Lúa tái sinh (nông dân thường gọi là lúa chét) là lợi dụng mầm ngủ còn sống trên gốc rạ sau khi thu hoạch lúa vụ trước (hay còn gọi là vụ chính) nếu gặp điều kiện thích hợp về nước, nhiệt độ, ánh sáng và chất dinh dưỡng các mầm đó phát triển thành nhánh tái sinh rồi trổ bông, chín cho thu hoạch thêm một vụ phụ. Lúa tái sinh được áp dụng cho các vùng đất trũng không có khả năng gieo trồng ở vụ tiếp theo, hoặc gieo cấy rất bấp bênh. Thời gian để lúa tái sinh ngắn từ 5060 ngày là cho thu hoạch, đầu tư ít nhưng năng suất cũng thu được từ 23 tấnha.
Kỹ thuật để lúa tái sinh Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất của lúa tái là: Số bông hữu hiệu/m2, số hạt/bông, số hạt chức/bông, trọng lượng 1000 hạt, thì số hữu hiệu/m2 có tác dụng chủ đạo, tiếp đó là số hạt/bông. Muốn có năng suất lúa tái sinh cao, yếu tố quan trọng là làm sao nâng cao được số bông hữu hiệu trên đơn vị diện tích, đồng thời áp dụng tốt một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu, thâm canh lúa tái sinh. I - Những yếu tố quyết định năng suất lúa tái sinh Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất của lúa tái là: Số bông hữu hiệu/m2, số hạt/bông, số hạt chức/bông, trọng lượng 1000 hạt, thì số hữu hiệu/m2 có tác dụng chủ đạo, tiếp đó là số hạt/bông. Muốn có năng suất lúa tái sinh cao, yếu tố quan trọng là làm sao nâng cao được số bông hữu hiệu trên đơn vị diện tích, đồng thời áp dụng tốt một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu, thâm canh lúa tái sinh. II - Kỹ thuật để lúa tái sinh có năng suất cao 1 - Chọn giống lúa cỏ khả năng tái sinh mạnh Do khả năng tái sinh của các giống lúa khác nhau rất lớn nên đầu tiên phải chọn giống lúa có khả năng tái sinh càng mạnh càng tốt. Nhìn chung các tổ hợp lúa lai có khả năng tái sinh mạnh hơn lúa thuần rất nhiều. ở các tỉnh phía Bắc nên làm lúa tái sinh trên các tổ hợp lúa lai trong đó tổ hợp Sán ưu 63 (Tạp giao 1) có sức tái sinh mạnh hơn. ở các tỉnh phía Nam, tuỳ đặc điểm từng vùng mà chọn các giống lúa thuần có khả năng tái sinh mạnh để gieo sạ vụ chính. 2 - Vụ lúa phải có nhiều gốc rạ, gốc rạ khoẻ và có nhiều mầm sống. Để có nhiều gốc rạ cần đảm bảo mật độ gieo cấy của vụ lúa chính. Một thí nghiệm về mật độ của vụ chính liên quan đến năng suất lúa tái sinh chỉ ra rằng; Nếu cấy ở mật độ từ 25 - 30 - 35 - 40 khóm/m2. Năng suất lúa ở vụ chính chênh nhau không đáng kể nhưng năng suất lúa tái sinh với mật độ 35 khóm/m2 tăng hơn mật độ 25 khóm/m2 là 35,68%. Ngoài bảo đảm cấy vụ chính có mật độ cao thích hợp cần chú ý thực hiện các biện pháp kỹ thuật liên hoàn để tạo ra lúa tái sinh có gốc rạ tươi, khoẻ và có nhiều mầm sống. 3 - Tạo điều kiện cho lúa vụ chính có bộ rễ khoẻ - Với chân ruộng lúa 1 vụ ở miền núi bị ngâm nước do mực nước ngầm cao, yếm khí, khi gieo cấy vụ chính nên đánh luống để gieo cây (theo tài liệu nước ngoài nhiệt độ đất ở độ sâu 10 - 15 cm nếu lên luống cao hơn nhiệt độ để đất bằng 0,70C, lượng Kali hữu hiệu của đất tăng 15ppm, rễ lúa trắng tăng 7,6%). - Với các chân ruộng khác, vụ lúa chính phải phơi ruộng được 2 lần. Tác dụng của phơi ruộng là tăng không khí để nuôi rễ, rễ mọc nhiều, đâm sâu, làm cho thân khoẻ, giữ lá được bền, mầm khoẻ. Lần đầu phơi ruộng khi lúa đẻ đủ số nhánh cần thiết (khoảng 280 - 300 dảnh/m2) Lần thứ 2 phơi ruộng vào sau khi trỗ 15 - 20 ngày. 4 - Triệt để phòng trừ sâu bệnh cho vụ lúa chính Muốn cho ruộng để tái sinh có gốc rạ nhiều, khoẻ, nhiều mầm thì việc phòng trừ sâu bệnh giữ gốc rạ vụ chính tươi, xanh là rất quan trọng. Qua điều tra cho thấy, giữa bệnh Khô vằn và mầm sống trên thân lúa tái sinh có tương quan với nhau. Nếu chỉ số bệnh Khô vằn là 8 tỷ lệ mầm sống là 71,5% chỉ số bệnh tăng lên 19,3 tỷ lệ mầm sống còn 61,2%; các sâu bệnh khác ở vụ chính cũng có tác dụng chi phối sức sống của vụ lúa tái sinh, cho nên cần phải phòng trừ sâu bệnh triệt để cho vụ lúa chính. 5 - Xác định chiều cao cắt gốc rạ khi gặt lúa vụ chính Chiều cao gốc rạ khác nhau làm cho tỷ lệ mầm ở các đốt khác nhau, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lúa tái sinh. Cây lúa khi chín, dưới gốc thường có 5 mầm để thành nhánh tái sinh, mầm ở đốt trên cùng gọi là mầm 1, mầm ở đốt dưới cùng sát đất gọi là mầm 5. Trong 5 mầm đó mầm 2 và 3 đóng góp 74,2% năng suất lúa chét. Trong điều kiện cắt gốc rạ cao để lại cả 5 mầm, thì tỷ lệ năng suất do các mầm tạo ra như sau: - Mầm 1: Chiếm không đáng kể - Mầm 2: Chiếm 32,8% - Mầm 3: Chiếm 41,4% - Mầm 4: Chiếm20,9% - Mầm 5: Chiếm 4,9% Nếu cắt gốc rạ cao 5cm, thì mầm 5 sẽ tạo ra 49,3% năng suất. Nói chung khi cắt để gốc rạ cao thời gian sinh trưởng lúa tái sinh sẽ ngắn, năng suất cũng thấp còn khi cắt để gốc rạ thấp thì 2 đại lượng thời gian sinh trưởng năng suất sẽ ngược lại. ở Trung Quốc đã kết luận đối với các giống để gốc rạ cao bằng 1/3 chiều cao cây lúa thì 98% mầm 2 được giữ lại. Thời gian sinh trưởng của lúa tái sinh ngắn nhưng năng suất cũng được đảm bảo. 6 - Xác định thời gian thu hoạch vụ chính Nếu gốc vụ lúa chính còn tươi, 3 lá trên cùng còn xanh, thì mầm ngủ sẽ khoẻ, khả năng tạo thành nhánh tái sinh. Vì vậy khi lúa vụ chính đã chín được 95 - 100% số bông phải khẩn trương thu hoạch để kịp thời xử lý gốc rạ tái sinh. 7 - Bón phân Bón phân nuôi mầm: Để kích thích các mầm ngủ hoạt động, trước khi thu hoạch lúa vụ chính 7 - 10 ngày tưới một lớp nước mỏng và bón đạm. Đợt bón đạm này rất quan trọng để nuôi mầm. Năng suất lúa chét liên quan mật thiết đến đợt bón: Urê: 80 kg/ha (khoảng 3 kg/sào Bắc Bộ) Super lân: 140kg/ha (khoảng 5 kg/sào Bắc Bộ) Clorua kali: 55kg/ha (khoảng 2 kg/sào Bắc Bộ) Với giống lúa lai và giống lúa chịu thâm canh có thể bón lượng phân cao hơn Bón phân nuôi nhánh: Sau khi cắt 7 ngày tiến hành bón phân nuôi nhánh, lượng phân bón nuôi nhánh bằng 1/3 lượng phân bón nuôi mầm. 8 - Tưới nước: Giữ ổn định lớp nước nông 3 - 5 cm trên mặt ruộng từ sau khi thu hoạch vụ lúa chính đến khi thu hoạch vụ lúa tái sinh 9 - Phun MET kích thích đẻ nhánh. Những nơi có điều kiên thì có thể phun MET sau khi thu hoạch vụ lúa chính 2 - 3 ngày để kích thích tạo nhánh tái sinh. Lượng MET dùng khoảng 700gr pha trong 350 - 400 lít nước phun cho 1ha (khoảng 25gr pha trong 13 - 14 lít nước phun cho 1 sào). 10 - Sâu bệnh: Năng suất lúa chét tuỳ thuộc rất nhiều vào việc phòng trừ sâu bệnh. Các đối tượng sâu bệnh chủ yếu Bọ xít, sâu Đục thân, Khô vằn. Cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. . thuật để lúa tái sinh có năng suất cao 1 - Chọn giống lúa cỏ khả năng tái sinh mạnh Do khả năng tái sinh của các giống lúa khác nhau rất lớn nên đầu tiên phải chọn giống lúa có khả năng tái sinh. tổ hợp lúa lai có khả năng tái sinh mạnh hơn lúa thuần rất nhiều. ở các tỉnh phía Bắc nên làm lúa tái sinh trên các tổ hợp lúa lai trong đó tổ hợp Sán ưu 63 (Tạp giao 1) có sức tái sinh mạnh. suất lúa tái sinh cao, yếu tố quan trọng là làm sao nâng cao được số bông hữu hiệu trên đơn vị diện tích, đồng thời áp dụng tốt một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu, thâm canh lúa tái sinh. II - Kỹ