Những tiếng sét ái tình của Giang Thanh Năm 16 tuổi, Giang Thanh bắt đầu bước chân vào cuộc hôn nhân đầu tiên, trong vòng 8 năm sau đó, cô đã trải qua 4 đời chồng. Cuộc hôn nhân thứ 3 cũng không bền vững Sau khi chia tay với Du Khởi Uy, Lý Vân Hạc tới Thượng Hải tham gia vận động văn hóa cánh trái, tìm tới những sân khấu lớn hơn và làm quen với nhà văn, nhà biên soạn kịch bản và bình luận điện ảnh nổi tiếng Đường Nạp. Tiếng sét ái tình khiến Lý Vân Hạc và Đường Nạp tới gần với nhau hơn, Đường Nạp còn đặt nghệ danh cho Lý Vân Hạc là Lam Bình (lục bình xanh) và giới thiệu kết nạp cô vào Kịch Liên (Hội Liên hiệp Kịch Điện ảnh Trung Quốc). Đám cưới của Giang Thanh và Đường Nạp Đường Nạp là người Tô Châu và thi đỗ trường Đại học St John’s ở Thượng Hải. Ông là người tinh thông ngoại ngữ, đồng thời nổi tiếng khi còn rất trẻ. Vừa tới Thượng Hải chưa được bao lâu, Lý Vân Hạc đã nhanh chóng sống chung với Đường Nạp và trở thành diễn viên có chút tiếng tăm nhờ sự giúp đỡ của Đường Nạp. Năm 1936, sau 2 năm sống chung, Đường Nạp và Lý Vân Hạc đã đi làm thủ tục kết hôn. Tuy nhiên Lý Vân Hạc khi đó vẫn qua lại với nhiều người đàn ông khác. Không chịu nổi tính trăng hoa của vợ, Đường Nạp đã nhiều lần tìm tới cái chết và những câu chuyện đó đã trở thành tin động trời trong giới nghệ thuật những năm 30. Thành công nhờ vai diễn chính trong bộ phim Vương Lão Ngũ khiến Lý Vân Hạc bỏ rơi người chồng của mình bởi lúc này cô không cần tới một chỗ dựa về mặt tình cảm cũng như trong sự nghiệp như trước nữa. Hai lần Đường Nạp tự sát, Lý Vân Hạc đều không mảy may quan tâm mà còn gửi một bài báo với tiêu đề “Lời tự bạch của tôi” lên tờ Đại Công báo. Lý Vân Hạc lật giọng rằng Đường Nạp đã từng nhiều lần đề nghị nhưng mãi cô mới đồng ý. Tuy nhiên, hai người đã thương lượng với nhau rằng đây không phải là cách để ràng buộc nhau mà là để giải quyết vấn đề kinh tế… Từ khi phát biểu trong bài “Lời tự bạch của tôi”, Lý Vân Hạc đã công khai chuyển ra ở cùng một đạo diễn nổi tiếng khác tên là Chương Mẫn. Chương Mẫn đã bỏ vợ bỏ con để đi theo tiếng gọi tình yêu với Lý Vân Hạc nhưng ông không ngờ rằng lại bị Lý Vân Hạc trở mặt, cô ta đã nói rằng: “Tại sao anh cứ một mực đòi tôi kết hôn? Quan điểm hôn nhân của anh quá lạc hậu, sống chung không phải là yêu hay sao”? Năm 1937, những chuyện tai tiếng của Lý Vân Hạc trở thành đề tài khai thác của các báo lá cải ở Thượng Hải và các công ty điện ảnh đã ngừng ký hợp đồng với Lý Vân Hạc. Lý Vân Hạc rơi vào thế cô lập, kinh tế kiệt quệ. Trong bước đường cùng, Lý Vân Hạc đã đưa ra một quyết định nhanh chóng đó là rời khỏi Thượng Hải để tới Diên An. Năm 24 tuổi, Giang Thanh đã bước vào cuộc hôn nhân thứ 4 Tháng 8/1937, Giang Thanh tới Diên An. Cũng giống như những lần khác, Giang Thanh lại đi tìm cho mình một người đàn ông để có thể dựa dẫm. Cô cho rằng đây là một lối tắt để người phụ nữ thành công. Vừa tới Diên An, Giang Thanh may mắn gặp Mao Trạch Đông lúc đó đã chia tay Hạ Tử Trân. Tháng 11/1938, Giang Thanh đã chuyển sang ở với Mao Trạch Đông sau khi quen biết nhau được 2 tháng và tuyên bố với mọi người rằng hai người đã kết hôn. Trong thời gian ở Diên An, từ khi sống chung với Mao Trạch Đông, Giang Thanh chưa lần nào đòi ly hôn. Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc. Ông trở thành Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ năm 1943 cho tới khi mất. Giang Thanh và Mao Trạch Đông Giang Thanh không những là vợ Mao Trạch Đông, mà trong Đại cách mạng văn hóa còn là người “cầm cờ”. Đến khoảng tháng 4/1969, vị trí của Giang Thanh đã tiến lên đến thứ tư và chính thức bước vào Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Điều này càng làm cho sự khao khát quyền lực của Giang Thanh trở nên cháy bỏng. Muốn tên tuổi của mình được cả thế giới biết tới, Giang Thanh đã nhờ một tác giả người Mỹ tên Roxane Witke soạn cho mình cuốn sách “Hồng đô nữ hoàng”(tên tiếng Anh là Comrade Chiang Ching). Tháng 10/1976, Giang Thanh bị Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Hoa Quốc Phong, ra lệnh bắt. Năm 1991, “Hồng đô nữ hoàng” đã tự kết liễu cuộc đời mình. (Theo Vietnamnet/China Daily) . Những tiếng sét ái tình của Giang Thanh Năm 16 tuổi, Giang Thanh bắt đầu bước chân vào cuộc hôn nhân đầu tiên, trong vòng 8. khi mất. Giang Thanh và Mao Trạch Đông Giang Thanh không những là vợ Mao Trạch Đông, mà trong Đại cách mạng văn hóa còn là người “cầm cờ”. Đến khoảng tháng 4/1969, vị trí của Giang Thanh đã. Thượng Hải để tới Diên An. Năm 24 tuổi, Giang Thanh đã bước vào cuộc hôn nhân thứ 4 Tháng 8/1937, Giang Thanh tới Diên An. Cũng giống như những lần khác, Giang Thanh lại đi tìm cho mình một người