Tin häc c¬ b¶n Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG TIN HỌC Bài 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Tin học (Informatics) Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 2. Công nghệ thông tin (Information Technology) Công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành kỹ thuật vận dụng tất cả các tiến bộ về khoa học, công nghệ, điện tử, toán học, quản trị học để thu thập, biến đổi, truyền tải, lưu trữ, phân tích, suy luận, sắp xếp thông tin phục vụ cho lợi ích của con người Cụ thể : máy tính, internet, phần mềm, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa đều thuộc lĩnh vực của CNTT CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant) Ở Việt Nam: khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. 3. Truyền thông (communication) Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng Trung t©m GDTX B¾c Yªn 1 Tin häc c¬ b¶n 4. Multimedia Từ lâu thuật ngữ Media dùng để chỉ các thực thể như là chiếc máy truyền thanh, máy truyền hình, nghĩa là không phải nói đến một vật mang thông tin đơn thuần, mà là một hệ thống tương đối phức tạp, có cơ cấu, có đối tượng nhắm tới. Loại truyền thống trực tiếp, từ miệng người này đến tai người kia, không sử dụng thành phần (media) trung gian. Không khí truyền các chấn động âm thanh không phải là một media, mà chỉ là một vật mang vật lý làm công việc tải thông tin. Nếu dùng một máy cassette audio để ghi lời của người nói, nội dung trong cassette không thể đến người nghe bằng cách truy xuất trực tiếp, phải nhờ đến một hệ thống vật lý khác: máy đọc cassette. Nếu để rời, cassette này chỉ được xem là một vật mang. Nếu gộp cùng máy đọc cassette, thì đấy là một hệ thống truyền thông, một media. Media có mục đích là phát, truyền thông tin, không đòi hỏi chỉ bằng cách nghe và nhìn. Và như vậy, từ Multimedia xuất hiện kèm với nhiều danh từ chung khác: centre de ressource multimedia (trung tâm tài nguyên đa phương tiện), post de formation multimedia (trạm đào tạo đa phương tiện), multimedia training (huấn luyện bằng đa phương tiện), multimedia personal computer MDC (máy tính cá nhân với đa phương tiện) 5. Khái niệm thông tin và dữ liệu Thông tin: Là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Ví dụ: Khi nhìn lên trời ta thấy có những đám mây đen hay những con chuồn chuồn bay thấp báo hiệu một cơn mua sắp đến. Đó chính là thông tin về cơn mưa. Dữ liệu: Trong tin học, dữ liệu là những thông tin đã được đưa vào máy tính. 6. Đơn vị đo lượng thông tin Để máy tính nhận biết một đối tượng nào đó, ta cần cung cấp cho máy tính đủ lượng thông tin về đối tượng này. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit (Binary Digital). Bit là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện là như nhau. Ví dụ: Xét việc tung ngẫu nhiên đồng xu với khả năng xuất hiện của mỗi mặt là như nhau. Nếu kí hiệu một mặt của đồng xu là 1 và mặt kia là 0 thì sự xuất hiện hai kí hiệu 0 hay 1 sau khi tung đồng xu cho ta một lượng thông tin là 1 bit. - Người ta đã dùng 2 kí hiệu 0 và 1 trong hệ nhị phân để biểu diễn thông tin trong máy tính. Trung t©m GDTX B¾c Yªn 2 Tin häc c¬ b¶n Ví dụ: Trạng thái của bóng đèn chỉ có thể là sáng (1) hoặc tối (0); Nếu ta có 8 bóng đèn và chỉ có các bóng 2, 3, 5, 8 sáng còn lại là tối thì thông tin về dãy tám bóng đèn sẽ được biểu diễn như sau: Để đo lượng thông tin, ngoài đơn vị bit, đơn vị thường dùng là byte (đọc là bai) và 1byte = 8bit. Các đơn vị bội của byte Kí hiệu Đọc là Độ lớn KB Kilôbai 1024 byte MB Mêgabai 1024 KB GB Gigabai 1024 MB TB Têrabai 1024 GB PB Pêtabai 1024 TB 7. Các dạng thông tin - Dạng văn bản: báo chí, văn bản, sách - Dạng hình ảnh: bức tranh, bản đồ, biển báo, băng hình - Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng đàn, tiếng chim hót 8. Mã hóa thông tin trong máy tính Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hóa thông tin Ví dụ: Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hóa các kí tự. Bộ mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) sử dụng tám bit để mã hóa kí tự. Mã ASCII của kí tự “A: là 01000001; kí tự “a” là 01100001 9. Biểu diễn thông tin trong máy tính - Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hóa thành dãy bit. Cách biểu diễn thông tin loại số và phi số trong máy tính: 9.1. Thông tin loại số - Hệ đếm: Tập các kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và các định giá trị các số Hệ thập phân (hệ cơ số 10) sử dụng tập các kí hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Giá trị số trong hệ thập phân được xác định theo qui tắc: mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải Ví dụ: 536,4 = 5 x 10 2 + 3 x 10 1 + 6 x 10 0 + 4 x 10 -1 Trung t©m GDTX B¾c Yªn 3 01101001 Tin häc c¬ b¶n Các hệ đếm thường dùng trong tin học - Ngoài hệ thập phân, trong tin học thường dùng hai hệ đếm sau: Hệ nhị phân (hệ cơ số 2) chỉ dùng hai kí hiệu là chữ số 0 và 1 Ví dụ: 101 2 = 1 x 2 2 + 0 x 2 1 + 1 x 2 0 = 5 10 Hệ cơ số mười sáu (hệ hexa) sử dụng các kí hiệ: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B,C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân 9.2. Thông tin loại phi số Văn bản: Để biểu diễn bộ xâu kí tự (dãy các kí tự), máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn một kí tự theo thứ tự từ trái sang phải Ví dụ: Dãy ba byte 01010100 01001001 01001110 biểu diễn xâu kí tự “TIN” Các dạng khác: Để xử lí âm thanh, hình ảnh, ta cũng phải mã hóa chúng thành các dãy bit Trung t©m GDTX B¾c Yªn 4 Tin häc c¬ b¶n Bài 2 GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH 1. Khái niệm hệ thống tin học Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin Hệ thống tin học gồm 3 thành phần: Phần cứng (Hardware): Gồm máy tính và một số thiết bị liên quan Phần mềm (Software): Gồm các chương trình Sự quản lí và điều khiển của con người. 2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính Máy tính là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin. Có nhiều loại máy tính khác nhau nhưng chúng đều có chung một sơ đồ cấu trúc như sau: 3. Phần cứng máy tính (Hardware) Sự hoạt động của máy tính là sự kết hợp của phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tập hợp các linh kiện vật lí và cách bố trí, kết nối chúng để tạo nên một hệ thống máy tính 3.1. Bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit) CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. CPU gồm hai bộ phận chính: Bộ điều khiển (CU- Control Unit) và Bộ số học/lôgic (ALU- Arithmetic/Lôgic Unit) Chất lượng của máy tính phụ thuộc nhiều vào chất lượng của CPU. CPU quyết định các thông số quan trọng của máy tính như tốc độ xử lí, dung lượng tối đa bộ nhớ chính. Trung t©m GDTX B¾c Yªn 5 Bộ nhớ ngoài Bộ xử lí trung tâm(CPU) Bộ điều khiển Bộ số học/lôgic Bộ nhớ trong Thiết bị ra Thiết bị vào Tin häc c¬ b¶n Ngoài hai bộ phận chính là CU và ALU, CPU còn có thêm một số thành phần khác như thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). 3.2. Bộ nhớ trong (Main Memory) Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. Gồm hai thành phần là RAM và ROM ROM (Read Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc): Chứa một số chương trình hệ thống, thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình. Dữ liệu trong ROM không bị mất đi RAM (Ramdom Access Memory – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): Có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc máy làm việc. Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất 3.3. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory) Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là: - Đĩa cứng: Có dung lượng lớn, tốc độ đọc/ghi nhanh - Đĩa mềm: đường kính 3,5inch, có dung lượng 1,44MB - Đĩa CD: Mật độ ghi dữ liệu cao, dung lượng khoảng 700MB - Thiết bị nhớ flash (USB): Lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, kích thức nhỏ, gọn và dễ sử dụng 3.4. Thiết bị vào (Input device) Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính. Có nhiều loại thiết bị vào như: - Bàn phím (Keyboard): Các phím dược chia thành nhóm như nhóm phím ký tự, nhóm phím chức năng, nhóm phím điều khiển, nhóm phím số - Chuột (Mouse): Là thiết bị rất tiện lơi khi làm việc với máy tính. Bằng các thao tác nháy chuột, có thể thực hiện các chọn lựa trong bảng chọn hiển thị trên màn hình. - Máy quét (Scanner): Là thiết bị cho phép đưa văn bản và hình ảnh vào máy tính - Webcam: Là một Camera kỹ thuật số, có thể thu để truyền trực truyến hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó. 3.5. Thiết bị ra (Output device) Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, máy in, máy chiếu, loa và tai nghe, modem - Màn hình (Monitor): Có cấu tạo tương tự như màn hình tivi. Khi làm việc ta có thể xem màn hình là tập hợp các điểm ảnh (Pixel), mỗi điểm ảnh có độ sáng, màu sắc khau nhau - Máy in (Printer): Có nhiều loại như máy in kim, in phun, in laser, … dùng để in thông tin ra giấy. Trung t©m GDTX B¾c Yªn 6 Tin häc c¬ b¶n - Máy chiếu (Projector): Là thiết bị dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng - Loa và tai nghe (Speaker and Headphone): Là các thiết bị để đưa dữ liệu âm thanh ra môi trường ngoài. - Modem: Là thiết bị để truyền thông giữa các hệ thống máy tính thông qua đường truyền. 4. Phần mềm máy tính (Software) Phần mềm máy tính là sản phẩm thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán trên máy tính (Xác định bài toán, lựa chọn thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu). Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu. Một số loại phần mềm: 4.1. Phần mềm hệ thống Là phần mềm nằm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác tại mọi thời điểm khi máy đang hoạt động. Nó là môi trường làm việc cho các phần mềm khác. Ví dụ: MS DOS, WINDOWS, LINUX 4.2. Phần mềm ứng dụng Là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hàng ngày hay những hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực. Ví dụ: MS Word, MS Excel, PowerPoint 4.3. Phần mềm đóng gói Thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày. Ví dụ: Nghe nhạc, xem video, chơi game 4.4. Phần mềm công cụ Là phần mềm hỗ trợ để làm ra các sản phẩm phần mềm khác. Ví dụ: Phần mềm sửa lỗi. 4.5. Phần mềm tiện ích Trợ giúp ta khi ta làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Ví dụ: Nén dữ liệu, Vietkey, diệt virus Trung t©m GDTX B¾c Yªn 7 Tin häc c¬ b¶n Bài 3 TIN HỌC VÀ XÃ HỘI 1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội Nhu cầu của xã hội ngày càng lớn cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã kéo theo sự phát triển như vũ bão của tin học. Ngược lại sự phát triển của tin học đã đem lại hiệu quả to lớn cho hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Để đầu tư cho lĩnh vực tin học, cần chú trọng đầu tư cho giáo dục nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Một xã hội Tin học phát triển phải có: tổ chức cơ sở pháp lý chặt chẽ và đội ngũ lao động có trí tuệ 2. Xã hội tin học hóa Với mạng máy tính ra đời các phương thức hoạt động thông qua mạng chiếm ưu thế có thể kết hợp các hoạt động, làm việc chính xác, tiết kiệm thời gian… Ví dụ: - Phương thức làm việc mặt đối mặt dần mất đi như: Làm việc, học tập và mua bán tại nhà…thông qua mạng. - Năng suất lao động tăng cao nhờ máy móc: Ro bốt thay con người làm việc trong môi trường độ hại, khắc nghiệt và nguy hiểm… - Máy móc giải phóng lao dộng chân tay và giúp con người giải trí như: Máy giặt, máy điều hoà, máy nghe nhạc… 3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội Tin học hóa. Thông tin là tài sản chung của mọi người do đó phải có ý thức bảo vệ chúng. Mọi hoạt động làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tin học đều coi là bất hợp pháp như: Truy cập thông tin bất hợp pháp, phá hoại thông tin, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung virus lên mạng…. Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ để có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ và không vi phạm pháp luật. Xã hội phải đề ra những quy định và điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau. Trung t©m GDTX B¾c Yªn 8 Tin häc c¬ b¶n Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP Bài 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Khái niệm hệ điều hành (Operating System) Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận lợi và tối ưu. Hệ điều hành đóng vai trò cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy. Hệ điều hành thường được lưu trữ dưới dạng các modun độc lập trên bộ nhớ ngoài. Một số hệ điều hành phổ biến: MS-DOS, Windows 2. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành 2.1. Chức năng của hệ điều hành - Tổ chức đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống. - Cung cấp bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi… cho các chương trình và tổ chức các chương trình đó. - Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài. - Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi. - Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm đĩa, vào mạng…) 2.2. Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành - Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn trước khi tắt máy hay khi khởi động máy. - Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người và máy. - Chương trình giám sát: quản lý, phân phối và thu hối tài nguyên. - Hệ thống quản lý tệp: tổ chức, tìm kiếm thông tin cho các chương trình khác xứ lý. - Các chương rình điều khiển và chương trình tiện ích khác. 3. Phân loại hệ điều hành Hệ điều hành có ba loại chính: Đơn nhiệm một người dùng: Các chương trình phải được thực hiện lần lượt. Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng ký vào hệ thống. Hệ điều hành loại này đơn giản, không đòi hỏi máy phải có bộ xử lý mạnh Ví dụ: hệ điều hành MS DOS. Đa nhiệm một người dùng: Chỉ cho phép một người được đăng ký vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương Trung t©m GDTX B¾c Yªn 9 Tin häc c¬ b¶n trình. Hệ điều hành loại này khá phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lý đủ mạnh. Ví dụ: hệ điều hành Window 95. Đa nhiệm nhiều người dùng: Cho phép nhiều người được đồng thời đăng ký vào hệ thống. Hệ thống có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình. Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lý mạnh. Ví dụ: hệ điều hành Window 2000 Server. Bài 2 MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN 1. Khởi động và thoát khỏi Windows XP 1.1. Khởi động Để làm việc được với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong. Khởi động bằng thao tác bật nguồn hoặc nhấn nút Reset - Bật nguồn (Khi máy đang ở trạng thái tắt) - Nhấn nút Reset (nếu máy đang ở trạng thái hoạt động và trên máy có nút này) Sau khi thực hiện thao tác khởi động, màn hình làm việc của Windows XP xuất hiện với giao diện đồ họa Các biểu tượng Nút Start Các ứng dụng đang chạy Trung t©m GDTX B¾c Yªn 10 [...]... Yªn 16 Tin häc c¬ b¶n Chương 3 SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI WORD Bài 1 KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN 1 Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản Trong cuộc sống có rất nhiều việc liên quan đến văn bản như soạn thông báo, đơn từ, làm báo cáo, đó chính là công việc soạn thảo văn bản Văn bản soạn thảo trên máy tính ngoài phần chữ còn có thể chứa nhiều dạng nội dung phong phú khác, chẳng hạn như bảng biểu,... chương trình Bài 3 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp người đọc năm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản 1 Định dạng kí tự (Character) Các thuộc tính của định dạng kí tự cơ bản bao gồm phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc, … Để định dạng kí tự cho phần văn bản nào, trước tiên... in ngang Bài 4 TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG Trong thực tế, ta hay gặp những thông tin, dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng, gồm các hàng và cột Ví dụ: Thời khóa biểu sau: Tiết 2 3 4 5 6 7 1 Chào cờ Tin Toán Tin Hóa Sinh 2 Văn Tiếng anh Toán Toán Hóa Sinh 3 Toán Địa Văn Sử Sử Văn 4 Hóa GDCD Văn Địa Văn Văn 5 Sử Lí SH 1 Tạo bảng Tạo mới một bảng - Đặt con trỏ tại vị trí cần tạo bảng - Dùng lệnh... văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản 1.1 Nhập và lưu trữ văn bản Hệ soạn thảo văn bản cho phép: - Nhập văn bản vào máy tính nhanh chóng mà chưa cần trình bày - Tự động xuống dòng khi hết dòng - Có thể lưu trữ lại để tiếp tục hoàn thiện sau hoặc in ra giấy 1.2 Sửa đổi văn bản. .. Hệ soạn thảo văn bản cung cấp các công cụ cho phép ta thực hiện công việc sửa đổi văn bản một cách nhanh chóng Các sửa đổi trên văn bản gồm: sửa đổi kí tự và từ, sửa đổi cấu trúc văn bản Sửa đổi ký tự và từ: Hệ soạn thảo văn bản cho phép xoá, chèn thêm hoặc thay thế ký tự , từ hay cụm từ nào đó Sửa đổi cấu trúc văn bản: Khi làm việc với văn bản ta có thể thay đổi cấu trúc văn bản: xoá, sao chép,... từ với nhau Ví dụ: Khả năng định dạng kí tự Tin häc Khả năng định dạng đoạn văn bản - Vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản - Căn lề (trái, phải, giữa, đều hai bên) - Dòng đầu tiên: Thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản - Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau - Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn bản, Ví dụ: Khả năng định dạng đoạn văn bản Căn giữa Căn trái Căn phải Khoảng cách... Trung t©m GDTX B¾c Yªn 21 Tin häc c¬ b¶n Thanh bảng chọn (Menu Bar) Chứa các mục lệnh chính của Word, mỗi lệnh ứng với một thực đơn dọc (Menu Popup) Bảng dưới đây mô tả ngắn gọn các bảng chọn của Word Bảng chọn File (tệp) Edit (biên tập) View (hiển thị) Insert (chèn) Format (định dạng) Tools (công cụ) Table (bảng) Windows (cửa sổ) Help (trợ giúp) Mô tả Các lệnh xử lí tệp văn bản như New, Open, … Các... cột cho văn bản Có thể trình bày toàn bộ văn bản hay một đoạn văn bản trên nhiều cột giống dạng một bài báo Cách thực hiện: - Chọn khối văn bản cần chia cột - Dùng lệnh Format Columns Hộp thoại Columns xuất hiện Number of Columns: Nhập vào số cột cần chia Line between: Tạo đường kẻ giữa các cột - Nhấn chọn OK để kết thúc thao tác -Bài 6 IN TÀI LIỆU Công việc nhập và hiệu chỉnh văn bản đã hoàn... t©m GDTX B¾c Yªn 35 Tin häc c¬ b¶n Selection: In khối văn bản được chọn Trong khung Copies gồm: Number of copies: Nhập vào số bản cần in - Nhấn chọn OK khi hoàn tất các chọn lựa để in tài liệu ra giấy Hộp thoại Print Trung t©m GDTX B¾c Yªn 36 Tin häc c¬ b¶n Bài 7 MỘT SỐ CHỨC NĂNG KHÁC 1 Định dạng kiểu danh sách Trong soạn thảo văn bản nhiều khi chúng ta cần trình bày văn bản dưới dạng liệt kê... đoạn văn bản hay hình ảnh đã có sẵn 1.3 Trình bày văn bản Chức năng trình bày văn bản là điểm rất mạnh của các hệ soạn thảo văn bản Ta có thể lựa chọn các trình bày phù hợp và đẹp mắt cho văn bản Khả năng định dạng kí tự: - Phông chữ - Font (.Vntime; Times New Roman; Arial; ) cỡ 26 - Cỡ chữ - Size (cỡ 12, cỡ 20, , ) - Kiểu chữ - Style (đậm, nghiêng, gạch chân, ) Trung t©m GDTX B¾c Yªn 17 Tin häc c¬ . Tin häc c¬ b¶n Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG TIN HỌC Bài 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Tin học (Informatics) Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển. thấp báo hiệu một cơn mua sắp đến. Đó chính là thông tin về cơn mưa. Dữ liệu: Trong tin học, dữ liệu là những thông tin đã được đưa vào máy tính. 6. Đơn vị đo lượng thông tin Để máy tính nhận. 2 GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH 1. Khái niệm hệ thống tin học Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin Hệ thống tin học gồm 3 thành phần: Phần cứng (Hardware): Gồm