Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
11,86 MB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI TRƯỜNG THCS THẠCH THÁN HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TÊN CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG MÔN HỌC CHÍNH: SINH HỌC CÁC MÔN TÍCH HỢP: VẬT LÝ, HÓA HỌC Năm học : 2014 - 2015 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI * Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội * Phòng giáo dục và đào tạo Quốc Oai * Trường THCS Thạch Thán * Địa chỉ: Thạch Thán - Quốc Oai - Hà Nội Điện thoại: 04.33.843.436 Email: c2thachthan_qo@hanoiedu.vn. THÔNG TIN GIÁO VIÊN 1. Họ và tên: Bùi Văn Quyền Ngày sinh: 07- 03 - 1982 Môn: Sinh - Hóa Điện thoại: 0903478882 Email: quyenc2thachthan@gmail.com 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Xuyến Ngày sinh: 1962 Môn: Sinh - Địa Điện thoại: 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học Tích hợp kiến thức liên môn: Sinh học, Vật lý, Hóa học vào giảng dạy bài " Cấu tạo và tính chất của xương " môn sinh học lớp 8 2. Mục tiêu dạy học * Kiến thức: - Thông qua kiến thức vật lý giúp các em nắm được và hiểu rõ cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa quan trong đối với chức năng nâng đỡ của xương là làm cho xương nhẹ nhưng rất vững chắc, khả năng chịu lực tốt - Thông qua kiến thức hóa học các em biết cách làm thí nghiệm ngâm xương trong axít HCl, đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn, nhận biết được hiện tượng và giải thích thí nghiệm từ đó rút ra kết luận về thành phần hóa học của xương gồm chất hữu cơ và muối khoáng - Thông qua kiến thức sinh học trong bài học giải thích được vì sao xương người già thì giòn dễ gãy nhưng xương trẻ em lại rất mềm dẻo * Kỹ năng: - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, làm thí nghiệm và liên hệ thực tế - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề * Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe xương ở trẻ em và người lớn tuổi - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh họi kiến thức 3. Đối tượng dạy học của bài học * Đối tượng dạy học là học sinh khối 8 - Số lượng học sinh: 26 em - Số lớp thực hiện: 01 lớp * Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức sinh học 8, tôi trực tiếp giảng dạy sinh học lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện - Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức thcs nói chung và môn sinh học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra - Thứ hai: Đối với kiến thức bài " Cấu tạo và tính chất của xương " các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan là các phần của bộ xương, hình dạng, vị trí các loại xương và khớp xương, được tìm hiểu những kiến thức về bản thân nên các em rất hào hứng 4. Ý nghĩa của bài học Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn 3 không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất Đối với việc tích hợp kiến thức các môn hóa học, vật lý vào dạy bài " Cấu tạo và tính chất của xương " sẽ giúp các em nắm được , hiểu rõ vì sao xương cứng trắc và chịu lực tốt, trong xương có chất hưu cơ và muối khoáng Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn 5. Thiết bị dạy học, học liệu * Giáo viên: - Tranh phóng to các hình 8.1 - 8.4 SGK - Vật mẫu: + Xương đùi ếch + Đoạn đây đồng một đầu quấn chắt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương + Panh để gắp xương, đèn cồn, cốc nước để rửa xương, cóc đựng HCl 10% ( đầu giờ thả xương đùi ếch vào axít) - Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powepoint, kỹ năng soạn giảng bằng trương trình word - Kiến thức vật lý về lực tác động - Kiến thức hóa học về phản ứng hóa học * Học sinh - Nghiên cứu kỹ nội dung bài - Mỗi nhóm 2 xương đùi ếch * Ứng dụng công nghệ thông tin: - Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các slide minh họa nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được cấu tạo chung của một xương dài, từ đó giải thích được sự lớp lên của xương và khả năng chịu lực của xương - Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương 2. Kỹ năng 4 - Rèn kỹ năng lắp đặt thí nghiệm đơn giản, thu thập thông tin, sử lý kênh hình, vận dụng kiến thức liên môn 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe xương ở trẻ em và người lớn tuổi - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức II. Chuẩn bị * Giáo viên: - Tranh phóng to các hình 8.1 - 8.4 SGK - Vật mẫu: + Xương đùi ếch + Đoạn đây đồng một đầu quấn chắt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương + Panh để gắp xương, đèn cồn, cốc nước để rửa xương, cóc đựng HCl 10% ( đầu giờ thả xương đùi ếch vào axít) - Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powepoint, kỹ năng soạn giảng bằng trương trình word - Kiến thức vật lý về lực tác động - Kiến thức hóa học về phản ứng hóa học * Học sinh - Nghiên cứu kỹ nội dung bài - Mỗi nhóm 2 xương đùi ếch III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Bộ xương người được chia làm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? - Xương tay và xương chân khác nhau như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người? 3. Bài mới VB: Gọi 1 học sinh đọc mục " Em có biết " ( Trang 31 - SGK) GV: những thông tin đó cho ta biết xương có sức chịu đựng rất lớn. Vậy vì sao xương có khả năng đó? Chúng ta sẽ giải đáp qua bài học hôm nay. Hoạt động 1: Cấu tạo của xương Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được cấu tạo của xương dài, xương dẹt và chức năng của nó Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục I SGK kết hợp quan sát hình 8.1, 8.2 ghi nhớ chú thích và trả lời câu hỏi: Xương dài có cấu tạo - HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình vẽ, ghi nhớ kiến thức I. Cấu tạo của xương 5 như thế nào? - GV treo hình 8.1 (tranh câm) gọi 1 HS lên dán chú thích và trình bày. - GV cho các HS khác nhận xét sau đó rút ra kết luận - GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1, 8.2 vận dụng kiến thức vật lý trả lời câu hỏi: Cấu tạo hình ống của thân xương, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì với chức năng của xương? - GV nhận xét phần trả lời của các nhóm, chốt lại kiến thức. - GV chiếu tranh về trụ cầu, tháp Epphen, vòm nhà thờ giới thiệu: Người ta ứng dụng cấu tạo xương hình ống và cấu trúc hình vòm vào kiến trúc xây dựng đảm bảo độ bền vững và tiết kiệm nguyên vật liệu ( trụ cầu, cột, vòm cửa ) - GV hỏi tiếp: Các phần của xương dài có chức năng gì? - GV nhận xét và chốt lại kiến thức - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I.3 và quan sát hình 8.3 trả lời: Nêu cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt? - GV kết luận - 1 HS lên bảng dán chú thích và trình bày - Các nhóm khác nhận xét và rút ra kết luận - HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức vật lý trả lời: + Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc + nan xương xếp thành vòng cung có tác dụng phân tán lực, làm tăng khả năng chịu lực - HS nghe và ghi nhớ - HS nghe và ghi nhớ - HS nghiên cứu thông tin và trình bày - HS nghe và ghi nội dung bảng 8.1 SGK - HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 8.3 để trả lời. - HS nghe và ghi 1. Cấu tạo và chức năng của xương dài ( bảng 8.1 SGK ) 2. Cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt 6 - Ngoài là mô xương cứng - Trong là mô xương xốp, chứa tủy đỏ Hoạt động 2: Sự to ra và dài ra của xương Mục tiêu: HS chỉ ra được nguyên nhân làm cho xương to và dài ra - GV yêu cầu HS đọc mục II và trả lời câu hỏi: Xương to ra là nhờ đâu? - GV chốt kiến thức, dùng hình 8.5 SGK mô tả thí nghiệm chứng minh vai trò của sụn tăng trưởng - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát hình 8.5 cho biêt: Sụn tăng trưởng có vai trò gì? - Gv chốt lại kến thức - GV lưu ý HS : +Sự phát triển của xương nhanh nhất ở tuổi dậy thì, sau đó chậm lại từ 18 - 25 tuổi + Trẻ em tập thể dục thể thao quá độ, mang vác nặng dẫn tới sun tăng trưởng hóa xương nhanh, người không cao được nữa, tuy nhiên màng xương vẫn sinh ra tế bào xương - HS nghiên cứu mục II và trả lời câu hỏi - HS nghe và ghi - HS thảo luận nhóm, trả lời - HS nghe và ghi - HS nghe và ghi nhớ II. Sự to ra và dài ra của xương - Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia - Xương dài ra do các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hóa xương Hoạt động 3: Thành phần hóa học và tính chất của xương Mục tiêu:Thông qua thí nghiệm, học sinh chỉ ra được 2 thành phần cơ bản của xương có liên quan đến tính chất của xương - Liên hệ thực tế - GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm - GV yêu cầu các nhóm - HS chú ý lắng nghe để nắm được cách làm thí nghiệm - HS tiến hành thí III. Thành phần hóa học và tính chất của xương 7 tiến hành thí nghiệm 1: ngâm xương đùi ếch trong dung dịch HCl 10% và quan sát hiện tượng - GV hỏi: Hiện tượng gì xảy ra trong thí nghiệm? - GV: Khí thoát ra là CO2, Điều đó chứng tỏ trong xương có chất gì? - GV nói đầy đủ hơn là trong xương có muối khoáng và khi ngâm trong axít các muối này đã bị phân hủy - GV lấy lọ xương ngâm trong axít đã chuẩn bị trước từ đầu giờ (3 xương đùi ếch), Yêu cầu đại diện các nhóm dùng kẹp gắp xương rửa qua nước sạch mang về nhóm tìm hiểu - GV hỏi: Thử uốn xem xương cứng hay mềm? Giải thích hiện tượng? - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm thứ 2: đốt xương đùi ếch. - GV yêu cầu: khi không còn khói bay lên hãy bóp phần đã đốt, nhận xét hiện tượng và giải thích? nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra - HS quan sát và nêu hiện tượng: +Có bọt khí nổi lên (khí CO 2 ) + chứng tỏ trong xương có muối CaCO 3 - HS lắng nghe - Đại diện nhóm lên lấy mẫu xương đã chuẩn bị trước - HS uốn thử, thảo luận nhóm trả lời + Xương mềm dẻo, uốn cong được + Vì trong xương không còn muối khoáng - Các nhóm tiến hành thí nghiệm đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn, quan sát hiện tượng xảy ra - Đại diện nhóm trả lời + Đốt xương thấy có mùi khét, bóp thấy xương vỡ vụn + Chất hữu cơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, trong xương không còn 8 - GV nhận xét phần trả lời của HS và hỏi tiếp: Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương? - GV chốt kiến thức và giới thiệu về tỉ lệ chất hữu cơ và muối khoáng ở trẻ em và người già. + Trẻ em tỉ lệ chất hữu cơ cao hơn muối khoáng + Người già tỉ lệ chất hữu cơ thấp hơn muối khoáng - GV hỏi: Tại sao xương trẻ em thì mềm dẻo nhưng xương người già lại giòn và dễ gãy? Để xương phát triển tốt chúng ta phải làm gì? - GV nhận xét và củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học chất hữu cơ nữa - HS trao đổi nhóm và rút ra kết luận - HS nghe và ghi - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ - HS vận dụng kiến thức trả lời: + Trẻ em chất hữu cơ cao hơn muối khoáng nên xương mềm dẻo + Người già chất hữu cơ thấp hơn muối khoáng nên xương giòn dễ gãy + Ăn uống đủ chất và tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức - HS lăng nghe * Thành phần: Xương gồm 2 thành phần hóa học là: - Muối khoáng - Chất hữu cơ (Cốt giao) * Tính chất: Sự kết hợp của 2 thành phần muối khoáng và chất hữu cơ làm cho xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc 4. Củng cố - Đọc mục ghi nhớ SGK - Làm bài tập 1 SGK 5. Dặn dò - Học bài, trả lời câu hỏi 2, 3 SGK - Xem trước bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Nội dung bảng 8.1 SGK Các phần của xương Cấu tạo Chức năng Đầu xương - Sụn bọc đầu xương - Mô xương xốp gồm các nan xương - Giảm ma sát trong khớp xương - Phân tán lực tác động - Tạo các ô chứa tủy đỏ xương 9 Thân xương - Màng xương - Mô xương cứng - Khoang xương - Giúp xương phát triển to ra về bề ngang - Chịu lực đảm bảo vững chắc - Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu; chứa tủy vàng ở người lớn 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài trong thời gian 10 phút với nội dung câu hỏi sau. Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài Câu 2: Giải thích vì sao xương động vật được đun sôi lâu thì bở? * Học sinh. Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. 8. Các sản phẩm của học sinh Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài. Kết quả đạt được: Loại trung bình: 6 HS Loại Khá: 11 HS Loại giỏi: 9 HS Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Sinh học nói chung và bài “Cấu tạo và tính chất của xương” nói riêng đối học sinh lớp 8 trong năm học này đã đạt kết quả rất khả quan. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO TIẾT DẠY 10 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI TRƯỜNG THCS THẠCH THÁN HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TÊN CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG MÔN HỌC CHÍNH:. thoại: 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học Tích hợp kiến thức liên môn: Sinh học, Vật lý, Hóa học vào giảng dạy bài " Cấu tạo và tính chất của xương " môn sinh. học Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được cấu tạo chung của một xương dài, từ đó giải thích được sự lớp lên của xương và khả năng chịu lực của xương -