Dự báo các phương án tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 74)

4.1.2.1. Dự báo ba phương án tăng trưởng kinh tế

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội các giai đoạn 1996-2000; 2001- 2005 và giai đoạn 2006-2008, xem xét tới khả năng thực hiện đến năm 2010, các lợi thế và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới; xu thế phát triển chung của cả nước và vùng Tây Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; từ tiến độ thực thi của một số công trình trọng điểm của quốc gia có liên quan đến tỉnh, tiếp cận từ mục tiêu giảm chênh lệch về GDP/người so với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2020.

Từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 có dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của vùng bình quân 12,5-13%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 12-12,5%/năm giai đoạn 2016-2020. GDP/người của vùng đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 30,3-30,5 triệu đồng/người và đến năm 2020 đạt 55,3-56,2 triệu

Từ dự báo hai phương án về quy mô dân số như trên, với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về GDP/người so với vùng Tây Nguyên theo các khả năng khác nhau, dự báo các phương án tăng trưởng như sau:

- Phương án 1: Dân số năm 2015 là 505 ngàn người; năm 2020 là 570 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ khá cao nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch để có GDP/người của tỉnh bằng khoảng 94% mức bình quân của khu vực Tây Nguyên vào năm 2020.

- Phương án 2: Dân số năm 2015 là 505 ngàn người; năm 2020 là 570 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao để có GDP/người bằng mức trung bình của vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

- Phương án 3: Dân số năm 2015 là 510 ngàn người; năm 2020 là 600 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch

để có GDP/người của tỉnh bằng khoảng 94-95% mức bình quân của khu vực Tây Nguyên vào năm 2020.

Kết quả tính toán theo các phương án trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4-2.. Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Kon Tum

Đơn vị tính: Tỷ đồng và %

Phương án 2008 2010 2015 2020

Nhịp độ tăng (%) 2006-

2010 2011-2015 2016-2020

Phương án quy mô dân số 1: năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người

I. Phương án 1 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên 94% vào năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 1.930,3 2.503 4.819 9.118 14,5 14,0 13,6

2. GDP hiện hành 4.197,3 6.159 13.786 29.729

3.GDP/người (tr.đ hh) 10,38 13,9 27,3 52,2

% so với Tây Nguyên 88,7 86,2 89,8 94

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 30.508 63.772

II. Phương án 2 (GDP/người đạt mức trung bình vùng Tây Nguyên vào năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 1.930,3 2.503 5.034 9.908 14,5 15,0 14,5

2. GDP hiện hành 4.197,3 6.159 14.402 32.306

3.GDP/người (tr.đ hh) 10,38 13,9 28,5 56,7

% so với Tây Nguyên 88,7 86,2 93,6 101

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 32.972 71.616

Phương án 2008 2010 2015 2020

Nhịp độ tăng (%) 2006-

2010 2011-2015 2016-2020

Phương án 3 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên xấp xỉ 95% vào năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 1.930,3 2.503 5.034 9.908 14,5 15,0 14,5

2. GDP hiện hành 4.197,3 6.159 14.301 31.910

3.GDP/người (tr.đ hh) 10,38 13,9 27,9 53,2

% so với Tây Nguyên 88,7 86,2 91,7 94,9

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 32.568 70.434

Dự kiến GDP bình quân đầu người đến năm 2010 của tỉnh Kon Tum đạt 13,9 triệu đồng (giá hiện hành), bằng khoảng 86,2% so với trung bình vùng Tây Nguyên.

Giai đoạn sau 2010, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đều dự kiến tăng trưởng với tốc độ cao từ 12-15%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và từ 11,5-14,5%/năm giai

đoạn 2016-2020. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của vùng Tây Nguyên bình quân 12,5-13%/năm giai đoạn 2011-2015 và 12-12,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Để Kon Tum có thểđảm bảo rút ngắn khoảng cách về chênh lệch GDP/người so với vùng Tây Nguyên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của vùng.

a) Phương án I:

Thể hiện sự phấn đấu tích cực, phát huy được các lợi thế so sánh của tỉnh: hình thành Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, phát triển kinh tế rừng, khai thác về thủy

điện, đất, du lịch, lấp đầy một số khu, cụm công nghiệp.

Với phương án này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời kỳ 2011-2015 khoảng 14% và đạt 13,6% thời kỳ 2016-2020. Theo phương án này, thu hẹp được khoảng cách chênh lệch GDP/người so với vùng Tây Nguyên từ 86,2% năm 2010 lên 89,8% năm 2015 và 94% vào năm 2020. Phương án này thể hiện được sự phấn đấu vươn lên của tỉnh Kon Tum trong vùng và huy động được các nguồn lực của tỉnh trong giai đoạn tới.

Quy mô dân số của phương án này dự báo theo hướng tiếp nhận dân kinh tế mới một cách chừng mực; hạn chế dân di cư tự do, quy mô dân sốđến năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người.

Phấn đấu cao độ trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, huy động và phát huy tối đa nguồn nội lực, thu hút cao nhất nguồn lực từ bên ngoài (kể cả trong và ngoài nước). Phương án này, có tính tới các khả năng đột biến khi phần lớn các dự án khai thác những tiềm năng lợi thế so sánh của tỉnh được đưa vào khai thác với công nghệ tiên tiến; giao lưu kinh tế, hợp tác kinh tế giữa 3 nước trong "Tam giác phát triển" được tăng cường mở rộng thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y; có sự hỗ trợ tích cực của Trung ương từ những cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng và tỉnh. Khi đó Kon Tum về cơ bản là tỉnh thoát nghèo và từng bước tiếp cận đến một tỉnh công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và là một trong những tỉnh phát triển ở vùng Tây Nguyên.

Theo phương án này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời kỳ 2011-2015 khoảng 15% và khoảng 14,5% thời kỳ 2016-2020; GDP/người so với vùng Tây Nguyên đến năm 2015 bằng khoảng 93,6% và bằng 101% của vùng đến năm 2020. Phương án này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn cũng nhưđiều kiện bên ngoài rất thuận lợi.

Quy mô dân số của phương án này dự báo theo hướng tiếp nhận dân kinh tế mới một cách chừng mực; hạn chế dân di cư tự do, quy mô dân sốđến năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người.

c) Phương án III:

Đây cũng là phương án phấn đấu cao độ của tỉnh, cũng như có các điều kiện bên ngoài rất thuận lợi như tại Phương án II. Theo phương án này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời kỳ 2011-2015 khoảng 15% và khoảng 14,5% thời kỳ 2016-2020 (tương tự như Phương án II).

Phương án này tính đến khả năng tiếp nhận dân kinh tế mới đến tỉnh và việc thu hút dân cưđến lập nghiệp dọc theo các Quốc lộ, các tuyến đường mới mở; các khu cụm công nghiệp; các trung tâm huyện lỵ mới thành lập… nhằm khai thác các tiềm năng, thế

mạnh của tỉnh. Quy mô dân số theo phương án này đến năm 2015 là 510 ngàn người; năm 2020 là 600 ngàn người.

Do quy mô dân số tăng cao, GDP/người của tỉnh so với vùng Tây Nguyên đến năm 2015 bằng 91,7% và bằng 94,9% của vùng đến năm 2020.

Xem xét bối cảnh chung của cả nước, vùng Tây Nguyên, cân nhắc giữa 2 phương án quy mô dân số và 3 phương án tăng trưởng kinh tế đã trình bày, với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng cao và thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu người giữa tỉnh với vùng Tây Nguyên, với khả năng và nguồn lực có thể phát huy trong giai

đoạn tới tỉnh Kon Tum đã chn phương án 3để lun chng cơ cu ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)