Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
364,5 KB
Nội dung
Tiết 39 Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu được ý nghĩa vị trí đối với phát triển Kinh tế-xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội - Trình bày được đặc điểm dân cư-xã hội của vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển KT. 2.Về kĩ năng: Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ. Phân tích được lược đồ, bản đồ tự nhiên của vùng.Phân tích được bảng thống kê các chỉ tiêu KT-XH 3. Thái độ: Học sinh thấy được nguy cơ ô nhiễm môi trường của vùng rất lớn do ngành công nghiệp và sự phát triển đô thị gây ra và các biện pháp hạn chế. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, bảng 31.2. và tranh ảnh địa lí minh hoạ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bà cũ: Trả bài kiểm tra học kì I. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1:Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng. Học sinh làm việc cá nhân-cặp đôi-chia sẻ Bước 1: GV treo bản đồ lên bảng, sau đó nêu câu hỏi cho HS lên bảng xác định và suy nghĩ trả lời. Xác định giới hạn và tên các tỉnh thuộc vùng ĐNB? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? Bước 2:GV phân tích thêm: ĐNB giáp Tây Nguyên vùng giàu nguyên liệu lâm sản, sản phẩm cây CN, bô xít. Giáp DHNTB có nhiều thủy sản, Vùng ĐBSCL vựa lúa gạo và SX thực phẩm lớn nhất nước ta GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. HS làm việc theo nhóm. Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận, thời gian 5 phút: Nhóm 1,3 : Từ bảng 31.1 và H 31.1, nêu đặc điểm tiềm năng KT trên đất liền của vùng ĐNB? Vì sao vùng ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển? Nhóm 2,4 : Xác định trên BĐ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé? Vì sao phải bảo vệ và phát triển I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Giới hạn gồm 6 tỉnh thành, chiếm 7,2% diện tích và 13,7% dân số cả nước. - Vị trí địa lí: Giáp vùng DHNTBộ, Tây Nguyên, ĐBS cử Long và Campuchia.Nên có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế. II. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Đặc điểm tự nhiên: - Địa hình có độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, 83 rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB? Bước 2: Đại diện nhóm 1 đứng lên báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung, nhóm 2 lên bảng xác định GV giải thích để tăng nguồn sinh thủy cho lưu vực sông Đồng Nai. Bảo vệ tài nguyên đất đai đã được khai thác cho sản xuất nông nghiệp của vùng. Đảm bảo nguồn nước sạch cho vùng có nguy cơ ô nhiễm cao do có nhiều đô thị và CN, dịch vụ phat triển. GV chuẩn kiến thức: HĐ3:: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội của vùng: HS làm việc theo nhóm. Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận 4 phút Nhóm 1,3: Từ bảng 31.2, nhận xét tình hình dân cư - xã hội của vùng ĐNB so với cả nước? Vì sao vùng có thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước? Nhóm 2,4: Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? Bước 2: Các nhóm cử đại diện lần lượt đứng lên báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm(nếu thiếu). Bước 3: GV giảng giải thêm ĐNB là vùng có kết cấu hạ tầng KT-XH tốt so với cả nước nên thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, có tốc độ đô thị hoá nhanh, KT phát triển năng động nhất cả nước và tỉ lệ dân thành thị cao 55,5% và GDP/người 1 tháng cao gấp 1,8 lần cả nước nên tạo ra sức hấp dẫn lao động cả nước tới tìm kiếm việc làm và nguy cơ dân số tăng lên gây khó khăn trong giải quyết việc làm và ô nhiễm môi trường. GV chuẩn kiến thức: nguồn sinh thuỷ tốt. 2. Tài nguyên thiên nhiên: - Đất ba dan, đất xám chiếm diện tích lớn, thuận lợi trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, trồng lạc, mía, đỗ tương. - Biển ấm, ngư trường rộng lớn, có nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa. Thuận lợi phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản, GTVT, CN dầu khí, dịch vụ và du lịch biển. - Khó khăn trên đất liền ít khoáng sản , diện tích rừng tự nhiên ít và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. III. Đặc điểm dân cư, xã hội. - Đặc điểm: là vùng đông dân, có mật độ dân số khá cao. Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đông dân nhất cả nước7,1 triệu người(2009). - Thuận lợi: có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người lao động có tay nghề cao, năng động. - Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lơn để phát triển du lịch. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Xác định giớ hạn, vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? 2 Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? 5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và làm bài tập 3 SGK/ 116. Lưu ý phải xử lí bảng số liệu sang % Tỉ lệ dân thành thị năm 1995 là 3466,1 * 100( 1174,3 + 3466,1) = 74,7% và nông thôn 25,3%. Dùng 2 kí hiệu phân biệt và có chú giải kèm theo. Chú ý chia khoảng cách năm chính xác.Chuẩn bị bài 32 để tuần sau học, xem kĩ các bảng số liệu trong bài, lược đồ hình 32.2 và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài. 84 Tiết 40 Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng về các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Nêu được tên các trung tâm kinh tế của vùng. - Giải thích được vì sao cây cao su lại được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ. 2.Về kĩ năng: Xác định được trên bản đồ, lược đồ phân bố các trung tâm công nghiệp.Phân tích được bảng số liệu thống kê để biết được tình hình phát triển một ngành KT của vùng. 3. Thái độ: Học sinh biết được việc phát triển công nghiệp của vùng đã có có tác động ảnh hưởng đến môi trường, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của người dân. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ, bảng 32.1 và 32.2. và tranh ảnh minh hoạ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp: HS làm việc theo nhóm, cặp đôi-chia sẻ. Bước 1: GV GV treo bản đồ lên bảng cho HS quan sát, sau đó chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 5 phút: Nhóm 1,3: Dựa vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng CN- XD trong cơ cấu kinh tế của ĐNB và cả nước và rút ra kết luận? Nhóm 2,4: Tìm hiểu tình hình phát triển CN của vùng? Xác định trên BĐ các ngành CN phát triển và các trung tâm CN của vùng? Bước 2: Đại diện nhóm 1, 3 lần lượt đứng lên báo cáo, HS nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện. GVTK: Vùng ĐNB có CN phát triển mạnh, năng động, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất. CN-XD chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng và cao hơn cả nước là 10,8%. GV đưa ra câu hỏi Vì sao giá trị sản xuất CN của vùng ĐNB lại tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh(chiếm 50%)? GV vì có lợi thế về vị trí địa lí, có nguồn lao động dồi dào và tay nghề cao, có cơ sở hạ tầng phát triển, luôn đi đầu về chính sách phát triển. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: III. Tình hình phát triển kinh tế. 1. Công nghiệp: - CN-XD tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng là 59,3% ( 2002). - Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng gồm CN nặng, CN nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. - Một số ngành công nghiệp quan trọng: Dầu khí, điện, cơ khí, điện tử. công nghệ cao, chế biến lương 85 HĐ2: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp: HS làm việc theo nhóm, cặp đôi-chia sẻ. Bước 1: GV GV treo bản đồ lên bảng cho HS quan sát, sau đó chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 5 phút: Nhóm 1,3: Căn cứ bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây CN lâu năm của vùng? Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng ĐNB? Nhóm 2,4 : Xác định trên BĐ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An? Nêu vai trò của 2 hồ này đối với sự phát triển nông nghiệp ở vùng ĐNB? Bước 2: Đại diện nhóm 1 lên bảng báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, HS dưới lớp bổ sung cho hoàn thiện.Nhóm 2 báo cáo,… GV: Năm 2002 vùng ĐNB chiếm 67% diện tích và 85,7% sản lượng cao su của cả nước. GV hỏi tiếp Vì sao cây cao su trồng nhiều nhất ở vùng ĐNB? Giải thích:Vùng có diện tích đất xám, đất đỏ ba dan màu mỡ. khí hậu cận xích đạo có nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh. Người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật.Là nguyên liệu sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp trong vùng. Có thị trường lớn, ổn định. Hồ Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta có diện tích 270 km 2 , chứa 1,5 tỉ m 3 nước, đảm bảo nước tưới mùa khô cho tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi, Hồ Trị An cung cấp nước tưới cho tỉnh Đồng Nai, ngoài ra còn cung cấp nước cho các khu CN và đô thị ở Đồng Nai. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: thực thực phẩm. - Trung tâm CN lớn: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. 2. Nông nghiệp: - Chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. - Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của cả nước: Dẫn đầu diện tích và sản lượng về: cao su(Bình Dương, Bình Phước, ĐN), hồ tiêu (Bình Phước, BR-VT, ĐN), điều(Bình Phước , Đồng Nai). - Trồng cây CN hàng năm: mía, lạc, đỗ tương, thuốc lá: Đồng Nai - Trồng cây ăn quả nhiệt đới: xoài, sầu riêng, măng cụt( ĐN, BPhước) - Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp: bò, lợn, gà. - Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đem lại nguồn lợi lớn. 4. Củng cố, đánh giá: 1.Nhờ những điều kiện nào mà ĐNB trở thành vùng SX cây CN lớn của cả nước? Nhờ vào 4 thế mạnh: đất trồng và khí hậu, tập quán và kinh nghiệm sản xuất, cơ sở CN chế biến và thị trường xuất khẩu. 2.Trắc nghiệm: Học sinh chọn đáp án đúng nhất của câu sau: Để nâng cao giá trị sản lượng cây CN của vùng ĐNB giải pháp hàng đầu là: a. Mở rộng diện tích gieo trồng. b. Đổi mới cơ cấu giống cây trồng. c. Giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi. 5.Hoạt động nối tiếp:Về nhà học bài và làm bài tập 3/120. Chuẩn bị bài 33 tiết sau học, xem kĩ các bảng số liệu và biểu đồ, suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài, đem máy tính. 86 Tiết 41 Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được sự phát triển ngành dịch vụ. Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. đối với các tỉnh phía Nam và cả nước. 2.Về kĩ năng: Xác định được trên bản đồ tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ, bảng 33.1 và 33.2. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Tình hình SX CN ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu ngành dịch vụ. HS làm việc cặp đôi-chia sẻ Bước 1: GV GV treo bản đồ lên bảng cho HS quan sát và nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời Từ bảng 33.1, nhận xét 1 số chỉ tiêu dịch vụ của ĐNB so với cả nước? GV tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển chiếm 1/3 hoặc gần bằng 1/3 cả nước còn khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng 1/6 thấp.ĐNB có sự phát triển mạnh, năng động trong lĩnh vực dịch vụ. Vùng có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành dịch vụ? GV: Vị trí thuận lợi, có nhiều tài nguyên cho các hoạt động dịch vụ. Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh. Nhiều đô thị lớn đông dân.Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất. Từ TP Hồ Chí Minh đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình GTVT nào? Tại sao tuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp? GV giải thích: Có số dân đông và thu nhập cao nhất cả nước.Có cơ sở hạ tầng cho du lịch rất phát triển. Khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều phong cảnh đẹp. Vì sao ĐNB có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? vì có vị trí địa lí thuận lợi, có ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, kinh tế phát triển năng động, có chính sách phát triển kinh tế hợp lí. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 3. Dịch vụ: - Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. Cơ cấu đa dạng gồm: thương mại, ngân hàng, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông. - Có sức hút mạnh nhất vốn đầu tư nước ngoài ( 50.1%). - TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về hoạt động xuất khẩu của vùng, là đầu mối giao thông vận tải, trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. 87 HĐ2: Tìm hiểu về các trung tâm kinh tế của vùng HS làm việc cá nhân Bước 1:GV nêu câu hỏi , HS lên xác định trên bản đồ Xác định trên BĐ các trung tâm KT lớn của vùng? Mỗi trung tâm có những ngành công nghiệp nào? Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng ? Các trung tâm CN phân bố chủ yếu tập trung ở phía Nam của vùng, gần biển. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. HS làm việc cá nhân, cặp đôi-chia sẻ Bước 1:GV gọi 1 HS đọc lại thuật ngữ VKTT điểm/156. Sau đó nêu câu hỏi, HS lên bảng xác định Xác định trên BĐ các tỉnh-thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? Dựa vào bảng 32.2, nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1. Các trung tâm kinh tế: - Trung tâm kinh tế lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vtàu. 2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 7 tỉnh-thành, chiếm 35,1% tổng GDP, 56,6% GDP công nghiệp-xây dựng, 60,3% giá trị xuất khẩu của cả nước, có vai trò quan trọng không chỉ đối với vùng Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước. 4. Củng cố, đánh giá: 1. ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ? 2. Xác định trên BĐ các tỉnh-thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và làm bài tập 3/ 123, lưu ý phải xử lí bảng số liệu sang %.Ví dụ: Diện tích VKTTĐ phía Nam ( 28 * 100) : 71,2 = 39,3%, DT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và VKTTĐ Miền Trung 100 – 39,3 = 60,68%. Tương tự tính các chỉ tiêu khác.Có thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ hình tròn ( 3 hình) và dùng 2 kí hiệu phân biệt, có chú giải kèm theo, sau đó mới ghi tên biểu đồ. Chuẩn bị bài 34 để tiết sau thực hành, đem đầy đủ dụng cụ vẽ biểu đồ thanh ngang. 88 Tiết 42 Bài 34: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển KT-XH của vùng. - Vai trò các ngành kinh tế trọng điểm và của vùng ĐNB đối với việc phát triển công nghiệp trong cả nước. 2.Về kĩ năng: Luyện kĩ năng biết lựa chọn loại biểu đồ thích hợp để vẽ. - Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ với liên hệ thực tế. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ, bảng 34.1. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút( gồm có 2 đề đã in sẵn) 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Thực hành vẽ biểu đồ thanh ngang . HS làm việc theo nhóm Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm, làm các phần việc sau: Nhóm 1 và 2 : Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm của các ngành công nghiệp ở ĐNB so với cả nước? Nhóm 3 và 4 : Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm của các ngành CN ở ĐNB so với cả nước? Bước 2: đại diện các nhóm lên bảng vẽ biểu đồ. HS dưới lớp tiến hành vẽ vào vở. Sau đó GV cho HS dưới lớp nhận xét 2 biểu đồ đã vẽ xong của 2 nhóm. GV kiểm tra vở 1 số HS xem các em vẽ đã đúng chưa và nhận xét bài của 2 nhóm. Nhóm 3: Căn cứ 34.1 và các bài 31, 32, 33, cho biết: Những ngành CN trọng điểm nào sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong vùng? Những ngành CN TĐ nào sử dụng nhiều lao động? Những ngành CN TĐ nào đòi hỏi kĩ thuật cao? HĐ2: Tìm hiểu về việc sử dụng tài nguyên và nhân lực, kĩ thuật của các ngành công nghiệp trọng điểm. HS làm việc cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS độc lập suy nghĩ, trả lời Căn cứ 34.1 và các bài 31, 32, 33, cho biết: Những ngành CN trọng điểm nào sử dụng nguồn 1. Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thanh ngang hoặc biểu đồ cột. - Quay ngang vở vẽ hệ toạ độ tâm o, trục hoành chia khoảng cách 10% tương ứmg với 1 ô trong vở và chia cao đến 100% Trên trục tung là điểm đầu của các thanh biểu thị cho các ngành CN trọng điểm. 89 nguyên liệu sẵn có trong vùng? Những ngành CN TĐ nào sử dụng nhiều lao động? Những ngành CN TĐ nào đòi hỏi kĩ thuật cao? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 2. Căn cứ vào bảng 34.1 và các bài 31, 32, 33, cho biết: Các ngành công nghiệp trọng điểm Sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng Sử dụng nhiều lao động Đòi hỏi kĩ thuật cao Khai thác nhiên liệu X Điện X Cơ khí - Điện tử X Vật liệu xây dựng X Hoá chất Dệt may X Chế biến LTT phẩm X X HĐ3: Tìm hiểu về Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển CN của cả nước. HS làm việc cặp đôi-chia sẻ Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS độc lập suy nghĩ, trả lời Cho biết vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: d. Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước. - Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng kinh tế trong cả nước. Ngành công nghiệp-xây dựng phát triển và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3%).Năm 2001, các ngành CN trọng điểm của vùng chiếm tỉ trọng cao so với cả nước như: Khai thác dầu khí, điện, cơ khí-điện tử, hoá chất, dệt may. Vùng cung cấp cho các vùng khác các sản phẩm công nghiệp: khí hoá lỏng, điện, máy móc, hàng điện tử, sản phẩm hoá chất. Sự phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của vùng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường ở vùng Đông Nam Bộ cần có các biện pháp gì? - Áp dụng công nghệ sản xuất sạch. - Không phân bố quá tập trung các khu công nghiệp trong các đô thị. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. 2. Hoạt động kinh tế nào của vùng Đông Nam Bộ sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước: - Sự đa dạng loại hình kinh tế dịch vụ không những đã góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước. 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và chuẩn bị bài 35 tuần sau học. Xem kĩ lược đồ H 35.1, sơ đồ và bảng số liệu cùng các câu hỏi trong bài. 90 Tiết 43 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu được ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư – xã hội của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế-xã hội. 2.Về kĩ năng: Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ. Phân tích được bản đồ địa lí tự nhiên, số liệu bảng thống kê để hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng. 3. Thái độ: HS thấu hiểu và thông cảm với nỗi khổ của người dân của vùng và thấy được tầm quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn ở ven biển. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long, hình 35.2, bảng 34.1, một số hình ảnh. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Không. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ : HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ. Bước 1:GV treo bản đồ lên cho HS quan sát và hỏi: Hãy xác định trên bản đồ ranh giới của vùng và các tỉnh-thành thuộcĐBS Cửu Long và huyện đảo Phú Quốc? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùngĐBSCLong? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. HS làm việc theo nhóm Bước 1:GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận, 5 phút: Nhóm 1 : Từ H 35.1, hãy xác định trên bản đồ các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long? Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐB sông Cửu Long? Nhóm 2 : Từ H 35.2, hãy nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực- thực phẩm? Nhóm 3: Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở ĐB sông Cửu Long và các biện pháp khắc phục? Bước 2: Các nhóm thảo luận xong và lần lượt cử đại diện lên bảng báo cáo, hs dưới lớp bổ sung(nếu thiếu) với cả nước? Vì sao những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn của vùng bị suy giảm? GVTK: Vùng ĐBSCLong có 3 loại đất chính: Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, phân bố ven sông Tiền, sông I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ. - Chiếm 12,1% diện tích và 21% dân số cả nước. - Nằm ở phía Tây vùng ĐNB, giáp với Campuchia và vịnh Thái Lan nên thuận lợi giao lưu trên đất liền và trên biển với các vùng và các nước. II. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1.Đặc điểm tự nhiên: - Diện tích tương đối rộng, được phù sa sông Mê Công bồi đắp. - Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Mạng lưới sông, rạch dày đặc. 91 Hậu. Đất phèn, đất mặn 2,5 triệu ha, phân bố ở Long An, Đồng tháp, Kiên Giang, Cà Mau. Đất mặn vùng ven biển Bến Tre đến Cà Mau. Nếu được thau chua và rửa mặn và xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch tưới tiêu thì diện tích trồng cây lương thực và cây CN tăng lên rất nhiều. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội của vùng. HS làm việc cặp đôi-chia sẻ. Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát bảng 35.1 và hỏi: Hãy nhận xét tình hình dân cư -XH của ĐBSCL so với cả nước? Vì sao vùng có tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân thành thị thấp hơn cả nước? GV giải thích do nền kinh tế của vùng chủ yếu là nông nghiệp, địa hình thấp, hệ thống kênh rạch chằng chịt nên giao thông đường thuỷ là phổ biến, đường ô tô còn hạn chế đã cản trở đến sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Nêu một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của vùng? Phải xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển CN cho vùng. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 2. Tài nguyên thiên nhiên: - Giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp: + Đất phù sa gần 4 triệu ha(1,2 triệu ha phù sa ngọt). + Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn. + Biển ấm, nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng. + Khoáng sản ít: than bùn, đá vôi - Khó khăn: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn 2,5 triệu ha. Thiếu nước ngọt trong mùa khô, xâm nhập mặn gây trở ngại cho sản xuất. Mùa lũ gây ngập úng trên diện rộng, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. III. Đặc điểm dân cư, xã hội. - Đặc điểm là vùng đông dân thứ 2 của nước ta. Ngoài người Kinh còn có người Khơ me, người Chăm, người Hoa. - Thuận lợi nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn b.Khó khăn: - Mặt bằng dân trí chưa cao. Giao thông đường bộ còn kém phát triển - Thiếu điện và nước sạch để dùng. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Xác định vị trí địa lí của vùng ĐBSCLong và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? 2. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển KT-XH ở ĐBSCL? 5.Hoạt động nối tiếp: - Dựa vào số liệu sau: Diện tích đất toàn vùng là 4 triệu ha: Trong đó đất phù sa ngọt là 1,2 triệu ha, đất phèn và đất mặn 2,5 triệu ha, đất khác 0,3 triệu ha. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại loại đất ở vùng ĐBSCLong và nêu nhận xét? - Chuẩn bị bài 36 tuần sau học, xem kĩ các bảng số liệu, các câu hỏi trong bài và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài. 92 [...]... nhất của cả nước ? 5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài, làm bài tập 2, 3/ 133 SGK vào vở Chuẩn bị bài 37 thực hành, xem và xử lí bảng số liệu sang % trước và suy nghĩ các câu hỏi trong bài 94 Tiết 45 Bài 37: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THUỶ SẢN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: Biết phân tích được tình hình... đánh giá:: Không 5 Hoạt động nối tiếp: Học bài và ôn lại từ bài 31-37, để tiết sau ôn tập Yêu cầu học và trả lời lại được các câu hỏi ở cuối các bài Từ lược đồ trong SGK trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và các thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long 96 Tiết 46 ÔN TẬP I Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Qua bài này học sinh phải biết hệ thống lại...Tiết 44 Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo) I Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng về các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - Nêu được các trung tâm kinh... học - Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảng 37.1, máy tính III Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBS Cửu Long? 3 .Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu cách vẽ biểu đồ cột chồng: 1 Dựa vào bảng 37.1, Vẽ biểu đồ HS làm việc cá nhân thể hiện... vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảng 36.1, 36.2, H 36.2 III Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long ? 3 .Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH IV Tình hình phát triển kinh tế: HĐ1: Tim hiểu ngành nông nghiệp của vùng: 1 Nông nghiệp:... học - Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng ĐNB vàđồng bằng sông Cửu Long III Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Vùng ĐBS Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản? 3 .Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: GV nêu ra các câu hỏi, các bảng số liệu và cho HS xung phong lên bảng trả lời hoặc vẽ biểu đồ... đánh giá: Không 5 Hoạt động nối tiếp: Học kĩ các phần đã ôn và đọc lại bài viết trong SGK và vở ghi, Xem và nhận xét các bảng số liệu trong SGK , nhất là vùng Đông Nam Bộ để tiết sau làm bài kiểm tra tốt 98 Tiết 47 KIỂM TRA I TIẾT I Mục tiêu và yêu cầu kiểm tra: 1.Về kiến thức: Học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài: - Đánh giá được thế mạnh về điều kiện tự nhiên, dân cư-xã hội để... Bước 3: Dùng 3 kí hiệu phân biệt Bước 3: GV cho HS dưới lớp nhận xét bài vẽ của 2 cho ĐBSHồng, ĐBSCửu Long, các HS trên bảng, sau đó GV kiểm tra một số vở xem vùng khác, có chú giải kèm theo và các em vẽ như thế nào và nhận xét ghi tên biểu đồ ở phía dưới HĐ2: Tìm hiểu thế mạnh phát triển ngành thuỷ sản 2 Căn cứ vào biểu đồ và các bài của 2 vùng ĐBSCửu Long, ĐBSHồng 35, 36, hãy cho biết: HS thảo luận . xác.Chuẩn bị bài 32 để tuần sau học, xem kĩ các bảng số liệu trong bài, lược đồ hình 32.2 và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài. 84 Tiết 40 Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài. tiếp:Về nhà học bài và làm bài tập 3/120. Chuẩn bị bài 33 tiết sau học, xem kĩ các bảng số liệu và biểu đồ, suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài, đem máy tính. 86 Tiết 41 Bài 33: VÙNG ĐÔNG. Về nhà học bài và chuẩn bị bài 35 tuần sau học. Xem kĩ lược đồ H 35.1, sơ đồ và bảng số liệu cùng các câu hỏi trong bài. 90 Tiết 43 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu bài học: