kế hoạch đổi mới PPDH

10 83 0
kế hoạch đổi mới PPDH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Thạnh Hoá CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Thạnh Phước Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 15/ KH- THCS Thạnh Phước , ngày 06 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2010 -2011 Thực hiện theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD&ĐT Thạnh hoá về việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS trong năm học 2010 -2011 .Trường THCS Thạnh Phước xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học trong năm học 2010- 2011 cụ thể như sau: I-Cơ sở căn cứ để lập kế hoạch. 1.Các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Các chủ trương của Đảng về định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong các Nghị quyết TW 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12- 1996) và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12-1998), cụ thể như: Điều 24.2 Luật Giáo dục ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”. 2.Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành. - Công văn số 117/TB-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2009 về Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Hội thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông”. - Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. - Sở GD&ĐT, đã có các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai các chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, như tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, tổ chức các chuyên đề dạy học ở tất cả các bộ môn nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học mới. - Công văn của Phòng GD&ĐT Thạnh Hoá về việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS trong năm học 2010 -2011 . II-Đánh giá tình hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường trong thời gian qua. - Đổi mới chương trình và SGK cấp THCS tính đến nay đã triển khai được 8 năm, qua các đợt tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên, hầu hết giáo viên đã nắm được các phương pháp dạy học tích cực và vận dụng khá tốt. Tuy nhiên chỉ tập trung những giờ dạy có đăng ký thao giảng hoặc chuyên đề. Những giờ dạy bình thường khác thì chất lượng và phương pháp dạy học tích cực còn thấp. Đặc biệt là tập trung ở một bộ phận giáo viên lớn tuổi, còn ỷ lại không tích cự học hỏi, việc đổi mới PPDH còn chậm và chưa đạt yêu cầu. Hiện tượng dạy học theo kiểu đọc – chép vẫn còn diễn ra ở một bộ phận giáo viên. - Các hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa bài bản, liên tục và xuyên suốt trong quá trình dạy học. - Công tác kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện đổi mới PPDH của cán bộ quản lý đối với đội ngũ giáo viên chưa được đầu tư đúng mức, như thể chế hoá, cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá, việc đánh giá về nghiệp vụ giáo viên, về đổi mới quá trình giáo dục. Do đó hiệu quả tác động đến đổi mới của giáo viên còn thấp, tính bình quân chủ nghĩa, nể nang trong đánh giá vẫn còn. - Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy và học theo hướng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học mặc dù đã được nhà trường chú trọng đầu tư, nhưng do quy mô phát triển về số lượng học sinh trên địa bàn lớn nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc đổi mới PPDH, nên việc đổi mới phương pháp dạy học và hiệu quả công tác giáo dục chưa cao. III- Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học trong năm học 2010 -2011 . 1-Mục tiêu. - Từng bước đưa các điều kiện phục vụ cho công tác dạy học như: đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để phục vụ đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng giáo dục. - Thúc đẩy nhanh chóng đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy học phù hợp theo đối tượng học sinh. - Chấm dứt việc dạy học theo kiểu “đọc – chép”. Vận dụng các phương pháp linh hoạt cho phù hợp với từng lớp học, từng đối tượng học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. -Từng bước hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH trong từng tổ chuyên môn. -Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường. - Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả. 2-Công tác chỉ đạo của Nhà trường và Tổ chuyên môn. - Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn và toàn thể CBGV-NV xây dựng kế hoạch đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong năm học 2010 – 2011 trên cơ sở kế hoạch của nhà trường và có đăng ký việc làm mới cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục . - Đổi mới nội dung hoạt động, sinh hoạt của Tổ chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp thông qua việc tổ chức cho nhóm bộ môn trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn bằng các kế hoạch cụ thể, rõ ràng nhằm nâng cao khả năng tự bồi dưỡng, tự học hỏi của giáo viên. -Tổ chức tốt các chuyên đề về đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể của nhà trường, trên cơ sở đó giúp giáo viên giải quyết các vấn đề mới, khó trong công tác giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục . - Tạo điều kiện cho giáo viên trong nhà trường tham gia tập huấn giáo viên theo chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên với nội dung cơ bản là đổi mới PPDH. 3-Công tác đảm bảo điều kiện a) Đội ngũ. - Số lượng: Tham mưu với cấp trên bảo đảm số lượng và đồng bộ về cơ cấu giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT . - Bồi dưỡng chuyên môn: + Giáo viên tăng cường công tác tự học, tự rèn, đặc biệt là những lĩnh vực như: Tin học, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, những vấn đề mới trong thực hiện chương trình và SGK. Nắm vững về lý luận đổi mới PPDH; Quy định trong chương trình sinh hoạt tổ chuyên môn giáo viên phải luân phiên có những hoạt động thảo luận chuyên môn, mọi giáo viên đều phải có hồ sơ về việc tự học với nội dung phong phú, cập nhật được những kiến thức cần thiết. + Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ: Tham mưu với Phòng GD&ĐT nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ thường xuyên trong hè. Đặc biệt chú trọng các vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh. b)Cơ sở vật chất- thiết bị. - Cơ sở vật chất: Tham mưu với lãnh đạo các cấp từng bước quy hoạch, xây mới nhưng đảm bảo đúng chuẩn, chất lượng tốt để bảo đảm hiệu quả lâu dài. Huy động các nguồn lực để hiện đại hoá dần các phòng học, các phòng chức năng, khu giáo dục thể chất. - Thiết bị dạy học: Tiếp tục lập kế hoạch xin bổ sung thiết bị dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy. Tăng cường các thiết bị dùng chung như máy tính, đặc biệt là trang bị dần Tivi mắc cố định tại phòng học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng CNTT phục vụ cho đổi mới PPDH. - Sách giáo khoa: Tiếp tục xây dựng tủ sách dùng chung đảm bảo SGK cho những học sinh nghèo , không để học sinh đến trường không có sách học. 4-Các hoạt động chuyên môn. a) Về mặt nhận thức và chỉ đạo chuyên môn: - Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hoá được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học. - Quán triệt trong toàn thể CBGV việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh là việc làm thường xuyên phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. - Tiếp tục chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng bộ môn. Đi đôi với việc truyền thụ kiến thức bộ môn cần chú trọng tích hợp kiến thức đa môn. - Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: + Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH. + Biết những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn. + Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo ). + Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao). + Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan thoả mãn. + Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập. - Đối với cán bộ quản lý cần có những việc làm cụ thể thiết thực: + Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH. + Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. + Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH. + Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường. + Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả. - Khai thác, ứng dụng CNTT phục vụ tốt việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với nội dung chương trình bộ môn của cấp học. - Đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm, thực hành quy định trong chương trình và SGK. Cần tổ chức tốt cho giáo viên mượn và sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, tuyệt đối không để tình trạng có thiết bị trong kho mà giáo viên thì dạy “chay”. - Tất cả các, tổ chuyên môn và giáo viên trong nhà trường đều xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH để tổ chức thực hiện. b) Tổ chức nguồn : - Tăng cường việc lập nguồn bao gồm các phần mềm dạy học, các tư liệu dạy học, thư viện các câu hỏi, bài tập, đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên thư viện của trường để mọi giáo viên và học sinh tham khảo. -Đặc biệt thư viện các đề kiểm tra sẽ được tập hợp và chọn lựa từ các bài kiểm tra 1 tiết trở lên của các môn ở các giáo viên trong trường tham khảo chung. Phấn đấu trong các năm tiếp theo các bài kiểm tra định kỳ giáo viên không trực tiếp ra đề. c) Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi. Hàng năm Ngoài việc tổ chức các đợt thao giảng, chuyên đề…nhà trường sẽ chú trọng thực hiện tốt việc tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi một cách bài bản, khoa học, để thông qua Hội thi nhằm động viên khuyến khích phong trào đổi mới PPDH, đồng thời phát hiện thêm những nhân tố mới làm cốt cán trong phong trào đổi mới PPDH. d) Tổ chức hội thi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin giỏi. Có thể nói CNTT là một thế mạnh của Nhà trường, Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT để phục vụ cho việc đổi mới PPDH trong những năm trước đây chỉ tập trung vào một bộ phận GV. Vì vậy cùng với Hội thi chọn giáo viên dạy giỏi các cấp, nhà trường chú trọng tổ chức Hội thi ứng dụng CNTT giỏi trong giảng dạy để việc CNTT phục vụ cho việc đổi mới PPDH được lan toả đến mọi GV và trở thành nét văn hoá của nhà trường đồng thời tuyển chọn giáo viên tham gia Hội thi cấp Huyện do Phòng tổ chức, cấp tỉnh do Sở tổ chức cho khối giáo viên THCS. e) Tổ chức tốt các chuyên đề chuyên môn. Trong từng năm học, đảm bảo tất cả các bộ môn đều có thực hiện chuyên đề. Tuy nhiên việc thực hiện các chuyên đề phải tập trung vào các vấn đề trong tâm: Dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Ứng dụng CNTT vào dạy học; Dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh… Tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả chuyên đề. Các chuyên đề phải chuẩn bị chu đáo, với sự tham gia tích cực của các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Những tiết dạy chuyên đề phải có sự đầu tư của tập thể tổ chuyên môn và phải có sự đầu tư chỉ đạo cán bộ quản lý, tạo được nhiều tiết dạy “mẫu” về đổi mới PPDH. f) Tổ chức tốt các giờ thao giảng ở trường học. Ngoài việc tổ chức thao giảng định kỳ theo kế hoạch. Toàn thể CBGV trong nhà trường phải thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, trong mỗi năm học: Hiệu trưởng và mỗi phó Hiệu trưởng dự giờ giáo viên về hoạt động giáo dục trên lớp ít nhất 01 tiết dạy / 01 giáo viên và thăm lớp ít nhất 01 lần/ lớp; mỗi tổ trưởng và tổ phó dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn về hoạt động giáo dục trên lớp ít nhất 04 tiết dạy / 01 giáo viên và thăm lớp ít nhất 02 lần/ lớp do giáo viên trong tổ chuyên môn phụ trách chủ nhiệm; mỗi giáo viên có ít nhất 10% số bài giảng trên lớp được sử dụng CNTT hoặc phần mềm công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn trong tổng số tiết dạy, 04 tiết dạy của 02 lần hội giảng hoặc thao giảng trong trường và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp. g) Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH. - Quan điểm về đổi mới: + Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT, hướng tới mục tiêu đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh và là động lực để học sinh học tập và rèn luyện, nhà trường quản lý tốt tất cả GV có các biện pháp quản lý quá trình tổ chức kiểm tra (từ khâu ra đề thi, chấm bài, vào điểm…). + Kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh phải được thực hiện trong suốt quá trình học tập để động viên, khuyến khích học tập của học sinh. Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự đánh giá kết quả học tập của mình. + Đổi mới kiểm tra đánh giá vừa phải đạt tới mục tiêu là đánh giá chính xác, công bằng, khách quan trình độ học vấn của học sinh, vừa phải góp phần điều chỉnh và thúc đẩy đổi mới PPDH và động viên, khuyến khích học sinh học tập. - Hình thức kiểm tra, đánh giá: + Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, phối hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra kỹ năng thực hành, kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm; đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc. Đối với các môn xã hội khuyến khích ra đề kiểm tra “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo của học sinh. + Kiểm tra học kỳ theo đề chung của Sở GD&ĐT ở một số môn học khối 9. Nhà trường ra đề kiểm tra học kỳ và 1 tiết trở lên ở một số môn khối 6,7,8 và các môn còn lại của khối 9. + Rèn luyện khả năng tự kiểm tra đánh giá của học sinh để học sinh tự đánh giá kết quả tự học của mình theo sự hướng dẫn của giáo viên trong yêu cầu của đổi mới PPDH. - Những yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới KTĐG là: + Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GDĐT với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình; + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT; riêng kiểm tra học kỳ I và học kỳ II vẫn áp dụng hình thức tự luận. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành theo bảng quy định chế độ cho điểm các môn học ở cấp THCS đã áp dụng từ năm học 2009-2010. + Tổ chức các hội thảo về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới PPDH, sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để hiệu chỉnh PPDH. 5-Công tác thanh tra, kiểm tra việc đổi mới phương pháp giáo dục: - Lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đổi mới chương trình và SGK của các tổ chuyên môn và của giáo viên. Trong đó, vừa thanh tra, kiểm tra từ kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, vừa trực tiếp dự giờ của giáo viên để đánh giá. - Các tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề, chú trọng kiểm tra đột xuất. Nội dung kiểm tra cần tập trung vào chuyên đề đổi mới PPDH, tăng cường kiểm tra hồ sơ giáo án, kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường dự giờ không báo trước. 6- Tổ chức tốt việc đánh giá giáo viên vào cuối kỳ và cuối năm: Tổ chức đánh giá giáo viên vào cuối kỳ, cuối năm theo các tiêu chí quy định, kết hợp với thi đua-khen thưởng, đặc biệt chú trọng kết quả đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. 7- Sơ kết, tổng kết đổi mới phương pháp dạy học: Cuối học kỳ, cuối năm tất cả CBGV; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng và nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết về đổi mới PPDH theo kế hoạch đã xây dựng. Trong đó tập trung vào đánh giá trung thực kết quả đổi mới phương pháp giáo dục của giáo viên. Tìm ra những nguyên nhân góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới để phát huy, những nguyên nhân cản trở, hạn chế đổi mới PPDH để khắc phục. Trên đây là kế hoạch thực hiện việc đổi mới PPDH của Trường . Các Tổ chuyên môn và toàn thể CBGV căn cứ trên cơ sở vào kế hoạch này và tuỳ theo đặc thù của bộ môn, công tác được giao để xây dựng cụ thể kế hoạch đổi mới PPDH của đơn vị mình, cá nhân mình cho phù hợp để đạt được mục tiêu đặt ra. Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG - CMTHCS Phòng GD&ĐT ( b/c) - CM Trường ( t/h) - Lưu VT Ngô Đức Hiệp PHỤ LỤC 1: Kế hoạch thực hiện chuyên đề cấp trường TT Môn Người thực hiện Nội dung chuyên đề Thời gian thực hiện 1. Sinh Trần Nam Bảo Thế Phương pháp dạy học hợp tác Tháng 10 2. Văn Nguyễn Thị Hải Linh Giáo dục sức khỏe sinh sản qua bài “Ôn dịch, thuốc lá” 3. Hóa Kô Căn Sa Tích hợp GDBVMT trong dạy học Hoá 9 4. Anh Ngô Thị Hiền Dạy kỷ năng nói tiếng Anh 8 có hiệu quả Tháng 11 5. Toán Nguyễn Văn Hải Rèn kỷ năng vẽ hình trong hình học 7 6. Sử Trần Thị Minh Phương Phát huy tính chủ động của học sinh trong hoạt động nhóm 7. Lý Bùi Văn Khánh Tăng cường hoạt động nhóm, cặp Tháng 128. GDCD Hồ Thị Tố Trinh Phòng chống HIV/AIDS qua môn GDCD 8 9. Địa Lê Hoài Tân Khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên 10. Nhạc Lê Thị Sương Đổi mới PPDH phân môn tập đọc nhạc Tháng 2 11. CN Trần Văn Dũng 12. Họa Lê Thị Kim Huệ Ứng dụng CNTT đưa hình ảnh minh họa Tháng 3 13. TD Trần Thị Chữ Bật nhảy, đá cầu PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐĂNG KÝ MỘT VIỆC LÀM MỚI TT Họ và Tên Chức vụ Việc làm mới Ghi chú 1. Hoàng Phú Đức Hiệu trưởng Nuôi dưỡng Văn hoá trường học. 2. Trần Thị Thanh Xuân Phó hiệu trưởng Nghiên cứu và sử dụng thành thạo phần mềm QLHS. 3. Đoàn Minh Lộc Phó hiệu trưởng Tự học, tự nghiên cứu phần mềm Microsoft Office Excel một cách thành thạo phục vụ tốt công tác quản lý 4. Lê Văn Hoàng Tổ trưởng Thi ứng dụng CNTT đạt cấp huyện 5. Trần Nam Bảo Thế Tổ phó Vận dụng phương pháp học hợp tác vào giảng dạy. 6. Nguyễn Thị Phượng Giáo viên Xây dựng kho tư liệu cá nhân 7. Phan Thị Thanh Nhàn Giáo viên Thi đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện 8. Kô Căn Sa Giáo viên Dạy chuyên đề 9. Hồ Thanh Phương Giáo viên Thi đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường 10. Nguyễn Thị Châu Loan Tổ trưởng Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 11. Võ Thanh Khiết Giáo viên Xây dựng kho tư liệu riêng trên trang web. 12. Nguyễn Thanh Bình Giáo viên Sắp xếp hệ thống bản đồ dạy lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. 13. Trần Thị Minh Phương Tổ phó Sắp xếp hệ thống bản đồ dạy lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. 14. Trần Ngọc Tuyễn Giáo viên Soạn giáo án điện tử 15. Dương Triền Phúc Tổ trưởng Xây dựng hệ thống câu hỏi hỗ trợ cho học sinh còn yếu về môn toán. 16. Nguyễn Thị Thơi Tổ phó Xây dựng kho tư liệu riêng trên trang website cá nhân 17. Đặng Văn Nhuận Giáo viên Đánh giá rèn luyện giáo viên thông qua điểm 18. Lê Phước Hoà Giáo viên Xây dựng bộ đề học sinh giỏi môn tin học 19. Nguyễn Văn Hải Giáo viên Xây dựng kho tư liệu riêng trên trang website cá nhân 20. Phạm Xuân Tân Giáo viên Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà 21. Trần Thị Ánh Minh Giáo viên Hướng dẫn học sinh tự quản 15 phút đầu giờ 22. Ngô Thị Nhàn Giáo viên / Nghỉ sinh 23. Trần Nữ Nhân Tổ trưởng Xây dựng kho tư liệu Tiếng Anh lớp 6 trên trang website 24. Ngô Thị Hiền Giáo viên Giúp học sinh làm sổ tay Tiếng Anh 25. Trần Thị Lan Giáo viên Xây dựng trang website cá nhân phong phú hơn 26. Nguyễn Thừa Giáo viên Xây dựng trang website cá nhân phong phú hơn 27. Bùi Văn Khánh Tổ trưởng Nâng cao hiệu quả trong việc học nhóm cặp ở bộ môn Vật lý lớp 8 28. Trần văn Dũng Giáo viên Vận dụng phương pháp dạy học lắp ghép vào môn học Công nghệ 29. Lê Đình Độ Tổ trưởng Hướng dẫn học sinh tự lập sổ để theo dõi sức khoẻ của mình 30. Nguyễn Thị Mỹ Thông Tổ phó Đổi mới việc kiểm tra đánh giá của học sinh bằng thực hành 31. Phạm Minh Tuấn Giáo viên Phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. 32. Lê Thị Sương Giáo viên Đưa một số làn điệu dân ca vào chương trình hoạt động ngoại khoá 33. Trần Thị Chữ Giáo viên Hướng dẫn cho học sinh tập luyện Thể dục thể thao ở nhà để nâng cao sức khoẻ 34. Lê Thị Kim Huệ Giáo viên Hướng dẫn học sinh khối 7 chuẩn bị trưng bày tranh vào cuối năm. 35. Nguyễn Thị Nga Tổ trưởng Làm đồ dùng dạy Tiếng Việt 36. Dương TThảo Trang Tổ phó Hướng dẫn học sinh làm bài tập lớn 37. Nguyễn T Hải Linh Giáo viên Áp dụng dạy học tích cực (mảnh ghép và khăn trải bàn) vào giảng dạy. 38. Nguyễn Thị T. Nhung Giáo viên Hướng dẫn học sinh cách soạn bài ở nhà. 39. Lê Thị Kiều Giang Giáo viên Hướng dẫn học sinh làm sổ tích luỹ kiến thức Văn học 40. Trần Thị Diệu Giáo viên Hoàn thành trang Web cá nhân. 41. Nguyễn Thị Hoa Giáo viên Duy trì tốt sĩ số trên lớp 42. Hầu Thị Minh Nguyệt Giáo viên Hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp khăn trải bàn. 43. Hồ Thị Tố Trinh Giáo viên Hướng dẫn học sinh cách tự học thực hành môn Giáo dục công dân 44. Hàn Văn Minh Tổ trưởng Sử dụng Excel vào quản lý theo dõi việc sử dụng thiết bị thực hành 45. Trần Ngọc Định Tổ phó Phối hợp với giáo viên trong công tác quản lý học sinh, thực hiện sinh hoạt Đội theo hướng tự quản. 46. Trần Hà NV Văn phòng Ứng dụng phần mềm QLHS trong công tác Văn phòng. 47. Trần Thị Huyền Lương NV Thư viện Ứng dụng phần mềm Quản lý thư viện trong công tác quản lý bạn đọc. 48. Nguyễn Thị Thuý NV Kế toán Sử dụng phần mềm vào quản lý tài chính. . quả. 7- Sơ kết, tổng kết đổi mới phương pháp dạy học: Cuối học kỳ, cuối năm tất cả CBGV; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng và nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết về đổi mới PPDH theo kế hoạch đã. định, kết hợp với thi đua-khen thưởng, đặc biệt chú trọng kết quả đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH. CBGV việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh là việc làm thường xuyên phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. - Tiếp tục chỉ đạo đổi mới PPDH theo

Ngày đăng: 02/07/2015, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan