1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.doc

26 911 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới ngày nay ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập và điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển, mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng

đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng Trong những năm vừa qua hoạt động thanh toán quốc tế của nước ta đã trải qua nhưng bước thăng trầm, nhưng đang ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại Đến khi thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên, em nhận thấy thanh toán quốc tế nói chung

và hoạt động thư tín dụng nhập khẩu nói riêng đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình Và trong những năm gần đây, hoạt động thư tín dụng nhập khẩu của ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cùng với nó

là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cao hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng là rất cần thiết.

Xuất phát từ lý do trên, nên em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu quy

trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình.

Trang 2

Kết cấu của bài báo cáo thực tập:

Chương I : Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Công Thương Thái Nguyên.

Chương II:Quy trình và thực trạng của hoạt động thư tín dụng nhập

khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Thái Nguyên.

Chương III: Một số định hướng và ý kiến của bản thân nhằm nâng

cao chất lượng hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, học hỏi để hoàn thành bài báo cáo, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy

cô và các bạn để bài báo cáo thực tập có ý nghĩa hơn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa đã dạy dỗ và cung cấp cho em những kiến thức quý báu.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên những người đã nhiệt tình tiếp nhận, tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập.

Trang 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

1.Quá trình hình thành và phát triển:

1.1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam:

Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước,Ngân hàng công thương (Vietinbank) là ngân hàng thương mại lớn, giữ vaitrò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam Đặc biệt, ngày3/7/2009 Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ký Giấy phép số 142/GP-NHNN thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam,chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng cổ phần

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam có quan hệđại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới, là thành viên của hiệphội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội các ngân hàng Châu Á, hiệp hội tài chínhviễn thông Liên ngân hàng toàn cầu Là ngân hàng tiên phong trong việc ứngdụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, Vietinbankkhông ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và pháttriển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng Từnăm 2005, Vietinbank đã khởi động hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9001:2000 Sau hơn 2 năm áp dụng, Vietinbank là Ngân hàngđầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hệ thốngquản lý chất lượng vào tháng 7/2008 Đây là một trong những mốc quantrọng đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Vietinbank trên bước đườngđổi mới

Ngày 10/6/2008, tại Hà Nội, Vietinbank đã tổ chức ra mắt Sở Giaodịch chuyên hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thươngmại Việc đưa mô hình xử lý tập trung về thanh toán quốc tế và tài trợthương mại của Vietinbank đã đánh dấu mốc phát triển quan trọng tronghoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại của Vietinbank

Trang 4

Đây cũng là mô hình lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mang lại choVietinbank nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác.

1.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên là mộtchi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nằm trên địa bàntỉnh Thái Nguyên, được thành lập năm 1988 và có địa chỉ tại số 62 đườngHoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Khi mới thành lậptoàn chi nhánh gồm 1 Hội sở chính và 2 chi nhánh trực thuộc, quy mô kinhdoanh còn nhỏ bé, các dịch vụ ngân hàng hạn hẹp, đối tượng phục vụ chủyếu là các công ty, xí nghiệp của nhà nước, đội ngũ cán bộ nhân viên củangân hàng còn nhiều bỡ ngỡ do đang trong thời kì chuyển đổi, tiếp cận với

cơ chế và cách tư duy mới Qua quá trình xây dựng và phát triển mặc dù cònnhiều khó khăn, thử thách trước yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế,nhưng bằng sự quan tâm và nỗ lực phấn đấu của mình chi nhánh đã thực sựtrở thành trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của nền kinh tế, góp phầnquan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển theo địnhhướng chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương

Mạng lưới hoạt động của chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khu vựcthành phố, thị xã, khu kinh tế phát triển, khu dân cư tập trung có khả nănghuy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng.Các thành phần kinh tế thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh có nhucầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, có năng lực sản xuất kinhdoanh đều được Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên tiếp cận vàđáp ứng đầy đủ, kịp thời

2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh:

Cơ cấu bộ máy chi nhánh NHTMCPCT Thái Nguyên bao gồm:

Ban điều hành:gồm 1 giám đốc phụ trách chung, 3 phó giám đốc phụ tráchcác nghiệp vụ do giám đốc phân công

- Các phòng ban bao gồm:

Trang 5

+ Phòng kế toán giao dịch: Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, cáccông việc liên quan đến quản lí tài chính chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cungcấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán xử lí hạchtoán các giao dịch.

+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịchvới các khách hàng là doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, quản

lý các sản phẩm tín dụng theo đúng quy chế của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, thực hiện nghiệp vụ tài trợthương mại, thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ với khách hàng

+ Phòng khách hàng cá nhân: Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân,thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, quản lý sản phẩm tín dụng theo đúng quyđịnh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Trực tiếp quảng cáo,tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân.+ Phòng tiền tệ ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụthanh toán về xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quyđịnh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

+ Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tổ chức quản lý nhân sự và theo dõitài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh.+ Phòng quản lý rủi ro: Là phòng quản lý giám sát thực hiện danh mục chovay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng,thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án đề nghị cấp tín dụng Theodõi thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý, hàng tháng tiến hành phânloại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi

ro trong toàn bộ hoạt động ngân hàng

Với cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và khoa học cho thấy quy mô hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên khá hiệuquả

3 Chức năng và nhiệm vụ:

Trang 6

Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyênthực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ trên các lĩnh vựcsau:

- Khai thác các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các định chế tàichính để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thương mại

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kì hạn, có kì hạn; tiền gửi thanhtoán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu ngân hàng

- Kinh doanh ngoại tệ

- Cung ứng các dịch vụ: Chi trả kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền, thanh toánbảo lãnh, thẻ ATM, thư tín dụng, nhờ thu, chuyển nhượng các khoản thu, táitài trợ…

- Tổ chức nghiên cứu phát triển các sản phẩm thanh toán thương mại mới, đadạng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Vietinbank và phục vụ tối đamọi nhu cầu khách hàng

Trong đó chi nhánh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ hoạt động đầu tưchủ yếu trên lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ

Tất cả vì mục tiêu: “ Nâng cao giá trị cuộc sống”

4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009-2010

Trong thời gian gần đây, tại chi nhánh sản phẩm tiền gửi ngày càng đadạng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tổng tài sản, tổng nguồn vốnhuy động của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm Điều đó được thểhiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2009-2010 của Ngân hàng TMCP

Công thương Thái Nguyên

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG THÁI NGUYÊN 2009-2010

1 Nội dung quy trình nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái nguyên.

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ L/C

Người thực hiện: cán bộ tín dụng phòng khách hàng

Nội dung công việc:

(i) Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị mở L/C Hồ sơ đề nghị mở L/Cbao gồm các hồ sơ sau:

 Hồ sơ pháp lý khách hàng: Tài liệu, báo cáo tình hình tài chính, sảnxuất kinh doanh, quan hệ tín dụng

+ Văn bản xác nhận của NHNN đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (L/Ctrả chậm, trung, dài hạn)

+ Dự án/ phương án; Trường hợp L/C trả chậm, dự án/ phương án liênquan đến hàng hóa, dịch vụ trả chậm theo L/C phải có nội dung chitiết, cụ thể về phương án sử dụng vốn trong thời gian chậm trả, kếhoạch trích khấu hao, kế hoạch chuyển tiền thanh toán

Trang 8

 Hồ sơ bảo đảm:

+ Cam kết thanh toán bằng vốn tự có (trường hợp thanh toán bằng vốn

tự có)/ cam kết chuyển đủ tiền ký quỹ (trường hợp LC ký quỹ từngphần) của khách hàng;

+ Hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn hoặc cam kết của khách hàng sẽ bổsung ký quỹ, tài sản thế chấp/cầm cố nếu tỷ giá tăng (trường hợpkhách hàng ký quỹ và/hoặc tài sản bảo đảm có tính thanh khoản caobằng VNĐ)

+ Một bộ đầy đủ hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểmbản chính (trường hợp giá mua chưa bao gồm phí bảo hiểm)

(ii) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, sao gửi và hoàn chỉnh hồ sơ

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ mở L/C, sao gửi hồ sơ cho phòng Quản lý rủi

ro

- Sau khi kiểm tra đủ tính pháp lý của hồ sơ cán bộ tín dụng khách hàng

lập Tờ trình thẩm định và trình lãnh đạo phê duyệt phát hành L/C

Bước 2: Thẩm định/ tái thẩm định, trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định

(i) Thẩm định/ tái thẩm định hồ sơ mở L/C, lập kết quả thẩm định/ tái thẩmđịnh

Người thực hiện: cán bộ khách hàng

Nội dung thẩm định/ tái thẩm định:

- Thẩm định năng lực pháp lý, tình hình SXKD, tài chính của kháchhàng;

- Thẩm định, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện mở LC theo quyđịnh; phân tích tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án liên quan tớinhu cầu mở LC; đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc kiểmsoát luồng tiền chậm trả theo L/C;

Trang 9

- Kiểm tra tính thống nhất giữa hợp đồng thương mại và giấy đề nghị mởL/C; thẩm định các nội dung liên quan tới tài trợ thương mại, đảm bảophù hợp với thông lệ quốc tế, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lýngoại hối;

- Đánh giá mức độ rủi ro của giao dịch mở L/C và đề xuất mức ký quỹ và/hoặc tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao;

- Dự kiến lợi ích nếu hồ sơ mở L/C được phê duyệt: tính toán phí dự kiếnthu được từ giao dịch mở L/C;

- Đề xuất phương án ngân hàng mở L/C cùng khách hàng đi nhận hàng;

- Lập/ ghi kết quả thẩm định, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảođảm (nếu có), ký chuển lãnh đạo phòng để kiểm tra và ký rà soát trìnhngười có thẩm quyền phê duyệt

(ii) Kiểm soát và trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định mở L/C:Người thực hiện: lãnh đạo phòng khách hàng

Nội dung thực hiện:

- Kiểm tra, rà soát lại hồ sơ mở L/C, giấy đề nghị mở L/C,hợp đồng tíndụng, hợp đồng bảo đảm (nếu có)

- Ký tắt trên từng trang giấy đề nghị mở LC/ tái thẩm định, hợp đồng tíndụng, hợp đồng bảo đảm ghi rõ ý kiến đề xuất mở LC / không mở LCcùng các điều kiện kèm theo

Bước 3: Thẩm định rủi ro độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro.

Bước 4: Xét duyệt hồ sơ mở L/C, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (nếu có), thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo đảm thực hiện các thủ tục giao nhận tài sản bất đảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm.

Bước 5: Nhập các thông tin về khách hàng, hồ sơ mở L/C, tài sản bảo đảm, kiểm soát, giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS.

Trang 10

Bước 6: Chuyển hồ sơ về Sở giao dịch để xử lý:

(i) Gửi chứng từ

Người thực hiện: Cán bộ tài trợ thương mại

- Các chứng từ fax/ scan & image có tính ký hiệu mật về Sở giao dịch để

xử lý bao gồm:

+ Giấy đề nghị phát hành/ thư tín dụng (của chi nhánh)

+ Giấy đề nghị mở thư tín dụng (của khách hàng)

+ Hợp đồng nhập khẩu hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương

- Các chứng từ được chuyển về Sở giao dịch qua hệ thống fax hoặc scan &image phải ghi số tham chiếu trên góc phải trang đầu của chứng từ,chứng từ nhiều trang phải đánh số thứ tự của trang trên tổng số trang củachứng từ đó

(ii) In chứng từ : Sau khi Sở giao dịch đã phát hành LC/ sửa đổi LC cán bộkhách hàng thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra, đối chiếu sự khớp đúng của các chứng từ in ra với hồ sơ gốc,nếu phát hiện sai sót, liên hệ ngay với Sở giao dịch để tìm biện pháp giảiquyết

(iii) Chứng từ giao cho khách hàng

- Giao cho khách hàng bản FOR CUSTOMER của L/C, giấy báo nợ, giấybáo có, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT

- Trường hợp sau 5 tiếng kể từ khi chuyển hồ sơ chứng từ về Sở giao dịchbằng phương tiện điện tử mà chi nhánh vẫn không nhận chứng từ báo nợ,báo có và điện SWIFT phát hành/ sửa đổi L/C và không được thông tin gì

về tình trạng hồ sơ L/C nhập khẩu, cán bộ khách hàng có trách nhiệmliên lạc với Sở giao dịch, tránh tình trạng hồ sơ chứng từ bị thất lạc vàchậm chễ

Bước 7: Sửa đổi L/C

Trang 11

- Sau khi L/C được phát hành, nếu có nhu cầu sửa đổi L/C, khách hàng sẽxuất trình giấy đề nghị sửa đổi L/C tại chi nhánh Cán bộ khách hàngthực hiện kiểm tra đề nghị sửa đổi của khách hàng, đảm bảo các chỉ thịđưa ra là rõ ràng, hạn chế tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng phát hành vàkhách hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phải thể hiện rõ bênchịu phí sửa đổi.

Bước 8: Ký hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng/ bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn xuất trình qua ngân hàng

- Trường hợp chưa nhận được bộ chứng từ do ngân hàng gửi chứng từ gửiđến, khách hàng có yêu cầu ký hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng/bảolãnh nhận hàng cần xuất trình Giấy đề nghị ký hậu vận đơn/ ủy quyềnnhận hàng/ phát hành bảo lãnh nhận hàng trong đó cam kết sẽ thanh toán

bộ chứng từ kể cả trường hợp bộ chứng từ có sai sót

Bước 9: Nhận và xử lý chứng từ/điện đòi tiền

(i) Trường hợp đòi tiền bằng thư

- Khi nhận được bộ chứng từ cùng Thông báo chứng từ đến kiêm phiếukiểm tra chứng từ, cán bộ khách hàng có trách nhiện ký trên Thông báochứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ và gửi cho khách hàng trongvòng 01 ngày làm việc Nếu khách hàng có ý kiến khác về kết quả kiểmtra chứng từ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ sau ngày chi nhánh nhậnđược Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ, cán bộkhách hàng liên hệ và thông báo ngay bằng văn bản cho bộ phận kiểm tra

bộ chứng từ tại Sở giao dịch

(ii)Trường hợp đòi tiền bằng điện

- Khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng thương lượng và Thông báođiện đòi tiền do Sở giao dịch chuyển đến, cán bộ khách hàng thông báocho khách hàng và làm các thủ tục thanh toán (nộp tiền/ nhận nợ vay) vàgửi hồ sơ về Sở giao dịch để thực hiện thanh toán vào ngày đến hạn

Trang 12

- Khi nhận được bộ chứng từ, Sở giao dịch sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ

và thông báo cho chi nhánh về tình trạng bộ chứng từ như trường hợp đòitiền bằng bộ chứng từ

Bước 10: Thanh toán/ chấp nhận thanh toán L/C

(i) Thanh toán L/C trả ngay

- Khi đến hạn thanh toán, cán bộ khách hàng chuyển các chứng từ sau về

Sở giao dịch:

+ Giấy đề nghị thanh toán ( của chi nhánh)

+ Giấy nhận nợ (trường hợp khách hàng sẽ dùng vốn vay để thanh toán)+ Lệnh chi/ ủy nhiệm chi/ giấy nộp tiền

+ Văn bản chấp nhận bộ chứng từ có sai sót của khách hàng (trường hợp

bộ chứng từ bất hợp lệ)

(ii)Chấp nhận/ thanh toán LC trả chậm

- Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận Thông báo chứng từ đến kiêmphiếu kiểm tra chứng từ nếu chứng từ phù hợp hoặc ngay sau khi kháchhàng chấp nhận bộ chứng từ sai sót, cán bộ khách hàng làm thủ tục chấpnhận thanh toán LC

Bước 11: Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu, kích hoạt hồ sơ L/C nhập khẩu

(i) Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu

- Việc đóng hồ sơ L/C nhập khẩu được thực hiện khi có một trong các điềukiện sau:

+ L/C nhập khẩu được các bên liên quan bao gồm ngân hàng phát hành,người yêu cầu phát hành, người hưởng và ngân hàng xác nhận đồng ýhủy bỏ

+ L/C đã thanh toán, số dư còn lại quá nhỏ, người bán không giao hàngtiếp

Trang 13

+ L/C đã hết hiệu lực từ 15 ngày trở lên

- Những L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 45 ngày kể từngày hết hiệu lực của L/C

- Đối với các L/C chưa hết hạn hiệu lực hoặc hết hiệu lực chưa đến 15ngày, hồ sơ L/C chỉ được phép đóng khi có sự đồng ý bằng văn bản củangười thụ hưởng và ngân hàng xác nhận

(ii)Kích hoạt L/C nhập khẩu

- Khi khách hàng có nhu cầu tái sử dụng L/C và chi nhánh xem xét chấpnhận đề nghị của khách hàng hoặc trường hợp L/C đã đóng nhưng cầnkích hoạt lại để thanh toán, sửa đổi , cán bộ khách hàng fax/ scan &image có tính ký hiệu mật các chứng từ về Sở giao dịch để kích hoạt lại

- Sở giao dịch sẽ thực hiện đóng/ kích hoạt hồ sơ L/C, chi nhánh thực hiện

in thông báo đóng/ kích hoạt L/C và các giấy báo nợ/ báo có, phiếu thuphí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT

Bước 12: Lưu trữ chứng từ

(i) Lưu hồ sơ LC

- toàn bộ các hồ sơ đề nghị phát hành LC/ sửa đổi LC các văn bản kháchhàng phải xuất trình quy định tại các bước của quy trình

- Tờ trình phát hành/ sửa đổi LC đã được phê duyệt

- Hợp đồng tín dụng/ cam kết sử dụng vốn vay/ giấy cam kết thanh toánbằng vốn tự có

- Giấy nhận nợ (trường hợp vay vốn)

- Tra soát, trả lời tra soát và các bức điện khác có liên quan đến L/C

- Bản copy hoặc scan các chứng từ xuất trình theo L/C

- Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ

- Thư bảo lãnh nhận hàng bản file copy hoặc giấy ủy quyền nhận hàng

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2009-2010 của Ngân hàng TMCP - Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.doc
Bảng 1 Kết quả kinh doanh từ năm 2009-2010 của Ngân hàng TMCP (Trang 6)
Bảng 4: Tình hình hoạt động L/C nhập khẩu - Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.doc
Bảng 4 Tình hình hoạt động L/C nhập khẩu (Trang 14)
Bảng 3: Phí thu từ dịch vụ L/C nhập khẩu so với tổng thu nhập - Nghiên cứu quy trình thư tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.doc
Bảng 3 Phí thu từ dịch vụ L/C nhập khẩu so với tổng thu nhập (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w