Nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum

98 545 2
Nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2 1.1. Đặc điểm tự nhiên 2 1.1.1. Vị trí địa lí 2 1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 3 1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật 4 1.2. Đặc điểm khí tượng khí hậu 5 1.3. Đặc điểm thủy văn 6 1.4. Tiềm năng thủy điện và tài nguyên đất 9 1.4.1. Tiềm năng thủy điện 9 1.4.2. Tài nguyên đất 10 1.5. Kinh tế - Xã hội 11 1.5.1. Tổ chức hành chính 11 1.5.2. Dân cư 11 1.5.3. Nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản 11 1.5.4. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 15 1.5.5. Giao thông vận tải 16 1.6. Khái quát tình hình thiệt hại do mưa bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh Kon Tum 16 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ SỐ LIỆU 19 2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu 19 2.1.1. Lũ (riverine flood) 19 2.1.2. Ngập Lụt (inundation) 19 2.1.3. Lũ lụt cục bộ (local flood) 19 2.1.4. Vùng có nguy cơ ngập lụt (flood-prone area) 19 2.1.5. Lũ lịch sử (historical flood) 19 2.1.6. Khái niệm lũ tần suất 5%, 10% 20 2.1.7. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt 20 2.1.8. Đối tượng dễ bị tổn thương 21 2.1.9. Thiệt hại do thiên tai 21 2.1.10. Đánh giá thiệt hại 21 2.1.11. Bản đồ ngập lụt 21 2.2. Phương pháp luận 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 23 ii 2.3.1. Phương pháp thống kê thiệt hại 23 2.3.2. Phương pháp chuyên gia 23 2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt 24 2.3.4. Phương pháp đánh đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt 35 2.4. Số liệu 40 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 42 3.1. Thiết lập mô hình thủy lực một chiều 42 3.1.1. Thiết lập mô hình 42 3.1.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình mùa lũ 49 3.2. Tính toán thủy lực các phương án 54 3.2.1. Lựa chọn kịch bản tính toán mô phỏng ngập lũ 54 3.2.2. Kết quả tính toán mô phỏng các kịch bản lũ 56 3.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt 61 3.3.1. Tài liệu sử dụng 61 3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt 63 3.3.3. Tính toán diện tích ngập lụt 65 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI DO NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 67 4.1. Dự báo về dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum 67 4.1.1. Dự báo dân số 67 4.1.2. Dự báo các phương án tăng trưởng kinh tế 68 4.1.3. Dự báo phát triển của ngành nông nghiệp 72 4.2. Đánh giá mức độ thiệt hại giá trị sản xuất nông nghiệp 73 4.2.1. Thiệt hại theo kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009 73 4.2.2. Thiệt hại theo kịch bản lũ tần suất 5% và 10% dạng lũ tháng 9/2009 75 4.3. Dân số bị tác động 77 4.3.1. Theo kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009 77 4.3.2. Theo kịch bản lũ tần suất 5% và 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 79 KẾT LUẬN CHUNG 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANUFLOOD Mô hình đánh giá thiệt hại do lũ lụt phát triển tại Đại học Quốc gia Úc CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CRES Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường DEM Mô hình số độ cao DHI Viện thủy lực Đan Mạch EM-DAT Cơ sở dữ liệu các sự kiện khẩn cấp FDAP Phân tích trọn gói thiệt hại do lũ lụt GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội GIS Hệ thống thông tin địa lý HD Thủy động lực HEC Trung tâm Kỹ thuật thủy văn MIKE Bộ mô hình thủy lực và thủy văn của Viện Thủy lực Đan Mạch MIKE 11 GIS Mô hình tính toán ngập lụt MSS Máy quét đa phổ NAM Mô hình mưa - dòng chảy UBND Uỷ ban nhân dân iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1. Thông tin về các loại đất chính của tỉnh Kon Tum 4 Bảng 1-2. Số liệu về độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng tại Kom Tum qua một số năm 6 Bảng 1-3. Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Kon Tum 7 Bảng 1-4. Đặc trưng dòng chảy năm 9 Bảng 1-5. Phân phối dòng chảy năm (m 3 /s) 9 Bảng 1-6. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Kon Tum các năm 10 Bảng 1-7. Diện tích và sản lượng cây cây lương thực có hạt tỉnh Kon Tum 11 Bảng 1-8. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế 13 Bảng 1-9. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động của tỉnh Kon Tum 15 Bảng 1-10. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2006 - 2010 17 Bảng 3-1. Thống kê các mặt cắt ngang sông sử dụng trong tính toán 43 Bảng 3-2. Cao độ vết lũ điều tra trận lũ tháng 11/1996 và trận lũ tháng 9/2009 45 Bảng 3-3. Các biên gia nhập trong mạng sông tính toán 48 Bảng 3-4. Kết quả so sánh đỉnh lũ giữa thực đo và tính toán, trận lũ tháng 9/2009 tại trạm thủy văn Kon Tum 49 Bảng 3-5. So sánh mực nước tính toán và thực đo tại các vị trí vết lũ, trận lũ tháng 9/2009 51 Bảng 3-6. Kết quả so sánh đỉnh lũ giữa thực đo và tính toán trận lũ tháng 11/1996 tại trạm thủy văn Kon tum 52 Bảng 3-7. So sánh mực nước tính toán và thực đo tại các vị trí vết lũ, trận lũ tháng 11/1996 54 Bảng 3-8. Mực nước, lưu lượng lớn nhất tính toán dọc sông Đăk Bla trận lũ tháng 9/2009 56 Bảng 3-9. Mực nước, lưu lượng dọc sông Đăk Bla lũ 5% dạng lũ tháng 9/2009 58 Bảng 3-10. Mực nước, lưu lượng dọc sông Đăk Bla lũ 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 60 Bảng 3-11. Diện tích ngập kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009 theo độ sâu ngập 65 Bảng 3-12. Diện tích ngập kịch bản lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9 năm 2009 65 Bảng 3-13. Diện tích ngập kịch bản lũ tần suất 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 66 Bảng 4-1. Dự báo dân số và lao động tỉnh Kon Tum 68 Bảng 4-2 Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Kon Tum 69 Bảng 4-3. Dự kiến chỉ tiêu phát triển một số cây trồng chủ yếu 72 Bảng 4-4. Dự kiến phát triển một số con vật nuôi chủ yếu 73 Bảng 4-5. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất thủy sản 73 Bảng 4-6. Thiệt hại về nông nghiệp theo kịch bản lũ thực đo tháng 9/2009 74 Bảng 4-7. Thiệt hại về nông nghiệp theo kịch bản lũ tần suất 5% 75 Bảng 4-8. Thiệt hại về nông nghiệp theo kịch bản lũ tần suất 10% 76 Bảng 4-9. Số dân bị tác động theo kịch bản lũ thực đo tháng 9/2009 78 Bảng 4-10. Số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9/2009 79 Bảng 4-11. Số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 10% 81 v DANH MỤC HÌNH Hình 1-1. Khu vực nghiên cứu trong pham vi bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 2 Hình 1-2. Mô hình không gian 3 chiều độ cao tỉnh Kon Tum 3 Hình 1-3. (a) Bản đồ hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum; (b) Các lưu vực sông chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum 7 Hình 1-4. Mực nước lũ trên sông Đăk Bla tháng 9/2009 do bão số 9 gây ra [2, 12] 8 Hình 1-5. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các ngành kinh tế 14 Hình 2-1. Mô hình đánh giá mức độ thiệt hại do lũ lụt cho lưu vực sông theo diện và theo tuyến 23 Hình 2-2. Sơ đồ các bước khoanh vùng nguy cơ ngập lụt bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa hình, địa mạo 25 Hình 2-3. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình dòng chảy một chiều 26 Hình 2-4. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình hồ 26 Hình 2-5. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình dòng chảy hai chiều 26 Hình 2-6. (a) Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott; (b) Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn Abbott trong mặt phẳng x~t. 32 Hình 2-7. Nhánh sông với các điểm lưới xen kẽ 33 Hình 2-8. a) Cấu trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu; b) Cấu trúc các điểm lưới trong mạng vòng 33 Hình 2-9. Đầu vào và kết quả của mô hình MIKE 11 GIS [37] 35 Hình 2-10. Sơ đồ ứng dụng MIKE 11 GIS xây dựng bản đồ ngập lụt [7] 35 Hình 2-11. Phân loại các thiệt hại do lũ lụt 36 Hình 2-12. Học viên đi thực địa tại tỉnh Kon Tum (tháng 04/2013) 40 Hình 3-1. Sơ đồ mạng sông tính toán 42 Hình 3-2. Sơ đồ vị trí các mặt cắt địa hình khảo sát năm 2011 44 Hình 3-3. Hình ảnh điều tra vết lũ tại hiện trường 47 Hình 3-4. Sơ đồ các tiểu lưu vực trong tính toán nhập lưu khu giữa 48 Hình 3-5. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm thủy văn Kon Tum, trận lũ tháng 9/2009 50 Hình 3-6. Quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm thủy văn Kon Tum, trận lũ tháng 9/2009 50 Hình 3-7. So sánh kết quả mực nước tính toán và kết quả điều tra vết lũ, trận lũ tháng 9/2009 51 vi Hình 3-8. Kết quả kiểm định mực nước tại trạm thủy văn Kon tum, trận lũ năm 1996 53 Hình 3-9. Kết quả kiểm định lưu lượng tại trạm thủy văn Kon Tum, trận lũ năm 1996 53 Hình 3-10. So sánh kết quả mực nước tính toán và điều tra trận lũ tháng 11/1996 53 Hình 3-11. Quá trình lũ tần suất 5% dạng lũ 9/2009 tại các trạm 55 Hình 3-12. Quá trình lũ tần suất 10% dạng lũ 9/2009 tại các trạm 56 Hình 3-13. Đường mực nước dọc sông Đăk Bla trường hợp lũ tháng 9/2009 58 Hình 3-14. Đường mực nước dọc sông Đăk Bla trường hợp lũ 5% dạng lũ tháng 9/2009 59 Hình 3-15. Đường mực nước dọc sông Đăk Bla trường hợp lũ 10% dạng lũ 2009 61 Hình 3-16. Sơ đồ DEM tỉnh Kon Tum 62 Hình 3-17. Sơ đồ hệ thống sông, suối khu vực nghiên cứu 62 Hình 3-18. Bản đồ ngập lụt lũ tháng 9 năm 2009 63 Hình 3-19. Bản đồ ngập lụt lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9 năm 2009 64 Hình 3-20. Bản đồ ngập lụt lũ tần suất 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 64 Hình 4-1. Bản đồ thiệt hại cho lĩnh vực nông nghiệp do lũ thực đo tháng 9/2009 75 Hình 4-2. Bản đồ thiệt hại cho lĩnh vực nông nghiệp kịch bản lũ 5% 76 Hình 4-3. Bản đồ thiệt hại về nông nghiệp kịch bản lũ 10% 77 Hình 4-4. Bản đồ tỉ lệ số dân bị tác động theo kịch bản lũ thực đo tháng 9/2009 79 Hình 4-5. Bản đồ tỉ lệ số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 5% 80 Hình 4-6. Bản đồ tỉ lệ số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 5% và 10% 81 1 MỞ ĐẦU Theo tính toán của EM-DAT (năm 2013) trong 10 thảm họa do thiên tai tác động đến Việt Nam khoảng 100 năm trở lạ i đây, có trên 43 triệu người bị tác động, gây thiệt hại về kinh tế ước tính trên 4,5 tỉ USD. Một trong những thảm họ a trên có cơn bão số 9 năm 2009, ước tính nó đã gây thiệt hại gần 1 tỷ USD và tác động tới khoảng 2,5 triệu người Việt Nam [57]. Theo đánh giá của World Bank (năm 2007), Việt Nam nằm trong số những nước chịu ả nh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thực tế Việt Nam đang ngày càng chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng khí hậ u cực đoan, trong đó có lũ lụt. Ảnh hưởng này sẽ ngày một lớn do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt liên quan đến các lưu vực sông, nơi có tập trung nhiều hoạt đ ộ ng phát triển kinh tế quan trọng như: các khu dân cư tập trung mới, các đập thủy điện, các khu công nghiệp hay các công trình hồ thủy lợi quy mô lớn. Khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng đã và đang bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu, như hạn hán xảy ra ở mức cao hơn, lũ lụt cũng xảy ra ở cường độ lớn hơn. Nhiều sự kiện thời tiết cực đoan đã được các nhà khoa học, báo chí và chính quyền kêu cứu. Hằng năm tỉnh Kon Tum vẫn phải chịu thiệt hại do lũ tàn phá, hầu hết các thiệt hại do lũ gây ra chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về khu vực này. Để có cái nhìn tổng quan về nguy cơ thiệt hại trong đó có kinh tế - xã hội và con người khi đối mặt với với thảm họa tự nhiên gắn với các sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra ở khu vực kinh tế trọng điểm của Tây Nguyên, để làm cơ sở cho việc thích ứng và phòng tránh thiệt hại thì rất cần có nghiên cứu đánh giá mang tính dự báo về thiệt hại tới người và của trên cơ sở các dự báo về các trận lũ lịch sử đã xảy ra. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông Sê San tỉnh Kon Tum” đã được học viên lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp của mình với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau: - Xác định vùng ngập lụt theo mô hình, kịch bản lũ thực đo và thời gian xảy ra. - Xác định mức độ thiệt hại đối với lĩnh vực nông nghiệ p và ước tính số người bị tác động trong phạm vi khu vực nghiên cứu theo từng kịch bản cụ thể. Các kết quả ban đầu được trình bày theo các nội dung ở các chương sau đây. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm tự nhiên Trong nghiên cứu, xác lập vùng ngập lụt, dự báo nguy cơ lũ lụt và đánh giá thiệt hại thì một số điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu đóng vai trò quan trọng. Đ ể có sự luận giải các kết quả nghiên cứu, một số thông số liên quan được trình bày ngắn gọn như sau: 1.1.1. Vị trí địa lí Khu vực nghiên cứu, vùng thượng lưu Sông Sê San (Hình 1-1), là chi lưu lớn của sông Mêkong bắt nguồn từ Bắc và Trung Tây Nguyên của Việt Nam, sông chảy sang lãnh thổ Campuchia và nhập vào hệ thống sông Sêrêpok. Sông Sê San có lưu vực rộng 17.000 km 2 , tổng chiều dài sông chính là 237 km, diện tích lưu vực là 11.450 km² [26]. Hình 1-1. Khu vực nghiên cứu trong pham vi bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 3 Trên lãnh thổ Việt Nam, phầ n thượng lưu của sông Sê San gồm chi lưu Pô Kô (phía hữu ngạn) và Đăk Bla (phía tả ngạn) nằm hầu hết trên địa phậ n tỉnh Kon Tum. Diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9.676,5 km 2 (chiếm 17,13% diện tích vùng Tây Nguyên và 3,1% diện tích cả nước) [6]. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng lãnh thổ của tỉ nh Kon Tum có giới hạn lãnh thổ là 107 o 20’15’’ đến 108 o 32’30’’ kinh độ Đông, 130 o 55’15’’ đến 15°27’15” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp hai nước CHDCND Lào và Campuchia, độ cao trung bình của toàn tỉnh so với mặt nước biển là 500 m. 1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường sơn, địa hình dốc, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc của tỉnh có độ cao trung bình là 1.800 ÷ 1.200 m, nơi đây có đỉnh Ngọc Linh cao nhất Miền Nam (2.596 m) và là nơi bắt nguồn của hầu hết sông suối trong vùng như sông Tranh, sông Cái, sông Sê San, sông Ba. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng gồm vùng đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau. Trên cơ sở phân tích mô hình không gian 3 chiều (Hình 1-2) [26], theo đó: - Địa hình đồi, núi: Chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm nhữ ng ngọn núi lớn như ngọn Bon San (cao 1.939 m), ngọn Ngọc Kring (cao 2.066 m) và những núi liền dải có độ dốc lớn. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc, mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray; Chú dẫn 651 - 900 m 900 – 1.100 m 1.100 – 1.300 m 1.300 – 1.500 m 1.500 – 1.700 m 1.700 – 1.900 m 1.900 – 2.598 m Hình 1-2. Mô hình không gian 3 chiều độ cao tỉnh Kon Tum 4 - Địa hình cao nguyên: Kon Tum có cao nguyên Kon Plong nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; - Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía Nam của tỉnh là dạng thung lũng lòng máng thuộc huyện Sa Thầy, dọc theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum, các thung lũng này được hình thành giữa những dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia; Đặc điểm phức tạp của địa hình Kon Tum đã tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng mang tính đặc thù của tiểu vùng vừa mang tính đan xen và hòa nhập. Đặc điểm đó ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các tiểu vùng khí hậu, phân bố mạng lưới giao thông (nhiều đường nhánh, đường cụt), phân bố các điểm dân cư, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật 1.1.3.1. Địa chất Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có hoạt động địa chất trẻ. Do vậy, địa hình và mạ ng lưới sông suối có cấu tạo dạng tuyến liên quan trực tiếp đến các cấu trúc của các đới đứt gãy trẻ. Do đó khu vực này thường liên quan tới lũ quét, lũ ống… và là nơi có động lực dòng chảy lớn [15]. 1.1.3.2. Thổ nhưỡng Theo số liệu điều tra và phân tích thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, đất ở Kon Tum có tầng dầy mỏng, độ dốc lớn, hàm lượng dinh dưỡng trung bình, độ chua và độ kiềm thấp. Đất có khả năng nông nghiệp của vùng là các loại đất màu đỏ vàng trên phù sa cổ (diện tích 494.918 ha, chiếm 51,2% diện tích tự nhiên), đất xám trên mắc ma a xít, đất phù sa bồi (diện tích 15.167 ha, chiếm 1,57% diện tích tự nhiên), phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày và tập trung ở các khu vực huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Tp. Kon Tum [18]. Bảng 1-1. Thông tin về các loại đất chính của tỉnh Kon Tum STT Loại đất Diện tích (ha) Ghi chú 1 Đất phù sa ngòi sông 11.252 2 Đất phù sa được bồi 1.335 [...]... diện tích ngập lụt theo trận lũ lịch sử tháng 9/2009 và theo kịch bản Các tham số mô phỏng ngập lụt Ước lượng thiệt hại giá trị sản xuất nông nghiệp và ước lượng số dân bị tác động do ngập lụt Phân bố không gian thiệt hại do ngập lụt theo các nhóm khác nhau Phương pháp đánh giá thiệt hại Mô hình thủy văn cho lưu vực đánh giá Hình 2-1 Mô hình đánh giá mức độ thiệt hại do lũ lụt cho lưu vực sông theo... và theo tuyến 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thống kê thiệt hại Đánh giá thiệt hại do ngập lụt rất cần có sự phân loại, thống kê các yếu tố thiệt hại để làm cơ sở cho việc phân tích, lượng giá, dự báo các mức thiệt hại Việc dự báo thiệt hại và ước tính số dân bị tác động theo các kịch bản lũ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Do vậy, phương pháp thống kê thiệt hại trong luận văn sử dụng chủ... Trên cơ sở các bản đồ ngập lụt được xây dựng, xác định diện tích ngập lụt tương ứng từ đó làm cơ sở để lượng giá tổn thất kinh tế - xã hội, trong đó tập trung lượng giá tổn thất về lĩnh vực nông nghiệp và ước tính dân số bị tác động trực tiếp 2.2 Phương pháp luận Để đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt tại một lưu vực sông cần chỉ ra và làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Vùng có nguy cơ bị ngập lụt khi... này của luận văn nhằm: 21 - Phản ánh bức tranh tổng quan về tình trạng ngập lụt ở thượng lưu sông Sê San (khoanh vùng ngập lụt ở sông Đăk Bla đoạn chảy qua thành phố Kon Tum và một phần của nhánh sông Pô Kô) thuộc địa phận Tp Kon Tum và huyện Sa Thầy qua trận lũ đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum đó là trận lũ lịch sử được ghi nhận do cơn bão số 9 năm 2009 gây ra và một số trận lũ giả định với tần suất... cường độ cao nên thường xảy ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, sản xuất và đời sống dân sinh khu vực nghiên cứu 1.3 Đặc điểm thủy văn Mạng lưới sông suối ở Kon Tum (Hình 1-3) bao gồm hệ thống sông Sê San và phần còn lại, hầu hết bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, lòng sông hẹp, có độ dốc lớn, nước chảy xiết 6 (a) (b) Hình 1-3 (a) Bản đồ hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ... địa phận huyện Đắk Glei, sông còn có tên Đăk Pô Kô, và đoạn gần chỗ hợp lưu với sông Đăk Bla, sông còn có tên Krông Pô Kô, bề rộng lòng sông 20-30 m vào mùa kiệt và khoảng 5070 m vào mùa mưa, đoạn này có độ dốc 1,8% Bảng 1-3 Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Kon Tum TT 1 2 3 4 5 Tên sông Sông Pô Kô Sông Đăk Bla Sông Sa Thầy Sông Đăk Psi Sông Sê San Flv (km2) L (km) Mật độ sông km/km2 3.530 3.507 1.552... Tổ chức hành chính Tỉnh Kon có 8 huyện, 01 thành phố, với 97 xã, phường, thị trấn [25] Trên cơ sở khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu, có 02 đơn vị bị tác động ngập lụt là huyện Sa Thầy và Tp Kon Tum với 16 xã, phường, thị trấn bị ngập lụt do trận lũ lịch sử xảy ra vào tháng 9/2009 1.5.2 Dân cư Để có cơ sở dự báo thiệt hại tới người dân khu vực nghiên cứu, thì đặc điểm dân số toàn tỉnh là yếu tố quan... hoạt động kinh tế - xã hội và các thiệt hại do lũ lụt gây ra được trình bày khái lược ở trên là cơ sở cho việc luận giải các kết quả nghiên cứu, dự báo cho khu vực Đồng thời là cơ sở dự báo nguy cơ và tần suất lũ lụt có thể xảy ra ở những năm tiếp theo Để có thể dự báo chính xác các thiệt hại cũng như ngập lụt tương ứng, rất cần hệ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương... lụt có thể là do lũ, mưa lớn, bão, triều cường, nước dâng Địa hình, hệ thống sông và tính chất của bề mặt lưu vực lại liên quan tới khả năng thoát lũ Hai điều kiện này tương tác với nhau gây ra ngập lụt ở những mức độ khác nhau Thiệt hại tùy thuộc vào độ sâu ngập và thời gian ngập [16] Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt nhằm phục vụ công tác dự báo, quy hoạch, kiểm soát được khu vực ngập lụt, giảm nhẹ thiệt. .. được khu vực ngập lụt, giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra Do đó để tiến hành nghiên cứu giảm thiểu ngập lụt tại thượng lưu sông Sê San tỉnh Kon Tum cần chỉ ra các đặc điểm nguồn gốc, hình thái địa hình từ đó nhận dạng các khu vực trũng thấp (nếu không có biện pháp tiêu thoát thì không chỉ các khu vực thấp mới bị ngập mà ngay cả những nơi có địa hình cao cũng bị ngập) 20 2.1.8 Đối tượng dễ bị tổn thương . mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông Sê San tỉnh Kon Tum đã được học viên lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp của mình với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau: - Xác định vùng ngập lụt. diện tích ngập lụt 65 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI DO NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 67 4.1. Dự báo về dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum 67 4.1.1 vực nghiên cứu trong pham vi bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 2 Hình 1-2. Mô hình không gian 3 chiều độ cao tỉnh Kon Tum 3 Hình 1-3. (a) Bản đồ hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum; (b) Các lưu

Ngày đăng: 08/07/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan