1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành nghiên cứu cơ sở để xác định thiệt hại do sức khoẻ tính mạng bị xâm phạm

21 1,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 159 KB

Nội dung

Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật

Trang 1

A/ Đặt vấn đề.

Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nambao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có vai trò khác nhau trong việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Khi một chủ thể có hành vi trái phápluật, gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được phápluật bảo vệ, thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi

do hành vi của mình gây ra Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý đó làtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệthại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập từ rất sớm trong hệ thốngpháp luật của nước ta Tuy nhiên, chỉ đến BLDS 1995 thì các quy định về tráchnhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết, và được quyđịnh hoàn thiện hơn trong chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng” ở BLDS 2005

Thiệt hại là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc

ấn định mức bồi thường cho người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại Việcxác định thiệt hại không hề đơn giản bởi các quy định của pháp luật về bồithường thiệt hại nói chung, thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là những quy địnhmang tính “định tính” chứ không “định lượng” cụ thể Ở đây, thiệt hại có thể làthiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, thiệt hại dotính mạng bị xâm phạm, hoặc thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâmphạm Nhưng trong giới hạn bài viết này, chúng ta chỉ tiến hành nghiên cứu cơ

sở để xác định thiệt hại do sức khoẻ tính mạng bị xâm phạm

B/ Giải quyết vấn đề.

I Khái quát chung.

Trang 2

Trước khi tiến hành phân tích về cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ,tính mạng bị xâm phạm, chúng ta cần làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất là về yếu tố thiệt hại:

Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hạinói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mụcđích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổnthất đã xảy ra cho người bị thiệt hại

Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâmphạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức

Thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinhthần Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể khác nhau mà việc xác định thiệt hại đượctính toán khác nhau

Thứ hai là về cơ sở để xác định thiệt hại:

Cơ sở xác định thiệt hại là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và cách

xác định những thiệt hại đó Quy tắc xác định hay còn gọi là cách xác định thiệthại là một phạm trù chủ quan được quy định thành luật dựa trên cơ sở lý luận vàthực tiễn nhất định, còn thiệt hại là cái tồn tại khách quan Chính vì vậy, để bảođảm tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại thì các quy tắc xác định cần phảitiến gần đến việc tính toán được một cách toàn bộ những thiệt hại xảy ra Do đó,trong quá trình xác định thiệt hại, cần phải xem xét những thiệt hại xảy ra mộtcách khách quan tránh tình trạng xác định cao hơn so với thực tế thiệt hại xảy ra,gây thiệt thòi cho người phải bồi thường hoặc ngược lại, không bảo vệ đượcquyền lợi chính đáng cho người bị thiệt hại

Thứ ba về yếu tố sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm:

Sức khoẻ và tính mạng đều là những vốn quý giá nhất của mỗi con

người Khi cái vốn quý giá này bị xâm phạm, sẽ để lại những mất mát rất lớn đốivới chính bản thân người bị xâm phạm và những người thân của họ Về nguyên

Trang 3

tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong traođổi và không thể phục hồi được Nhưng vớ

Để hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta đi vào phân tích cụ thể về cơ sở xácđịnh thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm

II Cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm.

1 Cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.

Thiệt hại về sức khoẻ là những giảm sút, tổn thất về mặt thể chất của nạnnhân Không có một đơn vị đo lường nào có thể được xác định làm căn cứ xácđịnh thiệt hại về sức khoẻ Tuy nhiên, khi có hành vi trái pháp luật xâm hại tớisức khoẻ, cần thiết phải tính toán những thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hạiphải gánh chịu để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại

Điều 609 BLDS có quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau:

“1 Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì

áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2 Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”.

Trang 4

Cụ thể như sau:

1.1 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa : là những khoản chi phí phù hợp và cần

thiết để cứu chữa và phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân Các khoản chi phí đó baogồm: chi phí cấp cứu; phẫu thuật; xét nghiệm; tiền viện phí; tiền thuốc men trongquá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ; tiền khám bệnh, chăm sóc sức khoẻsau khi ra viện; Chi phí cho việc đi lại, cứu chữa và khám bệnh của nạn nhânnhư việc thuê xe đưa người bị hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế,…

Những khoản chi phí trên được xác định trên cơ sở hoá đơn, chứng từhợp lệ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc yêu cầu của bệnh viện, co quan trực tiếp cứuchữa cho nạn nhân Trong các trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan,việc cứu chữa cho nạn nhân cần nhanh chóng mà phải điều trị tại chỗ thì mọi chiphí cũng phải được xác định từ người trực tiếp cứu chữa

Bên cạnh việc xác định dựa trên cơ sở hoá đơn chứng từ, để đảm bảotính hợp lý của các chi phí này, quá trình xác định còn phải dựa trên sự cần thiếtcủa các chi phí Nội dung này được đưa ra nhằm tránh trường hợp người bị hại

kê khai hoặc yêu cầu vượt quá số thực tế, lợi dụng việc cứu chữa mà gây khókhăn cho người phải bồi thường như: trường hợp gia đình của nạn nhân hoặc nạnnhân có thu nhập kinh tế cao nên họ yêu cầu phải chữa trị cho nạn nhân với chế

độ phục vụ đặc biệt, biện pháp điều trị đặc biệt, sử dụng các loại thuốc cao cấp,đắt tiền trong khi chỉ với một chế độ, biện pháp điều trị thông thường vẫn đảmbảo được khả năng cứu chữa và phục hồi bình thường cho nạn nhân Những chiphí này được coi là không hợp lý Do đó, việc xác định thiệt hại phải được thựchiện một cách khách quan và hợp lý

Trang 5

Chi phí cho việc bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân : Khoản chi

phí này để giúp cho người bị thiệt hại nhanh chóng bình phục sức khoẻ, được gọi

là khoản tiền bồi dưỡng cho nạn nhân

Thứ nhất, về mức bồi dưỡng: Mặc dù luật không quy định cụ thể về mức

bồi dưỡng nhưng qua thực tiễn xét xử nhiều vụ án thì việc xác định mức bồidưỡng thường căn cứ vào mức độ và tính chất của thương tích cũng như dựa trên

cơ sở mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi nạn nhân đang điều trị thươngtích Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Toà án xác định khoản tiền bồi dưỡngphù hợp với tính chất của thiệt hại nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của cácbên trong quan hệ

Thứ hai, về thời gian hưởng khoản tiền bồi dưỡng: Trên thực tế thì

khoảng thời gian này luật cũng không có quy định cụ thể, nó được xác định phùhợp với thời gian nạn nhân điều trị thương tích

Ví dụ cụ thể trong trường hợp trên như sau:

Tại một bản án dân sự của Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiến hànhxét sử vụ việc đòi bồi thường thiệt hại do hành vi gây thương tích giữa anhThành và anh Nam

Ngày 14/2/2000, anh Thành và anh Nam có xảy ra xô xát, sau đó anhNam bị thương nhẹ, phải vào khám và điều trị tại bệnh viện thành phố Anh Namphải nằm viện điều trị mất một tuần Anh Nam yêu cầu anh Thành phải bồithường thiệt hại cho mình với số tiền tổng cộng 2.000.000đ trong đó gồm:1.200.000đ tiền thuốc theo hoá đơn + 500.000đ tiền ăn, tiền bồi dưỡng thêm +300.000đ tiền chi phí đi lại

Tại bản án dân sự sơ thẩm, quyết định: Buộc anh Thành phải bồi thườngcho anh Nam những khoản sau:

- 40.000đ tiền viện phí

- 30.000đ tiền lệ phí chứng thương

Trang 6

70.000đ tiền bồi dưỡng cho anh Nam (anh Nam nằm viện 1 tuần mỗi ngày 10.000đ).

70.000đ tiền giám định thương tích

- 70.000đ tiền thu nhập bị mất của anh Nam trong 1 tuần nằm viện

- 50.000đ tiền chi phí đi lại trong quá trình khám và điều trị tại bệnhviện

Tổng cộng: 330.000đ

Khoản tiền mà anh Nam yêu cầu không được Toà án chấp nhận hết vì nóvượt quá mức cần thiết như 1.200.000đ tiền thuốc có hoá đơn nhưng lại khôngtheo chỉ dẫn của bác sĩ;… nên không được chấp nhận Do đó, tổng số tiền màanh Thành phải bồi thường cho anh Nam chỉ là 330.000đ Quyết định trên củaToà án là phù hợp với mức thiệt hại trên thực tế được xác định, theo quy địnhcủa pháp luật về chi phí hợp lý cho việc cứu chữa cũng như khoản tiền bồidưỡng cho người bị thiệt hại

Khoản chi phí hợp lý cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại:

Trong trường hợp người bị thiệt hại do bị xâm phạm sức khoẻ mà dẫnđến thương tật thì người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản chi phí cho việcphục hồi, trợ giúp chức năng cho người thiệt hại như làm chân, tay giả; mua xelăn, xe đẩy, nạng chống; khắc phục thẩm mĩ;…

Tuy nhiên, những chi phí bồi thường này cũng chỉ được xác định ở mứchợp lý, tức là dựa trên cơ sở giá thị trường của công cụ đó có chất lượng trungbình, đủ để đảm bảo cho việc sử dụng khôi phục lại chức năng của nạn nhân

Như vậy, việc xác định các thiệt hại kể trên cần phải đảm bảo được tínhkhách quan, hợp lý Mọi thiệt hại đưa ra đều phải có cơ sở thực tế, chứng từ, hoáđơn hợp lệ thì mới được chấp nhận bồi thường

1.2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại.

Trang 7

Thu nhập thực tế được hiểu là khoản thu nhập chính đáng có thể biếtchắc chắn thu được.

Đây được coi là một phần thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm Bởi chínhviệc gây thiệt hại cho sức khoẻ của nạn nhân đã dẫn đến hậu quả làm cho người

đó mất đi khoản thu nhập mà đáng lẽ họ được hưởng nếu không có sự kiện gâythiệt hại Chính vì vậy, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường nhữngtổn thất đó

Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổnđịnh từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vàomức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏenhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệthại

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc vàhàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thìlấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất

cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xácđịnh khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhậpthực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thunhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác địnhkhoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc

và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 609 BLDS

 Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hạiđược thực hiện như sau:

Trang 8

Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời

gian điều trị có hay không Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu

Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được

trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác địnhtheo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này Nếu không có khoản thu nhập thực

tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế củangười bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực

tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bịthiệt hại không bị mất

Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do Thu nhập thực tế của A trước khisức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng Dosức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào Trongtrường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất

Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn Thu nhậpthực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng

là 600 ngàn đồng Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gianđiều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng Trong trường hợpnày thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng

Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng

Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫntrả đủ các khoản thu nhập cho C Trong trường hợp này thu nhập thực tế của Ckhông bị mất

1.3 Xác định chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Đây được coi là thiệt hại phát sinh gián tiếp từ sự kiện gây thiệt hại Vìvậy, cần phải xác định để tính vào thiệt hại được bồi thường nhằm bảo đảmquyền lợi cho gia đình người bị hại

Trang 9

Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điềutrị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phươngnơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc chongười bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở

y tế

Nếu việc chăm sóc người bị thiệt hại làm giảm sút hoặc mất một phầnthu nhập của người chăm sóc thì người gây thiệt hại cũng có trách nhiệm bồithường phần thiệt hại này cho họ Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sócngười bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từtiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mứclương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bịthiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng cóthu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trungbình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khingười đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xácđịnh khoản thu nhập thực tế bị mất

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc cótháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì đượchưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sócngười tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú

- Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫnđược cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quyđịnh của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực

tế và do đó không được bồi thường

Trang 10

1.4 Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Tiểu mục 1.4 mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định: người

bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt haichi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên Vớithương tật như vậy, sự tổn hại về sức khoẻ của nạn nhân là rất nặng, ảnh hưởngtrực tiếp tới những sinh hoạt hàng ngày, thậm chí, có trường hợp nạn nhân khôngthể tự mình phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho bản thân Do đó, trong trườnghợp họ cần có người chăm sóc thì người gây thiệt hại phải bồi thường những chiphí hợp lý bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trịngười bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bịthiệt hại

Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hạiđược tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tạiđịa phương nơi người bị thiệt hại cư trú Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệthại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động

1.5 Xác định thiệt hại về tinh thần.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLHS: “2 Người xâm phạm sức

khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”.

Tổn thất tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được hiểu là

sự đau đớn về thể xác, sự lo lắng, suy sụp về tinh thần của người bị hại đối vớitình trạng sức khoẻ của mình

Ngày đăng: 11/04/2013, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. CAND
2. TS.Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Giáo dục
3. Luật gia Hoàng Châu Giang, 110 Câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệt hại, Nxb.LĐXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: 110 Câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệthại
Nhà XB: Nxb.LĐXH
6. Phan Thị Hải Anh, “Vấn đề xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại”, Tạp chí tòa án nhân dân số 10/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại dotính mạng, sức khỏe bị xâm hại”
7. Dương Quỳnh Hoa, “Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 03/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do tínhmạng bị xâm phạm”
8. Tiến Long, “Cách tính bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe bị xâm hại”, Tạp chí tòa án nhân dân số 10/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách tính bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe bị xâmhại”
5. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 hướng dẫ áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w