1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đời sống văn hóa xã Phú Lập huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai

13 606 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 104 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NGỎ MỤC LỤC Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 PHẦN NỘI DUNG Trang 4 CHƯƠNG I Trang 4 I. Khái niệm lối sống, nếp sống văn hóa Trang 4 1. Lối sống Trang 4 2. Nếp sống Trang 4 II. Quan điểm của Đảng về xây dựng lối sống, đời sống văn hóa Trang 5 III. Vai trò của lối sống và đời sống văn hóa trong thời kỳ đổi mới Trang 6 CHƯƠNG II Trang 8 I. Khái quát về đặc điểm tình hình, vị trí địa lí tự nhiên của xã Phú Lập huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai Trang 8 1. Đặc điểm tình hình Trang 8 2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Trang 9 3. Điều kiện kinh tế Văn hóa xã hội Trang 10 II. Công tác xây dựng nếp sống văn hóa ở xã Phú Lập Trang 10 1. Công tác vận động xây dựng của Ban chỉ đạo Trang 10 2. Kết quả bình xét gia đình văn hóa năm 2009 Trang 12 3. Đánh giá chung Trang 12 Chương III Trang 13 I. Giải pháp nâng cao hiệu quả về xây dựng đời sống văn hóa Trang 13 II. Một số mặt tồn tại trong công tác xây dựng nếp sống văn hóa Trang 14 III. Các biện pháp Trang 14 PHẦN KẾT LUẬN Trang 16 NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG Trang 19 PHẦN MỞ ĐẦU Từ những năm đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ những hủ tục, những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến để lại, xây dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng tình làng, nghĩa xóm, lá lành đùm lá rách cần, kiệm, liêm chính... Qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng, nhà nước đều có các văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt ngày 1671998 BCH TW Đảng đã ban hành Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết nêu ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 04 giải pháp lớn, trong đó có giải pháp phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng cơ quan Nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào”. Trong quá trình hội nhập phát triển đất nước việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở là hết sức quan trọng làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người. Tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhiều chủ trương, Nghị quyết đã ban hành được triển khai và thực hiện trên toàn quốc, với mục tiêu phát triển đất nước, mở cửa giao lưu tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới nhưng không làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Song vài năm gần đây đất nước đã hứng chịu không ít “luồng gió độc” ảnh hưởng từ văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, lai căng gây nền nhiều tai hại trong đời sống xã hội. Đạo đức gia đình suy thoái, các tệ nạn xã hội ngày càng có chiều hướng gia tăng, lối sống buông thả, tiêu cực, phô trương ngày càng lan rộng, làm băng hoại quan hệ giữa người với người, giữa gia đình cộng đồng và xã hội. Trước tình hình đó cần phải có sự nghiên cứu xác định vai trò tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trong đó đặc biệt coi trọng nếp sống văn minh gia đình văn hóa như là nền tảng, đẩy mạnh việc giáo dục lối sống nếp sống văn hóa cho từng cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giải quyết các bức xúc của một xã hội đang bước vào “cơn lốc” của nền kinh tế thị trường. Từ những lý thuyết cơ bản về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng về xây dựng nếp sống văn, trên cơ sở các trang thiết bị và các thiết chế văn hóa ở xã Phú Lập huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai nhằm đưa ra những nguyên nhân cơ bản, từ đó tìm ra những biện pháp khả thi và những kiến nghị đối với cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm nhân rộng phong trào xây dựng nếp sống văn hóa đạt hiệu quả cao hơn, có chất lượng hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NGỎ

MỤC LỤC Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 PHẦN NỘI DUNG Trang 4 CHƯƠNG I Trang 4

I Khái niệm lối sống, nếp sống văn hóa Trang 4

1 Lối sống Trang 4

2 Nếp sống Trang 4

II Quan điểm của Đảng về xây dựng lối sống, đời sống văn hóa Trang 5 III Vai trò của lối sống và đời sống văn hóa trong thời kỳ đổi mới Trang 6 CHƯƠNG II Trang 8

I Khái quát về đặc điểm tình hình, vị trí địa lí tự nhiên của xã Phú Lập - huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai Trang 8

1 Đặc điểm tình hình Trang 8

2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Trang 9

3 Điều kiện kinh tế - Văn hóa xã hội Trang 10

II Công tác xây dựng nếp sống văn hóa ở xã Phú Lập Trang 10

1 Công tác vận động xây dựng của Ban chỉ đạo Trang 10

2 Kết quả bình xét gia đình văn hóa năm 2009 Trang 12

3 Đánh giá chung Trang 12 Chương III Trang 13

I Giải pháp nâng cao hiệu quả về xây dựng đời sống văn hóa Trang 13

II Một số mặt tồn tại trong công tác xây dựng nếp sống văn hóa Trang 14 III Các biện pháp Trang 14 PHẦN KẾT LUẬN Trang 16 NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG Trang 19

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Từ những năm đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ những hủ tục, những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến để lại, xây dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng tình làng, nghĩa xóm, lá lành đùm lá rách cần, kiệm, liêm chính

Qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng, nhà nước đều có các văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đặc biệt ngày 16/7/1998 BCH TW Đảng đã ban hành Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết nêu ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 04 giải pháp lớn, trong

đó có giải pháp phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa “huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống,

từ trong Đảng cơ quan Nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào”.

Trong quá trình hội nhập phát triển đất nước việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở là hết sức quan trọng làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người Tạo

ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Nhiều chủ trương, Nghị quyết đã ban hành được triển khai và thực hiện trên toàn quốc, với mục tiêu phát triển đất nước, mở cửa giao lưu tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới nhưng không làm mất bản sắc văn hóa dân tộc

Song vài năm gần đây đất nước đã hứng chịu không ít “luồng gió độc” ảnh hưởng từ văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, lai căng gây nền nhiều tai hại trong đời sống xã hội Đạo đức gia đình suy thoái, các tệ nạn xã hội ngày càng

có chiều hướng gia tăng, lối sống buông thả, tiêu cực, phô trương ngày càng lan rộng, làm băng hoại quan hệ giữa người với người, giữa gia đình cộng đồng và

xã hội

Trước tình hình đó cần phải có sự nghiên cứu xác định vai trò tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trong đó đặc biệt coi trọng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa như là nền tảng, đẩy mạnh việc giáo dục lối sống nếp sống văn hóa cho từng cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giải quyết các bức xúc của một xã hội đang bước vào “cơn lốc” của nền kinh tế thị trường

Từ những lý thuyết cơ bản về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng về xây dựng nếp sống văn, trên cơ sở các trang thiết bị và các thiết chế văn hóa ở xã Phú Lập - huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai nhằm đưa ra những nguyên nhân cơ bản, từ đó tìm ra những biện pháp khả thi và những kiến nghị đối với cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm nhân rộng phong trào xây dựng nếp sống văn hóa đạt hiệu quả cao hơn, có chất lượng hơn

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY

I Khái niệm lối sống, nếp sống văn hóa:

1 Lối sống:

Lối sống là một khái niệm có tính tổng hợp và đồng bộ, bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức văn hóa và các mối quan hệ khác của con người, được xây dựng từ một hình thái kinh tế, xã hội nhất định

Vì vậy, có nhiều lối sống thực dụng phương tây, lối sống xã hội chủ nghĩa

2 Nếp sống:

Nếp sống hàm nghĩa cao đẹp hơn, nó là ổn định của lối sống Nếp sống bao gồm những thách thức, hành động suy nghĩ, những qui ước được lập đi lập lại hàng ngày thành thói quen trong sản xuất, sinh hoạt, trong phong tục lễ nghi, ứng xử…được chọn lọc và ổn định theo thời gian, được nhiều người chấp nhận

do bén rễ vào tiềm thức, ý thức

Như vậy, nói nếp sống có tính ổn định trong đời sống những ổn định này thường dừng lại ở một trào lưu chính trị, của một hay nhiều thời kỳ trở thành nếp sống văn hóa của một giai đoạn lịch sử xã hội

Nếp sống văn hóa ở nước ta định hướng theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, phải làm gì xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ luật, thực hiện tốt nội quy đơn vị đơn vị, hương ước của làng xã, khu phố và quy định ở nơi công cộng Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, thái độ vui vẻ, trách nhiệm với công việc

Xây dựng công sở văn minh, giảm thủ tục phiền hà, quan liêu lãng phí Thực hiện tốt nếp sống văn minh, lành mạnh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, giỗ tết, lễ hội và các sinh hoạt xã hội khác

Giữ gìn phát huy thuần phong mỹ tục và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Không thực hiện các hành vi tín ngưỡng như: đặt bát hương, lập bệ thờ cúng…ở bên ngoài khuôn viên nơi thờ tự đã được qui định

Không hút thuốc lá trong nhà trẻ, bệnh viện, phòng họp, trong các rạp chiếu bóng, rạp hát, trên tàu xe, máy bay và những nơi tập trung đông người Xây dựng nếp sống văn hóa là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giúp con người định hướng mọi hoạt động, tạo các ứng xử có văn hóa cho mỗi người, giúp mỗi cá nhân thành viên trong cộng đồng ý thức được sự cần thiết phải thực

Trang 4

hiện kỷ cương phép nước Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật là định hướng của mỗi người dân có nếp sống văn minh

II Quan điểm của Đảng về xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa:

Ngay từ những năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam “nền văn hóa mới” của Việt Nam theo hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã bắt đầu hình thành Đến năm 1943 “đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới của nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh chuẩn bị giành chính quyền, giành độc lập dân tộc Bản đề cương đã nêu lên 3 nguyên tắc

cơ bản của nền văn hóa Việt Nam là dân tộc, khoa học và đại chúng rõ ràng vấn

đề bản sắc dân tộc, đã được nêu lên hàng đầu, là nồng cốt, xương sống trong đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trải qua suốt hơn nửa thế kỷ qua

Kế thừa các nguyên tắc vừa nêu trên, sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975) qua nhiều Đại hội, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn xây dựng

“một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” đó là một quan

điểm có tính chiến lược, về hoạt động văn hóa bao gồm phạm vi: đạo đức, lối sống, nếp sống, phong tục và tập quán được vận dụng trong cuộc sống hàng

ngày Cụ thể “xây dựng nếp sống mới với việc thành lập các BCĐ từ Trung ương đến cơ sở” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã nêu rõ: …nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân…

Đến năm 1991 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh đến việc phải quan tâm “xây dựng gia đình văn hóa” đặc biệt đây là lần đầu tiên Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ IV (khóa VII) đề ra Nghị quyết về văn hóa nghệ

thuật một cách cụ thể “nhiệm vụ trung tâm của văn hóa văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng…”

Nghị quyết BCH TW Đảng lần thứ V (khóa VII) về nông thôn, nông

nghiệp cũng trở lại vấn đề “phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp thuần phong mỹ tục, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình làng nghĩa xóm, khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, quy chế về nếp sống văn minh hương xã…” Đảng cộng sản Việt Nam Nghị quyết hội nghị

BCH TW Đảng lần thứ 5 khóa VII (1993) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII trong tình hình kinh tế phát triển, nhưng còn nhiều vấn đề tiêu cực về văn hóa xã

hội Đảng kêu gọi “xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường giá trị nhân văn Hướng dẫn định hướng nhân dân về nếp sống văn hóa, văn minh chống lại các hủ tục mê tín dị đoan” Đảng cộng sản

Việt Nam Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996)

Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 31 ghi rõ:

“Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hóa, hạnh phúc…”

Trang 5

III Vai trò của lối sống và đời sống văn hóa trong thời kỳ đổi mới:

Từ sau ngày thống nhất đất nước, nhiều năm liền chúng ta xây dựng đất nước trên cơ sở hành chính bao cấp về mọi mặt Tất nhiên về các mặt văn hóa xã hội cũng từng bước hình thành theo định hướng này

Xây dựng nếp sống văn hóa là một bộ phận cấu thành có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó góp phần thể hiện chất lượng cuộc sống của mỗi

cá nhân, gia đình cộng đồng Việc đánh giá những thành quả của đất nước qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn không chỉ bằng thước đo và điều kiện vật chất mức sống, mức thu nhập mà còn thể hiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân

Sau Đại hội VI, luồng gió đổi mới đã lan truyền trong các mặt đời sống chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội, tạo nên sự chuyển biến rõ và mạnh mẽ trong tổ chức xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở Vì thời điểm này trở về trước công tác này chưa thực sự bám sát với đời sống thực tế, nhu cầu nguyện vọng của nhân

dân với phương châm “lấy xã, phường làm đơn vị cơ sở để xây dựng, lấy 6 mặt hoạt động (thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng, thư viện, nhà văn hóa giáo dục truyền thông, nếp sống văn hóa) làm nội dung xây dựng, lấy cơ chế tập thể hóa, nhà nước hóa và ban chuyên nghiệp làm phương thức thực hiện”.

Bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế hành chính quan liêu bao cấp được thay thế vào cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chính sách khoán đến hộ gia đình theo Nghị quyết số 10 của Bộ chính trị (10/1987) về giao quyền tự chủ cho xí nghiệp, nhà máy dẫn đến chi phí bao cấp cho hoạt động văn hóa cơ sở hầu như rất hạn chế

Hoạt động văn hóa ở cơ sở thiếu sự chăm lo, nhiều nhà văn hóa, thư viện, đội văn nghệ quần chúng tạm ngưng hoạt động, các hoạt động thông tin cổ động, hệ thống đài truyền thanh cơ sở cũng giảm sút Thời điểm này đời sống xã hội có những thuận lợi thay đổi về cơ cấu kinh tế cũng đã đưa đến sự thay đổi về

cơ chế tổ chức đời sống văn hóa của người dân

Sau khi có chính sách (khóa X) người dân tự chủ trong kinh tế, dẫn đến gia đình, cá nhân tự chủ hơn trong việc tổ chức nếp sống văn hóa của mình, ý thức của mình, do mình và của mình Do đó đã xuất hiện các hoạt động văn hóa tại làng, thôn do chính nhân dân tổ chức như khôi phục các lễ hội truyền thống, nghi lễ truyền thống trong việc cưới, tang lễ, mừng thọ, giỗ tết, các đội văn nghệ tuồng chèo, rối nước, đờn ca tài tử…được khôi phục tạo nên nếp sống văn hóa, vui tươi, lành mạnh

Đứng trước tình hình hiện nay, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thể hiện tiến trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Sau WTO cùng với việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao lưu văn hóa quốc tế sẽ mạnh mẽ hơn Đảng ta vẫn chủ trương tiếp thu tinh hoa thế giới có chọn lọc với mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong hội nhập quốc tế Vấn đề đặt ra là khi giao lưu hội nhập không chỉ

Trang 6

tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại đồng thời phải giữ được nền văn hóa dân tộc, không đánh mất bản sắc văn hóa của chính mình

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cần được quan tâm ngay trong cuộc sống hàng ngày Như hiện nay có sự biến đổi ồ ạt về lối sống như: tại các thành thị lối sống phương tây, thực dụng xâm nhập nhanh chóng cùng với các phương tiện sinh hoạt văn hóa hiện đại (máy vi tính, các quán bar, vũ trường, internet, karaoke…); các loại nhạc rock, pop, hip hop… đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng làm tha hóa nhiều cá nhân nhất là bộ phận thanh thiếu niên nhanh chóng sa vào lối sống thực dụng, buông thả, xa hoa, thoát ly dần lối sống truyền thống; nhiều bà mẹ trẻ không thuộc một bài hát ru, ngay trong cách ăn mặc, nói năng, cử chỉ, hành vi giao tiếp hàng ngày muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cần phải dựa trên cơ sở thuần phong mỹ tục của ông cha

từ bao đời để lại; mỗi gia đình phải giữ được nếp gia phong, ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng thủy chung, anh em thuận hòa, khu dân cư phải có tình làng nghĩa xóm, thương yêu đùm bọc lẫn nhau

Điều cần thiết hiện nay là phải xây đựng được lối sống, nếp sống ở cơ sở một cách khoa học thấm nhuần đạo lý con người Việt Nam Lối sống thực dụng tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, đồng tiền đang hủy hoại truyền thống nhân nghĩa, truyền thống đạo đức của dân tộc

Thực tế cho thấy khi mở rộng giao lưu văn hóa, bên cạnh cơ hội để tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới thì những sản phẩm văn hóa xấu, độc từ bên ngoài cũng tràn vào, nạn sách đen, băng đĩa kích thích bạo lực, kích dục, ma túy…len lỏi đến tận ngõ xóm làng quê Chúng ta mất bao nhiêu công sức mà vẫn chưa xóa bỏ được những sản phẩm độc này rất nguy hại làm vẩn đục môi trường văn hóa, ảnh hưởng tới lối sống đạo đức của mọi người nhất là lớp trẻ Thực trạng trên đã làm phát sinh những căn bệnh trầm kha, làm đau lòng những người có lương tâm trách nhiệm Nhiều vấn đề mà Đảng và Nhà nước phài có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời, ban hành các Nghị định 87, 88/CP của Chính Phủ, Chỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 36/CP và Nghị định 56/CP và Chỉ thị 11, Luật bảo vệ môi trường, Luật phòng chống AIDS, Luật dân sự…để ngăn chặn lối sống thực dụng trên nguy cơ làm băng hoại xã hội ta

Từ những thực trạng trên ta thấy vị trí vai trò của việc xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa ở cơ sở, ở nông thôn là hết sức quan trọng, nó góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ANQP Thực tế xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ

sở làm một phương thức thích hợp một hướng đi đúng trong yêu cầu đổi mới công tác tổ chức xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa hiện nay

Trang 7

Chương II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA

Ở XÃ PHÚ LẬP - HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

I Khái quát về đặc điểm tình hình, vị trí địa lí tự nhiên của xã Phú Lập - huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai:

1 Đặc điểm tình hình:

Xã Phú Lập là xã miền núi, được chia tách năm 1994 từ xã Phú Lập cũ, dân

số trong xã có 1654 hộ với 9716 khẩu có các dân tộc anh em cùng chung sống trong cộng đồng như: Hoa, Tày, Sán Dìu, Nùng, Khơmer, S.tiêng, Mường… Trong xã có 3 địa điểm hoạt động Tôn giáo là Giáo xứ Thạch Lâm, Tịnh Thất Trung Phú, Cao Đài Tiên Thiên đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân

Dân số từ nhiều tỉnh, thành đến sinh sống nên đời sống văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân trên địa bàn xã rất phong phú và đa dạng Toàn xã có 07

ấp, dân cư sống rải rác trong nương rẫy và tập trung hai bên tuyến đường Tà Lài (từ Km số 10 đến Km 14), phần lớn nhân dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ trên 80%

Cùng với việc xây dựng và phát triển kinh tế - VHXH có nhiều bước phát triển đáng kể, nhất là vịêc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người, sự nghiệp văn hoá tư tưởng, vui chơi giải trí, chăm

lo sức khoẻ nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, công tác nhân đạo từ thiện, XĐGN có hiệu quả… Tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày một nâng cao

2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Từ trung tâm huyện Tân Phú đi vào đường Tà Lài đến Km10 bắt đầu vào địa phận xã Phú Lập, trung tâm xã cách trung tâm huyện 13km nhưng Phú Lập

là trung tâm của 05 xã Phú Thịnh, Phú Lập, Tà Lài, Núi Tượng, Nam Cát Tiên

cả về kinh tế và VHXH

- Diện tích tự nhiên: 1.452 ha, trong đó đất nông nghiệp 996 ha

Phía đông giáp xã Núi Tượng

Phía tây giáp xã Tà Lài

Phía nam giáp xã Phú Thịnh

Phía bắc giáp xã Núi Tượng

- Với nên khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ trung bình trong năm 25oC, biên độ giữa ngày và đêm dao động

từ 3 đến 5 độ

- Lượng mưa trung bình trong năm 2906mm2

3 Điều kiện kinh tế - Văn hóa xã hội:

* Kinh tế:

Trang 8

Nhân dân trong xã sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp: cà phê, tiêu, điều, cam quýt, mãng cầu, bắp Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như trong chăn nuôi đã làm cho sản lượng cây trồng, vật nuôi ngày càng phát triển cao Từ đó đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao dần

*Văn hóa-xã hội:

Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt, các chương trình y tế cộng đồng được tổ chức thực hiện có hiệu quả; đồng thời đã tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được triển khai liên tục đến từng địa bàn dân cư

Công tác giáo dục thực hiện theo cuộc vận động Hai không “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp” nên chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao rõ rệt, đồng thời thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động tích cực có hiệu quả cao

Việc thực hiện các chính sách xã hội luôn được đảm bảo, quan tâm đúng mức, thực hiện đầy đủ, kịp thời, công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cứu trợ xã hội thực hiện tốt Ngoài ra, UBND xã phối hợp với UB.MTTQ xã vận động cán bộ và nhân dân đóng góp xây dựng nhà đại đoàn kết cho những trường hợp khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã

II Công tác xây dựng nếp sống văn hóa ở xã Phú Lập:

1 Công tác vận động xây dựng của Ban chỉ đạo:

Quán triệt nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc “thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và nghị quyết mà Đại hội

Đại biểu Đảng bộ xã Phú Lập về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đây là cuộc vận động lớn nhằm định hướng thay đổi một lối sống, xây dựng một nếp sống văn hóa tiến bộ ở một xã nông thôn

Vì vậy, Ban chỉ đạo đã xác định đúng phương châm, phương thức vận động gắn liền xây dựng ấp văn hóa, gia đình văn hóa với lợi ích thiết thực của từng người dân và hộ gia đình, cộng đồng xóm ấp Xây dựng nếp sống văn hóa, hoạt động ngày vì người nghèo là một nhiệm vụ chiến lược, một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, xây dựng những nền tảng, xây dựng văn hóa lâu dài trong cộng đồng dân cư Đây là lĩnh vực tổng hợp của nhiều ngành hướng về cơ sở xây dựng một nếp sống tốt đẹp, vui tươi lành mạnh, của các tầng lớp nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc

Xã đã thành lập ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của 07 ấp để xây dựng kế hoạch đăng ký triển khai thực hiện

có hiệu quả Ban chỉ đạo xã đã đẩy mạnh phong trào xuống các ấp về xây dựng

ấp văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng ấp không có tệ nạn xã hội, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, thực

Trang 9

hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thông qua các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt ở các chi, tổ hội đã tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu rõ các nội dung của cuộc vận động xây dựng ấp văn hóa, các tiêu chí của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, các cơ quan, đơn vị, trường học, trạm y tế xây dựng cơ quan văn hóa

Ban chỉ đạo xã hàng năm tập trung xây dựng kế hoạch chỉ đạo các phong trào, thống nhất cách bình xét, thẩm định ấp văn hóa Tổ chức tuyên truyền về thực hiện 4 giảm: giảm ma túy, mại dâm, giảm tội phạm, giảm tai nạn giao thông do UB.MTTQ tỉnh phát động

Nhìn chung, công tác triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng ấp văn hóa đã được Đảng ủy, UBND xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đã đem lại kết quả đáng khích lệ

2 Kết quả bình xét gia đình văn hóa năm 2013:

Tổng số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa năm 2013 có 1654 hộ đến cuối năm bình xét 1634 hộ (còn 20 không xét vì đi làm ăn xa rên 6 tháng không

có mặt tại địa phương) có 1544 hộ đạt gia đình văn hóa đạt 94,5%, không đạt 81

hộ chiếm 5,5 %

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi sâu vào nhận thức của nhân dân và được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng việc xây dựng và thực hiện quy ước ấp văn hóa là phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, việc tổ chức tang lễ, cưới hỏi, lễ hội …đã đi vào xu hướng chống lãng phí Qua những việc làm thiết thực trên đã góp phần nâng cao nhận thực của người dân, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giữ vững mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm

3 Đánh giá chung:

Nhìn chung tình hình xây dựng ấp văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ở xã trong những năm qua tuy gặp không ít khó khăn nhất định về lĩnh vực kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các nguồn thu của xã Nhưng qua phong trào đã thể hiện được nhiều ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc với quy mô lớn, là những nội dung quan trọng có tầm chiền lược để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, phong trào đã thực chất là cuộc vận động động thu hút mọi đối tượng, mọi thành phần xã hội tham gia đem lại những kết quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của xã Phú Lập trong những năm qua, góp phần xây dựng bộ mặt của một xã nông thôn miền núi ngày càng đổi mới, không ngừng nâng cao mức hưởng thụ về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Được vậy là nhờ vào sự quan tâm của Cấp ủy, sự điều hành của UBND xã luôn thể hiện vai trò nồng cốt, theo dõi sát phong trào một cách thường xuyên, liên tục, phối kết hợp một cách khoa học nhịp nhàng giữa các ban ngành đoàn thể với Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã thực sự thu hút đông đảo nhân dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình tin tưởng vào phong trào

Trang 10

Chương III NHỮNG GIẢI PHÁP BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

TRONG VIỆC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA XÃ PHÚ LẬP

I Những giải pháp nâng cao hiệu quả về xây dựng đời sống văn hóa ở

cơ sở:

1 Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, ban vận động ấp tiếp tục thường xuyên quán triệt đường lãnh đạo của Đảng, nhất là cấp

ủy cơ sở, chi bộ cơ sở có sự thống nhất đồng bộ, kiện toàn ban chỉ đạo, ban vận động xác định đúng đắn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” có ý nghĩa chính trị của toàn đảng, toàn dân tích cực hưởng ứng phong trào

2 Để có nếp sống văn hóa cơ sở ổn định, phát triển vững chắc cần quan tâm đến cơ sở vật chất, bộ máy cán bộ, kinh phí tổ chức hoạt động, đó cũng là vấn đề nan giải ở địa phương Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vai trò có ý nghĩa to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Ban VHXH phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan tham mưu với Đảng ủy - UBND xây dựng các chương trình kế hoạch phát triển

sự nghiệp văn hóa thông tin ở cơ sở

3 Phải xác định xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ phải tiến hành thường xuyên, lâu dài, không có hồi kết thúc Đạt được những tiêu chí

đề ra, tổ chức xây dựng phải tiến hành từng bước, phù hợp với hoàn cảnh thực

tế của địa phương, theo định hướng chủ trương của Đảng về nhiệm vụ phát triển

văn hóa “Tiếp tục đưa các hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở, phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng nhà, từng người, từng gia đình”

4 Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa là xây dựng và phát huy những mô hình thiết chế văn hóa cơ sở, tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa tạo nên động lực tác động lên nếp sống văn hóa Để xây dựng nếp sống văn hóa trọng tâm phải xây dựng gia đình văn hóa với nhiều cá nhân tốt, nhiều cá nhân gia đình tốt sẽ tập hợp thành một cộng đồng xóm ấp có nếp sống văn hóa

II Một số mặt tồn tại trong công tác xây dựng nếp sống văn hóa:

1 Tác động của mặt trái cơ chế thị trường có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến nếp sống sinh hoạt hàng ngày và các mối quan hệ xã hội của con người, đến các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong phong mỹ tục

2 Một bộ phận cán bộ, Đảng viên, công chức và gia đình chưa thực sự gương mẫu đi đầu trong xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở chưa thực sự nghiêm túc chỉ thị số 27/CT-TW của Bộ chính trị, còn phô trương, lãng phí trong việc cưới, việc tang còn biểu hiện mê tín dị đoan trong lễ hội và sinh hoạt đời sống

Ngày đăng: 08/07/2015, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w