1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHÔ

8 3,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 68,18 KB

Nội dung

Câu 1: (2,0đ) a) Nêu những đặc điểm đặc trưng của ADN cho các loài sinh vật. Những cơ chế nào duy trì các đặc điểm đặc trưng này ở các loài sinh vật. b) Trong quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra sự bắt đôi nhầm giữa các nucleotit. Khi sai sót này xảy ra trong gen thì dẫn đến hậu quả gì? Nếu sự nhân đôi ADN luôn diễn ra chính xác tuyệt đối thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của các loài sinh vật như thế nào?Câu 2: (2,0 đ) Lai các cây đậu có hạt trơn, thuần chủng với các cây đậu có hạt nhăn, thuần chủng, người ta thu được hàng ngàn hạt trơn F1. tuy nhiên, người ta cũng phát hiện thấy 1 hạt nhăn trong số hàng ngàn hạt trơn F1. a) Hãy đưa ra các giả thuyết giải thích sự xuất hiện của hạt nhăn F1. b) Có thể dùng phương pháp phân tích bộ NST của cây mọc lên từ hạt nhăn F1 để khẳng định giả thuyết nào trong các giả thuyết trên là đúng hay không? Giải thích.Câu 3 (3,0đ) . Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen (ký hiệu 2 cặp gen là A, a và B, b), mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.+ Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHÔ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC: 2013 – 2014 – Môn: sinh học – lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 2 trang Ngày thi: 09 tháng 01 năm 2014 Đề bài Câu 1: (2,0đ) a) Nêu những đặc điểm đặc trưng của ADN cho các loài sinh vật. Những cơ chế nào duy trì các đặc điểm đặc trưng này ở các loài sinh vật. b) Trong quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra sự bắt đôi nhầm giữa các nucleotit. Khi sai sót này xảy ra trong gen thì dẫn đến hậu quả gì? Nếu sự nhân đôi ADN luôn diễn ra chính xác tuyệt đối thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của các loài sinh vật như thế nào? Câu 2: (2,0 đ) Lai các cây đậu có hạt trơn, thuần chủng với các cây đậu có hạt nhăn, thuần chủng, người ta thu được hàng ngàn hạt trơn F1. tuy nhiên, người ta cũng phát hiện thấy 1 hạt nhăn trong số hàng ngàn hạt trơn F1. a) Hãy đưa ra các giả thuyết giải thích sự xuất hiện của hạt nhăn F1. b) Có thể dùng phương pháp phân tích bộ NST của cây mọc lên từ hạt nhăn F1 để khẳng định giả thuyết nào trong các giả thuyết trên là đúng hay không? Giải thích. Câu 3 (3,0đ) . Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen (ký hiệu 2 cặp gen là A, a và B, b), mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. + Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết. + Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. a) Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên? b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp ? Câu 4: (1,0đ) a) Trên cơ sở di truyền học, hãy giải thích tại sao những người có quan hệ họ hàng gần không nên kết hôn với nhau? b) Một đoạn của gen bình thường chứa các nucleotit trong mạch khuôn như sau: ATA ATG AXX TAX XAT GGA XXG GXA. Giả sử nucleoti thứ 5 ( từ trái qua phải) là T bị thay thế bởi X. Hỏi có bao nhiêu axitamin bị thay đổi ở chuỗi axitamin được tổng hợp. Câu 5: (2,5đ) a) trong số các đột biến gen thì loại đột biến nào thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất về cấu trúc của Protein mà nó mã hóa? Giải thích? b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein và từ tế bào này sang tế bào khác? 1 Đề chính thức Câu 6 (2,5đ) a,Vì sao bộ nst của các loài sinh vật hữu tính lại được duy trì ồn định qua các thế hệ cơ thể ? b, Một cơ thể thực vật có 3 cặp gen Aa ; BB ; Dd tiến hành giảm phân bình thường. Viết các loại giao tử có thể tạo ra. Nếu cơ thể trên tự thụ phấn thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử có kiểu gen khác nhau ? Câu 7: (2,5) Trong một phân tử ADN, số liên kết hyđrô giữa 2 mạch đơn là 531.10 4 và số liên kết hyđrô trong các cặp A- T bằng số chu kì xoắn của nó trong phân tử. a, Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử ADN trên. b, Tính khối lượng của ADN trên. c, Phân tử ADN trên tái bản một số lần và môi trường nội bào đã phải cung cấp 1143.10 4 Ađênin tự do. Xác định số lần tái bản của ADN (Cho biết khôi lượng 1 nuclêôtit trung bình bằng 300 đơn vị C). Câu 8: (2,0đ) a, Nhiều cặp vợ chồng bình thường sinh ra một số người con bình thường và một số người con mắc bệnh mù màu, nhưng tất cả người con mắc bệnh đều là con trai. Hãy giải thích cơ sở di truyền của bệnh di truyền này. b, Khi phân tích bộ nhiễm sắc thể của người con trai mắc bệnh mù màu sinh ra từ một cặp vợ chồng như trên, người ta thấy có 44 NST thường 2NST X và 1 NST Y(44+XXY). Hãy viết kiểu gen liên quan đến bệnh mù màu của các cá thể trong gia đình này và giải thích nguyên nhân dẫn đến bộ NST bất thường ở người con trai này. Câu 9: (2,5đ) Ở một loài thực vật, phép lai P: AaBbDd x AabbDd thu được F1. Biết rằng mỗi cặp gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các NST thường khác nhau. a) Xác định số kiểu gen và tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1. b) Tính xắc suất xuất hiện cá thể có kiểu hình mang ít nhất hai tính trạng trội ở F1. (Hết) Phòng thi:…………….SBD…………Họ tên thí sinh………………………………… Họ tên chữ kí GT1………………………………………. Họ tên chữ kí GT2………………………………………. 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHON ĐỘI TUYỀN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC : 2013 – 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN : SINH HỌC – LỚP 9 Câu Ý Nội dung trả lời Điểm Câu 1 (2,0đ) a * Các đặc điêm đặc trưng của ADN cho mỗi loài sinh vật gồm: số lượng nucleotit – thành phần các loại nucleotit như tỉ số (A + T)/ (G + X) và trình tự sắp xêp của các nucleotit trên ADN. * Các cơ chế duy trì đặc điểm đặc trưng của ADN. - Ở các loài sinh sản hữu tính gồm cơ chế tự nhân đôi của ADN trong nguyên phân , sự phân bào giảm nhiễm làm ADN trong giao tử giảm một nửa, Các cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Ở các loài sinh sản vô tính là quá trình tự nhân đôi của ADN. 0,5đ 0,25đ 0,25đ b * Trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự bắt đôi bổ sung sai giữa các nucleotit thì dẫn đến đột biến gen loại thay thế nucleotit * Nếu sự nhân đôi ADN luôn diễn ra chính xác tuyệt đối thì nguồn đột biến gen sẽ rất hạn chế nên hạn chế nguồn biến dị di truyền của loài. Vì vậy khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường của loài sẽ bị giảm. 0,5đ 0,5đ Câu 2 (2,5đ) a a, Giả thuyết 1: do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của cây hạt trơn thuần chủng có xảy ra đột biến gen trội thành gen lặn, tạo ra giao tử mang gen lặn. Giao tử mang gen lặn này kết hợp với giao tử bình thường mang gen lặn được sinh ra từ cây hạt nhăn thuần chủng tạo thành hợp tử mang cặp gen đồng hợp lặn. Hợp tử này sẽ phát triển thành cây có hạt nhăn P: AA hạt trơn x aa hạt nhăn G: A; a ( gt đột biến gen trội thành gen lăn) a F1: AA aa hạt nhăn Giả thuyết 2: Do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của cây hạt trơn thuần chủng xảy ra đột biến mất đoạn NST tạo ra một giao tử mang một NST ngắn hơn bình thường, không mang alen quy định tính trạng hạt. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen lặn được sinh ra từ cây hạt nhăn thuần chủng tạo thành hợp tử chỉ có một gen quy định tính trạng hạt (gen lặn) Hợp tử này phát triển thành cây có hạt nhăn. P: AA hạt trơn x aa hạt nhăn G: A ; 0 (gt đột biến mất đoạn nst) a F1 Aa hạt trơn 0a hạt nhăn Hoặc: Do trong giảm phân khi hình thành giao tử của cây hạt trơn thuần 0,5đ 0,5đ 0,5đ 3 chủng xảy ra đột biến số lượng nhiễm sắc thể tạo ra 1 giao tử không có NST mang gen quy định hình dạng hạt. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen lặn được sinh ra từ cây hạt nhăn thuaanf chủng tạo thành hợp tử chỉ có một gen quy định hình dạng hạt (gen lặn) Hợp tử này phát triển thành cây có hạt nhăn. P: AA hạt trơn x aa hạt nhăn G: A ; 0 (gt đột biến mất nst) a F1 Aa hạt trơn 0a hạt nhăn b Có thể dùng phương pháp phân tích bộ nst của cây hạt nhăn F1 để khẳng định giả thuyết 2 là đúng vì: Giả thuyết 1: Bộ NST của cây mọc lên từ hạt nhăn F1 không có sai khác gì về hình dáng, kích thước, số lượng so với cây mọc lên từ hạt trơn F1 _-> không khẳng định được. Giả thuyết 2: Bộ NST của cây mọc lên từ hạt nhăn F1 có 1 cặp NST bị biến đổi (1 NST bình thường, 1 NST ngắn hơn) hoặc cây hạt nhăn F1 có bộ 1 cặp NST thiếu một chiếc. thì ta khẳng định giả thuyết 2 là đúng. 1,0đ Câu 3 (3,0đ) a Xác định tỉ lệ phân ly kiểu gen của hai phép lai: + Phép lai 1: Hai cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết. * Trường hợp 1: P: AB ab x AB ab G: AB: ab AB: ab F 1 : Tỷ lệ kiểu gen: 1 AB AB : 2 AB ab : 1 ab ab * Trường hợp 2: P: Ab aB x Ab aB G: Ab: aB Ab: aB F 1: Tỷ lệ kiểu gen: 1 Ab Ab : 2 Ab aB : 1 aB aB * Trường hợp 3: P: Ab aB x AB ab 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 4 G: Ab: aB AB: ab F 1 : tỷ lệ kiểu gen: 1 AB Ab : 1 AB aB : 1 Ab ab : 1 aB ab + Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. P: AaBb x AaBb G: AB : Ab : aB : ab. AB : Ab : aB : ab. Tỷ lệ phân ly kiểu gen F1: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb:1aaBB: 2aaBb: 1aabb b Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp: + Phép lai 1: AB AB ; AB Ab ; AB aB ; AB ab ; Ab aB ( 5 kiểu gen) + Phép lai 2: AABB ; AABb ; AaBB ; AaBb ( 4 kiểu gen ) 0,5đ 0,5đ Câu 4 (1,0đ) a Những người có quan hệ họ hàng gần không nên kết hôn với nhau vì: Việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại nhiều cơ hội được biểu hiện ra kiểu hình trên cơ thể đồng hợp -> con cái của họ có thể mắc các bệnh tật di truyền. 0,5đ b Nếu nucleotit thứ 5 là T bị thay bởi X thì chỉ có một axitamin trong chuỗi axitaim bị thay đổi. 0,5đ Câu 5 (2,5đ) a Loại đột biến gen ( liên quan đến một cặp nucleotit) thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất về cấu trúc của protein mà nó mã hóa là đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit vì nó hầu như làm thay đổi hoàn toàn thành phần và trình tự các axitamin trên phân tử protein ma nó mã hóa kể từ vị trí đột biến trở đi. 1,0đ b * Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein. - Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T – A : G – X ; X – G . - Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung: A – U ; U – A ; G – X ; X – G . * Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyề từ tế bào này sang thế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A –T ; G – X và ngược lại . 0,5đ 0,5đ 0,5đ 5 Câu 6 (2,5đ) a a) Bộ nst của các loài sinh sản hứu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ phối hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh . Vì : cơ thể của các loài sinh sản hữu tính được bắt đầu từ một tế bào gọi là hợp tử có bộ nst đặc trưng là 2n. Nhờ nguyên phân mà mỗi tế bào của cơ thể trưởng thành đều có số lượng nst là 2n. Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi giao tử có số nst giảm một nửa là n nst, và bộ nst 2n lại được khôi phục trong quá trình thụ tinh ở hợp tử mới. . 0,5đ 0,5đ b • Nếu 3 cặp gen trên nằm trên 3 cặp nst khác nhau chúng di truyền phân li độc lập thì kiểu gen là: AaBBDd - Khi giảm phân tạo ra các giao tử là ABD, ABd, aBD, aBd - Khi tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa số loại hợp tử có kiểu gen khác nhau là: 9. • Nếu 3 cặp gen nằm trên cùng một cặp nst và liên kết hoàn toàn thì kiểu gen được viết là : - ABD/ aBd: tạo ra các giao tử là: ABD và aBd. Khi tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa số loại hợp tử có kiểu gen khác nhau là: 3. - Hoặc ABd/ aBD tạo ra các giao tử là: ABd và aBD. Khi cơ thể này tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa số loại hợp tử có kgen khác nhau là: 3. • Nếu 3 cặp gen nằm trên hai cặp nst khác nhau và liên kết hoàn toàn thì kiểu gen được viết là: - AB/aB Dd tạo ra các loại giao tử: AB D; AB d; aB D; aB d hoặc Aa BD/Bd tạo ra các giao tử: A BD; A Bd; a BD; a Bd khi tự thụ phấn thì tạo ra tối đa số loại hợp tử có kgen khác nhau là: 9 loại - Hoặc AD/ad BB tạo ra các loại giao tử là: AD B; ad B hoặc Ad/aD BB tạo ta các loại giao tử là: Ad B; aD B khi tự thụ phấn thì tạo ra tối đa số loại hợp tử có kgen khác nhau là: 3 loại 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 7 (2,5đ) a Tính số lượng từng loại nucleotít của ADN: Ta có N/20 = (2A + 2G)/20 = (A + G )/10 Số liên kết hyđrô giữa cặp A – T = 2A  (A + G ) / 10 = 2A => G = 19 A (1) Ta lại có số liên kết hyđrô trong ADN: (2A + 3G) = 531.10 4 (2) Thay (1) vào (2) ta tính được A= T = 90000; G= X = 1710000. 1,0đ b * Khối lượng của ADN : N. 300 = 2(90000 + 1710000). 300 = 360.0000 x 300 = 108.10 7 0,75đ 6 c * Số lần tái bản của ADN : Gọi k là số lần tái bản của ADN. Số A môi trương cung cấp : 9.10 4 (2 k – 1) = 1143. 10 4  2 k = 128 => k = 7. Vậy ADN tái bản 7 lần. 0,75đ Câu 8 (2,0đ) a Đây là bệnh di truyền do gen lặn trên NST giới tính X và không có gen tương ứng trên Y. Vì: - Bố, mẹ không bị bệnh mà con bị bệnh nên bệnh là do gen lặn quy định. - Chỉ có con trai bị bệnh, nên chỉ có thể là gen lặn trên X, vì nếu gen trên NST thường thì cả con trai và con gái đều sẽ bị bệnh. 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0.25đ b Quy ước gen X A : bình thường, X a : mù màu, Kiểu gen của các cá thể trong già đình là: bố X A Y, mẹ X A X a , con trai mắc bệnh là X a X a Y. Kiểu gen X a X a Y của con trai mắc bệnh mù màu cho thấy cả 2 nhiễm sắc thể X đều mang gen lặn gây bệnh được truyền từ mẹ. - Nguyên nhân: + Kiểu gen XXY của con trai mắc bệnh mù màu cho thấy cả 2 NST X đều mang gen lặn gây bệnh được truyền từ mẹ. + Do rối loạn phân li của NST X trong giảm phân II ở người mẹ. Câu 9 (2.5đ) A - Số kiểu gen F1 : 3 x 2 x 3 =18 - Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1 là: (1: 2: 1)(1: 1) (1: 2: 1) 1:2:1: 1:2:1:2:4:2 :2:4:2 :1:2:1:1:2:1 (học sinh không triển khai cụ thể chỉ để ở dạng tích vẫn cho điểm tối đa) 0,5đ 1.0đ b b) Xắc suất xuất hiện cá thể F1 có ít nhất hai tình trạng trội là : ( 3/4T . 3/4T . 1/2L) + ( 3/4T . 1/2T . 1/4L ) + ( 1/4L . 1/2T . 3/4T) + (3/4T .1/2T . 3/4T) = 24/ 32. 1,0đ 7 8 . loại 0 ,25 đ 0 ,25 đ 0 ,25 đ 0 ,25 đ 0 ,25 đ 0 ,25 đ Câu 7 (2, 5đ) a Tính số lượng từng loại nucleotít của ADN: Ta có N /20 = (2A + 2G) /20 = (A + G )/10 Số liên kết hyđrô giữa cặp A – T = 2A  (A + G ) / 10 = 2A. II ở người mẹ. Câu 9 (2. 5đ) A - Số kiểu gen F1 : 3 x 2 x 3 =18 - Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1 là: (1: 2: 1)(1: 1) (1: 2: 1) 1 :2: 1: 1 :2: 1 :2: 4 :2 :2: 4 :2 :1 :2: 1:1 :2: 1 (học sinh không triển khai. TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHÔ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC: 20 13 – 20 14 – Môn: sinh học – lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 2

Ngày đăng: 07/07/2015, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w