ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II VẬT LÝ 9. ( 2010-2011) I . Lý thuyết 1. Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? 2. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? 3. Nêu cấu tạo và hoạt động của MBT?Tại sao không dùng dòng điện một chiều để chạy MBT? 4. Trình bày thí nghiệm vận hành má biến thế? 5. Biện pháp làm giảm hao phí đòên năng do toả nhiệt trên đường dây tải điện? Biện pháp nào tốt hơn? Vì sao? 6. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? 7. Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ không khí sang nước? Và ngựơc lại? 8. Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 30 0 so với mặt nước. a. Có hiện tượng gì xảy ra với tia sáng khi truyền qua mặt nước hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì? b. Góc tới bằng bao nhiêu độ? Góc tới nhỏ hơn hay lớn hơn 60 0 ? 9. Nêu đặc điểm của TKHT? Các khái niệm: trục chính; quang tâm; tiêu điểm; tiêu cự của TKHT? 10.Nêu đặc điểm của TKPK? Các khái niệm: trục chính; quang tâm; tiêu điểm; tiêu cự của TKPK? 11.Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi TKHT? 12.Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi TKPK? So sánh đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi TKHT và TKPK? 13.Trình bày thí nghiệm đo tiêu cự của TKHT? 14. Nêu cách dựng ảnh của 1 vật AB qua các loại TK, AB ⊥ với trục chính ( ∆ ), A ∈ ( ∆ ) 15.Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì? Cách quan sát 1 vật qua kính lúp? 16.Nêu cấu tạo của máy ảnh? Đặc điểm của ảnh trên phim? 17.Nêu cấu tạo của Mắt? So sánh sự giống và khác nhau giữa mắt và máy ảnh? 18.Thế nào là điểm cực cận; Khoảng cực cận; Điểm cực viễn; Khoảng cực viễn của mắt? Mắt chỉ nhìn rõ vật đặt trong khoảng nào? 19.Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thò? 20.Nêu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão? 21.Kính lúp là gì? Nêu cách quan sát một vật qua kính lúp? 22.Có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng những cách nào? nh sáng trắng có thể phân tích ra những ánh sáng màu nào? 23.Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau? Trộn những ánh sáng màu nào với nhau để được ánh sáng trắng? 24.Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật? 1 25.nh sáng có tác dụng gi? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng tác dụng đó? 26.Phát biểu đònh luật bảo toàn năng lượng? Lấy ví dụ? II . Bài tập tự luận Bài 1: Cuộn sơ cấp của một MBT có 4000 vòng, cuộn thứ cấp có 12000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 12 000kW. Biết hiệu điện HĐT ở hai đầu cuộn thứ cấp là 120kV. a. Máy đó là máy tăng thế hay máy hạ thế? b. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp? c. Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 200Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây? d. Muốn công suất hao phí giảm còn bằng ½ thì phải tăng HĐT lên bao nhiêu ? Bài 2: Một vật AB có độ cao h = 2cm đặt vuông góc với trục chính của một TKHT tiêu cự f = 12cm và cách TK một khoảng d = 2f. a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi TK đã cho. b. Tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến TK. Bài 3: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f = 20cm. Điểm A nằm trên trục chính, cách TK một khoảng d = 15cm. a. Ảnh của AB qua TKHT có đặc điểm gì? b. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao của vật.Biết độ cao của ảnh là h’= 8cm. Bài 4. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, cách TK 12cm, A nằm trên trục chính. TK có tiêu cự f = 9cm. Vật AB cao 1cm. a) Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. b) Dựa vào hình vẽ hãy tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. Bài 5: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKPK, cách TK 12cm, A nằm trên trục chính. TK có tiêu cự f = 9cm. Vật AB cao 1cm. c) Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. d) Dựa vào hình vẽ hãy tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. Bài 6: Một cột điện cao 6m khi đặt cách máy ảnh 4m thì cho ảnh có chiều cao 3cm. Tính: a. Khoảng cách từ ảnh đến vật lúc chụp ảnh. b. Tiêu cự của vật kính. Bài 7: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ. a) Tính số bội giác của kính lúp. b) Muốn có ảnh ảo lớn gấp 3 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu? c) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật. Bài 8: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 5cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 3cm. a. Tính số bội giác của kính lúp. b. Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? c. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính. Ảnh của vật đó cao bao nhiêu? Bài 9. Hình vẽ dưới đây cho trục chính xx’ của một TK, S là một điểm sáng, S’là ảnh của S tạo bởi TK đó. 2 . S S’ S S’ x x’ a. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? b. Đây là loại thấu kính gì? c. Bằng cách vẽ, hãy xác đònh quang tâm O, tiêu điểmF, F’ của TK đã cho. Bài 10: Hình vẽ dưới đây cho trục chính xx’ của một TK, S là một điểm sáng, S’là ảnh của S tạo bởi TK đó. x x’ a. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? b. Đây là loại thấu kính gì? c. Bằng cách vẽ, hãy xác đònh quang tâm O, tiêu điểmF, F’ của thấu kính đã cho. Bài 11. Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự 12cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 8cm. Vật AB cao 6mm. a. Dựng ảnh A’B’ của AB. b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ lớn của ảnh? (p dụng cho thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ) Bài 12. Mắt của 1 người quan sát có điểm cực viển cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12,5cm. a. Mắt của người này bò tật gì? Giới hạn nhìn rõ của mắt là bao nhiêu? b. Để khắc phục người này phải đeo kính loại gì? Có tiêu cự bằng bao nhiêu? c. Sau khi đeo kính người này có thể nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? Bài 13: Một người bò viễn thò muốn chữa được tật này phải đeo kính gì?Kính phải thoả mản điều kiện gì? Nếu kính đeo có tiêu cự f = 50cm, ngưòi đó nhìn rõ được vật cách mắt 25 cm.Hỏi nếu không đeo kính, mắt nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? III. Bài tập trắc nghiệm Câu 1 : Sự giống nhau về ngun tắc tạo ra dòng điện xoay chiều bởi đinamơ ở xe đạp và bởi nhà máy phát điện là : a) Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. c) Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện. b) Dựa vào sự nhiễm điện. d) Cả a, b, c Câu 2 : Trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, vành khun và thanh qt quay theo cuộn dây hay đứng n ? a) Cả hai đều quay theo cuộn dây. c) Thanh qt quay, vành khun đứng n. b) Vành khun quay, thanh qt đứng n. d) Cả hai đều đứng n. Câu 3: Bộ góp điện gồm hai vành khun và thanh qt trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay có tác dụng gì ? a) Làm cho cuộn dây quay được. 3 . . . b) Đưa dòng điện ra mạch ngoài và làm cho các dây dẫn của phần ứng không bị xoắn. c) Làm thay đổi chiều dòng điện trong khung dây. d) Làm thay đổi chiều dòng điện ở mạch ngoài. Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng. Trong máy phát điện xoay chiều : a) Phần quay là stato, phần đứng yên là roto. b) Khung dây là roto, nam châm là stato. c) Tùy từng trường hợp, cuộn dây và nam châm có thể là stato hay có thể roto. d) Cả a, b, c Câu 5:Dùng cách nào sau đây để quay roto của máy phát điện : a) Dòng nước chảy. b) Động cơ nổ c) Gió d) Cả a, b, c. Câu 6: Khi tải điện năng đi xa thì điện năng hao phí trên đường dây chủ yếu là do : a) Tác dụng từ của dòng điện b) Tác dụng hóa học của dòng điện c) Tác dụng nhiệt của dòng điện c) Cả a, b, c Câu 7: Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí sẽ thay đổi như thế nào, nếu dây tải điện có tiết diện giảm đi một nửa và hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tăng gấp đôi ? a) Giảm 2 lần b) Giảm 4 lần c) Tăng 2 lần d) Tăng 4 lần Câu 8: Với cùng một công suất điện truyền đi, nếu dùng hiệu điện thế 500kV và hiệu điện thế 250kV thì công suất hao phí dùng hiêu điện thế 250kV gấp bao nhiêu lần so với dùng hiệu điện thế 500kV ? a) Gấp 2 b) Gấp 3 c) Gấp 4 d) Gấp 5 Câu 9: Muốn truyền tải một công suất 5kW trên dây dẫn có điện trở 2 Ω thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu ? Cho biết hiêu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 200V a) 1kW b) 1,25kW c) 1,5kW d) 2,5kW Câu 10:Đường dây tải điện Bắc Nam có hiệu điện thế 500kV, có chiều dài 1530km. Biết rằng cứ 100m dây dẫn thì có điện trở 0,085 Ω . Nếu cần truyền công suất 10 000 000 kW từ Bắc vào Nam thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ là : a) 52.10 10 b) 5,2.10 7 kW c) 2,6.10 10 W d) 2,6.10 5 W Câu 11: Phát biểu nào sau đây về máy biến thế không đúng ? a) Nếu số vòng dây ở cuộn thứ cấp nhiều gấp 10 lần số vòng dây ở cuộn sơ cấp thì nó là máy tăng thế. b) Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhiều gấp 10 lần số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì nó là máy hạ thế. c) Máy tăng thế có số vòng dây ở cuộn thứ cấp nhiều hơn số vòng dây ở cuộn sơ cấp d) Máy hạ thế có số vòng dây cuộn thứ cấp nhiều hơn số vòng dây cuộn sơ cấp. Câu 12: Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu vào nước, ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn qua gương phẳng. Vì sao a) Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí. c) Cả a, b đều đúng b) Một phần sánh sáng bị khúc xạ vào nước. d) Cả a, b đều sai. Câu 13: Ở những máy ảnh cơ của thợ chụp, muốn rõ nét người ta thường điều chỉnh ống kính của máy ảnh. Mục đích của việc làm này là : a) Làm thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. b) Làm thay đổi khoảng cách từ vật đến ống kính. c) Để ánh sáng chiếu vào buồng tối nhiều hơn. d) Cả a, b đều đúng Câu 14: Câu nào sau đây đúng a) Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh. b) Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh 4 c) Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng không tinh vi bằng máy ảnh. d) Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng mắt tinh vi hơn nhiều. Câu 15: Một đặc điểm rất quan trọng về cấu tạo để mắt nhìn rõ vật là gì ? a) Thể thủy tinh không thể thay đổi b) Thể thủy tinh có thể thay đổi (phồng lên hoặc dẹt xuống) c) Khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh có thể thay đồi d) Cả a, c đều đúng. Câu 16: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì ? a) Làm tăng độ lớn của ảnh. c) Làm tăng khoảng cách từ thể thủy tinh đến vật b) Làm ảnh của vật hiện lên màng lưới. d) Cả a, b, c đều đúng. Câu 17: Tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất là khi mắt quan sát vật ở đâu ? a) Ở điểm cực cận. c) ở khoảng giữa điểm cực viễn và điểm cực cận b) ở điểm cực viễn. d) ở khoảng giữa điểm cực cận và mắt. Câu 18: Kính cận thích hợp là kính có tiêu điểm trùng với : a) điểm cực cận của mắt cận b) Điểm cực viễn của mắt cận. c) Điểm cách đều điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt cận d) Điểm giữa của khoảng từ điểm cực cận đến mắt cận Câu 19: Phát biểu nào sau đây ứng với thấu kính hội tụ ? a) Tia ló là chùm tia song song. c) Chùm tia ló lệch gần trục chính. b) Chùm tia ló lệch xa trục chính. d) Cả a, b, c đều đúng. Câu 20: Đặt vật AB cao 4cm trước một TKHT. cho ảnh thật lớn hơn vật hai lần và cách TK 60cm. hỏi độ lớn của ảnh A’B’ và khoảng cách từ vật AB đến thấu kính là bao nhiêu ? a) 8cm và 30cm b) 8cm và 40cm c) 8cm và 50cm d) 8cm và 60cm Câu 22: Người ta đặt vật AB cách một bức màn 4m và muốn tạo trên màn một ảnh lớn gấp 4 lần vật nhờ một thấu kính hội tụ. Hỏi thấu kính phải đặt cách màn bao nhiêu ? a) 0,5m b) 0,8m c) 1m d) 2m Câu 23: Dựa vào tính chất nào của thấu kính mà trong máy ảnh lưu được ảnh trên phim ? a) Tính chất cho ảnh thật của thấu kính hội tụ. c) Cả hai câu trên đều đúng. b) Tính chất cho ảnh ảo của thấu kính phân kì. d) Cả hai câu trên đều sai Câu 24: Nguồn sáng nào sau đây phát ra ánh sáng trắng : a) Đèn ống dùng trong quảng cáo. c) Bút laze thường dùng. b) Mặt trời, các đèn có dây tóc nóng sáng d) Cả a, b, c đều đúng. Câu 25: Tấm lọc màu có thể là : a) Vật rắn b) Chất lỏng b) Màng mỏng c) Cả a, b, c đều đúng. Câu 26: Tấm lọc màu có tác dụng gì ? a) Chọn màu của ánh sáng truyền qua trùng với màu của tấm lọc. b) Trộn màu ánh sáng truyền qua. c) Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua. d) Cả a, b, c đều đúng. Câu 27: Chiếu anh sáng từ một nguồn sáng qua tấm lọc màu đỏ, nếu ta được ánh sáng màu đỏ thì nguồn sáng là nguồn nào dưới đây ? a) Nguồn sáng trắng b) Nguồn sáng đỏ b) Cả a, b đều đúng c) Cả a, b đều sai Câu 28: Ánh sáng màu do các khí phát ra khi nung nóng thường là : a) Giống nhau b) Khác nhau c) Đặc trưng cho mỗi khí d) Cả a, b, c đều sai Câu 29: Khi chiếu chùm sáng trắng qua lăng kính, ta có một chùm sáng nhiều màu là do chùm sáng trắng : 5 a) Bị khúc xạ b) Bị phản xạ c) Vừa bị khúc xạ,vừa bị phản xạ d) Cả a,b,c đều sai Câu 30: Hiện tượng nào sau đây là sự phân tích ánh sáng trắng ? a) Ánh sáng phát ra từ đèn LED đỏ. C) Ánh sáng qua tấm lọc màu. b) Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng. D) Cả a, b, c đều đúng. Câu 31: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát 1 vật cách kính 5cm thì : a)Ảnh lớn hơn vật 6 lần. b) Ảnh lớn hơn vật 4 lần c)Ảnh lớn hơn vật 2 lần d) Ảnh bằng vật. Câu 32: Chọn câu sai : a) Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì tiêu cự càng dài. b) Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn. c) Kính lúp có độ bội giác càng nhỏ thì tiêu cự càng dài. d) Cả b, c đúng Câu 33: trong 4 nguồn sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng ? a) Bóng đèn pin đang sáng. c) Cục than hồng trong bếp lò. b) Một đèn LED d) Một ngôi sao. Câu 34: Chọn câu đúng : a) Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu, ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc. b) Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu, ta sẽ được ánh sáng có màu trắng hơn. c) Chiếu ánh sáng trắng qua bất cứ tấm lọc màu nào, ta cũng được ánh sáng có màu đỏ. d) Cả a, b, c đều sai. Câu 35: Cách làm nào dưới đây sẽ có sự trôn các ánh sáng màu ? a) Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào 1 tấm bìa màu vàng. b) Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng. c) Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua một kính lọc màu vàng. d) Chiếu một chùm ánh sáng đỏ và một chùm ánh sáng vàng vào một tờ giấy trắng. Câu 36: Cây bàng trong trường cao 10m. Tính độ cao ảnh của cây bàng trên màng lưới ảnh một em HS đứng cách cây 20m nếu biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt em HS là 2cm. a) 0,5cm b) 1cm c) 1,5cm c) 2cm Câu 37: Tính chất của ống dây sẽ như thế nào khi mắc 2 đầu ống dây vào nguồn điện xoay chiều ? a) Ống dây không trở thành nam châm. b) ống dây trở thành nam châm có 2 cực không đổi. c) Ống dây trở thành nam châm có 2 cực thay đổi liên tục. d) Cả a, b , c đều sai. Câu 38: Biết tiêu cự của kính cân bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong 4 thấu kính dưới đây có thể làm kính cận thị ? a) Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm c) Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm b) Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm d) Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm 6 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II VẬT LÝ 9. ( 2010-2011) I . Lý thuyết 1. Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các cách tạo. vật không sáng bằng khi nhìn qua gương phẳng. Vì sao a) Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí. c) Cả a, b đều đúng b) Một phần sánh sáng bị khúc xạ vào nước. d) Cả a, b đều. điện thế 500kV ? a) Gấp 2 b) Gấp 3 c) Gấp 4 d) Gấp 5 Câu 9: Muốn truyền tải một công suất 5kW trên dây dẫn có điện trở 2 Ω thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu ? Cho biết hiêu