1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bản phác thảo nghiên cứu trang phục thòi các Vua Hùng

9 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bản phác thảo nghiên cứu trang phục thời các Vua Hùng Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: "Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó". Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy. Hồi đó ở làng Chử Xá cạnh sông lớn có người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử, cha từ con hiếu, nhà gặp hỏa hoạn, của cải sạch không, còn lại một khố vải cha con ra vào thay nhau mà mặc. Kíp tới lúc cha lâm bệnh, bảo con rằng: "Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con". Con không nỡ làm theo, dùng khố mà liệm bố. Đồng Tử thân thể trần truồng đói rét khổ sở, đứng ở bên sông hễ nhìn thấy có thuyền buôn qua lại thì đứng ở dưới nước mà ăn xin, khi thì câu cá độ thân không ngờ thuyền Tiên Dung xốc tới, chiêng trống nhã nhạc, kẻ hầu người hạ rất đông Chử Đồng Tử Vua Hùng Vương thứ ba có một cô công chúa rất đẹp tên là Tiên Dung. Nàng chỉ thích dùng thuyền buồm đi chơi trên sông biển. Lúc bấy giờ ở ven sông kia, có hai cha con Chử Vy Vân và Chử Đồng Tử sinh sống. Họ rất nghèo nên chỉ có năm vuông vải để thay nhau đóng khố, khi đi ra chợ mua bán. Trước khi chết, Chử Vy Vân dặn con giữ lại cái khố để che thân. Nhưng Chử Đồng Tử rất thương cha và không nỡ giữ lại cái khố cho mình. Chàng chôn cha với cái khố. Từ đó, chàng sống trần truồng, thường ngâm mình dưới nước để câu cá hoặc đổi cá lấy gạo ở các thuyền buôn qua lại trên sông. Đến khi thấy thuyền công-chúa Tiên Dung sắp tới, Chử Đồng Tử liền chạy vào cạnh bụi cây, lấy cát phủ lên, che kín người để trốn. Nào ngờ Tiên Dung thấy phong cảnh nơi này đẹp, liên cho thuyền đậu lại. Rồi nàng truyền lệnh vây màn chung quanh trên bãi cát để tắm mát. Nào ngờ khi dội nước tắm, Tiên-Dung thấy thân hình Chử Đồng Tử lộ ra. Chàng sợ hãi toan chạy thì Tiên Dung gọi lại, cho là do số trời mà ra. Nàng bảo chàng mặc áo quần và lấy làm chồng. Vua Hùng Vương biết tin, giận lắm, truyền lệnh cấm cửa, không cho công chúa vào cung nữa. Tiên Dung và Chử Đồng Tử đi khắp đó đây và được nhà sư Pháp Quang tặng cho một cây gậy và một cái nón. Tối đến nơi nào, cắm gậy và che nón lên, là có thành quách, cung điện hiện ra để ở. Sáng dậy, nhổ gậy lên thì nhà cửa đều bay lên trời đem theo cả Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Lý Ông Trọng Cuối đời Hùng-vương, ở huyện Từ-liêm, quận Giao-chỉ có một người tên là Lý-Thân, thân hình to lớn và mạnh khỏe khác thường. Có lần thấy hai con trâu đực đang húc nhau, Lý-Thân nhảy vào giữa. Chàng dùng hai tay, mỗi tay nắm một sừng con trâu mà kéo ra thật xa Đến đời An-dương-vương, Tần Thủy-Hoàng muốn xâm chiếm nước Âu-lạc. An-dương-vương phải cho Lý-Thân sang Tàu cầu hòa. Thấy Lý-Thân to lớn khỏe mạnh, lại giỏi võ, Vua Tần cho đấu với các vệ-sĩ thì Lý-Thân đã lần lượt vật ngã mọi người Tần Thủy-Hoàng mừng lắm, giữ Lý-Thân lại để cho ra trấn giữ vùng đất Lâm-thao. Nhờ sức mạnh và thân hình cao lớn , Lý-Thân đã khiến cho bọn Hung-nô phương Bắc khiếp sợ không dám quấy nhiễu. Vua Tần phong cho Lý-Thân làm Vạn-tín-hầu. Sau đó Lý-Thân nhớ nhà nên xin trở về nước Âu-lạc. Vắng bóng Lý-Thân, Hung-nô lại kéo đến quấy nhiễu bờ cõi nhà Tần. Tần Thủy-Hoàng liền cho người sang mời Lý-Thân nhưng kỳ này Lý-Thân không mốn sang Tàu nữa. An- Dương-vương phải trả lời là Lý-Thân đã chết. Quả dưa đỏ Vào đời Hùng Vương, một vùng quê cách xa kinh đô Phong Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá. Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An Tiêm. Lớn lên, Mai An Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho. Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng: "An Tiêm coi thường ơn Vua. Hắn cho rằng của cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con". Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao! Nhà Vua truyền lệnh đầy gia đình An Tiêm ra một hòn đảo hoang vắng ở biển Ðông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi. Truyện trầu cau Về đời Hùng-vương, họ Cao sinh được hai trai giống nhau như đúc tên là Tân và Lang. Người ngoài không biết ai là anh, ai là em. Thầy đồ họ Lưu cho đem bát cơm, đôi đũa ra. Lang nhường cho Tân ăn trước. Thầy đồ biết Tân là anh nên đem con gái gả cho Tân, thật là đẹp đôi! Sau khi lấy vợ, Tân đối với em không được thân thiết như trước. Lang buồn giận, bỏ nhà ra đi. Lang thang mãi, chàng đi tới bờ sông mà lại không có thuyền đò sang ngang. Lang ngồi ôm mặt khóc rồi chết mà hóa thành một cây cau. Đến khi Tân, người anh, biết em bỏ đi không về, liền vội lên đường đi tìm em. Tân đi khắp mọi nơi, hỏi thăm rất nhiều người mà vẫn không thấy Lang. Sau Tân lại đến bờ sông và biết em đã chết. Tân thương khóc em, đập đầu vào gốc cây mà chết rồi hóa thành tảng đá vôi. Người vợ ở nhà, thấy chồng không về, liền chạy đi tìm. Nàng cũng lại tới bờ sông thì được biết là em và chồng đã chết. Nàng thương xót, khóc lóc, ôm tảng đá vôi mà chết theo. Thế rồi thi hài nàng hóa thành dây trầu leo quanh tảng đá vôi. Ít năm sau, Hùng-vương qua đó, biết chuyện, liền sai lấy lá trầu và cây nhai thử thì thấy mùi thơm. Khi nhổ nước trầu trên đá vôi lại thấy màu đỏ tươi. Hùng-vương cho rằng đó là mối tình thắm thiết giữa anh em, vợ chồng mà ra. Vua cho lập đền thờ ba người. Từ đó về sau, dân chúng biết ăn trầu cho môi thêm đỏ. Rồi ở các đám cưới, người ta thường thấy nhà trai mang lễ vật chính là trầu cau. Khi khách tới tới nhà chơi, người ta cũng đem trầu ra mời khách. Vì thế tục ngữ có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Huyền sử: Trăm trứng, trăm con Ngày xưa, đã mấy nghìn năm rồi, Kinh -dương -vương, vua nước Xích-quỷ, lấy Long-nữ là con gái thần Động-đình-hồ. Hai người sinh được một con trai đặt tên là Sùng-Lãm, hiệu Lạc-long-quân. Lạc-long-quân nòi rồng, thích bơi lội ở dưới nước, lại rất khỏe mạnh. Lạc-long-quân nối nghiệp cha, cai quản đất Lạc-Việt. Đất nước Lạc-Việt lúc này còn hoang vu, nhiều nơi có ma quỷ hiện ra làm hại dân. Ở vùng biển Đông có con cá lớn, sống đã lâu đời gọi là Ngư-tinh. Ngư-tinh thường há miệng thật lớn nuốt gọn cả một chiếc thuyền đánh cá cùng nhiều người cùng một lúc. Việc này làm cho dân ven biển làm nghề đánh cá rất lo sợ. Được tin này, Lạc-long-quan đứng trên thuyền lớn, tay cầm cây đinh-ba nhọn, ra biển tìm cách trừ Ngư-tinh. Gặp con cá quái ác, Lac-long-quân dùng hết sức mạnh, phóng ngọn đinh-ba vào mồm nó. Ngư-tinh bị đau, cố sức vùng-vẫy làm nước biển bắn tung-tóe. Tiện tay Lạc-long-quân dùng gươm chặt luôn đầu Ngư-tinh để trừ họa cho dân. Đến miền Long-biên lại gặp con cáo chín đuôi, gọi là Hồ- tinh. Con cáo này ban đêm thường ở trong hang bò ra đi bắt trẻ con về ăn thịt. Lạc-long-quân liền dùng chỉ ngũ sắc (năm màu) bện lại thành dây thòng-lọng, đem đặt ở cửa hang. Khi Hồ-tinh bò ra liền bị dây xiết chặt vào cổ. Hồ-tinh vùng-vẫy cố thoát ra không được, đành chịu chết. Rời Long-biên lên Phong-châu là miền núi, Lạc-long-quân lại gặp một cây thông rất lớn. Vì đã sống trên một nghìn năm, nên cây thông này đã hóa ra Mộc-tinh. Đêm tối, Mộc-tinh thường biến hình thành người vào các thôn-xóm, bắt trâu bò, gà vịt về ăn. Lạc-long-quân dùng rìu thật lớn, tự tay chặt cây. Cây đổ, Mộc-tinh cũng chết theo. Trừ xong ba loài yêu-quái này, Lạc-long-quân lại dạy dân cách cấy lúa nếp. Lúa chín gặt về, được đem xay, giã thành gạo. Gạo được đổ vào ống nứa lẫn với nước lã. Sau lấy lá chuối nút chặt ống nứa lại rồi hơ nướng trên đống lửa. Một lúc sau, đem chẻ ống nứa ra là sẽ có cơm ăn rất ngon. Cơm nếp nấu theo kiểu này gọi là cơm lam. Thạch Sanh Lý Thông Ngày xưa, lâu lắm rồi, có một người trẻ tuổi tên là Thạch Sanh. Thạch Sanh rất to lớn, khoẻ mạnh. Cha mẹ Thạch Sanh mất sớm. Thạch Sanh sống một mình nơi ven rừng, dưới một cây đa cổ thụ. Thạch Sanh nghèo lắm, chỉ có một cái rìu để đốn củi đem đổi lấy gạo ăn, và một chiếc khố. Tuy nghèo nhưng Thạch Sanh rất vui vẻ và tử tế, hay giúp đỡ mọi người. Thạch Sanh có một người bạn tên là Lý Thông. Lý Thông ở gần chợ với một người mẹ già. Lý Thông tính tình rất gian xảo, hay lường gạt. Thạch Sanh thường đến nhà Lý Thông chơi vì cha mẹ mất sớm, Thạch Sanh thương mến mẹ Lý Thông như mẹ của mình và coi Lý Thông như anh ruột, gọi là anh kết nghĩa Nơi làng Lý Thông ở có một con xà tinh rất hung dữ. Nhà vua đã nhiều lần sai quân lính tới giết nó nhưng không sao giết nổi. Nhà vua đành phải xây cho nó một cái miếu thờ và mỗi năm phải hứa cúng cho nó một người để nó ăn thịt. Được như vậy nó mới không phá phách và để yên cho dân chúng làm ăn. Mỗi năm, người ta bốc thăm, ai trúng thì bị làm mồi cho xà tinh ăn. Nhà vua hứa ai giết được xà tinh sẽ ban thưởng. Rủi cho Lý Thông, anh ta bị rút thăm trúng làm người đem cúng cho xà tinh ăn thịt. Biết Thạch Sanh là người thật thà lại ở ven rừng không biết nhiều tin tức, Lý Thông nghĩ cách gạt em kết nghĩa của mình. Lý Thông mời Thạch Sanh đến nhà ăn cơm. Sau khi ăn xong, Lý Thông rót rượu mời Thạch Sanh uống rồi nói: - Tối nay đến phiên anh phải canh gác miếu xà tinh nhưng mẹ anh lại không khoẻ trong người, anh nhờ chú đi thế giùm được không? . Bản phác thảo nghiên cứu trang phục thời các Vua Hùng Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan. người ganh tị tâu với vua Hùng: "An Tiêm coi thường ơn Vua. Hắn cho rằng của cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con". Vua Hùng nghe tâu giận lắm,. Vào đời Hùng Vương, một vùng quê cách xa kinh đô Phong Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá. Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy

Ngày đăng: 09/07/2015, 10:23

Xem thêm: Bản phác thảo nghiên cứu trang phục thòi các Vua Hùng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w