Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
82,41 KB
Nội dung
ĐỀ I: Câu 1: Đặc điểm và xu hướng của nền KT TG trong những năm cuối thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỉ XXI? (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm vào cuối thế kỉ XX, nhanh vào giữa thập kỉ đầu thế kỉ XXI, và chậm lại vào những năm cuối (2008 2012) - Đầu thập kỉ 90 - thế kỉ XX: tốc độ tăng trưởng cao Trung Quốc (9%); Bắc Mĩ (4%); Tây Âu (3,5%); - Cuối thập kỉ 90 - thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI: tốc độ kinh tế chậm lại, trừ Trung Quốc - Giữa thập kỉ đầu thế kỉ XXI: tốc độ kinh tế tăng Trung Quốc (10%); Nga (7%); Nam Á (7%); Đông Nam Á (5%); Châu Phi (6%); Mĩ (3,5%); Nhật (2%) - Cuối thập kỉ đầu thế kỉ XXI: nền kinh tế thế giới giảm sút mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, 2009, 2010, 2011. 2012 (2) Cơ cấu nền kinh tế thay đổi do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ - Cuộc cách mạng KH-CN diễn ra mạnh vào cuối thế kỉ XX - Nền sản xuất xã hội bươc dần sang “nền sản xuất trí tuệ” (3) Sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật là động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển - Lần thứ nhất (thế kỉ XII tại Anh): sự ra đời của máy dệt, máy quay, máy hơi nước, đã thúc đẩy các ngành công nhiệp nhẹ phát triển - Lần thứ hai (1940 - 1990): giai đoạn 1: tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, phát triển theo chiều rộng ~ giai đoạn 2: là cuộc cách mạng đưa con người tới nền văn minh công nghiệp - Lần thứ ba (cuối thập kỉ 90 thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI): tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau: 1) công nghệ thông tin, 2) công nghệ vật liệu và năng lượng mới, 3) công nghệ sinh học, 4) công nghệ hàng không và vũ trụ, 5) công nghệ nông nghiệp, 6) công nghệ biển - Mĩ đang bước dần vào cuộc CM KHKT lần thứ 4 với nền kinh tế mới – nền kinh tế tri thức (4) Quốc tế hóa - toàn cầu hóa ngày càng tăng - Toàn cầu hóa tạo cho Việt Nam cũng như các nước trên thế giới những cơ hội mới và thách thức tiềm ẩn. Do dó, cần nắm bắt cơ hội, đi tắt dẫn đầu nếu không sẽ bị tụt hậu - Thương mại quốc tế ngày càng mở rộng. Đầu tư nước ngoài và tài chính quốc tế gia tăng mạnh - Các công ty xuyên quốc gia là chủ thể trong hoạt động kinh tế quốc tế (5) Khu vực hóa (hình thành các khu vực kinh tế chiến lược) (6) Tự do hóa mậu dịch trở thành quy luật của nền kinh tế thế giới thế kỉ XXI (7) Sự hình thành xu hướng địa phương hóa (8) Xu hướng ưu tiên phát triển kinh tế (9) Đa dạng hóa quan hệ đối ngoại ở tất cả các châu lục (10) Sự phân hóa giàu nghèo gia tăng Câu 2: Sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì thể hiện ở những ngành nào? Giải thích tại sao? Thái độ, vai trò của Mĩ trong nền kinh tế và chính trị thế giới? (Sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì thể hiện trong tất cả các ngành KT) - Công nghiệp: phát triển nhanh chóng do có vùng lãnh thổ giàu tài nguyên; có nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể nói về công nghệ hiện đại, Hoa Kì đang vượt xa Châu Âu và Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực Các ngành công nghiệp truyền thống CN năng lượg: đứng đầu thế giới, k/thác than đạt 800tr tấn (2010), dầu mỏ đạt 400tr tấn (2011) , CN luyện kim đen: là một trong 3 nước đứng đầu thế giới với sản lượng gần 100tr tấn (2010) CN luyện kim màu: phát triển ở Miền Tây – nơi giàu tài nguyên và có nguồn thủy điện phog phú CN chế biến thực phẩm: phát triển nhanh Các ngành công nghiệp hiện đại CN chế tạo máy: chế tạo ô tô là ngành phát đạt nhất củacông nghiệp Hoa Kì CN sản xuất máy bay: 68% ngành hàng không quốc tế chọn máy bay Boeing do Hoa Kì sản xuất CN điện tử, tin học: 70% sản lượng máy tính trên thế giới do Hoa Kì sản xuất, phần mềm và các ứng dụng dành cho máy tính Hoa Kì chiếm 75% toàn thế giới CN sinh học, CN vũ trụ, CN biển, CN nông nghiệp có thể nói Hoa Kì là nước đi đầu - Nông nghiệp: Hoa Kì là nước có nền nông nghiệp lớn nhất thế giới, do có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, màu mỡ, có cơ sở hạ tầng hiện đại, có trình độ thâm canh, trình độ chuyên môn hóa cao, số lao động nông nghiệp ít song khối lượng sản phẩm dư thừa lại rất cao Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực hơn 400tr tấn (2011) Cây công nghiệp: đậu tương 91tr tấn (2011), mía 35tr tấn (2011), Rau và hoa quả: cà chua 14,2tr tấn (2011), cam 8,3tr tấn (2010), Chăn nuôi: tổng đàn gia súc hơn 200tr con, sản lượng sữa và thịt lấy được luôn ở mức cao - Dịch vụ: là thế mạnh của nền kinh tế Hoa Kì, do có nguồn nhân lực dồi dào, có các trang thiết bị hiện đại Hệ thống GTVT dày đặc, hiện đại thuận lợi cho việc đi lại và di chuyển: (1) Đường bộ 7tr km. (2) Đường sắt 350 nghìn km. (3) Đường biển với nhiều hải cảng nổi tiếng. (4) Đường hàng không với hơn 800 sân bay hoạt động suốt ngày đêm. (5) Đường ống cũng rất phát triển Hoa Kì là nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, ngoại thương chiếm 18% thế giới Các ngành tài chính, ngân hàng, thông tin, du lịch phát triển mạnh và tăng nhanh Thái độ và vai trò của Mĩ trong nền kinh tế - chính trị thế giới: - Kinh tế: Mĩ là một trong những nước đứng đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất, về quy mô sản xuất, cũng như trình độ khoa học – kĩ thuật. Do đó, nền kinh tế thế giới phải chịu tác động khá lớn từ Mĩ. Có nhiều nguồn tin cho rằng, vị trí siêu cường kinh tế của Mĩ có khả năng sẽ bị hoán ngôi bởi Trung Quốc hoặc Nhật Bản, nếu Mĩ không nhanh chóng có chính sách thay đổi phù hợp để giảm thiểu các cuộc khủng hoảng tài chính, mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng nợ công năm 2013 - Chính trị: Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, Mĩ có cơ hội để thiết lập trật tự mới, thế nhưng hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược nổ ra điển hình là cuộc chiến tranh irắc năm 2003 đã làm cho vị thế chính trị của Mĩ suy giảm hẳn. Tuy vậy với sức mạnh quân sự vượt trội, Mĩ vẫn là nước đóng vai trò then chốt trong an ninh chính trị thế giới Câu 3: Đặc điểm địa hình khu vực ĐNA? Đặc điểm này tác động như thế nào đến sự phát triển KT khu vực? +) Khu vực lục địa (bán đảo Trung Ấn): địa hình chủ yếu là núi, chạy theo hướng B-N hoặc TB-ĐN; xen giữa là các đồng bằng hoặc thung lũng rộng lớn Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Mêkông (campuchia, vn) Đồng bằng MêNam (thailand) Đồng bằng Iraoađi (mianma) Đồng bằng sông Hồng (vn), +) Khu vực hải đảo (quần đảo Malai): nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương Dân cư đông, Có núi lửa đang hoạt động Địa hình là hệ thống núi chạy theo hướng vòng cung lồi; Quĩ đất nông nghiệp ít; ko có đồng bằng lớn chỉ có các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới Đặc điểm địa hình đã dành cho ĐNA một kho năng lượng, tài nguyên phong phú tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế toàn diện. Tuy vậy vẫn có nhiều khó khăn do thiên nhiên gây ra ví dụ như: động đất, núi lửa Câu 4: Thị trường Trung Quốc với các nhà kinh tế Việt Nam? - Trung Quốc là một thị trường rộng lớn,dễ tính, có thể chấp nhận nhiều sản phẩm của VN - Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán với VN - Thị hiếu gần giống người Việt Nam - Do kinh tế phát triển không đều theo lãnh thổ, phân hóa giàu nghèo Đông-Tây, nên nhiều vùng của Trung Quốc có thu nhập gần bằng Việt Nam. Muốn hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, chúng ta cần khai thác có hiệu quả các hành lang kinh tế và vành đai biển ĐỀ II: Câu 1: Tình hình chính trị, xã hội, an ninh thế giới trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỉ XXI có những biến động gì lớn? Nhận xét? Nêu những ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu? Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các nước XHCN nhanh chóng đạt được những thành tựu to lớn Đầu thập kỉ 80 (thế kỉ XX), hệ thống các nước XHCN bước vào thời kì khủng hoảng do: - Cơ cấu kinh tế không phù hợp (chỉ tập trung vào công nghiệp nặng) - Hàng hóa khan hiếm (hàng tiêu dùng và lương thực) - Chậm đổi mới về quản lý và công nghệ. Nền kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân giảm sút Cuối thập kỉ 80 – đầu 90 (thế kỉ XX): việc các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế chính trị toàn cầu. Bản đồ thế giới, một lần nữa lại thay đổi - Liên Xô tách thành 15 nước - Nam Tư chia thành 7 nước - Tiệp Khắc chia thành 2 nước - Đông Đức và Tây Đức sát nhập thành 1 Cuối thế kỉ XX, chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu giữa 2 cực không còn, song không có nghĩa là hòa bình. - Mâu thuẫn sắc tộc liên tiếp xảy ra - Mâu thuẫn tôn giáo ở khắp các nơi - Các cuộc nội chiến, khủng bố, đòi li khai không ít Suốt thập kỉ 90 đầu thế kỉ XXI, ở nhiều nơi chiến tranh vẫn xảy ra khiến loài người luôn phải quan tâm, lo lắg - Cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất – 1991 - Cuộc chiến giữa NATO và Nam Tư – 1999 - Cuộc chiến ở Ápganitxtan – 2001 - Cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai – 2003 - Cuộc nội chiến “Mùa xuân Ả Rập” tai các nước Bắc Phi và Trung Đông Nhận xét, và nêu ảnh hưởng của các biến động trên tới sự phát triển kinh tế toàn cầu Sự sụp đổ của các nước XHCN là sai lầm Các nước đã và đang phát triển cần đứng lên bảo vệ sự bình đẳng toàn cầu Mĩ với những toan tính vụ lợi, ích kỉ của mình luôn làm cho tình hình thế giới rối ren, phức tạp. Thế giới cần quan tâm tới Mĩ, các nhà lãnh đạo cần có biện pháp cứng rắn, mềm dẻo trong việc giải quyết các vấn đề của nước mình, tránh những điều đáng tiếc xảy ra Câu 2: Đặc điểm địa hình nước Nga? Đặc điểm này tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế ? Địa hình LB Nga có đặc điểm cao về phía Đông và thấp về phía Tây, sông Ênítxây chia LB Nga thành 2 phần: o Phía Tây: - Hầu hết là đồng bằng và vùng trũng - Đồng bằng Đông Âu là nơi tập trung nhiều dân cư, cơ sở kinh tế lâu đời - Đồng bằng Tây Xibia chủ yếu là đầm lầy, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng lại tập trung nhiều khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt o Phía Đông: - Phần lớn là núi và cao nguyên - Do đó không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp - Bù lại đây là nơi có tài nguyên giàu có nhất nước Nga Dãy núi Uran dài 2500km theo hướng B-N, độ cao không quá 1000m, là dãy núi giàu tài nguyên: than đá, quặng sắt, đồng, dầu mỏ, ; là dãy núi ngăn cách nước Nga với Châu Âu và Châu Á Câu 3: Nguyên nhân thành công của nền KT Nhật Bản nhữg năm trước đây, và nhữg khó khăn trong vài năm gần đây (đặc biệt sau thiên tai 11/3/2011)? Triển vọng của nền KT Nhât Bản hai thập niên đầu thế kỉ XXI? Nguyên nhân thành công của Nhật Bản những năm trước đây: Nhật Bản có nguồn vốn lớn do Mĩ viện trợ để tái thiết và phát triển kinh tế Tăng cường nhập khoa học kĩ thuật nước ngoài Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, có ý thức tiết kiệm cao, kỉ luật lao động, tổ chức sản xuất chặt chẽ Phát triển các ngành truyền thống và hiện đại Gia tăng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh phát triển Chính phủ luôn có các chiến lược phát triển kinh tế để phù hợp với tình hình trong và ngoài nước Những khó khăn trong vài năm gần đây, đặc biệt sau thiên tai 11/3/2011: Gần đây (2008, 2009, 2011) Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính làm cho: Sức mua nội địa suy giảm Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng Tăng trưởng kinh tế chậm lại Chậm chuyển đổi cơ cấu Các thế mạnh cạnh tranh mất dần Sau thảm họa kép ngày 11/3/2011,Nhật Bản gặp nhiều khó khăn: Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 3.5% tổng sản phẩm nội địa Thiệt hại đối với nông nghiệp và ngư nghiệp ước tính lên tới 22 tỉ euro Công nghiệp và điện tử tạm ngừng dây chuyền sản xuất Đầu tư, du lịch, thương mại từ Nhật Bản tới các nước Châu Á giảm trong ngắn hạn Triển vọng kinh tế Nhật Bản trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI: - Mặc dù phải chống trọi với thiên nhiên, phải đối đầu với tình hình kinh tế suy giảm, thế nhưng dự báo cho đến năm 2022, Nhật vẫn là một trong 3 cường quốc kinh tế với tổng GDP là 7879 tỉ USD. - Với tiềm năng vốn có, trong những thập kỉ tới, Nhật vẫn sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế chính trị trên toàn thế giới và trong khu vực Câu 4: Các bước đi chiến lược để công nghiệp hóa đất nước của các nước ASEAN? • Bước 1: Công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu • Bước 2: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp truyền thống và các sản phẩm dùng nhiều lao động – thế mạnh của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển • Bước 3: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, tinh vi, đòi hỏi hàm lượng khoa học cao, dung lượng vốn lớn ĐỀ III: Câu 1: Các trung tâm, khu vực kinh tế lớn trên thế giới? Vai trò của chúng với sự phát triển kinh tế toàn cầu? CÁC TRUNG TÂM KT VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN CẦU 1. Liên minh Châu Âu – EU EU: 28 nước thành viên; dân số 500 triệu người EU đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế EU là một khối thống nhất mang tính tổng thể về mặt chính trị, kinh tế, VH-XH EU là khu vực hoạt động có hiệu quả về cả chiều rộng lẫn chiều sâu EU là khu vực mở , là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới với tổng GDP gần 15000 tỉ USD (năm 2010) EU là đỉnh cao của liên minh khu vực và hợp tác, liên kết cùng phát triển: hợp tác dịch vụ; hợp tác khoa học; phục hồi các vùng kinh tế ; EU là liên kết khu vực cao nhất với bốn mặt chung: - Thiết lập thị trường chung với 4 tiêu chí: Tự do di chuyển; Tự do lưu thông dịch vụ; Tự do lưu thông hàng hóa; Tự do lưu thông tiền vốn. - Liên kết khoa học kĩ thuật (chương trình EUREKA) - Thực hiện chính sách nông nghiệp chung - Thực hiện chính sách tiền tệ chung Ngày 1/1/1999 đồng tiền chung Châu Âu ra đời và được gọi tên là đồng euro. Việc cho ra đời đồng euro đã đưa sự liên kết đến mức cao hơn, toàn diện hơn Liên minh Châu Âu (EU): Liên minh kinh tế - tiền tệ 2. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ - NAFTA o NAFTA bao gồm Mĩ, Canada, Mehico; dân số 435 triệu người o 2005: tổng GDP gần 15000 tỉ USD - chiếm hơn 30% thế giới o 2012: tổng GDP hơn 17000 tỉ USD – trong đó GDP của Mĩ chiếm hơn 90% o Với một nền kinh tế mạnh như Mĩ, NAFTA là khu vực tiềm năng, có tác động ko nhỏ đến kinh tế toàn cầu 3. Nhật Bản - 128 tr người Nhật Bản là một trong 3 cường quốc kinh tế, có vị thế và ảnh hưởng không nhỏ. 2012: tổng GDP là 5836 tỉ USD – chiếm 14% GDP toàn thế giới 4. Nhóm nền kinh tế các nước mới nổi BRIC + Nam Phi Bao gồm 5 nước thành viên; Dân số gần 3950 triệu người, (2010) tổng GDP: 112.256 tỉ USD Là các nước có nền KT mới nổi nên đóg một vai trò quan trọg, ko thể bỏ qua. 5. Nhóm các nước G20 o Bao gồm các nước công nghiệp phát triển và các nước mới nổi o G20: chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế CÁC KHU VỰC KT LỚN VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN CẦU a. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương - APEC - Với 50 quốc gia (chiếm gần 40% dân số thế giới), khu vực này đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới - Mục tiêu của APEC tới năm 2020 là: Duy trì tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung Khuyến khích các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ Phát triển và tăng cường hệ thống đa phương, hợp tác KH- KT Cắt giảm hàng rào thuế quan, tiến tới tụa do hóa thương mại b. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN - Thành lập năm 1967, bao gồm 10 nước thành viên, dân số hơn 600tr người - Các nước thành viên ASEAN hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu quan tâm tới kinh tế. Năm 2010, tổng GDP gần 800 tỉ USD c. Các tổ chức khu vực khác o Khối thị trường chung Nam Mĩ - MERCOSUR o Liên minh Châu Phi – AU o Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á – SAARC, o Các tổ chức trên là động lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình mở cửa, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới Câu 2: Đặc điểm sông ngòi của Nga? Tên các dòng sông? Sông nào là biểu tượng của nước Nga? Giải thích? - Liên Bang Nga có nhiều sông dài và lớn - Hơn 500 con sông với tổng chiều dài 300.000km - Đa số chảy theo hướng kinh tuyến - Với khối lượng dòng chảy đứng thứ 2 thế giới (4262 km 3 /năm) - Tuy nhiên phân bố dòng chảy trên lãnh thổ không đều - Tên các dòng sông lớn: Ênítxây, Lêna, Ôbi, Angara, Amua, Vonga, Sông Vonga biểu tượng của nước Nga: Sông Vonga chảy trong đồng bằng Đông Âu, thời gian đóng băng trong mùa đông rất ngắn. Sông êm, ít thác ghềnh, có tiềm năng lớn về thủy điện. Hai bên bờ sông có rất nhiều thành phố đẹp và thơ mộng Câu 3: Chủ đề của các nước ASEAN, trong hôi nghị cấp cao lần thứ XXIV tại Bru- nây (10/2013) là gì? “ ĐOÀN KẾT, TIẾN TỚI CỘNG ĐỒNG HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG ” Câu 4: Thị trường Hoa Kì đối với các nhà kinh tế Việt Nam - Mĩ là thị trường tiêu thụ khổng lồ, có sức mua cao, có khả năng nhập khẩu số lượng lớn các chủng loại hàng hóa - Mỗi năm Mĩ nhập khẩu từ 1600-2000 tỉ USD hàng hóa - Hàng hóa của các nước đều có thể xuất khẩu sang Mĩ. - Mĩ hướng tới VN như một thị trường đông dân, đầy tiềm năng ở khu vực Châu Á - Là thị trường không khó tính như Nhật Bản và EU nhưng muốn thành công tại đây các nhà kinh tế cần phải: Quan tâm đến môi trường và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm Cần nắm vũng luật pháp của Hoa Kì (luật liên bang và luật từng bang) Vấn đề cạnh tranh giá cả, chất lượng và mẫu mã phải được chú trọng Luôn nắm bắt thị trường, thông thạo ngôn ngữ để dễ dàng quản lý công việc Hiểu rõ văn hóa, phong tục, tập quán để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường [...]... nghĩa kinh tế, quân sự to lớn Câu 3: Thành tựu kinh tế nước Nga đã đạt được trong những năm vừa qua (20002012)? Quan hệ hợp tác Việt-Nga sau chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng ngày 7/11/2012? Thành tựu kinh tế của Nga (2000-2012): - Sản lượng các ngành kinh tế tăng - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm đầu của thế kỉ XXI 1995-1998: tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 2000: tốc độ tăng trưởng kinh. .. Nga (từ tháng 6/2000)? Vị trí, vai trò của nước Nga trong nền kinh tế - chính trị trước đây và hiện nay? Triển vọng của nền kinh tế Nga đến năm 2020? Các chính sách kinh tế mới của Nga (từ tháng 6 năm 2000): Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5% Ổn định đồng rúp Kiềm chế lạm phát Nâng cao đời... các mặt hàng xuất khẩu ĐỀ IV: Câu 1: Đặc điểm của nền kinh tế các nước phát triển? - Là trung tâm tài chính của thế giới Tổng kim ngạch ngoại thương lớn Đầu tư ra nước ngoài nhiều Nhóm các nước này hiếm hơn 70% GDP thế giới Nền kinh tế có cơ sở vật chất kĩ thuật vững mạnh Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm hơn 70% GDP Các tập đoàn kinh tế tư nhân tổ chức và quản lý phần lớn nền kinh tế - Nền nông nghiệp sạch,... mại, kinh tế, văn hóa và KH-KT Câu 4: Quan hệ hợp tác chiến lược Việt-Trung trong thế kỉ XXI được hai tổng bí thư xác định bằng 16 chữ gì? “ LÁNG GIỀNG HỮU NGHỊ, HỢP TÁC TOÀN DIỆN, ỔN ĐỊNH LÂU DÀI, HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI ” ĐỀ V: Câu 1: Triển vọng của nền kinh tế thế giới những năm đầu thế kỉ XXI? Các vấn đề đặt ra cần giải quyết về nền kinh tế và xã hội trên phạm vi toàn cầu là gì? Triển vọng nền kinh tế. .. vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thế giới đang chuyển dần từ Tây sang Đông (chuyển về Châu Á) - Châu Á sẽ trở thành vùng kinh tế, thị trường buôn bán quan trọng nhất của thế giới trong thế kỉ XXI - Châu Á sẽ là nơi thu hút đầu tư, thương mại lớn nhất thế giới - Trong tương lai, thế giới sẽ có 12 nền kinh tế mạnh, trong đó Châu Á có 5 nền kinh tế (Nhật Bản... nguồn năng lượng cho nhiều nước trên thế giới Là một trong những thành viên quan trọng của nhiều tổ chức kinh tế, Tiếng nói của Nga trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế ngày càng có sức mạnh Triển vọng nền kinh tế Nga đến năm 2020: Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi mạnh (các ngành CN hiện đại chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu CN) Nông nghiệp và nông thôn... Nhờ đó hương mại gia tăng ko ngừng, khối lượng hàng hóa dịch vụ trao đổi ngày một lớn (6) Sự gia tăng các liên kết kinh tế quốc tế - Các liên kết kinh tế quốc tế sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển - Đây là mô hình hợp tác hiêu quả kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu Một số vấn đề kinh tế - xã hội cần quan tâm: o o o o o o Bùng nổ và già hóa dân số Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ôi nhiễm Lương thực... trở thành siêu cường kinh tế? Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Hoa Kì trong những năm tới là gì? Nguyên nhân thành công: - Điều kiện tài nguyên vô cùng phong phú Hoàn cảnh lịch sử xã hội thuân lợi - Vị trí địa lý giúp Hoa Kì tránh được nhiều cuộc chiến tranh, có thời gian phát triển kinh tế - Con người năng động, có óc thực tiễn - Công nghệ tân tiến, trình độ quản lý cao, nền sản xuất... hóa thươg mại bằg ngoại giao pháo hạm và thiết lập các thể chế kinh tế, tài chính quốc tế (3) Chính trị giao thông và dầu lửa – vàng đen của nền công nghiệp hiện đại Câu 2: Thành tựu kinh tế đã đạt được sau hơn 3 thập kỉ cải cách, mở cửa Trung quốc? Những khó khăn, tồn tại cần giải quyết về kinh tế - xã hội là gì? Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định nhưng ở mức cao (8-9% /năm) Do đó Trung Quốc đang... cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất; thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội (4) Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn mới - Cách mạng thông tin là cơ sở vật chất của nền kinh tế mới - nền kinh tế thông tin - Xã hội công nghiệp chuyển dần sang xã hội thông tin (5) Tự do hóa thương mại là quy luật của nền kinh tế thế kỉ XXI - Thương mại điện tử là một phương thức giao dịch mới - Nhờ đó hương mại . GDP thế giới - Nền kinh tế có cơ sở vật chất kĩ thuật vững mạnh - Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm hơn 70% GDP - Các tập đoàn kinh tế tư nhân tổ chức và quản lý phần lớn nền kinh tế - Nền nông nghiệp. chức kinh tế, Tiếng nói của Nga trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế ngày càng có sức mạnh Triển vọng nền kinh tế Nga đến năm 2020: Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng Cơ cấu kinh. LAI ” ĐỀ V: Câu 1: Triển vọng của nền kinh tế thế giới những năm đầu thế kỉ XXI? Các vấn đề đặt ra cần giải quyết về nền kinh tế và xã hội trên phạm vi toàn cầu là gì? Triển vọng nền kinh tế những