Dòng sông không chỉ tiếp nhận nước thải sau khi xử lý củaKCN Mỹ Phước I, II, III, khu dân cư, cụm công nghiệp, thải sinh hoạt từ các hộ dânsống ven sông làm ảnh hưởng đến hệ thực vật, ch
Trang 1Hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là do hoạt động sản xuất củacác nhà máy trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành tiểu thủ công nghiệp
và nông nghiệp phát triển mạnh gây ra Nhưng đa số các nhà máy, xí nghiệp các khucông nghiệp đều chưa có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, các loại nước thải thườngđược xả trực tiếp vào các con sông và kênh rạch Vì thế, hằng ngày khối lượng nướcthải không nhỏ được thải ra nguồn tiếp nhận mà chưa qua hệ thống xử lý, qua thời giannguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ônhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam điển hình là sông Thị Tính thuộc tỉnh BìnhDương
Sông Thị Tính là một nhánh sông nhỏ của sông Sài Gòn Vùng thượng nguồn nàyđược bao bọc bởi những vườn cao su bạt ngàn, kéo dài từ Bình Phước xuống tận BếnCát, tỉnh Bình Dương Dòng sông không chỉ tiếp nhận nước thải sau khi xử lý củaKCN Mỹ Phước I, II, III, khu dân cư, cụm công nghiệp, thải sinh hoạt từ các hộ dânsống ven sông làm ảnh hưởng đến hệ thực vật, chất lượng nguồn nước và sức khỏe củanguời dân
Để đánh giá mức độ ô nhiễm trên hai lưu vực này là một bài toán hết sức nangiải Nhằm góp phần cải thiện các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cũng như từng bướckhắc phục tình trạng ô nhiễm trên Sông Thị Tính Chúng ta cần phải kiểm tra khảo sát,đánh giá chất lượng nước và sự ảnh hưởng của quần thể thực vật ở hai vùng thủy vực
Trang 2để từ đó đề xuất những giải pháp và hướng quản lý môi trường đạt hiệu quả hơn.
Chính vì những lý do này mà việc thực hiện đề tài: “ Đánh giá chất lượng nguồn
nước mặt ở Sông Thị Tính – Tỉnh Bình Dương” là việc làm cấp thiết.
CHƯƠNG 2
Trang 3TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
2.1.1 Tài nguyên nước mặt [4]
Trên lãnh thổ Việt Nam có 2360 sông dài trên 10 km có dòng chảy thườngxuyên Chín hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1000 km2 đó là: Mê Kông, Hồng,
Cả , Mã, Đồng Nai, Ba, Bằng Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia-Thu Bồn Sông ngòi ViệtNam có thể chia làm 3 nhóm
Bảng 1 Trữ lượng nước mặt ở các sông
Toàn bộ
Trong nước
Ngoài nước
Nhóm 1 Thượng nguồn
nằm trong lãnh thổ 45.705 43.725 1.980 38,75 37,17 1,68Nhóm 2 Trung và hạ lưu
nằm trong lãnh thổ 1.060.40 199.230 861.17 761,90 189,62 524,28Nhóm 3 Các sông nằm
trong lãnh thổ 55.602 55.602 66,50 66,50
Sơ lược các nguồn tài nguyên nước các vùng
8 vùng kinh tế ở nước ta phần lớn đều nằm trong các lưu vực sông chính Tuynhiên, trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học và khả năng có
Trang 4nước và tính dễ bị tổn thương của mỗi vùng có khác nhau Các vùng đồng bằng sôngHồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc vànguồn tài nguyên nước mặt dồi dào Ở các vùng này, gia tăng dân số, đô thị hoá vàcông nghiệp hoá một cách nhanh chóng, thâm canh nông nghiệp và vận tải đường thuỷlàm cho chất lượng nước xấu đi và giảm mực nước dưới đất Trong khi các vùng venbiển với mật độ dân số ngày càng tăng, càng dễ bị tổn thương trước do sự biến đổi khíhậu toàn cầu và nạn phá rừng diễn ra ở các vùng thượng lưu, thì ở các vùng núi cao(Tây Bắc và Tây Nguyên) hạn hán và lũ quét lại xảy ra ngày càng nghiêm trọng Tính
đa dạng sinh học trên đất liền và thuỷ sản nước ngọt giảm ở hầu hết các vùng Cácnguồn tài nguyên biển và ven biển từng mang lại các lợi ích cho các vùng ven biển vànền kinh tế nước nhà, nhưng khai thác quá mức là một nguy cơ rõ nhất
2.1.2 Tài nguyên nước dưới đất [4]
Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất đã được đánh giá và xét duyệt trên toàn lãnhthổ đến cuối năm 1998 và các năm 2002, 2004 được thể hiện trong bảng 2
Bảng 2 Trữ lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam (m 3 /ngày)
2 Nước dưới đất 14.457.446 130.017.000 130.017.000
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Bộ NN&PTNT
Nguồn nước ngầm được phân bố theo lãnh thổ như sau:
* Hà Nội – Hải phòng – Quảng Ninh: 5.058.915 m3/ngày
Trang 5* TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng tầu 1.591.182 m3/ngày
2.1.3 Tài nguyên nước ven bờ
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3260 km và hơn 3500 đảo lớn và nhỏ Vùng bờbiển và vùng nước ven bờ biển Việt Nam có thể chia thành 9 vùng với các đặc trưngđịa mạo sau:
- Vùng bờ từ Móng Cái đến Đồ Sơn: đây là vùng bờ động lực sông và thủytriều chiếm ưu thế Hình thái đường bờ khúc khuỷu và phân cách mạnh cónhiều vũng, vịnh và đảo ven bờ cùng với rừng ngập mặn
- Vùng bờ từ Nam Đồ Sơn đến Nga Sơn (Thanh hóa): đây là vùng bờ biển pháttriển trên nền lục địa kế thừa vùng trũng sông Hồng bao gồm các cửa sôngchính của hệ thống sông Hồng Đặc trưng hình thái đường bờ là lồi ra biển,trước các cửa sông đều có các cồn cát
- Vùng bờ từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đến Đèo Ngang (Quảng Bình): vùng này
có cấu tạo đất đá theo nền của đới tạo núi Việt – Lào
- Vùng bờ từ Đèo Ngang (Quảng Bình) đến đèo Hải Vân (Đà Nẵng): thuộcvùng Bắc Trường Sơn bao gồm phức nếp lõm sông Cả và lồi Trường sơn.Đặc điểm bờ biển là đồng bằng hẹp tích tụ mài mòn ven biển có nhiều cồn,đụn cát nằm dọc phía ngoài, phía trong là đầm phá
- Vùng bờ từ bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi): vùngphát triển trên nền uốn nếp Việt – Lào, dải đồng bằng ven biển và vùng bờbiển hiện đại đều tương đối rộng Trong vùng này có Cù Lao Chàm
- Vùng ven bờ từ Cà Ná đến Vũng Tàu: vùng này thuộc đới cấu trúc Đà Lạt.Địa hình bờ biển tương đối bằng phẳng, vùng đáy sát bờ có nhiều bùn cát và
đá ngầm
Trang 6- Vùng bờ từ Vũng Tàu đến Rạch Giá: thuộc châu thổ sông Cửu Long có nhiềucửa sông lớn, bờ biển thoai thoải, hệ thống kênh rạch dày đặc Các cửa sôngthường rất rộng với các bãi triều ngầm và cồn cát.
Việt Nam có 28/64 tỉnh thành phố có biển Nhìn chung, dân số thành thị của cáctỉnh ven biển đều tăng trong 3 năm gần đây (2,5% năm 2002 và 3,2% năm 2003) Năm
2003, các tỉnh ven biển có 308 quận, huyện với dân số khoảng 41,7 triệu người trong
đó có 126 quận, huyện với trên 17,7 triệu người sinh sống
Hơn hai thập niên qua, một số lượng lớn tầu, thuyền mới đóng đã tham gia khaithác Số tàu thuyền này chủ yếu hoạt động ở vùng biển có đậu sâu trên dưới 50 m, gây
áp lực lớn cho việc khai thác hải sản ở vùng nước ven bờ So sánh với kết quả nghiêncứu những năm 90, trữ lượng cá biển đến nay (2004) đã giảm sút khá rõ rệt (3,1/4,1triệu tấn)
2.1.4 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Hệ thống dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước ra biển khá dày Tổng số cáccon sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2.500, trong đó có 2360 con sông dài từ 10km trởlên Việt Nam có chín hệ thống sông lớn nhất là Cửu Long, Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng
- Bằng, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba và Đồng Nai Theo số liệu tính toán cho thấy hệ thốngsông Cửu Long có nguồn nước chảy vào Việt Nam là lớn nhất, chiếm 61,4% tổnglượng dòng chảy sông ngòi của cả nước Các dòng sông chảy ra biển đã tạo thành hệthống cửa sông là một trong những loại hình ĐNN quan trọng của Việt Nam Hiệnnay, cả nước có trên 3.500 hồ chứa nước nhỏ và 650 hồ chứa nước vừa và lớn, các hồchứa nước lớn như hồ Thác Bà có diện tích mặt nước 23.400 ha, hồ Hòa Bình 218
km2, hồ Dầu Tiếng 35.000 ha, hồ Trị An 27.000 ha (Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn,Trần Thanh Xuân, 2003)
Khí hậu nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàngnăm khá cao (hơn 200C/năm), độ ẩm tương đối lớn (hơn 80%/năm), lượng mưa dồidào (1500mm/năm) Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt là chế độ
Trang 7nhiệt - ẩm có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của từng vùng như thời gian ngập nước,
độ sâu ngập nước, chế độ nhiệt của nước, dẫn đến sự khác nhau giữa các loại hìnhĐNN
2.1.5 Tình hình khai thác và sử dụng nước ở Việt Nam
Dân số tăng nhanh và lượng nước sử dụng nhiều lên sẽ làm cho lượng nước bìnhquân đầu người ngày càng giảm Theo số liệu thống kê hàng năm ở Việt Nam, tổnglượng nước được tạo ra trung bình hàng năm là khoảng 835 tỷ m3, lượng nước sản sinhtrên lãnh thổ khoảng 325 tỷ m3 Lượng nước bình quân đầu người hàng năm từ 4.000
m3/năm cho vùng thiếu nước đến 10.720 m3/năm cho các vùng có trữ lượng lớn
Sử dụng nước có tiêu hao
- Sử dụng nước cho nông nghiệp: kết quả tính đến năm 1998 đã có 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với nhiều hệ thống thủy lợi nhỏ gồm 3.500 hồ chứa vừa và lớn (dung tích trên 1 triệu m3 chiều cao đập trên 10 m); 1017 đập dâng và hàng ngàn hồ chứa nhỏ, hơn 5.000 công tưới/tiêu lớn; trên 10.000 trạm bơm điện lớn và vừa với tổngcông suất 24,8 triệu m3/h và hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ Các hệ thống thủy lợi có tổng năng lực tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp Khoảng trên 8000 km bờ bao ngăn lũ vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long với hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh Tổng tài sản cố định phần nhà nước đầu tư khoảng trên 60.000 tỷ đồng (giá năm 1998) chưa kể tài sản
cố định cho đê điều, công trình thủy điện… Lượng nước cung cấp hàng năm cho nông nghiệp rất lớn và tăng lên hàng năm: 1985 sử dụng 40,65 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, 1990 là 51 tỷ m3 chiếm 91% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 2000
là 76,6 tỷ m3, chiếm 84% tổng nhu cầu về nước Từ năm 1998, diện tích được tưới tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,4%, nhưng các hệ thống tưới chỉ có thể đáp ứng cho 7,4 triệu ha (hay 80% tổng diện tích đất trồng trọt) Chính phủ mong muốn đến
Trang 8năm 2010 thì nhu cầu tưới sẽ tăng đến 88,8 tỷ m3 (ứng với diện tích được tưới là 12 triệu ha).
- Sử dụng nước cho công nghiệp: 1980 là 1,50 tỷ m3 (chiếm 4,0%); 1985 là 1,86
tỷ m3 (chiếm 6,3%); năm 1990 là 5,33 (chiếm 9,8%); năm 2002 là 14 tỷ (chiếm18,5%)
- Sử dụng cho sinh hoạt: tổng lượng nước cấp cho các đô thị 2,6 triệu m3/ngày(năm 1998); 2,7 triệu m3/ngày (năm 2002), khoảng 3 triệu m3/ngày (vào tháng 12-2005) và dự kiến 3,3 triệu m3/ngày năm 2010
- Hiện nay chỉ khoảng 70% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch dùng chosinh hoạt Theo chiến lược của Chính phủ, đến năm 2010 sẽ tăng tỷ lệ này 95% dân cư
đô thị Ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và các ngành dịch vụ cũng làmtăng nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên nước của đất nước
- Ngoài mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi còn phục vụ cấpnước cho sinh hoạt và tiêu nước cho các vùng dân cư Một số hệ thống còn được kếthợp khai thác sử dụng nước cho giao thông, du lịch, thủy sản
- Sử dụng nước cho thủy điện: Các hồ chứa thủy điện là nguồn dự trữ nước quantrọng để điều hòa, phân phối, cấp nước cho các mục đích khác Tổng dung tích trữnước của 11 hồ chứa nước thủy điện lớn đã và đang xây dựng (dung tích mỗi hồ trên 1
tỷ m3) và hơn 35 hồ chứa dung tích trên 100 triệu m3/hồ là trên 25 tỷ m3 Theo kếhoạch đến 2010 sẽ đưa vào hoạt động 21 hồ chứa thủy điện vừa và lớn Đến hết năm
2020 sẽ xây dựng thêm nhiều hồ chứa với tổng công suất điện là 11.137 MW
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Sông ngòi trên thế giới bị ô nhiễm nặng nề, nhưng điều khiến cho nhà nghiên cứulên tiếng cảnh báo là gần 80% dân số thế giới đang sinh sống ở lưu vực của nhữngdòng sông “bẩn” nhất Khoảng 10% số sông trên thế giới có nồng độ nitrat rất cao (9 –
25 mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10 mg/l), khoảng10% các sông có nồng độ photpho 0,2 - 2,0 mg/l tức cao hơn 20 - 200 lần so với cácsông bị ô nhiễm
Trang 9Các dòng sông trên thế giới vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho con người
và cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật Thế nhưng, trên toàn thế giới,tình trạng ô nhiễm sông ngòi là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể đến chức năngvốn có của chúng
Hiện nay ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề thu hút được sự quan tâm củarất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng quốc gia.Trong đó, ô nhiễm nước mặt trong các thủy vực như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa(hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất Trong cácdạng nước mặt, thì nước sông là nguồn nước được sử dụng rộng rãi trong đời sống vàsản xuất
Những dòng sông bị ô nhiễm nặng nề nhất là những dòng sông chảy qua các khuvực dân cư đông đúc vốn thường tập trung ở khu vực cửa sông Những khu vực đầunguồn như thượng nguồn sông Amazon chính là nơi có mức độ ô nhiễm nước thấpnhất
Hiện tại, sông Trường Giang ở Trung Quốc, do hậu quả của hàng chục năm côngnghiệp hóa, xây dựng đập thủy điện, trở thành một trong những dòng sông ô nhiễmnhất trên thế giới Trong khi đó, tình trạng khai thác cá quá mức lại đang diễn ra ởsông Mekong Nguồn nước của rất nhiều con sông như sông Ấn, sông Hằng ở châu Á,sông Nile ở châu Phi hiện giờ không thể chảy ra tới biển được nữa Các con đập lớn đãhủy hoại môi trường sống và cắt dòng sông ra khỏi lưu vực chảy quen thuộc Tìnhtrạng khí hậu thay đổi cũng có thể ảnh hưởng tới quy luật đã có hàng ngàn năm naycủa các dòng sông
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việcthực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễmnước mặt là vấn đề rất đáng lo ngại
Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảycủa các sông trên thế giới , trong đó có 2.360 sông có chiều dài lớn hơn 10 km, 8 trong
số các con sông này có lưu vực sông lớn với diện tích lớn hơn 10.000 km2 Tổng dòng
Trang 10chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3 trong đó, tổnglượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 (chiếm 60%) và dòng chảy nội địa là 340 km3
(chiếm 40%)
Hiện nay, hầu hết các sông chính như sông Hồng (tại Hà Nội), sông Cấm (HảiPhòng), sông Lam (Nghệ An), sông Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Sài Gòn(tại TP.Hồ chí Minh), sông Tiền (Tiền Giang), sông Hậu (Cần Thơ) đều có nồng độ ônhiễm vượt quá qui chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần Tác nhân chủ yếu của tình trạng
ô nhiễm này chính là do có trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, xen
kẽ trong khu dân cư trên lưu sông Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhậnkhoảng 48.000 m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này Chẳng hạn như ngành côngnghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trungbình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thểlên đến 700 mg/1 và 2,500 mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giớihạn cho phép Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến
84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ônhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư Mức độ ô nhiễm nước ở cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn
Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễmnguồn nước ở hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có các KCN pháttriển trọng điểm Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa và nước sông được
sử dụng như nước sinh hoạt gia đình Ngày nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn Ngườidân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa Những nơi được đềcập đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự pháttriển của từng nơi một Ðó là:
Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, VĩnhPhúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương
Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội, HàTây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình
Trang 11Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, ÐắcNông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TP HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận.
Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc Ðồng Bằng Sông CửuLong
Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu ở các lưu vực sông là nhiều cơ sở sản xuất cóngành nghề gây ô nhiễm môi trường như dệt nhuộm, giấy, bột giấy, cao su, thuộc da,hóa chất, lương thực, thực phẩm,…các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, làngnghề, khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản cũng như nước thải sinh hoạt thànhphố Nước thải trong sản xuất, sinh hoạt không qua xử lý đổ ra hệ thống sông ngòi,gây ô nhiễm nghiêm trọng Đa phần nguồn nước có nồng độ BOD, COD và Coliformkhông đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước (TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chấtlượng nước - nước mặt), và thậm chí vượt quá giới hạn cho phép theo quy định hiệnhành trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn môi trường (QCVN 08:2008/BTNMT) rất nhiều lần
2.4 CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT [3]
2.4.1 Các ion vô cơ hòa tan
Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nướcbiển Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO4 2-, PO43-, Na+,
K+ Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ cóđộc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr…
Trang 12Amoni và amoniac (NH4+, NH3): Nước mặt thường chỉ chứa một lượng nhỏ (dưới 0,05 mg/l) ion amoni (trong nước có môi trường axít) hoặc amoniac (trong nước
có môi trường kiềm) Nồng độ amoni trong nước ngầm thường cao hơn nhiều so với nước mặt Nồng độ amoni trong nước thải đô thị hoặc nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm thường rất cao, có lúc lên đến 100 mg/l Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam
về nước mặt (TCVN 5942 - 1995) quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac) trong nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,05 mg/l (tính theo N) hoặc 1,0 mg/
l cho các mục đích sử dụng khác
Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có
trong chất thải của người và động vật Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường nhỏhơn 5 mg/l Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khunông nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởngđến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản TCVN 5942 - 1995 quy địnhnồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục đích sinh hoạt là 10 mg/
l (tính theo N) hoặc 15 mg/l cho các mục đích sử dụng khác
Photphat (PO43-): Cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thực vật thủy sinh Nồng độ photphat trong các nguồn nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/l Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng
độ photphat đến 0,5 mg/l
Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưuthông trao đổi Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng(oligotrophic), nước hồ thường khá trong Sau một thời gian, do sự xâm nhập của cácchất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồbắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phúdưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớnbùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy vàcuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ
2.4.1.2 Sulfat (SO4 2- )
Trang 13Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độsulfat cao Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axitsulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hạicho cây trồng.
2.4.1.3 Clorua (Cl - )
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải Clorua kết hợp với cácion khác như natri, kali gây ra vị cho nước Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khảnăng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bêtông, Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thểgây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt
2.4.1.4 Các kim loại nặng
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn, thường có trong nước thải công nghiệp Hầu hết cáckim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác
Chì (Pb): Chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,
hóa dầu Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khíthải giao thông Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu
bị nhiễm độc nặng Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh Các hợp chất chì hữu
cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá
Thủy ngân (Hg): Thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc
chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực) Trong tự nhiên, thủy ngân được đưavào môi trường từ nguồn khí núi lửa Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngântrong nước khá cao Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối
vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân Thủy ngân là kimloại nặng rất độc đối với con người
Asen (As): Asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự
nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng ).Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asenhữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyểnhóa sinh học asen vô cơ) Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho
Trang 14người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gâyung thư Độc tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.
Bảng 3 Nồng độ tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong các loại nước theo
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
STT Kim loại nặng Đơn vị
Nồng độ tối đa cho phép
TCVN
5924 - 1995 ( nước mặt)
TCVN
5943 - 1995 (nước biển ven bờ)
TCVN
5944 - 1995 (nước ngầm)
2.4.2.1 Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi)
Cacbonhydrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nướcthải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phânhuỷ sinh học Trong nước thải sinh hoạt, có khoảng 60 - 80% lượng chất hữu cơ thuộcloại dễ bị phân huỷ sinh học Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng
có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tantrong nước, dẫn đến chết tôm cá
2.4.2.2 Các chất hữu cơ bền vững
Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vậtphân huỷ trong môi trường Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi
Trang 15trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật Do có khả năng tích luỹ sinh học, nênchúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người
Nhóm hợp chất phenol
Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp(lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…) Các hợp chất này theo nước thải vào nguồnnước làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một
số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư (carcinogens) TCVN 5942 - 1995 quyđịnh nồng độ tối đa của các hợp chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là0,001 mg/l
Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ
Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại hóa chất bảo vệ thực vậtđang được sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ Trong số đóphần lớn là các hợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các nhóm: Photpho hữu cơ,Clo hữu cơ, Cacbamat, Phenoxyaxetic, Pyrethroid TCVN 5942 - 1995 quy định nồmg
độ tối đa cho phép của tổng các hóa chất BVTV trong nước bề mặt là 0,15 mg/l, riêngvới DDT là 0,01 mg/l
Nhóm hợp chất dioxin
Nhóm dioxin là hai nhóm hợp chất tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất cáchợp chất clo hoá Dioxin cũng được tạo thành khi đốt cháy các hợp chất clo hoá ởnhiệt độ thấp (dưới 1000oC) Hai nhóm hóa chất này là polychlorinated dibenzop –dioxins (PCDDs) và polychlorinated dibenzofurans (PCDFs)
Nhóm hợp chất polychlorinated biphenyl (PCBs)
PCBs là nhóm hợp chất có từ 1 đến 10 nguyên tử clo gắn vào các vị trí khác nhaucủa phân tử phenyl Có thể có đến 209 hợp chất thuộc loại này Công nghiệp thườngsản xuất được các hỗn hợp chứa nhiều loại PCBs khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện,trong đó thông thường có một ít tạp chất dioxin PCBs bền hoá học và cách điện tốt,nên được dùng làm dầu biến thế và tụ điện, ngoài ra chúng còn được dùng làm dầu bôitrơn, dầu thuỷ lực, tác nhân truyền nhiệt… PCBs theo nước thải gây ô nhiễm chonước
Trang 162.4.3 Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ.Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp Dầu thô có chứa hàng ngàn các phân tửkhác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26 Trong dầuthô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế(dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs,PCBs
Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…)
Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan hoặc chất keo có trong nước
Màu biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra
2.4.5 Các chất gây mùi vị
Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sứckhỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái như:
Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp
Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật
Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ
2.4.6 Các vi sinh vật gây bệnh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụngnước trong sinh hoạt Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người Các sinhvật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh,phát triển và sinh sản Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dàitrong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng Các sinh vật này là vi khuẩn, vi rút,động vật đơn bào, giun sán
Trang 17Hầu hết các sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thường xuất phát từ nguồn gốcphân người và động vật Do đó, bất kỳ sinh vật nào có mặt trong đường ruột của người
và động vật và thoả mãn các điều kiện nêu trên đều có thể dùng làm sinh vật chỉ thị.Các sinh vật chỉ thị là các sinh vật mà sự hiện diện của chúng biểu thị cho thấynước đang bị ô nhiễm các sinh vật gây bệnh, đồng thời phản ánh sơ bộ bản chất vàmức độ ô nhiễm của nguồn nước
2.5 NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC [3]
2.5.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
Các nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm nước các kênh rạch, sông, hồ bao gồm cả tựnhiên hoặc nhân tạo là:
Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, cơ quan, trường học
Nước thải công nghiệp từ cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ
Nước chảy tràn do mưa, lũ, lụt từ vùng nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cưđưa vào nguồn nước
Nước mưa cuốn theo các tác nhân ô nhiễm không khí đưa vào nguồn nước
Chất thải rắn chứa hoá chất, dầu mỡ, vi trùng từ sinh hoạt và công nghiệp
Ô nhiễm nước do nguồn gốc tự nhiên
Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn Lụt lội có thể làm nước mất
sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiềuchất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cấtgiữ
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc docác tác nhân độc hại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹnghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất Nước chảy tràn là lượng nướcmưa chảy vào hệ thống cống rãnh từ hệ thống tiêu nước mưa, mái nhà, hè phố
Trang 18Ô nhiễm nguồn nước do nguồn gốc nhân tạo
Do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạtcủa con người như: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…Nước thải sinh hoạtthường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, cáccộng trình công cộng khác và ngay trong các cơ sở sản xuất
Nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi: các cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hòatan (thông qua các chỉ tiêu BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các vitrùng gây bệnh (E.Coli, Coliform,…)
Do Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động sảnxuất Trong quá trình công nghệ các nguồn nước thải có thể phân thành:
Nước hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ô nhiễm bởi các tác chất vàcác sản phẩm phản ứng)
Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, đượctách ra trong quá trình chế biến
Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị
Nước hấp thụ, nước làm nguội
Nước thải trong hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua
xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu,phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thểgây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt
Trong sản xuất ngư nghiệp
Trang 19Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành nuôitrồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do các hồ nuôitrồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ.
Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy khôngđược xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước Các chất thải nuôitrồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụngnhư hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất