1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương mạng thông tin quốc tế

11 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 38,25 KB

Nội dung

1. DNS là gì ? Tầm quan trọng của DNS trong việc Kết nối mạng và duyệt web DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới. DNS giữ vai trò khá quan trọng trong các hệ thống phục vụ các dịch vụ web server, mail server, hay trình duyệt web trên máy tính cá nhân của người dùng. Khi kết nối mạng, mỗi máy tính được cấp một địa chỉ IP để phân biệt nhau và dễ quản lý. Các máy tính trong các mạng LAN độc lập nhau thì có thể trùng địa chỉ IP nhưng khi kết nối Internet thì chúng được cấp địa chỉ IP riêng biệt theo nhà cung cấp dịch vụ Internet để không trùng với bất kỳ một máy tính nào trên mạng Internet toàn cầu. Địa chỉ IP cấu tạo từ các chữ số nên sẽ rất khó nhớ cho người dùng hay các nhà quản trị. Và khi DNS ra đời, địa chỉ IP sẽ được gán hay quy đổi bởi những cụm từ dễ nhớ. Để làm được điều này, DNS sẽ ánh xạ một tên miền (địa chỉ trang web) ra địa chỉ IP rồi giao lại cho hệ thống mạng tiếp tục xử lý. Ví dụ: Khi bạn gõ địa chỉ trang web tìm kiếm Google là google.com vào trình duyệt web thì một yêu cầu truy vấn sẽ được gửi đến DNS để tìm địa chỉ IP tương ứng của tên miền google.com trên hệ thống rồi trả lại cho trình duyệt web, hệ thống mạng xử lý. Một cách đơn giản, DNS hoạt động như là nhân viên trực của Đài 1080. Muốn biết số điện thoại của một người nào đó, bạn gọi vào Đài 1080 (tương ứng với thao tác chạy trình duyệt web), cung cấp tên người cần tìm số điện thoại (tương ứng với thao tác gõ địa chỉ trang web vào thanh address của cửa sổ trình duyệt web), nhân viên Đài 1080 tiếp nhận vào tìm trong danh bạ (tương ứng với DNS nhận yêu cầu truy vấn) rồi cho bạn biết số điện thoại của người đó (nếu có). Khi đó, nếu bạn chỉ cho biết tên của người cần tìm (tương ứng với khi gõ chữ Google) thì có thể sẽ nhận được khá nhiều số điện thoại (nếu có nhiều người cùng tên); tuy nhiên nếu bạn cho biết thêm địa chỉ (tương ứng với phần đuôi của tên miền là .com, .vn. com.vn ) hay một thông tin nào đó thì sẽ tìm được số điện thoại duy nhất (nếu có). 2. Captcha là gì. Tại sao cần phải hoàn tất 1 captcha khi đăng ký vào tài khoản Một CAPTCHA (ˈkæptʃə, đọc giống như "capture") là một loại kiểm thử dạng hỏi đáp được dùng trong máy tính để xác định xem người dùng có phải là con người hay không. Vì CAPTCHA được dùng để ngăn chặn phần mềm tự động thực hiện những tác vụ có thể làm giảm đi chất lượng dịch vụ của một hệ thống có sẵn, có thể bằng cách lạm dụng hoặc làm hao tổn tài nguyên. CAPTCHA có thể được dùng để bảo vệ hệ thống chống lại spam e-mail, như các dịch vụ webmail của Gmail, Hotmail, và Yahoo!. CAPTCHA cũng được dùng nhiều trong việc ngăn chặn đăng bài tự động trong blog hoặc diễn đàn, có thể với mục đích quảng cáo thương mại, hoặc quấy rối và phá hoại. CAPTCHA cũng có chức năng quan trọng trong hạn chế quá tải, vì việc sử dụng tự động một dịch vụ là điều mong muốn cho đến khi cách dùng đó bắt đầu vượt quá giới hạn, và làm tổn hại đến những người dùng là con người. Trong trường hợp đó, một CAPTCHA có thể thực thi quy định sử dụng tự động do người quản trị đặt ra khi giá trị đo lường mức sử dụng vượt quá một ngưỡng cho trước. Hệ thống xếp hạng bài viết được nhiều trang web tin tức sử dụng cũng là một ví dụ về cơ chế trực tuyến chống lại sự tính toán của phần mềm tự động. 3. Cookies là gì? Tại sao cookies vẫn tồn tại và phải thường xuyên dọn dẹp chúng ,Những nguy hiểm nào mà cookies mang lại? Khái niệm:Là các thông tin lưu trong máy tính thường được dung để nhận ra người dung khi viếng thăm một trang web. Nó là những tập tin mà trang web gửi đến máy tính của người dung. Lý do: Hầu hết các site ghi các cookie mỗi lần bạn nhấp chuột vào một liên kết mới trong site bạn đang thăm, và sau đó người ta có thể biết được là bạn đọc những trang nào và thời gian bạn đọc trang đó là bao lâu. Những thông tin như vậy có thể rất hữu ích cho các nhà kinh doanh – những người luôn khai thác các chi tiết về những thói quen và sở thích của bạn. Theo thời gian, những mẩu dữ liệu nhỏ bé này có thể giúp cho các công ty xây dựng một hồ sơ về bạn, và họ có thể bán những thông tin này cho cung cấp nhà kinh doanh khác. Những "con bọ" Web còn lợi hại hơn Nếu bạn thường xuyên xoá các cookie hoặc đặt cấu hình cho trình duyệt để không cho phép ghi cookie (xem hướng dẫn trong phần Chặn các ứng dụng nguy hiểm), các site sẽ không thể thu thập đủ dữ liệu để xây dựng hồ sơ về bạn. Đó là lý do vì sao mà một số công ty lại sử dụng các "con bọ" Web như một biện pháp dự phòng để theo dõi người sử dụng nếu như các cookie không hoạt động được. Con bọ Web hoạt động như sau: đó là những hình đồ hoạ nhỏ xíu, đôi khi chỉ có chiều cao và chiều rộng là một điểm ảnh, có màu sắc giống như màu nền của trang Web. Bất cứ khi nào bạn tới một site, site đó sẽ có địa chỉ IP của bạn trước khi bạn có thể tải bất kỳ file đồ hoạ nào trên Web (bao gồm cả con bọ Web), và khi có địa chỉ IP trên tay, máy chủ Web có thể ghi lại địa chỉ của bạn trong suốt phiên làm việc của bạn. Như vậy, ngay cả khi các cookie bị chặn, con bọ Web vẫn có thể bí mật theo dõi người sử dụng. Trong nhiều trường hợp, việc theo dõi như vậy có thể là để phục vụ cho mục đích tốt (ví dụ, một site muốn điều tra xem một trang Web nhất định nào đó có được nhiều người xem không), nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Các site thương mại có sử dụng banner quảng cáo phát hiện ra rằng bản thân các công ty quảng cáo, chẳng hạn như là DoubleClick, có thể sử dụng con bọ Web để theo dõi các luồng lưu thông trên những site đăng quảng cáo của họ. Vì vậy, con bọ Web có thể mở đường cho việc tạo ra hồ sơ về bạn, và còn có thể khiến cho bạn phải nhận spam (nếu như con bọ Web được nạp sau khi người sử dụng điền vào một đơn mua hàng trên Web). Các cookie vốn không phải là những thứ nguy hiểm, nhưng có nhiều file nhỏ cư trú trên ổ cứng của bạn (một ví dụ là các cookie nằm trong folder C:\Windows\Cookies nếu bạn sử dụng trình duyệt Internet Explorer) và chúng cho phép Website hoặc công ty mà đã đặt cookie ở đó nhận dạng được bạn thông qua một chuỗi số và chữ (được gọi là một định danh duy nhất). Ví dụ, các công ty như DoubleClick, Adbureau.net, hay LinkExchange (đều là những nhà quảng cáo trên các Website) có thể ghi một cookie lên ổ cứng của bạn trong khi bạn đang đọc một site (ví dụ như Amazon.com) và sau đó đọc cookie đó khi bạn tới một site khác được DoubleClick phục vụ (ví dụ như CNN.com). Đó là cách mà các công ty theo dõi bạn qua một hệ thống các site khác nhau. Nguy hiểm: Một sự thật đáng buồn là cookie có thể để lộ thông tin cá nhân và mở rộng cửa cho các thông tin này lan rộng hơn. Bằng cách viếng thăm các site mua bán trực tuyến trên mạng hoặc siêu thị trực tuyến thì các cửa hàng hay siêu thị này có thể biết bạn thường xuyên dùng loại thực phẩm nào trong đời sống hàng ngày, hoặc các ngân hàng có thể biết được bạn đã sử dụng bao nhiêu tiền trong tháng… các thông tin cá nhân này của bạn sau đó có thể được bán lại cho những người khác cũng có nhu cầu muốn bán hàng hóa cho bạn. Điều này có thể gây nhiều sự bất tiện cho bạn. Một ví dụ khác: bạn thường tìm kiếm thông tin về xe hơi trong Yahoo chẳng hạn, nhờ cookies Yahoo biết được sở thích của bạn là xe hơi và sẽ thường xuyên cho hiển thị những quảng cáo về xe hơi mỗi khi bạn ghé thăm Yahoo. 4. Dịch vụ Email: Các nguyên tắc đặt và sử dụng mật khẩu ? cách phục hồi tài khoản khi quên mật khẩu hay mất tài khoản ,… chat và check mail có những tình huống nguy hiểm nào rình rập? Phòng tránh? *Nguyên tắc: Người sử dụng cần chú ý các nguyên tắc đặt mật khẩu sau đây để hạn chế khả năng lộ mật khẩu do bị đoán nhận hoặc tấn công vét cạn: - Mật khẩu khó đoán (Mật khẩu cần bao gồm: chữ hoa, chữ thường trong bảng chữ cái, số và các ký tự đặc biệt). - Tự tạo riêng quy tắc đặt mật khẩu sao cho vừa dễ nhớ và bí mật. Không nên dùng một số thông tin dễ bị đoán nhận để đặt mật khẩu. - Có độ dài tối thiểu 8 ký tự và phù hợp với tính chất bí mật của từng loại tài khoản khác nhau. - Không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản. Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng loại tài khoản có thể cân nhắc đặt mật khẩu theo những quy tắc sau: - Mức 1: Đối với tài khoản thông thường. Mật khẩu cần có độ dài từ 8 đến 11 ký tự, bao gồm cả chữ và số. - Mức 2: Đối với tài khoản có tính chất quan trọng. Mật khẩu cần có độ dài trên 15 ký tự, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường và số. *sử dụng mật khẩu: Một số chú ý trong quá trình sử dụng mật khẩu an toàn, hạn chế rủi ro lộ mật khẩu do phần mềm mã độc, sơ xuất trong quá trình sử dụng hoặc tấn công vét cạn: - Trước khi nhập mật khẩu, chú ý kiểm tra và tắt tất cả các chế độ cho phép lưu mật khẩu. - Cần chú ý thoát khỏi tài khoản trước khi kết thúc công việc hoặc chuyển giao máy tính cho người khác sử dụng. - Hạn chế tiết lộ, chia sẻ mật khẩu cho người khác. - Dùng ứng dụng bàn phím ảo của hệ điều hành đăng nhập (Dùng chuột bấm chữ cái trên bàn phím ảo thay cho gõ chữ cái trên bàn phím) để tránh các phần mềm keylogger trên các máy tính không an toàn. Chi tiết có thể xem phụ lục kèm theo *Cách phục hồi tài khoản: Khi tạo email,người sử dụng nên cài đặt trước các tùy chọn khôi phục tài khoản, điều này sẽ là cứu tinh cho chủ tài khoản nếu chẳng may quên hay bị “trộm”mật khẩu. bạn cần cung cấp địa chỉ email,số điện thoại để giúp bạn lấy lại tài khoản dễ dàng hơn Bước 1: Mở một trình duyệt Web: IE hoặc Firefox hoặc Chrome nhập vào địa chỉ của Gmail: Tại đây. Rồi nhấn vào nút “Bạn cần trợ giúp? Bước 2: Tại đây bạn tích vào "Tôi không biết mật khẩu của mình" và nhập địa chỉ Email của mình bên dưới, sau đó click "Tiếp tục" Bước 3: Tiếp theo bạn cần nhập ô chữ để xác minh vào ô bên dưới sau đó click "Tiếp tục" Bước 4: Tiếp đến bạn click vào "Tôi không biết" Bước 5: Bạn tích vào "Tin nhắn văn bản (SMS)" rồi click vào "Tiếp tục" để hệ thống gửi cho bạn mã bảo mật tới số điện thoại mà bạn đã đăng ký Bước 6: Tại đây bạn nhập mã xác minh gồm 6 chữ số được gửi đến số điện thoại của bạn và click vào "Tiếp tục" Bước 7: Đến đây bạn chỉ cần nhập mật khẩu mới vào và xác nhận lại tại ô bên dưới sau đó click "Đặt mật khẩu" Như vậy bạn đã lấy lại được mật khẩu thành công *tình huống nguy hiểm: • Virus tấn côngHiện nay, tất cả chúng ta ngày càng gửi và nhận email dưới dạng HTML, vì vậy có nguy cơ bị virus phá hủy thông qua các email dạng thuần văn bản • Những đường link nguy hiểm”:Thông qua thao tác như mở một file đính kèm bị nhiễm virus hay ấn vào một đường link đưa bạn tới một Website tải virus về máy tính của mình. • Bom thư hoạt động • Các Spammer • Email Spyware (phần mềm gián điệp):Có thể giết chết sự riêng tư *Phòng tránh: • liên tục cập nhật chương trình bảo vệ email của bạn, download và dùng những bản sửa chữa, bổ sung bảo mật mới nhất. • cài đặt chương trình email của bạn cho phép thư tín chỉ được đọc dưới dạng thuần văn bản. Hầu hết các chương trình email đều có. Ví dụ như trong chương trình Outlook của Microsoft, bạn vào Tools và chọn Options. • Ko đọc các email đáng nghi, các file đính kèm hay ấn vào đường link nào trong đó. Trên thực tế hãy mở một trình duyệt Web riêng và xem Website đó. • Khai gặp bom thư có thể là liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn nhờ trợ giúp. Ít nhất bạn có thể cần phải tạm thời vô hiệu hóa hoặc thay đổi địa chỉ email của mình • Đừng bao giờ tung địa chỉ email của mình lên bất cứ nơi nào trên Internet 5. Gmail: Chế độ tự động trả lời có ý nghĩa gì? Khi nào dung? Khi sử dụng mail, đôi khi bạn có thể nhận được cùng lúc nhiều mail nhưng nội dung lại khá giống nhau, ví dụ như những người đọc blog của bạn và cùng hỏi về một vấn đề nào đó, và bạn sẽ phải trả lời từng mail một với nội dung giống nhau. Để không phải mệt mỏi khi phải trả lời nhưng email với nội dung giống nhau, Gmail cung cấp cho bạn tính năng "Canned responses" giúp bạn chỉ phải soạn tin trả lời một lần và lưu tin nhắn đó để sử dụng lại sau này. Công cụ hoạt động tương tự một dạng tin nhắn mẫu, bạn soạn thảo nó một lần, lưu lại và sau đó có thể dán nó vào những email với nội dung tương ứng. 1. Đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn, chọn "Setting" và vào tab "Labs". Bạn sẽ thấy tính năng "Canned responses" tại mục "Available labs" . Chọn "Enable" và click "Save changes". 2. Sau khi tính năng "Canned responses" đã được kích hoạt, hãy vào mục "Compose Mail" (Soạn Thư) và bạn sẽ thấy một mục mới là "Canned Response" cạnh "Attack a file". 3. Để tạo một "Canned responses", chọn "New Canned Responses" trong menu thả xuống, một hộp thoại sẽ xuất hiện yêu cầu bạn nhập tên cho "Canned responses" này. Bạn nên đặt tên một cách cụ thể như : đồng ý, cám ơn, v v để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng sau này. 4. Tiếp theo, viết nội dung của "Canned responses" và nhấn "Save". Bây giờ "Canned responses" của bạn đã sẵn sàng để sử dụng, nó được truy cập từ trình đơn thả xuống của mục "Canned responses" khi soạn thư. Bạn chọn một "Canned responses", nội dung bạn đã soạn sẽ được tự động dán vào email. Tính năng "Canned responses" khi kết hợp với các bộ lọc mail sẽ trở nên hữu ích hơn. Bạn có thể sử dụng chúng để Gmail tự động trả lời các mail. 1. Đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn và vào "Setting". Chọn tab "Filters" và click vào "Create a New filter". 2. Tiếp theo, chọn các quy tắc cho bộ lọc của Gmail.Bao gồm từ một địa chỉ mail nào đó, chủ đề của mail, trong nội dung thư có hoặc không có một từ hoặc cụm từ trong hình quy tắc của bộ lọc là : chọn những thư có chủ đề là "Guest article" (bài viết của khách) 3. Nhấp vào "Next step" và chọn việc bạn muốn Gmail thực hiện với email thỏa mãn các điều kiện của bộ lọc mail. Nếu bạn muốn tự động gửi một tin nhắn đã được soạn sẵn tick vào "Send canned response" và chọn "canned response" bạn muốn gửi. 4. Chọn "Create Filter" để tạo bộ lọc. Bây giờ, mỗi khi bạn nhận được một thư với chủ đề là "Guest article", Gmail sẽ tự động gửi một thư trả lời tương ứng với "canned response" mà bạn đã chọn (như trong hình là một mail với nội dung cám ơn). 6. OTP là gì, lý do khiến người dùng nên cài đặt OTP trong hộp thư, những hạn chế khi dùng OTP, Có thể dùng OTP khi không có điện thoại di dộng không, khi ra nước ngoài có dùng được OTP không. - OTP (mật khẩu 1 lần)là mật khẩu có giá trị chỉ có 1 phiên bản nhập, giao dịch.vì OTP là phương pháp mã hoá tuyệt đối an toàn nếu được sử dụng đúng cách, và là phương pháp tuyệt đối an toàn duy nhất cho đến thời điểm hiện tại. Lợi ích của OTP là nó chống được tấn công phát lại, nghĩa là nếu có một ai đó có thể lấy được thông tin về OTP trong một phiên làm việc thì cũng không thể sử dụng nó để đăng nhập vào lần kế tiếp. - những lý do sau khiến OTP trở nên không an toàn: • Chuỗi khóa OTP không thực sự ngẫu nhiên (các nhân viên thư ký của KGB tạo ra OTP bằng cách gõ ngẫu nhiên lên máy đánh chữ, nhưng xu hướng gõ phím của tay người vẫn có những pattern nhất định). • Việc cất giữ và tiêu huỹ OTP có quá nhiều yếu tố rủi ro (đã có tình huống CIA giải được mã nhờ một cuốn sổ OTP đã bị đốt nhưng chưa cháy hết). • Mỗi trang OTP chỉ được dùng một lần (đã có lúc trong tình hình khẩn cấp, nhân viên KGB bất cẩn dùng một trang OTP cho nhiều lần mã hoá, dẫn đến việc CIA giải được khoảng 1% trong số những thông điệp gửi bởi KGB trong những năm 1945 ~ 1950). - Có thể dùng OTP khi không có điện thoại di dộng vì có nhiều phương thức phân phối OTP: • Phân phối qua SMS:Đây là hình thức phân phối phổ OTP phổ biến nhất do kênh phân phối này gần như có ở khắp mọi nơi do mức độ phổ biến của điện thoại di động như hiện nay. Phân phối OTP qua SMS có lợi thế là tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng điện thoại di động, mức độ tiện dụng… do đó sẽ giảm đáng kể chi phí để triển khai. Tuy nhiên có điều cần phải lưu ý là chi phí cho việc gửi tin nhắn SMS là khá cao – đặc biệt khi thực hiện roamming và SMS thường không được mã hóa hoặc mã hóa với thuật toán mã yếu ( A5/x). • Phân phối qua thiết bị etoken”Hình thức phân phối này chủ yếu dành cho phương pháp sinh OTP dựa trên thời gian. Khách hàng sẽ được cung cấp một thiết bị etoken – thiết bị này cũng được cài đặt thuật toán sinh OTP như ở trên server và đã được đồng bộ hóa với server. • Phân phối qua email - Được, nếu số điện thoại đăng ký nhận OTP có đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế của đơn vị viễn thông hoặc có mang theo thẻ EMV và thiết bị đọc thẻ. 7. Khi dùng Smartphone nếu bị mất hay mang đi sữa chửa cần lưu ý đến vần đề gì. Những thông tin nào có thể bị thất thoát khi bị mất smartphone ? có cách gì hạn chế rủi ro không. Mật khẩu ID khi đăng nhập smartphone để truy cập chợ ứng dụng có khác với mật khẩu email đăng ký không, nếu bị mất thì có ảnh hưởng gì đến email không ? Lưu ý: Xóa lịch sử truy cập:Cần thực hiện xóa lịch sử hoạt động và thông tin tìm kiếm trên các trình duyệt Internet (Firefox, Opera…).Phần lớn những thông tin về quá trình lướt web của người tiêu dùng được lưu trữ. Để tránh những rò rỉ thông tin ngoài ý muốn, người tiêu dùng cần có thói quen xóa bỏ lịch sử hoạt động của mình. Tắt chức năng định vị (GPS):Các dịch vụ bản đồ trực tuyến vốn rất hữu dụng với mọi người, đặc biệt là dân du lịch. Tuy nhiên, để sử dụng các phần mềm này hoặc các phần mềm liên quan đến xác định vị trí thì người tiêu dùng cần kích hoạt tính năng GPS.Sau khi sử dụng xong, người tiêu dùng cần tắt tính năng này để đảm bảo thông tin về vị trí của người tiêu dùng không bị chia sẻ một cách thụ động. Thực hiện các biện pháp sao lưu, bảo vệ dữ liệu:Liên quan đến thói quen sử dụng điện thoại, người tiêu dùng cần lưu ý một số thao tác như tiến hành sao lưu ảnh, tin nhắn, danh bạ và tài liệu trên máy điện thoại để có một bản dự phòng trong trường hợp bị mất điện thoại hoặc ăn cắp dữ liệu.Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ sao lưu dữ liệu (bản thân các hãng điện thoại cũng cung cấp các khu vực để giúp người tiêu dùng lưu trữ và sao lưu dữ liệu). Người tiêu dùng có thể lựa chọn đơn vị uy tín để thực hiện hoạt động sao lưu. Nếu bạn làm mất thiết bị của mình do làm rơi đâu đó hoặc bị kẻ gian lấy mất, mà trên thiết bị không được cài mã PIN hoặc mật khẩu thì người cầm điện thoại sẽ có thể truy cập vào những dữ liệu bao gồm • Email, trong đó có thể có mật khẩu hoặc thông tin những tài khoản mà bạn lưu trữ. • Tài khoản mạng xã hội như Facebook, Google+ và Twitter. • Mật khẩu được lưu trong các trình duyệt tìm kiếm. • Thông tin thẻ tín dụng và mật khẩu lưu trong những ứng dụng như Amazon và Google Wallet. • Địa chỉ Email, số điện thoại và thông tin trong danh bạ. • Hình ảnh và Videos lưu trong thiết bị. 8. Tìm kiếm a) Nêu các Search engines quốc tế và Việt nam. Tại sao các Search engines VN vẫn tồn tại trước các đại gia như Google và yahoo? Các search Engines phổ biến là: Alta Vista, Yahoo, Google, Bing, Ask,Zing,Timnhanh,Socbay,Cốc cốc Các Search Engines Vn vẫn tồn tại trước các đại gia như GooGle và yahoo vì:Các Search Engines quốc tế không thể hiểu sâu sắc ngôn ngữ Việt Nam do mỗi ngôn ngữ gắn với vấn đề văn hóa đặc trưng của dân tộc.Vì thế các Search Engines VN với khả năng hiểu ngôn ngữ bản địa sẽ đưa ra các kết quả tìm kiếm bằng tiếng việt nhanh hơn và tốt hơn Google và Yahoo. b) Nêu các mẹo tìm kiếm thực hiện trong google: (SGK trang 36) c) Tiêu chí xếp hạng của google trong kết quả tìm kiếm • Liên kết: Đây là một yếu tố rất quan trọng mà Google sử dụng để xếp hạng một trang web. Nói ngắn gọn thì nếu trang web của bạn được càng nhiều liên kết đến từ những trang có cùng chung chủ đề thì bạn càng được đánh giá cao. Nếu liên kết đến của bạn đến từ những trang .org hoặc .edu thì những link này được Google đánh giá rất cao, bởi vì nó biết chắc rằng những trang .org và .edu không phải là spam vì nó là trang web của các tổ chức chính phủ hoặc các trang web về giáo dục. Nếu liên kết đến trang web của bạn được xuất phát từ những trang đã tồn tại lâu năm và có PageRank cũng cao thì những liên kết đó cũng được nhiều điểm hơn những liên kết thường. Một điểm nữa Google cũng giám sát về các đường liên kết là liên kết đi từ trang web của bạn. Nếu bạn luôn sử dụng cụm từ “nhấn vào đây” trong cả trang web để liên kết đến các trang khác thì nó có thể cho đây là một dạng spam. Do vậy thay vì sử dụng “nhấn vào đây” nhiều lần, bạn có thể dùng những từ khoá quan trọng của bài viết để liên kết đến các trang khác. • Tuổi của trang web: Một thực tế là những trang web được tạo ra chỉ với mục đích Spam thường tồn tại không lâu. Nó hầu như chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi biến mất. Tên miền của những trang web này chỉ có thời hạn tối đa là một năm. Chính vì lý do này mà Google đánh giá không cao những trang web vừa tạo ra, nó đánh giá những trang web đã tồn tại lâu năm cao hơn vì nó có thể chắc rằng những trang web đó không phải là spam. Cho nên nếu bạn muốn gia hạn tên miền, hay gia hạn khoảng 2 năm hoặc tốt hơn hết là 5 năm một. Google sẽ đánh giá trang web của bạn cao hơn • Số lượng người nhấn vào tên trang web của bạn ở kết quả tìm kiếm: Nếu trang web của bạn được Google cho hiện lên những trang đầu của kết quả tìm kiếm và có nhiều người nhấp chuột vào. Nó cũng đánh giá trang web của bạn cao hơn vì nó có thể suy đoán rằng, nếu người dùng nhấp chuột vào nhiều có nghĩa là trang web đó phù hợp với từ khoá tìm kiếm của họ. • Tần suất cập nhật trang web: Google cũng giám sát cả tần suất cập nhật trang web của bạn. Ở đây nó không giam sát số lượng bài mới bạn post mà nó giám sát tính ổn định khi bạn post bài mới. Nếu những trang web mới thành lập mà có tốc độ post vài trăm bài một ngày thì nó sẽ bị nghi là spam. Nhưng nếu số lượng bài mới được một nhiều trong một thời gian ngăn và ngừng lại một thời gian rồi lại post tiếp, thì Google sẽ cho là trang đó không ổn định. Chính vì thế, bạn nên cập nhật trang web theo định kỳ và giữ nhịp độ đều. Quá nhiều trong một thời gian ngắn cũng không được nhiều điểm, tính ổn định trong việc cập nhật mới là quan trọng. • Từ khoá: Từ khoá và mật độ phân bố từ khoá cũng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc Google đánh giá nội dung của một trang web. Nếu bạn để từ khoá vào thẻ title, đường liên kết, heading và thống suốt trên toàn bộ trang web thì Google cũng sẽ cho điểm trang web của bạn. Những thay đổi về từ khoá bằng cách sắp xếp nó gần lên phần trên cùng của trang web, nằm trong các đường liên kết cũng được xem xét đến. Nếu có thể bạn hãy cập nhật từ khoá và kiểm tra mật độ của nó trong trang web nếu bạn muốn trang web của bạn được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. • Những yếu tố khác: • Ngoài những tác nhân chủ yếu ở trên ra, Google còn xem xét đến những khía cạnh khác như Traffic của trang, người dùng phản ứng với trang đó như thế nào và thậm chí bạn tạo trang web của bạn ra sao nữa. Google cũng đo đạc được Traffic đến trang của bạn, nếu trang của bạn luôn nhận được nhiều Traffic thì nó cũng cho điểm trang của bạn cao hơn những trang cùng chung chủ đề mà ít traffic hơn. • Phản ứng của người dùng với một trang web cũng quan trọng. Nếu trang web của bạn được xuất hiện ở trang đầu của trang kết quả tìm kiếm, người dùng nhấp vào đường link đến trang của bạn và họ thấy nhiều thông tin bổ ích. Họ sẽ dành nhiều thời gian ở đó để đọc thêm. Ngược lại nếu trang web của bạn có nội dung không hay hoặc không phù hợp, họ sẽ nhấn nút Back và vào trang khác. Khoảng thời gian này được Google xem xét, nếu ai đó nhấp vào trang của bạn và vài giây sau họ đã nhấn nút Back và điều này lập lại nhiều lần. Google sẽ hạ thấp rank của trang đó vì nó suy luận trang đó không phù hợp dựa vào phản ứng của người đọc. • Về cá nhân bạn khi tạo dựng trang web, nếu bạn thuê host ở những công ty có quy định sử dụng không nghiêm ngặt dẫn đến tình trang server bạn thuê chung với họ có những kẻ dùng làm trang spam. Bởi vì bạn và trang web spam đó sẽ có chung một dải IP, do vậy nếu trang đó bị nghi ngờ là spam thì trang web của bạn cũng rất dễ bị ảnh hưởng. Chính vì thế khi thuê host, bạn nên xem xét ký vấn đề này. d) SEO là gì ?Làm sao cải thiện thứ hạng tìm kiếm của web site • SEO (Search Engine Optimization) Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đó là một tổ hợp (Hay tập hợp) các phương pháp (Kỹ thuật, chiến thuật của Marketing và Công nghệ internet) nhằm nâng cao thứ hạng của một website hay trang web cụ thể trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google). • 5 bước cải thiện thứ hạng website B1: Cải thiện tốc độ tải trang của website Một người ghé thăm website mà phải chờ tới 10s mới vào được website thì đây là một website thất bại. Không ai có thể chờ lâu như vậy để vào website của bạn (không nói đến những web “đen”). Lý do vì sao website tải trang chậm như vậy ? Một phần nhỏ là do nhà cung cấp tên miền, hosting, do đó lựa chọn một nhà cung cấp uy tín là mức ưu tiên hàng đầu trước khi quyết định thiết kế web. Đây chỉ là một lý do nhỏ, phần lớn vấn đề nằm ở nội dung website, nó nhiều hình ảnh, flash chính là nhược điểm chết người. Có người hỏi:”Tôi làm website để bán hàng, không có hình ảnh thì làm sao khách hàng có thể biết mà mua”. Vấn đề này lại nằm ở các đơn vị thiết kế web, các bạn nên đòi hỏi các đơn vị này phải rút gọn lại độ phân giải hình ảnh trước khi đưa lên website hoặc ít nhất cũng phải cho khách hàng tùy chỉnh. Bạn hãy tưởng tượng, công cụ tìm kiếm Google cũng như khách hàng của bạn, nếu khách hàng không thể vào website của bạn thì làm sao Google có thể vào được mà xếp hạng cho website của bạn. Công ty thiết kế web Wego chúng tôi có thể làm được điều này, bất cứ hình ảnh nào đưa lên website cũng phải có dung lượng < 2mb, kích thước hình ảnh dễ dàng tùy chỉnh B2: In đậm những vấn đề trọng tâm Những vấn đề trọng tâm đây chính là “từ khóa”. Google luôn muốn cung cấp cho người dùng một website với nội dung càng chính xác càng tốt. Cách tốt nhất chính là bạn hãy tìm trong website của mình những “từ” nào mà bạn muốn khách hàng quan tâm mà in đậm nó. Ví dụ cụ thể như sau: Website của bạn đang kinh doanh thời trang công sở giảm giá, nội dung trong website bạn có thể như sau:” Dịp cuối năm chúng tôi có chương trình thời trang công sở giảm giá, tất cả đều giảm giá từ 10 -> 20%, mong các bạn ủng hộ” bạn có thể in đậm từ “thời trang công sở giảm giá” như Wego đã làm. Nên nhớ chỉ 1 hoặc 2 từ là được không nên in đậm quá nhiều B3: Tối ưu hóa hình ảnh Như thế nào là tối ưu hóa hình ảnh ? Ngoài việc rút gọn dung lượng hình ảnh như chúng tôi đề cập ở trên, bạn còn phải biết cách đặt tên cho hình ảnh. Ví dụ: thông thường, những chủ website rất xem nhẹ vấn đề này, khi up hình lên website đều đặt tên rất tùy ý như: “1”,”abc”,”1abc”,… để tiết kiệm thời gian. Không nên làm như vậy, vì trên thực tế, Google thông qua cách đặt tên của hình để hiển thị hình ảnh trên bảng xếp hạng. Bạn có thể đặt tên như sau: Nếu hình ảnh đang nói về vấn đề nào thì đặt tên theo đúng chủ đề đó, lấy ví dụ về thời trang công sở ở trên, có nhiều hình ảnh bạn có thể đặt tên hình như sau:”thoi-trang- cong-so-1”, “thoi-trang-cong-so-2”,… B4: Cập nhật nội dung website liên tục Nếu có thời gian, hãy viết nội dung cho website hàng ngày, nếu không có thì có thể 1 tuần 1 lần. Không nên để website trong một thời gian dài không có bất cứ một thông tin nào mới. Thứ nhất đối với khách hàng, khách hàng sẽ đánh giá, chủ website không quan tâm đến website, đây là một website chết thì sản phẩm cũng là những sản phẩm cũ, kém chất lượng. Google cũng có ý nghĩ tương tự như vậy, thậm chí Google còn lấy việc cập nhật nội dung mới cho website làm điều kiện để xếp hạng website B5: Liên kết với các trang mạng xã hội Trước đây, Google không hề xếp hạng website dựa trên mạng xã hội nhưng từ khi Google Plus ra đời trong những năm trở lại đây, nhiều người cho rằng càng có nhiều G+ càng được xếp hạng cao. Có lẽ điều đó chỉ đúng một phần, Wego cho rằng, website của bạn liên kết được với mạng xã hội Facebook, G+ thì sẽ càng được nhiều người biết đến, chính vì lý do đó xếp hạng của bạn mới tăng chứ không phải vì có nhiều chỉ số G+ 9. Những vần đề về bảo mật thông tin cá nhân khi dùng mạng xã hội? Internet đang ngày một phát triển, ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội như Facebook, Google+, Twitter, MySpace…, với những mạng xã hội này họ có thể tự do chia sẻ hình ảnh, nội dung và kết nối với mọi người trên khắp đất nước, khắp thế giới. Tuy nhiên, việc bảo mật thông tin cá nhân trên các mạng xã hội đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay, hacker có thể cơ hội để ăn cắp thông tin của bạn, từ đó làm những điều trái lương tâm, trái pháp luật. - Sử dụng mật khẩu phức tạp:Facebook, Google + hay bất cứ mạng xã hội nào khác khi chúng ta truy cập thì đều cần phải có một tài khoản mật khẩu. Nếu mật khẩu đơn giản ví dụ như ngày sinh, tên gấu… thì hãy tưởng tượng rằng, nếu một số người có thể đoán được mật khẩu, họ có thể ăn cắp tài khoản của bạn dễ dàng. Trong trường hợp này, bạn cần phải tăng cường mật khẩu độ phức tạp của mật khẩu, bao gồm chữ số, ký tự đặc biệt… - Tùy chỉnh hiển thị thông tin cá nhân:Theo mặc định, thông tin cá nhân của bạn có thể được xem bởi các người dùng khác, chẳng hạn như tên thật của bạn, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ hiện tại hay ngày sinh… Trong trường hợp này, các tin tặc (hacker) có thể xem và đoán. Vì vậy, bạn cần để tùy chỉnh các thiết lập hiển thị mặc định và ngăn chặn các thông tin cá nhân của bạn để những người khác không có quyền xem thông tin riêng tư của bạn.Một số thông tin bạn nên ẩn đi: Số điện thoại (tránh làm phiền), địa chỉ email(tránh spam)…. - Không tiết lộ thông tin cá nhân trong các bài viết:Các mạng xã hội là một nơi cho phép người dùng truyền bá hay chia sẻ bất kỳ những điều như họ muốn. Khi chia sẻ một bài đăng trên mạng xã hội, bạn cần phải tránh xuất bản thông tin cá nhân trên Internet, chẳng hạn như tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ email,… - Không click vào những liên kết ma:Khi đăng nhập và sử dụng các mạng xã hội. Các tin tặc có thể sử dụng các phần mềm, hoặc cài ứng dụng chứa virus để hiển thị những đường dẫn chưa những tin tức gây sốc, hình ảnh hoặc video hấp dẫn. Tuy nhiên, khi mọi người truy cập vào các trang web đó và bấm vào một số button hay banner họ sẽ bị hacker tấn công ngay. - Hãy cẩn thận về các tin nhắn bất thường từ bạn bè, người thân:Mọi người tham gia các mạng xã hội đều có thể bị đánh cắp nhận dạng, cùng với bạn bè. Vì vậy, khi bạn của bạn gửi một số thông điệp bất thường chẳng hạn như vay tiền, nạp thẻ điện thoại…, trong trường hợp này bạn cần phải kiểm tra danh tính của người này vì có thể tài khoản đó đã bị đánh cắp. - Nhớ thoát tài khoản khi không sử dụng:Cần phải thoát nick đăng nhập trên Internet khi bạn không sử dụng chúng nữa, bởi vì có thể vô tình bạn quyên và người dùng sau sẽ sử dụng luôn mạng xã hội và bắt đầu gửi tin nhắn vay tiền, xin mã thẻ(2 trường hợp này là nhiều nhất) và cũng có thể là cứu NET. Mình đã gặp chuyện này khi đang chơi ở một quán NET.Khi sử dụng các mạng xã hội chúng ta không nên chia sẻ và hiển thị những thông tin riêng tư, bởi vì hacker ở chỗ tối chúng ta ở chỗ sáng, ngay cả bạn bè của mình cũng có thể là hacker lun(thường là dân IT). Hãy sử dụng các hình thức gọi điện thoại, email, gặp mặt trực tiếp để trao đổi những vấn đề riêng tư. 10. “Điện toán đám mây “ là gì ? khác biệt và các đặc điểm của điện toán đám mây. So sánh với điện toán truyền thông… có ưu điểm gì. Hạn chế gì ? khi tham gia điện toán đám mây bạn cần phải có những điều kiện và chuẩn bị gì ? (tìm hiểu về onedrive , google drive) Điện toán đám mây là mô hình điện toán cho phép truy cập qua mạng để lựa chọn và sử dụng tài nguyên tính toán(ví dụ: mạng, máy chủ,lưu trữ,ứng dụng và dịch vụ) theo nhu cầu 1 cách thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời cho phép kết thúc sử dụng dịch vụ,giải phóng tài nguyên dễ dàng, giảm thiểu các giao tiếp vơi nhà cung cấp. So sánh: Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động thông tin đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử lý nội bộ và họ sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị phần cứng, phần mềm chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành ). Khác với mô hình điện toán truyền thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trong đám mây Internet. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ chỉ phải trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình (pay-for-what-you-use). Như vậy, mô hình này có rất nhiều lợi ích như sử dụng hợp lý nguồn vốn, điều hòa chi tiêu tính toán theo thực tế sử dụng, luôn hưởng năng suất tính toán theo cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, tận dụng được sức mạnh của Internet và các siêu máy tính, giảm cơ bản trách nhiệm quản lý hệ thống CNTT nội bộ. Đặc điểm: Dịch vụ theo nhu cầu Truy cập mạng trên diện rộng Chia sẻ tài nguyên . chuyển vùng quốc tế của đơn vị viễn thông hoặc có mang theo thẻ EMV và thiết bị đọc thẻ. 7. Khi dùng Smartphone nếu bị mất hay mang đi sữa chửa cần lưu ý đến vần đề gì. Những thông tin nào có. động và thông tin tìm kiếm trên các trình duyệt Internet (Firefox, Opera…).Phần lớn những thông tin về quá trình lướt web của người tiêu dùng được lưu trữ. Để tránh những rò rỉ thông tin ngoài. khắp thế giới. Tuy nhiên, việc bảo mật thông tin cá nhân trên các mạng xã hội đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay, hacker có thể cơ hội để ăn cắp thông tin của bạn, từ đó làm những điều trái

Ngày đăng: 04/07/2015, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w