1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình

26 695 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 290,85 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ QUANG NGHĨA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Tràm Phản biện : PGS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hảo Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 10 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý. Qua đó phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh nâng cao giá trị sản xuất, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó phát triển nông nghiệp bền vững trên phạm vi cả nước cũng như của từng địa phương là vấn đề có tính cấp thiết không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian đến . Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình hiện nay với dân số 90% cư dân sống ở nông thôn và 70,39% lao động nông nghiệp. Trong những năm qua huyện đã đạt được thành tích quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phát triển sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, thiếu tính bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra, chưa khai thác tiềm năng, thế mạnh của ngành này Điều đó đã và đang đòi hỏi lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương huyện Bố Trạch hết sức quan tâm, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của huyện nhà. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch theo hướng bền vững nhằm không ngừng nâng cao giá trị về kinh tế, đáp ứng về yêu cầu đòi hỏi về mặt xã hội và bảo vệ môi trường phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Để góp phần vào việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững , tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp cao học. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả lý luận, thực tiễn đặt ra hiện nay. 2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp bền vững xét trên cả ba mặt: Kinh tế, Xã hội và Môi trường, - Không gian: Tập trung nghiên cứu các nội dung ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Thời gian: Chủ yếu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2008-2012 từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp phân tích, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp thống kê,phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra xã hội học 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo đề tài được chia làm 3 chương: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6.1. Khái quát những công trình nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các đề tài đã có một số tác giả, cơ quan đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như: Đề tài cấp bộ cơ sở “Giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta” của tác giả Lê Hồng Anh – Học Viện Chính Trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn các tỉnh duyên hải miền Trung” đang trên tạp chí nghiên cứu kinh tế số 2384 năm 2005 của PGS.TS Phạm Thanh Khiết. “Tác động của môi trường quốc tế đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nước ta” của tác giả Lê Hồng Nguyên đăng trên tạp chí Lao động - Thương binh xã hội tháng 5/2006. “Phân tích tốc độ phát triển nông nghiệp và các nhân tố đầu vào” đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước của TS. Chu Tiến Quang.TS. Nguyễn Văn Bính: Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới, quá khứ và hiện tại, NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2007. GSTS. Hoàng Ngọc Hòa: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.TS. Đặng Kim Sơn: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Giáo trình Phát triển nông nghiệp bền vững của Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội xuất bản năm 2010; Văn kiện Đại hội Đảng từ khóa V III đến khóa XI về phát triển nông nghiệp, đặc biệt văn kiện Đại hội Đảng khóa XI đề cập phát triển 4 nông nghiệp bền vững. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của các ngành, các địa phương liên quan đến vấn đề này 6.2. Những vấn đề rút ra trong các công trình khoa học trên Nhìn tổng thể, những kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan có thể khái quát thành mấy nội dung sau: Một là, những kết quả có tính lý luận được làm sáng tỏ, đã được thực tiễn khẳng định. Hai là, một số vấn đề có cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện phù hợp với điều kiện mới hiện nay. Ba là, một số vấn đề chưa được nghiên cứu, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Nông nghiệp Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp gồm có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ba nhóm ngành: nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngành thủy sản. Nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra lương thực, thực phẩm, đây là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. b. Phát triển bền vững Có nhiều khái niệm về phát triển bền vững, nhưng nhìn chung về cơ bản đều có sự thống nhất: Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp nông thôn nhằm thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không gây tổn hại cho khả năng ấy của các thế hệ tương lai. 1.1.2. Các ngành trong nông nghiệp a. Ngành nông nghiệp tổng hợp - Ngành trồng trọt, chăn nuôi: - Ngành dịch vụ nông nghiệp: - Ngành lâm nghiệp: b. Ngành ngư nghiệp, thủy sản: Là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ mặn (theo Pillay, 1990). 6 1.2. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững Hiện nay, có nhiều khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững được diễn đạt trên những góc độ khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách cụ thể : Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình phát triển theo hướng tăng lên của năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng ngày càng cao trong điều kiện khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, không làm tổn hại đến môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp nhưng không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ tương lai. 1.2.1. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững a. Về kinh tế - Nông nghiệp là ngành sản xuất ảnh hưởng trực tiếp của tất cả các ngành, các lĩnh vực, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và dịch vụ; Nông nghiệp là nơi cung cấp những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tạo nguồn tích lũy cho nền kinh tế. - Nông nghiệp còn là thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành tăng trưởng và phát triển. b. Về xã hội - Phát triển nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo - Nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người như lương thực, thực phẩm. -Góp phần chủ yếu vào việc ổn định xã hội, phát triển đất nước. 7 c. Về môi trường -Phát triển nông nghiệp còn có ý nghĩa trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên. -Phát triển nông nghiệp tạo nên hệ thống sinh thái hoàn chỉnh, đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi sinh,phát triển ngành nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái. 1.3. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.3.1. Phát triển nông nghiệp về kinh tế a. Tăng trưởng về quy mô các cơ sở sản xuất Quá trình phát triển nông nghiệp bền vững thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế đòi hỏi phải góp phần làm tăng trưởng quy mô của nền sản xuất nông nghiệp. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra một cơ cấu kinh tế tiến bộ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự chuyển dịch phải đảm bảo gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp c. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (Nguồn lực: đất đai, lao động, vốn, công nghệ) d. Gia tăng kết quả và hiệu quả kinh tế Quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, giảm chi phí, gia tăng mức doanh lợi cho quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững. e. Tiêu chí đánh giá Luận văn đã trình bày 12 tiêu chí về phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế. 8 1.3.2. Phát triển nông nghiệp về mặt xã hội a. Giải quyết lao động và việc làm b. Thực hiện công bằng xã hội c. Tăng thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo d. Tiêu chí đánh giá Luận văn đã đề cập 18 tiêu chí phát triển nông nghiệp bền vững về mặt xã hội 1.3.3. Phát triển nông nghiệp về mặt môi trường a. Bảo vệ đất b. Bảo vệ nguồn nước c. Bảo vệ môi trường sinh thái d. Tiêu chí đánh giá Luận văn đã nêu lên 10 tiêu chí về phát triển nông nghiệp về môi trường e. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững trên cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan đến đời sống của con người về kinh tế, xã hội, môi trường phải thể hiện sự tổng hòa, kết hợp, lồng ghép với nhau trong quá trình phát triển nông nghiệp 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.4.1. Nhân tố tự nhiên a. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng b. Thời tiết, khí hậu, nguồn nước: c. Sinh vật:. 1.4.2. Trình độ phát triển nông nghiệp a. Trình độ tổ chức sản xuất. b. Trình độ quản lý sản xuất [...]... để có thể phát triển nông nghiệp bền vững c Căn cứ các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất là phát triển nông nghiệp bền vững: 3.1.2 Quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp bền vững a Quan điểm - Phát triển nông nghiệp phải mang lại hiệu quả kinh tế, lấy hiệu quả làm thước đo trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững về mặt... và vận dụng lý thuyết phát triển kinh tế nói chung, phát triển bền vững nói riêng vào trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch trong thời gian tới Việc đánh giá sự phát triển nông nghiệp bền vững của địa phương dựa trên 3 yếu tố cơ bản: bền vững về Môi trường, bền vững về Kinh tế và bền vững về Xã hội, trong đó nhấn mạnh bền cững về kinh tế,đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, chuyển... đạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện trong quá trình hoạch định chiến lược quy hoạch, kế hoạch, phát triển nông nghiệp bền vững -Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nói chung và phát triển 18 nông nghiệp bền vững nói riêng Quán triệt sâu sắc quan điểm về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn 3.1.3 Xu hướng và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bố Trạch trong thời gian tới a... người nông dân trong sản xuất nông nghiệp 1.4.4 Nhân tố thị trường 1.4.5 Cơ chế chính sách quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp Cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững 1.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1.5.1 Kinh nghiệm của huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre 1.5.2 Kinh nghiệm của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam... nền nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phát triển sản phẩm nông nghiệp với nhiều hình thức khác nhau, phong phú đa dạng và nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế Mở rộng các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững 19 Phát triển nông lâm–thủy... trình phát triển nông nghiệp để đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường 17 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp a Dựa vào đặc điểm và điều kiện phát triển nông nghiệp huyện Bố Trạch thời gian vừa qua: b Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của huyện Bố Trạch... điều kiện thực tế của huyện mình một cách phù hợp, tuyệt đối không rập khuôn máy móc 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên a Vị trí địa lý: b Diện tích tự nhiên Diện tích tự nhiên của huyện là 221.417,6 ha,... ngành kinh tế trên địa bàn huyện Bố Trạch Từ bảng 2.4 cho thấy giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ lệ thấp so với các ngành Nông – Lâm – Thủy sản 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN BỐ TRẠCH THỜI GIAN QUA 2.2.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế a Tăng trưởng về quy mô các cơ sở sản xuất Bảng số 2.5: Số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong... thất nghiệp b Tăng thu nhập cho nông dân Khi nông nghiệp được phát triển thì mức sống người dân tăng lên c Góp phần xóa đói giảm nghèo Thực tế cho thấy, khi nông nghiệp phát triển đã góp phần đắc lực vào việc xóa đói ,giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1 Những thành quả đạt được trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Bố Trạch- Quảng Bình. .. kinh tế, xã hội, môi trường Phát triển nông nghiệp bền vững, phải dựa trên cơ sở tăng sản lượng giá trị sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, nâng cao đời sống cho người làm nông nghiệp, bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm trong hiện tại và tương lai b Phương hướng -Tiếp tục gắn nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát triển kinh tế, xã hội, bảo . đến phát triển nông nghiệp bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp. phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 6. Tổng. nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất là phát triển nông nghiệp bền vững: 3.1.2. Quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp bền vững a. Quan điểm - Phát triển nông nghiệp phải

Ngày đăng: 13/07/2015, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w