Trọng số 40%
- Điểm chuyên cần: (hệ số 1) Đánh giá qua thời gian sinh viên tham dự nghe giảng trên lớp theo qui định; thái độ học tập, tham gia thảo luận, thực hiện các yêu cầu của giảng viên trong quá trình học tập
- Điểm kiểm tra thường xuyên: (hệ số 2) được đánh giá qua bài kiểm tra thường xuyên trên lớp
9.2 Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số 60%
Hình thức thi: Thi viết theo hình thức tự luận
10 Thang điểm: Theo qui chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo
11 Nội dung học phần:
11.1 Nội dung tổng quát:
Trang 3STT TÊN CHƯƠNG số tiết Tổng
Trong đó
Số tiết
tự học
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
01 Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
02 Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
03
Chương 3: Kế toán nghiệp vụ thanh toán
qua ngân hàng và thanh toán vốn giữa các
ngân hàng
04 Chương 4: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh
05 Chương 5: Kế toán thu nhập, chi phí và xác
11.2 Nội dung chi tiết:
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Mục đích yêu cầu:
- Nắm được đối tượng, chức năng & đặc điểm của kế toán ngân hàng
- Nắm được nội dung, kết cấu của hệ thống tài khoản & báo cáo kế toán tài chính chủ yếu của ngân hàng
- Thấy được nhiệm vụ của kế toán ngân hàng Phân bổ thời gian:
- Giảng lý thuyết trên lớp: 02 tiết
- Tự học: 04 tiết Nội dung:
1.1 Đối tựợng, chức năng và đặc điểm của kế toán ngân hàng:
1.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống ngân hàng
1.1.2 Đối tượng của kế toán ngân hàng:
Kế toán ngân hàng sử dụng thước đo bằng tiền đẩ phản ánh nguồn vốn, cơ cấu hình thành vốn & tình hình sử dụng vốn trong các hoạt động của ngân hàng
1.1.2.1 Nguồn vốn:
Trang 4- Vốn tự có & coi như tự có: Vốn điều lệ; thặng dư vốn cổ phần; cổ phiếu quĩ; quĩ dự trữ; các loại quĩ của ngân hàng; lợi nhuận chưa phân phối; vốn cố định
- Vốn quản lý và huy động: Số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán; số dư trên các tài khoản tiết kiệm; vốn trong thanh toán; vốn thu được từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng…
- Các loại vốn khác: Vốn tiếp nhận; ủy thác…
1.1.2.2 Sử dụng vốn:
- Chi phí mua sắm TSCĐ, phương tiện làm việc
- Chi phí cho công tác quản lý tại ngân hàng
- Cấp vốn cho các đơn vị phụ thuộc (nếu có)
- Gửi tiền tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng
- Nộp quĩ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng Nhà nước
1.1.3 Chức năng của kế toán ngân hàng
1.1.4 Đặc điểm của kế toán ngân hàng
1.2 Chế độ kế toán ngân hàng:
1.2.1 Chứng từ kế toán ngân hàng:
1.2.1.1 Khái niệm:
Chứng từ kế toán ngân hàng là các bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh hoàn thành tại ngân hàng và là cơ sở để hạch toán vào các tài khoản kế toán tại ngân hàng
1.2.1.2 Phân lọai
1.2.1.3 Kiểm soát chứng từ
1.2.1.4 Tổ chức luân chuyển chứng từ
1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng:
1.2.3 Sổ kế toán
1.2.4 Báo cáo tài chính
1.24.1 Bảng cân đối kế toán
1.2.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
TỰ HỌC
1 Đọc tài liệu, làm các câu hỏi trắc nghiệm để hiểu rõ đối tượng kế toán ngân hàng
2 So sánh nhận biết được những điểm giống & khác nhau giữa kế toán tài chính doanh nghiệp & kế toán ngân hàng
3 Làm bài tập để có thể lập được những báo cáo tài chính ngân hàng ở dạng khái quát
4 Đọc trước nội dung bài giảng chương 2
Trang 5CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY
Mục đích yêu cầu:
- Nắm được nội dung, nguyên tắc và phương pháp kế toán các nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng
- Nắm được nội dung, nguyên tắc nghiệp vụ cho vay, phương pháp tính lãi cho vay
- Nắm được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ cho vay của ngân hàng
Phân bổ thời gian:
+ Trên lớp: 06 tiết
- Giảng lý thuyết : 04 tiết
- Thực hành : 02 tiết + Tự học: 14 tiết
Nội dung:
2.1 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn:
2.1.1 Nguồn huy động vốn
2.1.2 Phương pháp hạch toán huy động vốn bằng tiền Việt Nam (VNĐ):
2.1.2.1 Chứng từ
2.1.2.2 Tài khoản:
- TK 42: Tiền gửi của khách hàng
- TK 49: Lãi & phí phải trả
- TK 43: Tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành giấy tờ có giá
- TK 10: Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ, kim loại quí, đá quí
- TK 80: Chi phí hoạt động tín dụng ( 801; 803) 2.1.2.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
2.1.3 Phương pháp hạch toán huy động vốn bằng vàng:
2.1.3.1 Chứng từ
2.1.3.2 Tài khoản:
- TK 105: Kim loại quí, đá quí
- TK 63: Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng, bạc, đá quí
- TK 72: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
- TK 82: Chi về kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, đá quí
- TK 42: Tiền gửi của khách hàng 2.1.3.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
2.2 Kế toán nghiệp vụ cho vay:
Trang 62.2.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán cho vay:
2.2.1.1 Ý nghĩa
2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán
2.2.2 Kế toán cho vay thông thường:
2.2.2.1 Khái niệm: Cho vay thông thường là cho vay từng lần, cho vay theo từng món 2.2.2.2 Chứng từ:
2.2.2.3 Tài khoản:
- TK 21: Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
- TK 39: Lãi & phí phải thu 2.2.2.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
2.2.3 Kế toán chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá:
2.2.3.1 Chứng từ:
2.2.3.2 Tài khoản:
- TK 22: Chiết khấu thương phiếu & các giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
- TK 71: Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
- TK 13: Tiền, vàng gửi tại tổ chức tín dụng khác 2.2.3.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
2.2.4 Kế toán cho vay trả góp:
2.2.4.1 Chứng từ
2.2.4.2 Tài khoản:
- TK 42: Tiền gửi của khách hàng
- TK 49: Lãi & phí phải trả
- TK 43: Tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành giấy tờ có giá
- TK 10: Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ, kim loại quí, đá quí
- TK 80: Chi phí hoạt động tín dụng
2.2.4.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
2.2.5 Kế toán cho thuê tài chính:
2.2.5.1 Khái niệm:
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong đó Công ty cho thuê tài chính theo đơn đặt hàng của khách hàng sẽ mua tài sản về cho thuê và hứa sẽ bán lại tài sản đó cho khách hàng chậm nhất là sau khi kết thúc hợp đồng thuê với giá thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua
Đối với các công ty cho thuê cho thuê tài chính không trích khấu hao đối với tài sản cho thuê tài chính mặc dù đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê tài
Trang 7chính, vì giá trị tài sản được thu hồi dần qua tiền thuê mà bên đi thuê phải trả
2.2.5.2 Chứng từ:
2.2.5.3 Tài khoản:
- TK 23: Cho thuê tài chính
- TK 38: Các tài sản có khác
- TK 39: Lãi & phí phải thu
- TK 70: Thu nhập từ hoạt động tín dụng
- TK 95: Tài sản dùng để cho thuê tài chính
2.2.5.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
2.2.6 Kế toán nghiệp vụ cho vay ủy thác:
2.2.6.1 Chứng từ
2.2.6.2 Tài khoản:
- TK 38: Các tài sản có khác
- TK 48: Tài sản nợ khác
2.2.6.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
2.2.7 Kế toán nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ:
2.2.7.1 Chứng từ
2.2.7.2 Tài khoản:
- TK 38: Các tài sản có khác
- TK 48: Tài sản nợ khác
2.2.7.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
TỰ HỌC
1 Đọc tài liệu, làm các câu hỏi trắc nghiệm để hiểu rõ nguyên tắc kế toán, trình tự thực hiện các thủ tục về chứng từ kế toán ngân hàng liên quan đến hoạt động huy động vốn; cho vay; cho thuê tài chính và đầu tư chứng khóan
2 Nắm được nội dung, kết cấu của những tài khoản kế toán chủ yếu để hạch toán nghiệp vụ huy động vốn
3 Làm bài tập để củng cố kiến thức về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động huy động vốn & sử dụng vốn cho vay, đầu tư tài chính…
4 Đọc trước nội dung bài giảng chương 3
CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
VÀ THANH TOÁN VỐN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
Trang 8Mục đích yêu cầu:
- Nắm được nội dung, trình tự thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
- Hiểu và vận dụng được phương pháp kế toán các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
- Nắm được nội dung, nguyên tắc và phương pháp kế toán các hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Phân bổ thời gian:
+ Trên lớp: 11 tiết
- Giảng lý thuyết : 05 tiết
- Thực hành : 04 tiết
- Kiểm tra : 02 tiết + Tự học: 20 tiết
Nội dung:
3.1 Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
3.1.1 Khái niệm
Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng thông qua ngân hàng làm trung gian với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
3.1.2 Các nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng
3.1.3 Phương pháp kế toán
3.1.3.1 Chứng từ
3.1.3.2 Tài khoản
- TK 42: Tiền gửi của khách hàng
- TK 45: Các khoản phải trả cho bên ngòai
- TK 50: Thanh toán bù trừ
- TK 51: Thanh toán chuyển tiền
- TK 52: Thanh toán liên ngân hàng
- TK 11: Tiền gửi ngân hàng Nhà nước
3.1.3.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
b.1 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi b.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu b.3 Thanh toán bằng séc
b.4 Thanh toán bằng thẻ thanh toán
3.2 Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng:
3.2.1 Thanh toán liên ngân hàng:
Trang 93.2.1.1 Khái niệm
3.2.1.2 Các bên tham gia trong chuyển tiền điện tử
3.2.1.3 Đối tượng tham gia chuyển tiền điện tử
3.2.1.4 Qui trình nghiệp vụ thanh toán điện tử
3.2.1.5 Tài khoản
- TK 52: Thanh toán liên ngân hàng
3.2.1.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu
3.2.2 Thanh toán bù trừ:
3.2.2.1 Khái niệm
3.2.2.2 Nguyên tắc thanh toán bù trừ
3.2.2.3 Điều kiện tham gia thanh toán bù trừ
3.2.2.4 Chứng từ
3.2.2.5 Tài khoản
- TK 50: Thanh toán giữa các tổ chức tín dụng
3.2.2.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu
TỰ HỌC
1 Đọc tài liệu, làm các câu hỏi trắc nghiệm để hiểu rõ nguyên tắc kế toán, trình tự thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng liên quan đến các phương thức thanh toán phổ biến Thực hiện được các thủ tục về xử lý chứng từ của các hình thức thanh toán: ủy nhiệm chi; ủy nhiệm thu; thanh toán séc; thanh toán bằng thẻ thanh toán…; Các hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng; điều kiện tham gia thanh toán bù trừ; thanh toán chuyển tiền điện tử; Chứng từ & trình tự thực hiện các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng: thanh toán bù trừ; chuyển tiền điện tử; thanh toán qua ngân hàng Nhà nước
2 Nắm được nội dung, kết cấu của những tài khoản kế toán chủ yếu để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng
3 Làm bài tập để củng cố kiến thức về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động thanh toán liên ngân hàng
4 Đọc trước nội dung bài giảng chương 4
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ, VÀNG
VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Mục đích yêu cầu:
Trang 10- Nắm được nội dung; qui định và các nguyên tắc về kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng
- Nắm được nội dung, kết cấu các tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng & thanh toán quốc tế
- Hiểu và thực hiện được phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
về kinh doanh ngoại tệ, vàng và thanh toán quốc tế của ngân hàng
Phân bổ thời gian:
+ Trên lớp: 05 tiết
- Giảng lý thuyết : 03 tiết
- Thực hành : 02 tiết + Tự học: 10 tiết
4.1 Kế toán hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
4.1.1 Nội dung
4.1.2 Phương pháp kế toán
4.1.2.1 Chứng tứ
4.1.2.2 Tài khoản:
- TK 10: Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ, kim lọai quí, đá quí
- TK 11: Tiền gửi ngân hàng Nhà nước
- TK 13: Tiền, vàng gửi ở các tổ chức chính phủ khác
- TK 45: Các khoản phải trả cho bên ngòai
- TK 47: Các giao dịch ngoại hối
- TK 72: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
- TK 82: Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối
4.1.2.2 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
4.2 Kế toán hoạt động kinh doanh vàng
4.2.1 Qui định chung
4.2.2 Phương pháp kế toán
4.2.2.1 Chứng từ
4.2.2.2 Tài khoản:
- TK 10: Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ, kim loại quí, đá quí
- TK 63: Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc, đá quí
- TK 72: Thu nhập từ hoạt dộng kinh doanh ngoại hối
- TK 82: Chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối
4.2.2.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
4.3 Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế: