Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
536 KB
Nội dung
Đề 1: Phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học trung đại nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong tác phẩm, có giá trị sâu sắc về nhiều mặt, đánh dấu sự phát triển ban đầu của nền văn xuôi nước ta. Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển Nam Hải) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung. Xét về giá trị hiện thực, truyện phản ánh sinh động thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội bất công gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Trước tiên đó là chế độ xã hội với chiến tranh loạn, lạc liên miên gây đau khổ cho con người. Vì cuộc chiến tranh đầy phi nghĩa, chàng Trương Sinh giống như anh lính thú xưa trong ca dao: Thùng thùng trống đánh ngũ liên- Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa phải ra lính, phải xa cách người mẹ già, người vợ trẻ. Hạnh phúc gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh. Người mẹ già vì xa con, nhớ thương con mà sinh ra ốm. Vũ Nương vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng và hết lời khuyên lơn. Đến khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo. Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông, thói hung bạo, gia trưởng của chồng. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng “nam quyền”, hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này. Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương Sinh: “trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến ” Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ và hành động của Trương Sinh vô hình chung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. 1 Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương, Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình. Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượi đầy tiễn chồng. Lời của nàng thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng lệ. Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được”. Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ mình). Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con kẻ khó mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng, làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ Nương thống thiết: “Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng đâu có thể lên núi vọng phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hoá đá Tuyệt vọng vì phải giành chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giãi bày, cứu chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ ”. Lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con người rơi vào cảnh ngộ bế tắc, không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng giám. Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc, nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng nhớ chồng, con. Qua những hoàn cảnh khác nhau của Vũ Nương, với những lời tự thoại của nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ 2 Việt Nam - một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương bằng cả niềm xót thương, thông cảm cho người phụ nữ. Đồng thời cũng đề cao những khát vọng của họ: quyền được yêu thương, được sống, được tôn trọng. Việc sáng tạo cuộc sống của nàng ở dưới thuỷ cung cũng nhằm đề cao một triết lí nhân nghĩa: ở hiền, gặp lành, người tốt phải được đền đáp xứng đáng. Phải nhận thấy rõ rằng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với tất cả nét thảm khốc. “Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong một đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiên phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông. “Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ. Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc hoạ diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật ; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải ; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình - lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính ; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà. Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn “gỡ nút” truyện, chàng Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của nhân dân là “ở hiền gặp lành”, ngưởi tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại thuỷ cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo. Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê hương mà không thể trở về được. Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã 3 hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội của thời đại mới. Đề 2: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. “Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm Truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình. Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “miếu vợ chàng Trương”: “Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương “ Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện. Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn. Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng cam tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trương Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình. Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hành động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi” , “thư tín nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa ”, là chi tiết cho cái “công- dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành. Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng. Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tế lễ khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng. 4 Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ” Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình). Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, Trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư”, mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng. Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. Chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán. Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị. Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước. 5 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH - (Trích: Vũ trung tuỳ bút) - Phạm Đình Hổ I. Tác giả, tác phẩm - Vũ trung tuỳ bút (tuỳ bút viết trong những ngày mưa). - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa. - Thể tuỳ bút: Ghi chép sự việc, con người , qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không gò bó theo hệ thống, kết cấu gì nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo. (Trong bài này là phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa và lũ quan lại hầu cận). Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn các loại ghi chép khác( so với bút kí, kí sự). II. Tìm hiểu văn bản 1. Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại - Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả thích ý thích “cơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa, vì vậy “việc xây dựng đình đài cứ liên miên”, hao tiền tốn của. - Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ: diễn ra hết sức thường xuyên “tháng ba bốn lần’, huy động rất đông người hầu hạ “binh lính dàn hầu quanh mặt hồ - mà Hồ Tây thì rất rộng”, các nội thần, các quan hộ giá, nhạc công, bày trò giải trí hết sức lố lăng và tốn kém (các nội thần ăn mặc giả đàn bà bày bán quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ, chốc chốc lại ghé vào bời mua bán, dàn nhạc bố trí khắp nơi quanh hồ để tấu nhạc làm vui ). - Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ(chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đá hình dáng kì lạ, chậu hoa, cây cảnh) để tô điểm nơi ở của chúa. Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng (miêu tả kĩ công phu việc đưa một cây đa cổ thụ “từ bên bắc trở qua sông đem về”, phải một cơ binh mới khiêng nổi). Đoạn văn “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” miêu tả cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú”, cổ mộc quái thạch, lại được bày vẽ như “bến bể đầu non”, nhưng âm thanh lại gợi ghê rợn trước một cái gì tan tác đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp phồn thực. Cảm xúc chủ quan củ tác giả đến đây mới được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là “triệu bất tường”, tức là điềm gở, điều chẳng lành. Nó như dự báo sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của dân lành. Và quả thực điều đó sẽ xảy ra không lâu sau khi Thịnh Vương mất. 2. Thủ đoạn của bọn quan hầu cận Thời chúa Trịnh Sâm, bọn hoạn quan hầu cận trong pghủ chúa rất được chúa sủng ái, bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi, hưởng lạc. Do vậy, chúng ngang nhiên ỷ thế nhà chúa mà hoành hành, tác oai 6 tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng mà tác giả kể ở đay là hành động vừa ăn cướp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp của tới hai lần, bằng không thì cũng phải tự tay huỷ bỏ các thứ của quý của mình. Đó là hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lý bất công. Bọn hoạn quan vừa vơ vét ních đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa. Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan này, tác giả kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình: Bà mẹ của ông đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí, rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ. Cách dẫn dắt như thế đã làm gia tăng đáng kể tính thuyết phục cho những chi tiết chân thực đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động. Bên cạnh đó còn kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán chế độ phong kiến của tác giả. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật Thành công với thể loại tuỳ bút: - Phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh. - Xây dựng được những hình ảnh đối lập. 2. Về nội dung Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiến. 7 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - (Hồi thứ 14, trích) - Ngô Gia Văn Phái 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ a) Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn. Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất” lên ngôi hoàng đế, “đốc suất đại binh” ra Bắc, gặp gỡ “người cống sĩ huyện La Sơn”, tuyển mộ binh lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. b) Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược. Sự sáng suốt thể hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch. Đặc biệt thể hiện qua lời phủ dụ với quân lính ở Nghệ An. Nguyễn Huệ khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc (“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”); nêu bật dã tâm của giặc(“bụng dạ ắt khác giết hại nhân dân, vơ vét của cải”); nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm, Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch rất ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân “đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc. c) Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước “lớn gấp mười nước mình” để có thể dẹp “việc binh đao”, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng” d) Là bậc kỳ tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ. Cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn là điều khiến chúng ta kinh ngạc. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quan ở Phú Xuân(Huế), một tuần sau đã ra đến Tam Điệp(cách Huế khoảng 500 km). Vậy mà đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường”, tiến ra Thăng Long. Mà tất cả đều đi bộ.Từ Tam Điệp trở ra (khoảng 150 km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long( trong thực tế đã vượt mức hai ngày). Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng là do tài tổ chức của người cầm quân : hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. e) Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận :Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự : hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế đội 8 quân của vua Quang Trung không phải toàn là lính thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù. Trận Hà Hồi: vây kín làng, bắc loa truyền gọi, quân lính bốn phía dạ ran, quân địch “rụng rời sợ hãi”, đều xin hàng, không cần phải đánh. Trận Ngọc Hồi, cho quân lính lấy ván ghép phủ rơm dấp nước làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp lá cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao chém bừa…” khiến kẻ thù phải khiếp vía, chẳng mấy chốc thu được thành. Bằng cách khắc hoạ trực tiếp hay gián tiếp, với biện pháp tả thực, hình tượng người anh hùng dân tộc hiện lên khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần ; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. - Khi miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ, với lập trường dân tộc và lòng yêu nước, tác giả viết với sự phấn chấn, những trang viết chân thực có màu sắc sử thi. 2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước. a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh: - Không đề phòng, không được tin cấp báo. - Ngày mồng 4, quân giặc được tin Quang Trung đã vào đến Thăng Long: + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng bắc mà chạy. + Quân sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn. b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân: - Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. - Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” đến mức “Tôn Sỹ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”. 9 Đề 3.1: Thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ. Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ. Về văn thơ Nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón, Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là hai bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà hợp tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất. Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu. Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện nôm trong văn học trung đại VN. ND là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Mộng Liên Đường, chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của ND: "Nếu không có con mắt trông thấy cả 6 cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy". 10 [...]... ch tha, nhng chớnh nhan y li thu hỳt ngi c cỏi v l, c ỏo ca nú Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đờng Trờng Sơn Nhng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ bài thơ? Hai chữ đó cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực... bỡnh d, dõn gió 31 11: Phõn tớch bi th ng chớ ca chớnh Hu (Ng vn 9 -Tp 1) Bi th ng chớ ra i vo u nm 194 8, sau chin dch Vit Bc ca quõn v dõn ta ỏnh thng cuc tin cụng quy mụ ln ca thc dõn Phỏp cui nm 194 7 lờn khu cn c a Vit Bc Nh th Chớnh Hu lỳc ú l chớnh tr viờn i i thuc trung on Th ụ, cựng n v ca mỡnh tham gia chin u sut chin dch u nm 194 8 Chớnh Hu vit bi th ny Bi th l kt qu ca nhng tri nghim thc v... tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vợt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh Trong bài thơ nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trờng Xa nay, những hình ảnh xe cộ, tu thuyền nếu đa vào thơ thì thờng đựơc mĩ lệ hoá, lãng mạn hoá đi rồi và thờng mang ý nghĩa tợng trng hơn tả thực Nay chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là hình ảnh thực,... nghiờn cu di 96 trang, cú on vit: "Kit tỏc ca Nguyn Du cú th so sỏnh mt cỏch xng ỏng vi kit tỏc ca bt k quc gia no, thi i no ễng so sỏnh vi vn hc Phỏp: Trong tt c cỏc nn vn chng Phỏp khụng mt tỏc phm no c ph thụng, c ton dõn sựng kớnh v yờu chung bng quyn truyn ny Vit Nam" V ụng kt lun: "Sung sng thay bc thi s vi mt tỏc phm c nht vụ nh ó lm rung ng v ca vang tt c tõm hn ca mt dõn tc" Nm 196 5 c Hi ng... cũng rất thực: Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Cái hình ảnh thực này đựơc diễn tả bằng hai câu thơ rất gần vói văn xuôi, lại có giọng thản nhiên(Không có kính không phải vì xe không có kính-Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi) càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của nó Bom đạn chiến tranh còn làm những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng... có đèn Không có mui xe, thùng xe có xớc Hình ảnh chiếc xe không hiếm trong chiến tranh, nhng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, thích cái lạ nh Phạm Tiến Duật mới nhận ra đợc và đa nó vào thành hình tợng thơ độc đáo thời chiến tranh chống Mĩ Ch mt chi tit nh, tỏc gi ó lm cho ngi c hiu c s ỏc lit, tn bo ca cuc chin tranh do quc M gõy ra Nhng chic xe ny ó lm ni bt hỡnh nh nhng ngi... thng vừ Ngy nay, õu phi vic cu khn, phũ nguy l khụng cn thit na, do ú, Lc Võn Tiờn vn gúp phn giỳp cho chỳng ta sng p hn v xng ỏng hn vi li tõm nim: Nh cõu kin ngói bt vi Lm ngi th y cng phi anh hựng 29 10: Hóy phõn tớch on trớch Lc Võn Tiờn gp nn thy s i lp nhau nh la vi nc gia ụng Ng v Trnh Hõm on ny trớch phn gia truyn th " Lc Võn Tiờn " Nghe tin m mt Võn tiờn ( VT ) b thi tr v chu tang m cựng... t quan nim sng n vic lm nhõn c Thy ngi b nn ụng ó lp tc cu giỳp v c nh ụng cựng tn tỡnh cu sng ngi b nn dự khụng h bit h l ai: ễng chi xem thy vt ngay lờn b Hi con vy la mt gi, ễng h bng d, m h mt my 30 Cỏc cõu th bỡnh d, t nhiờn trờn khụng nhng ó k li mt hnh ng nhõn ngha m cũn gi t ht mi chõn tỡnh ca c gia ỡnh ụng Ng i vi ngi b nn Cu sng Võn Tiờn, ụng cũn lu gi chng li gia ỡnh mỡnh Dự gia cnh ụng... thõm thuý, tri i, mt Nguyn Du chan cha nhõn ỏi, hiu mỡnh, hiu i, mt Nguyn Du núng bng khỏt khao cuc sng bỡnh yờn cho dõn tc, cho nhõn dõn 11 3.2: Qua vic tỡm hiu ct truyn v cỏc on trớch trong SGK ng vn 9, tp I, em hóy phõn tớch nhõn vt Thuý Kiu lm ni bt giỏ tr nhõn o ca Truyn Kiu Kit tỏc truyn Kiu ca i thi ho Ng.Du cú 2 giỏ tr ln l giỏ tr hin thc v giỏ tr nhõn o Truyn Kiu l bc tranh hin thc v mt xó... súng giú bóo bựng m nng phi tri qua trong mi lm nm lu lc "thanh lõu hai lt, thanh y hai ln" on th cú giỏ tr nhõn bn sõu sc ng thi th hin tm lũng nhõn hu, cm thng chia s ca Nguyn Du vi ni au ca Thỳy Kiu 19 6: Phõn tớch tỏm cõu th cui ca on trớch Kiu lu Ngng Bớch Kiu b cm cung lu Ngng Bớch, nhng thc cht l b Tỳ B giam lng y, dựng Mu ma chc qu la gt nng, buc nng phi ra tip khỏch lu xanh Sau lng nng . thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 196 5 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh. đầy dư âm với hòa tấu phức điệp của sóng biển, "sóng lòng", "sóng đời" đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm họa như muốn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội. lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 18 09, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của