ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN – PHÁP LUẬT KINH TẾ Câu 1(1đ): An là cổ đông nắm giữ 15% cổ phần phổ thông của công ty CP Bình An. Hỏi An có quyền đề cử người vào HĐQT không? Tại sao? Câu 2 (2đ): Bình là một cổ đông nắm giữ 15% cổ phần phổ thông của công ty CP Tiên Tửu từ tháng 3/2012. Tháng 3/2013, nhận thấy công ty CP Tiên Tửu làm ăn thua lỗ và không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, Bình đã làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty CP Tiên Tửu. Hỏi: Việc làm của Bình có hợp pháp hay không? Tại sao? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Biết công ty CP Tiên Tửu có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội. Câu 3 (2đ): Ngày 20/11/2012, Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Bắc Ninh tuyên bản án sơ thẩm số 11/2012/KT-ST đối với vụ tranh chấp giữa công ty TNHH Phúc Lộc Thọ và công ty TNHH Trường Thọ. Ngày 8/12/2012, Chánh án TANDTC ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án này. Hỏi: Quyết định kháng nghị trên có đúng pháp luật hay không? Tại sao? Giả sử quyết định trên là hợp pháp, cơ quan nào có thẩm quyền xem xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm? Câu 4 (2đ): ĐHĐCĐ công ty CP Điêu Thuyền được triệu tập họp hợp pháp, quyết định bầu HĐQT gồm 5 thành viên. Bà Điêu Thị Thuyền nhận được số phiếu bầu của 6 cổ đông đại diện cho 23% tổng sổ cổ phần có quyền biểu quyết của công ty. Hỏi: Bà Điêu Thị Thuyền có trúng cử thành viên HĐQT hay không? Biết bà đáp ứng đủ các điều kiện thành viên HĐQT. Câu 5 (3đ): Công ty CP Tây Thi có các khoản nợ đến hạn như sau: A: 1,5 tỷ (0,5 tỷ có bảo đảm), B: 2 tỷ, C: 0,5 tỷ, D: 3 tỷ, E: 3 tỷ, nợ lương công nhân: 0,2 tỷ, nợ thuế: 0,5 tỷ, chi phí phá sản: 0,05 tỷ. Công ty đã khất nợ B hai lần. Được biết tổng tài sản phá sản của công ty là 3,35 tỷ. Hỏi: Công ty CP Tây Thi đã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản chưa? Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty? Tại sao? Hãy phân chia tài sản phá sản của công ty. ĐÁP ÁN Câu 1: Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 LDN 2005: - Nếu An nắm giữ 15% từ 6 tháng liên tục trở lên: An có quyền đề cử người vào HĐQT (0,5 điểm) - Nếu An nắm giữ 15% dưới 6 tháng liên tục: An không có quyền đề cử người vào HĐQT (0,5 điểm) Câu 2: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 LPS 2004: - Bình có quyền nộp đơn nếu: Điều lệ công ty Tiên Tửu hoặc ĐHĐCĐ ra Nghị quyết cho phép cổ đổng hoặc nhóm cổ đông sở hữu 15% hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn trong thời hạn 6 tháng liên tục được quyền nộp đơn yêu cầu phá sản công ty (0,75 điểm) - Bình không có quyền nộp đơn nếu: Điều lệ công ty hoặc ĐHĐCĐ không có Nghị quyết khác. Vì LPS quy định cổ đông phải sở hữu trên 20% cppt mới có quyền (0,75 điểm) Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 LPS 2004: TAND Thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết. (0,5 điểm) Câu 3: - Quyết định kháng nghị trên không hợp pháp (0,5 điểm) + Vì theo Điều 304 BLTTDS 2004, quyết định tái thẩm chỉ áp dụng đối với các bản án đã có hiệu lực pháp luật. (0,5 điểm) + Ở đây, theo Điều khoản 1 Điều 17, 252 thì bản án số 11/2012/KT-ST chưa có hiệu lực pháp luật. (0,5 điểm) - Giả sử, quyết định trên là hợp pháp thì theo khoản 2 Điều 291 BLTTDS 2004: Tòa Kinh tế – TANDTC có thẩm quyền xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm (0,5 điểm) Câu 4: - Bà Điêu Thị Thuyền có trúng cử (0,5 điểm) Vì: Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 LDN 2005: Việc bầu thành viên HĐQT tiến hành theo phương thức bầu dồn phiếu. (0,5 điểm) Phương pháp tính: + Tổng số phiếu bầu của công ty tương đương: 100% x 5 = 500% + Tổng số phiếu của 6 cổ đông bầu cho bà Thuyền: 23% x 5 = 115% + Tổng số phiếu của các cổ đông còn lại: 77% x 5 = 385% (0,5 điểm) - Giả sử các cổ đông còn lại bầu cho 5 ứng cử viên khác, mỗi ứng cử viên nhận được số phiếu bầu tương đương: 385% : 5 = 77% Bà Điêu Thị Thuyền trúng cử với số phiếu bầu nhiều nhất - Giả sử các cổ đông còn lại bầu cho 4 ứng cử viên khác, mỗi ứng cử viên nhận được số phiếu bầu tương đương: 385% : 4 = 96,25% Bà Điêu Thị Thuyền trúng cử với số phiếu bầu nhiều nhất (0,5 điểm) Như vậy, trong mọi trường hợp bà Điêu Thị Thuyền đều trúng cử. Câu 5: - Theo Điều 3 LPS 2004: Công ty Tây Thi đã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản (0,5 điểm) - Theo Điều 13, 14 LPS 2004: + Các chủ nợ không có bảo đảm và bảo đảm 1 phần được quyền nộp đơn: A, B, C, D và E (0,5 điểm) + Người lao động khi được sự đồng ý của quá ½ tổng số lao động trong công ty. (0,5 điểm) - Thứ tự phân chia tài sản phá sản: + Phí phá sản: 3,35 – 0,05 = 3,3 tỷ + Lương công nhân: 3,3 – 0,2 = 3,1 tỷ (0,5 điểm) + Tổng số nợ không có bảo đảm: 1 + 2 + 0,5 + 3 + 3 + 0,5 = 10 tỷ Mỗi chủ nợ nhận được: 3,1 : 10 = 0,31% (0,5 điểm) A = 0,5 + 1 x 0,31 = 0,81 tỷ B = 2 x 0,31 = 0,62 tỷ C = 0,5 x 0,31 = 0,155 tỷ D = 3 x 0,31 = 0,93 tỷ E = 3 x 0,31 = 0,93 tỷ Nhà nước = 0,5 x 0,31 = 0,155 tỷ (0,5 điểm) . Nếu An nắm giữ 15% từ 6 tháng liên tục trở lên: An có quyền đề cử người vào HĐQT (0,5 điểm) - Nếu An nắm giữ 15% dưới 6 tháng liên tục: An không có quyền đề cử người vào HĐQT (0,5 điểm) Câu 2: Theo. Bình có hợp pháp hay không? Tại sao? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Biết công ty CP Tiên Tửu có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội. Câu 3 (2đ): Ngày 20/11/2012, Tòa Kinh tế -. ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN – PHÁP LUẬT KINH TẾ Câu 1(1đ): An là cổ đông nắm giữ 15% cổ phần phổ thông của công ty CP Bình An. Hỏi An có quyền đề cử người vào HĐQT không? Tại