Chuyên đề: Hồn trương ba da hàng thịt

95 870 0
Chuyên đề: Hồn trương ba da hàng thịt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 1: HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT Tác giả: Lưu Quang Vũ Thông tin: Sự tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một câu truyện dân gian Việt Nam kể về chuyện một người đánh cờ rất giỏi tên là Trương Ba, vì một nhầm lẫn của Nam Tào mà phải chết sớm, thương tình ông có tài, Đế Thích là một tiên cờ và cũng là người thường xuyên đánh cờ với Trương Ba đã cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt. Bối cảnh của giai thoại được cho là ở Thôn Liêu Hạ, Xã Tân Lập, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Giai thoại này được Cụ Trần Quốc Chính là MỘT nhà thư pháp và học giả uyên thâm biên soạn lại thành một cuốn sách có tên: Dấu ấn làng Đình Sơn, xuất bản 2011. Năm 2012 Đài Truyền Hình Tỉnh Hưng Yên đã tổ chức làm phóng sự để nghiên cứu khu di tích này. Sự tích này là nguồn cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp: "Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm". Năm 2006, Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng đã chuyển thể sự tích trên cùng với vở kịch thành phim điện ảnh, nhưng với một bối cảnh hiện đại hơn, và mang phong cách hài hước hơn. Sơ lược Trương Ba là 1 người đánh cờ rất giỏi nổi tiếng là cư xử nhẹ nhàng với vợ nhưng hai vợ chồng không có một mụn con. Khác với Trương Ba, gia đình Hàng thịt là một gia đình không hạnh phúc. Hàng thịt có với vợ một người con gái. Vì không thỏa mãn điều đó nên ông thường xuyên đánh vợ mình. Rồi một hôm, Đế Thích thấy Trương Ba đánh cờ quá hay nên ông hạ giới để chơi cùng với Trương Ba và tặng 3 nén nhang để khi nào muốn chơi cờ với ông thì cứ đốt nén nhang. Sau đó không lâu sau, Trương Ba chết thì vợ của Trương Ba rất buồn và thắp nhang cho ông. Vô tình bà thắp nén nhang mà không hay mình đã gọi Đế Thích. Vì thương cho bạn mình mất sớm và muốn bà Trương Ba vui nên ông hứa sẽ làm Trương Ba sống. Rồi một hôm vì bất cẩn nên ông Hàng Thịt chết. Đế Thích vì không tìm được xác của Trương Ba mà lại không muốn bà Trương Ba thất vọng nên ông đã lấy xác Hàng Thịt để hồn Trương Ba nhập vào. Trương Ba lúc này trong thân xác Hàng thịt mừng rỡ trở về với vợ. Vợ ông thay vì vui mừng lại bất ngờ, sợ hãi vì lúc này bà không nghĩ đó là Trương Ba. Sau khi nghe Trương Ba kể lại thì bà đành tin lời và vui mừng. Còn vợ Hàng thịt thì oán ức, ghen tuông cứ nằng nặc đó là chồng mình rồi cả hai bà vợ cùng nhau kiện quan. Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh ta chỉ vào vợ Trương Ba và bảo vợ cũ của mình là vợ người bán thịt ở trong xóm. Quan hỏi cách làm heo bán thịt thế nào anh ta nói không biết, hỏi đến cách đánh cờ tướng, anh ta trả lời rất thành thạo. Viên quan lấy làm khó xử vì hồn người này lại xác người kia, mới gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng chị còn sống có làm điều gì đặc biệt không. Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích xuống đánh cờ, có hứa lúc nào chồng chị chết, thì gọi đến ông sẽ cứu sống lại, nhưng rủi thị quên đi, đến khi xác chồng chết đã nát thịt rồi mới nhớ gọi đến, may có người bán thịt mới chết, ông tiên mới đem hồn Trương Ba nhập vào xác người bán thịt. Viên quan cho đòi riêng người bán thịt đến hỏi có biết Đế Thích không, anh ta trả lời giống y như vợ Trương Ba nói, nên được xử cho về nhà Trương Ba. Người vợ anh bán thịt đành phải chịu mất chồng. Tóm tắt 2: Tóm tắt tác phẩm: Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng,khoẻ mạnh, giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại ,nhập vào thể xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ…mà bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống xa lạ, giả tạo. Đặc biệt ,thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải là của bản thân ông.' Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền phức phải mượn thân xác của kẻ khác,Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, xin với Đế Thích cho Cu Tị được sống lại và chấp nhận cái chết. TÓM TẮT 3: Trương Ba, gần 60 tuổi- là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại. rú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ. Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị , kiên quyết chấp nhận cái chết. BÀI MẪU BÀI VIẾT PHÂN TÍCH CỦA MỘT SỐ GIÁO VIÊN ƯU TÚ, PGS.TS PGS.TS. Lý Hoài Thu Khoa Văn học - ĐHKHXH&NV Hà Nội Hồn Trương ba, da hàng thịt là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh Tuy nhiên, từ góc nhìn tự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố cơ bản tạo nên sắc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, tình huống, diễn biến cốt truyện, phép mầu mang đến may mắn cho con người Và mặc dù câu chuyện dân gian này còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế Thích vẫn có thể được coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, bù đắp cho những mất mát, đau thương cho trần giới. Câu chuyện mở đầu bằng một cuộc cờ và kết thúc bằng một “phép tiên” cải tử hoàn sinh - một mơ ước ngàn lần không tưởng của con người. Có thể tóm lược một cách vắn tắt nội dung câu chuyện như sau: “Ngày xưa, có một ông Trương Ba chơi cờ tướng rất giỏi - “cao tay” đến mức “có một không hai”. Một hôm, đang bên bàn cờ, đối thủ của ông Trương Ba bị dồn vào thế bí bèn thốt lên “Nước cờ này chỉ có tiên cờ là Đế Thích mới có thể gỡ được chứ người trần chỉ có nước hàng thôi”. Vừa dứt lời thì quả nhiên có một ông lão ăn mày xuất hiện xin đi thử một nước cờ gỡ bí Ông Trương Ba vừa tức, vừa sững sờ kinh ngạc vì chỉ trong thoáng chốc, đối thủ của ông không chỉ thoát bí mà còn dồn ông đến chỗ thua bèn cúi xuống sụp lạy ông lão, vừa lạy vừa nói: “Tôi dám chắc cụ là tiên cờ Đế Thích chứ chẳng phải người phàm”. Ông lão ăn mày từ chối, chỉ nói rằng mình là kẻ nghèo hèn nhưng ông Trương Ba không chịu nghe cứ sụp lạy mãi khiến ông già đành phải thú thật: “Đúng tôi là Đế Thích, nghe nhắc đến tên, tôi phải xuống xem anh đánh cờ ra sao và đã thấy anh đúng là tay cờ giỏi”. Nhân đó, ông Đế Thích với danh nghĩa “cùng làng cờ” báo cho ông Trương Ba biết là số ông đã đến ngày tận thế, nhưng lúc nằm xuống, nhớ thắp hương lên mà vái đúng tên Đế Thích thì tiên cờ sẽ giúp để Trương Ba sống lại. Và ông Trương Ba đã nói lại tất cả những điều đó với vợ. Một tháng sau ngày chồng mất, vợ ông Trương Ba trong khi dọn bàn cờ tướng sực nhớ tới lời dặn của chồng bèn thắp hương khấn tên Đế Thích và cầu xin để chồng mình được sống lại. Đế Thích dường như bất lực vì ông Trương Ba về với đất đã lâu Cũng “may” lúc đó, cùng lối xóm có anh hàng thịt vừa mới mất, Đế Thích bèn nhập hồn ông Trương Ba vào xác anh hàng thịt. Và thế là ông Trương Ba đã sống lại trong hình hài của anh hàng thịt. Hai bà vợ lời qua tiếng lại, giành giật thậm chí là đánh nhau bởi vì ai cũng có lý khi nhận người vừa sống lại đúng là chồng mình. Cuối cùng họ dắt nhau đến cửa quan và vợ ông Trương Ba đã thắng kiện bởi vì anh hàng thịt đã nhận bà Trương Ba là vợ, anh hàng thịt không biết cách cầm dao mổ lợn mà lại nói về cờ tướng rất thạo và đặc biệt là còn quen biết cả với tiên cờ Đế Thích. Vợ người hàng thịt đành chịu mất chồng”. Rõ ràng là từ “bản gốc” có phần đơn giản này, Lưu Quang Vũ đã không bị lệ thuộc vào nội dung câu chuyện, đã tìm tòi, vừa mở rộng kích thước tự sự, vừa khơi sâu vào giá trị tư tưởng để tạo nên một vở kịch nổi tiếng mà “hạt cơ bản” là giá trị nhân văn sâu sắc về lẽ tử - sinh. Khác với văn bản tự sự cổ tích xoay quanh câu chuyện chỉ vẻn vẹn vài nhân vật: ông Trương Ba, vợ ông Trương Ba, Tiên Đế Thích, người bạn cờ, anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt và quan toà; “thế giới” nhân vật trong tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ có sự hiện diện của rất nhiều nhân vật khác “châu tuần” chung quanh nhân vật chính: Nam Tào, Bắc Đẩu; anh con trai, chị con dâu, cháu nội ông Trương Ba; Lý trưởng, Trương Tuần, Lái lợn 1, lái lợn 2 Chính họ là những phía đối lập của xung đột, can dự, chi phối đẩy cốt truyện kịch lên cao trào và tạo nên bi kịch lạ lùng cho số phận Trương Ba. Tương tự như vậy, các yếu tố không - thời gian trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ cũng trở nên đa chiều hơn. Đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, (chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại) - một hình thức đặc thù của văn bản kịch - đã được vận dụng một cách hiệu quả và sáng tạo trong một tác phẩm được coi là “để đời” của một nhà viết kịch tài năng và thuộc một thể loại kể chuyện bằng ngôn ngữ đối thoại và “tất cả mọi vấn đề xung quanh hình tượng” đều nằm trong lời ăn tiếng nói của nhân vật. Thay vì điểm nhìn của tự sự cổ tích với lời mở đầu quen thuộc “Ngày xửa ngày xưa có một người tên là ”, vở kịch của Lưu Quang Vũ mở màn bằng “không gian tiên giới” - khung cảnh trên thiên đình - với sự xuất hiện của các quan nhà trời Bắc Đẩu, Nam Tào và dĩ nhiên là có cả Đế Thích. Do cung cách làm việc tắc trách, luộm thuộm của những đấng nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay, và cũng muốn xong việc để kịp dự lễ khai tiệc bên đình Thái Thượng, sau cái “tặc lưỡi” và dưới ngòi bút oan nghiệt của Nam Tào, ông Trương Ba hiền hậu, tử tế, tốt bụng còn đang rất khoẻ mạnh, mặc dầu chưa “tận số” (khác với cổ tích) đã phải chết thay cho một tên bạc ác bất nhân, lừa thầy phản bạn, dối trá tham tàn “Xen” kịch ngắn giàu tính thời sự này của Lưu Quang Vũ gợi nhớ về một thời chưa xa “sinh mệnh” của con người chất ngất nhiều nỗi oan khất bởi trên đầu họ là những thế lực, thậm chí là siêu thế lực “cho ai sống mới được sống, bắt ai chết là phải chết ” (trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt). Sau cảnh hạ giới với sự ra đi đột ngột của ông Trương Ba và nỗi bàng hoàng thương tiếc của những người ruột thịt, xóm giềng lần thứ 2, không gian thiên đình lại hiện hữu để người xem có dịp chứng kiến một sự “sửa sai” ngoài mọi tưởng tượng: ông Trương Ba được sống lại bằng thân xác của anh hàng thịt nhờ cái tâm và phép màu của Đế Thích. Mô hình không gian này không xuất hiện trong câu chuyện cổ tích (chỉ có những khung cảnh quen thuộc ở hạ giới) nhưng đối với Lưu Quang Vũ, sự trở lại không gian này đã tạo một bước ngoặt quan trọng để tạo lực đẩy kịch tính cho cốt truyện. Dòng tự sự dân gian rõ ràng đã lấy việc ông Trương Ba được sống lại trong “lốt” thân thể anh hàng thịt làm sự kiện chính và là “điểm nhấn” trung tâm mang lại tính chất hoang đường cho câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy, những diễn biến tiếp theo của câu chuyện như cuộc đấu khẩu, xô xát giành chồng giữa hai người đàn bà và việc quan xử cho bà vợ ông Trương Ba thắng kiện chỉ là những “tình tiết phụ” nhằm bổ sung và hoàn thiện câu chuyện theo hướng kết thúc có hậu (ít ra là từ phía nhân vật chính). Song, qua so sánh, đối chiếu 2 văn bản (kể cả việc vận dụng lý thuyết liên văn bản), chúng ta có thể khẳng định rằng: xung đột kịch của Lưu Quang Vũ chỉ thực sự bắt đầu và thăng hoa khi câu chuyện cổ tích đã kết thúc. Có nghĩa là, bi kịch của nhân vật Trương Ba không đơn giản ở việc bị chết oan mà đau đớn, vật vã hơn bội phần lại là cái sự được sống lại, được hưởng phúc ân chưa từng có ở chốn thế gian này. Đời sống dị thường của ông Trương Ba sau phép mầu “cải tử hoàn sinh” đã làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn cả “ngoại sinh” lẫn “nội sinh”. Người láng giềng thân thiết, một bạn cờ rất phục tài ông Trương Ba giờ không thể hiểu nổi vì sao “lối đánh cờ của bác khác hẳn ngày xưa. Thoạt trông thì thấy cách vào cờ của bác vẫn như xưa, nhưng sau thì chẳng còn cái khoáng hoạt, dũng mãnh, thâm sâu ngày trước. Cách tiến, cách thủ của bác bây giờ vụn vặt, tủn mủn, thô phũ. Mà cái nước ăn vừa rồi, nói xin lỗi bác, nó bần tiện làm sao!” và “Người đàng hoàng, không ai đòi ăn nước ấy” Những người ruột thịt cũng bắt đầu nhận thấy sự bất ổn của việc tâm hồn trong sạch, thẳng thắn, hồn hậu của ông Trương Ba lại trú ngụ trong thân xác cồng kềnh, thô tháp cùng nhiều ham muốn “tầm thường” của anh hàng thịt. Họ, người thì âm thầm chịu đựng (bà vợ), thấu hiểu thương cảm (chị con dâu), người có những dị ứng xa lánh bên ngoài nhưng thâm tâm lại đau xót, lo buồn (anh con trai, đứa cháu nội): Bà vợ vẫn luôn nhớ về hình vóc, dáng dấp nhỏ nhắn, mảnh mai của chồng và cố quen dần với thân hình nặng nề của anh hàng thịt với những bữa cơm phải đầy đủ rượu thịt, tiết canh, lòng lợn Anh con trai, người gánh vác nỗi lo cơm áo cho cả “đại gia đình”, người nuôi chí làm giàu, tháo vát và thức thời nhất (từ “điểm nhìn” hiện thời) - thì tính toán rành rọt đến tàn nhẫn: “Thử hỏi nhờ ai mà giữa thời buổi này nhà ta còn được đàng hoàng, tươm tất như vậy? Cả thầy nữa, giờ thầy ăn mỗi bữa 8, 9 bát cơm Tiền làm vườn chỉ đủ nuôi thân ông Trương Ba chứ không đủ nuôi ông hàng thịt Thầy còn xỉ vả tôi nỗi gì? Đã đến nước này thầy còn cao đạo”! Trước cái tát và cơn giận giữ tột độ của ông Trương Ba, anh ta đã thẳng thừng: “Bố tôi xưa không bao giờ đánh tôi như vậy! Tôi nói thật cho ông biết: Ông không phải là bố tôi, ông không còn là bố tôi nữa!”. Ngay cả đứa cháu nội được cưng chiều, hợp ông nhất cũng không chấp nhận sự có mặt của ông: “Không! Người này không phải là ông nội tôi Ông nội tôi là người gầy gầy, tóc bạc, trán nhăn mà mắt sáng lắm, hiền lắm cơ mà! Còn người này thì má béo phì, lông mày rậm như chổi xể, trông dữ dữ là Ông lừa cả nhà, lừa tất cả mọi người nhưng không lừa được tôi đâu! Ông giả vờ làm ông nội, về chiếm chỗ của ông nội trong nhà ”. Nhưng so với tất cả những điều đó thì những gì đang diễn ra trong con người ông Trương Ba mới thực sự là xung đột dữ dội nhất, là đỉnh điểm bi kịch của tác phẩm. Cuộc đối thoại thẳng thắn tới cùng, màn phân thân mang màu sắc hậu hiện đại của thi pháp kịch giữa hồn ông Trương Ba và xác anh hàng thịt đã diễn tả khá sâu sắc nỗi hoang mang, hoài nghi và sự bất lực của con người trong cuộc chiến hiện sinh. Mọi lý lẽ yếu ớt mang “màu xám” của ông Trương Ba đã không thể lung lay thứ lập luận lấm láp bụi trần nhưng cũng có đủ “thực chứng” và hùng hồn hơn của anh hàng thịt bởi vì nó, có thể coi là “một phần tất yếu” của cuộc sống. Việc ông Trương Ba không thể tự dung hoà được phần “con” và phần “người” trong sinh thể cá nhân, phải cầu xin Đế Thích trả lại thân xác cho anh hàng thịt, còn ông thì xin được chết lần thứ 2, “chết hẳn” là sự thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất cốt lõi tư tưởng, là sự đối thoại chân thành và triết lý nhân sinh giàu tính hướng thượng của Lưu Quang Vũ. Nhà viết kịch không phủ nhận giá trị cao quí của sự sống nhưng nếu sống mà con người dần dần tự đánh mất phần cao quý trong tâm hồn để chấp nhận một sự tồn tại không tư tưởng, không cảm xúc; và đáng sợ hơn nữa là kiểu sống thiếu trung thực, giả tạo theo mô hình “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo” Tất cả những điều đó là hoàn toàn đối lập với quan niệm sống và khát vọng nghệ sĩ trong anh: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (lời ông Trương Ba). Cách đặt vấn đề và giải quyết xung đột của vở kịch cho thấy nhà viết kịch đã có những phản ứng quyết liệt trước sự áp đặt làm mất quyền được lựa chọn của con người. Mọi sự áp đặt dù mang danh nghĩa nhân đạo cao cả nhất theo Lưu Quang Vũ, suy cho cùng vẫn không thể mang lại cho con người cuộc sống đích thực, vẫn dẫn tới bi kịch, vẫn tiềm ẩn khả năng huỷ diệt, vẫn chứa đựng yếu tố phi nhân Đó chính là thông điệp mang màu sắc nhân quyền sâu xa mà Lưu Quang Vũ đã gửi gắm vào tác phẩm. Là một nhà viết kịch nhạy cảm, thông minh và sắc sảo, Lưu Quang Vũ đã rất biết cách khai thác vấn đề từ nhiều tư liệu “nguồn” khác nhau: từ một mẫu tin thời sự trên báo, một vụ án xôn xao dư luận, một hiện tượng xã hội nổi bật, từ kho tàng dồi dào của văn hoá dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch hiện đại được vay mượn, gợi “tứ” từ một câu chuyện cổ tích. Các yếu tố tự sự dân gian với độ đậm nhạt khác nhau, như được trình bày ở trên, đã ít nhiều có sự thâm nhập, chuyển hoá vào tác phẩm kịch. Tuy nhiên, phần sáng tạo ngoài văn bản, chính xác hơn là nối tiếp, kéo dài ý tưởng của văn bản khiến vở kịch trở nên một “vĩ thanh” độc đáo, đặc sắc của câu chuyện cổ tích mới thực sự là phần đóng góp nổi bật của Lưu Quang Vũ. Từ một câu chuyện cổ tích có phần mờ nhạt, bằng khả năng đồng hoá, nhào nặn và tái tạo, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được một vở kịch có cấu trúc khá chặt chẽ và ý nghĩa nhân bản đậm đà. Đã hơn 20 năm sau ngày công diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt vẫn đứng ở vị trí hàng đầu trong sự nghiệp cầm bút, là tác phẩm không chỉ gắn liền với tên tuổi nhà viết kịch trẻ tài năng Lưu Quang Vũ mà còn đưa tên tuổi của ông đến với công chúng nhiều nước trên thế giới. Hà Nội, 17/10/2009 PGS.TS. Lý Hoài Thu Khoa Văn học - ĐHKHXH&NV Hà Nội Từ sự so sánh về quan điểm triết lý giữa truyện cổ dân gian “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” và vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ, bài viết đã nêu lên những nét mới, rất có ý nghĩa trong tác phẩm của nhà soạn kịch nổi tiếng này. Nếu cốt truyện dân gian chỉ đơn giản đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn đối với thể xác, thì đến vở kịch của Lưu Quang Vũ, vấn đề đã được ông đào sâu, mở rộng và phát triển hơn rất nhiều. Ông có quan niệm khác về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác - đó là mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau. Hơn nữa, ông còn mở rộng tầm triết lý sang cả những vấn đề nhân sinh khác, như vấn đề xung đột giữa nhu cầu tự nhiên và nhân cách, vấn đề đấu tranh trong bản thân mỗi con người để hoàn thiện nhân cách làm người, v.v Vở kịch của Lưu Quang Vũ, vì thế, không chỉ là thành quả to lớn của nền kịch nói hiện đại Việt Nam, mà còn là một đóng góp đặc sắc của ông vào quan niệm triết lý nhân sinh nói chung. Trong bài viết này, chúng tôi không so sánh một cách toàn diện giữa một truyện cổ dân gian và một vở kịch dài hiện đại, cũng không so sánh về toàn bộ nội dung tư tưởng, mà chỉ so sánh về tư tưởng triết học - phần cốt lõi của cả hai tác phẩm. Truyện cổ dân gian: Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất giỏi. Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có người nào địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Giang Nam. Buổi ấy, ở Trung Quốc, có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền khăn gói sang Nam tìm đến nhà địch thủ. Hai người đọ tài nhau trong mấy ván vẫn không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo: - Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng không thể gỡ nổi. Bấy giờ Đế Thích là thần cờ ở thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi bên cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Tự nhiên, bên Kỵ Như cờ bại thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là người trần tục, chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi”. Đế Thích cười bảo: “Ta nghe như nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết”. Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà, khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo anh: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành, vậy ta cho một bó hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống”. Nói đoạn, cưỡi mây bay lên trời. Từ đó, Trương Ba thỉnh thoảng lại dọn cờ mời thầy Đế Thích xuống chơi. Hai bên rất tương đắc. Nhưng một hôm, Trương Ba bị cái chết mang đi một cách đột ngột. Sau khi chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà cửa, thấy có nén hương giắt ở mái nhà, chị ta vô tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng. Ở thiên đình, thần Đế Thích nhận được tin bằng mùi hương liền xuống ngay. Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích ngạc nhiên: “Trương Ba đâu?”. Vợ Trương Ba sụt sịt: “Nhà tôi chết đã gần một tháng nay rồi!” - “Chết rồi! Sao lúc mới tắt thở không gọi ta xuống ngay, để đến bây giờ còn làm thế nào được nữa?”. Suy nghĩ một chút, Đế Thích lại hỏi thêm: “Trong xóm hiện nay có ai mới chết không?”. Vợ Trương Ba đáp: “Có một người Hàng thịt mới chết tối hôm qua”. Thần Đế Thích bảo chị ta dẫn mình đến nhà người Hàng thịt mà bảo: “Ta sẽ kiếm cách làm cho chồng nhà ngươi sống lại”. Nói xong, thần hóa phép rồi trở về trời. Nói chuyện trong nhà người Hàng thịt lúc đó, mọi người đang xúm quanh linh sàng khóc lóc kể lể thì tự nhiên thấy người chết ngồi nhỏm dậy. Hắn ta vứt tất cả mọi đồ khâm liệm rồi chẳng nói chẳng rằng đi thẳng một mạch về nhà Trương Ba. Vợ Trương Ba thấy người Hàng thịt, biết là thần Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại, mừng rỡ đón vào. Giữa lúc đó, thì vợ con người Hàng thịt cũng chạy theo níu lấy chồng nhưng không những bị vợ Trương Ba giằng lại, mà ngay chính chồng mình cũng nhất định không chịu về. Đôi bên cãi cọ nhau, cuối cùng biến thành cuộc đấu khẩu rất kịch liệt. Xóm làng không biết phân xử ra sao, đành đem việc đó lên quan. Quan cho đòi các nhà hàng xóm tới hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó là anh Hàng thịt. Nhưng chỉ có vợ Trương Ba thì nhất định nhận ra là chồng mình”. Quan hỏi rằng: “ Chồng chị ngày thường hay làm gì?”. Đáp: “chồng tôi chỉ thạo đánh cờ mà thôi”. Quan lại hỏi vợ người Hàng thịt: “chồng chị ngày thường hay làm nghề gì?”. Đáp: “chồng tôi chỉ thạo nghề mổ lợn”. Nghe đoạn, quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh Hàng thịt mổ, nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỉ thí với người Hàng thịt thì không ngờ, con người đó đi những nước cờ rất cao không ai địch nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba. Vì thế mới có câu “ Hồn Trương Ba, da Hàng thịt”(1). Như vậy, truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt cũng quan niệm linh hồn phải có thể xác mới có chỗ trú ngụ và thể xác phải có linh hồn mới sống được, mới không rữa nát. Nhưng truyện cổ dân gian tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn, coi nhẹ thể xác, nên khi Trương Ba mượn được thể xác của người Hàng thịt thì Trương Ba coi mình là Trương Ba 100% trong ý thức, trong tình cảm, trong tính cách, tuyệt nhiên không băn khoăn gì về hình dạng của mình. Vợ Trương Ba cũng vậy, khi thấy chồng là thân xác anh Hàng thịt nhưng tâm trí là Trương Ba - chồng mình - thì cũng không băn khoăn gì, nhận ngay và vui vẻ chung sống. Vợ anh Hàng thịt chỉ thấy đơn giản là hình dạng chồng mình sống lại nên đấu tranh khiếu kiện giành giật về cho mình, mặc dù anh ta đã nói anh ta là Trương Ba và chạy về nhà Trương Ba. Quan phủ sau khi kiểm tra kỹ năng mổ thịt lợn và nhất là kỹ năng chơi cờ thì quyết định xử ngay cho anh - Hàng - thịt - mang - hồn Trương Ba về với vợ Trương Ba. Phép thử mổ thịt có thể không chính xác, vì anh Hàng thịt nếu thích vợ Trương Ba có thể giả vờ mổ vụng; nhưng phép thử chơi cờ thì không thể sai được, vì nó thuộc về trí tuệ, về năng khiếu tính toán trong loại hình thể thao trí tuệ đặc biệt, cũng chính là một biểu hiện, một phương diện đặc sắc của linh hồn. Nó xác định, khẳng định linh hồn đó chỉ có thể là Trương Ba - người sinh thời chơi cờ rất giỏi. Với cốt truyện ngắn gọn, mang một tư tưởng triết học có phần hơi đơn giản - đề cao, tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn, tách rời linh hồn và thể xác, coi thể xác chỉ như cái túi đựng linh hồn - truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt phù hợp với quan niệm xưa, qua bao thế kỷ vẫn được kể, được yêu thích và không hề gây tranh cãi. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, của con người và khoa học (sinh lý học và tâm lý học), tư tưởng triết học về con người cũng trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn và toàn diện hơn. Từ đó, tư tưởng triết học trong truyện cổ dân gian đã được Lưu Quang Vũ, nhà viết kịch tài năng của thời hiện đại, nhìn nhận lại và phát triển theo trình độ nhận thức của thời đại, theo yêu cầu nhân sinh và thẩm mỹ của thời hiện đại. Tóm tắt vở kịch của Lưu Quang Vũ. “Nam Tào, Bắc Đẩu đang ngồi chấm người phải chết trong ngày. Đế Thích đến tỏ ý muốn xuống hạ giới để tìm người cao cờ đánh cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở bên dinh Thái thượng nên Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba. Trương Ba đang chăm vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái nội, con trai, con dâu thì Trưởng Hoạt đến chơi cờ. Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Đế Thích cho Trương Ba mấy nén hương và bảo nếu cần thì thắp một nén là Đế Thích xuống, thắp ba nén thì có thể lên thiên đình gặp Đế Thích. Sau đó, Trương Ba thấy trong người khó chịu và chết. Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà ta vô tình thắp ba nén hương cho chồng). Bà đòi trả mạng sống cho chồng. Nhân có anh Hàng thịt mới chết, thân xác chưa tan rữa, Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh Hàng thịt để sống lại. Gia đình người Hàng thịt đang ngồi bên quan tài thì người Hàng thịt đội nắp quan tài lên, đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà Hàng thịt. Vợ Trương Ba đến xem phép mầu nghiệm ứng để đón chồng. Lúc đầu, mọi người đều ngỡ ngàng nhưng hồn Trương Ba đã nói được những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn. Hồn Trương Ba (trong xác anh Hàng thịt) về nhà Trương Ba. Nhưng bà vợ băn khoăn vì thân xác chồng khác xưa nhiều quá. Bà cũng thắc mắc về việc chồng phải sang giúp chị Hàng thịt mổ lợn mặc dù vụng về. Anh con trai thì hy vọng với sức vóc mới, bố có thể cùng đi buôn lậu với mình. Hồn Trương Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh Hàng thịt. Lý trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà Hàng thịt. Anh con trai hối lộ, Lý trưởng xử: ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về nhà Hàng thịt. Anh con trai lại có lời, Lý trưởng cho phép Trương Ba chỉ phải ở nhà Hàng thịt đến nửa đêm thì được về. Trời đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị Hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong, chuẩn bị về thì chị ta giữ lại mời rượu rồi mời ở lại. Hồn Trương Ba lúc đầu định xuôi theo nhưng đã đấu tranh tư tưởng, gỡ tay chị ta, về nhà. Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba bắt đầu đổi tính: uống rượu, đòi ăn ngon, nước cờ đi cũng khác. Lý trưởng lại đến sách nhiễu. Cháu gái không nhận ông, người con dâu cũng than phiền bố chồng thay đổi. Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người Hàng thịt diễn ra; qua đó, xác người Hàng thịt khẳng định thế lấn tới của y đối với hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình. Lúc đó, cu Tỵ nhà hàng xóm bị ốm nặng, sắp chết. Đế Thích bảo hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tỵ. Trương Ba từ chối, xin cho cu Tỵ sống, còn mình xin trả lại xác cho người Hàng thịt và chấp nhận cái chết. Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn trò chuyện với vợ”. Trước hết, Lưu Quang Vũ có kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian. Ông cũng nhấn mạnh vai trò cao hơn của linh hồn so với thể xác. Trương Ba khi sống lại trong thân xác anh Hàng thịt thì nhận biết mình là Trương Ba (dựa vào ký ức, tình cảm và ý thức của hồn Trương Ba) và về ngay nhà mình (nhà Trương Ba). Vợ Trương Ba, sau khi kiểm tra ký ức của Trương Ba (mới), cũng nhận là chồng mình và giữ lại. Trưởng Hoạt, bạn của Trương Ba, khi kiểm tra ký ức của Trương Ba (mới) về tình bạn giữa hai người, cũng xúc động ôm hôn ngay bạn mình, mặc dù anh ta lúc này đã mang thân xác xa lạ. Cô con dâu thì lại càng thương cha chồng, mặc dù cha lúc này mang vóc hình ông Hàng thịt, vì điều chị ta tìm thấy ở ông là đức tính nhân hậu hệt như cha chồng xưa. Chị ta nói khá đúng, khá đủ, khá cơ bản về linh hồn: “Đã gọi là hồn làm sao có hình thù, bởi nó không là vuông hay tròn, mà là vui buồn, mừng giận, yêu ghét. Thầy vẫn dạy chúng con: Cái bề ngoài có quan trọng gì, chỉ có tấm lòng yêu thương và trí tuệ cao sáng của con người ta là đáng kể”. Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó. Đầu tiên, hồn Trương Ba tỏ ra lạ lẫm, khó chịu với sự khác lạ của thân xác mình. Rồi anh ta cảm thấy thân xác đó bắt đầu chi phối anh: cũng thích ăn tiết canh, uống rượu, nói to và có sức khỏe (không đau lưng, không hen nữa, tát con chảy máu mồm). Khi ông Lý xử anh phải sang nhà chị Hàng thịt một số giờ trong ngày thì anh cũng tấm tắc khen ngon mấy món ăn của chị ta. Chị Hàng thịt thì biết linh hồn trong thể xác chồng mình không phải là của chồng mình mà là của Trương Ba, nhưng chị ta càng quý hơn vì nó tốt đẹp và dịu dàng, điều mà chị ta không thấy ở người chồng thô bạo đã khuất. Sự cô đơn về thân xác và linh hồn khiến chị càng khao khát hồn Trương Ba. Hồn Trương [...]... sáng tác của ông là vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt ( SGK Ngữ văn 12 ) là văn bản đặc sắc , qua việc khắc hoạ mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt , với người thân đã phản ánh bi kịch và khát vọng hoàn thiện nhân cách của nhân vật hồn Trương Ba 1.Giới thiệu chung: Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác năm 1981, đến năm 1984... Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt Hình ảnh trong kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn... Vũ làm với vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Trương Ba giỏi đánh cờ nên quen thân với Đế Thích Nam Tào bắt chết nhầm Trương Ba, Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại bằng cách cho hồn nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết Truyện cổ tích kết thúc tại đây và Trương Ba hạnh phúc với vợ con, làng xóm Nhưng kịch hậu hiện đại thì không có cái kết có hậu theo kiểu ấy Hồn Trương Ba phải day dứt, khốn cùng... do danh và lợi Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ Câu hỏi: 1) Qua đối thoại, em có thêm bài học gì khi nhìn nhận, đánh giá con người? 2) Vì sao ta nghiêng về chỉ trích Xác hàng thịt, thương cảm cho Hồn Trương Ba? 3) Viết một đoạn kịch có nhan đề: Xác Trương Ba, Hồn hàng thịt Hồn và “xác” hay tính đa trị trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt ... kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời Quốc Khánh trong đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ - Phân tích 4 (Bài phân tích hay nhất) Bi kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ ? “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất , in dấu lại trong trái tim... chỗ hồn Trương Ba chết, anh hàng thịt chết, cu Tị chết, nhưng Lưu Quang Vũ rốt cuộc cũng không thể nào thoát ra được cái bóng cổ tích, bằng cách để hồn Trương Ba thuyết phục Đế Thích cho cu Tị, anh hàng thịt sống lại Với hồn Trương Ba đấy là việc làm đúng Và Đế Thích vốn dĩ và luôn là một ông tiên sống trên trời, xa rời thực tiễn trần gian nên đã làm theo lời hồn Trương Ba, trả hồn lại cho cu Tị Hồn Trương. .. bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba 1 Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: Có thể nói Trương Ba đã chết một... nghệ thuật Việt nam hiện đại Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó... thuật Việt nam hiện đại Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt B THÂN BÀI Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984,... sức vun đắp hàng ngàn năm nay là một vấn đề lớn Quay lại vào thể xác, hồn Trương Ba phải đối đầu với một xung đột khác Bi kịch của hồn Trương Ba lúc này là bi kịch của sự không được thừa nhận Hồn Trương Ba là người xa lạ trên cõi đời, xa lạ ngay trong chính gia đình mình Trong hình hài anh hàng thịt và sự biến đổi ít nhiều tâm tính, hành động của hồn Trương Ba đã đưa đến những bất ổn giữa hồn và những . kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt . Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt ( SGK Ngữ văn 12 ) là văn bản đặc sắc , qua việc khắc hoạ mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt. ngàng nhưng hồn Trương Ba đã nói được những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn. Hồn Trương Ba (trong xác anh Hàng thịt) về nhà Trương Ba. Nhưng. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba. Vì thế mới có câu “ Hồn Trương Ba, da Hàng thịt (1). Như vậy, truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt cũng quan niệm linh hồn phải có thể xác mới có

Ngày đăng: 13/07/2015, 13:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sơ lược

  •  “Hồn” và “xác” hay tính đa trị trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

  • Những giá trị đích thực trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ tiếp tục được khơi dậy và tỏa sáng

  •  » Diễn đàn

  • Có phải ông ấy tên Ba, họ Trương?

    • ĐOẠN VĨ THANH CỦA VỞ KỊCH "HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT"

    • Lưu Quang Vũ: Tôi bỏ ra đi, họ ngồi ở lại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan