GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Trang 1Giáo viên hướng dẫn: Ths Đoàn Phương Thảo
ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Trang 2MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 3
Chương 1: Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 4
1.1 Chính sách tiền tệ 4
1.2 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 5
1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ 9
1.3.1 Công cụ tái cấp vốn 9
1.3.2 Công cụ dự trữ bắt buộc 10
1.3.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 11
1.3.4 Công cụ hạn mức tín dụng 12
1.3.5 Công cụ lãi suất 14
1.3.6 Công cụ tỷ giá 15
Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 16
2.1 Những đổi mới về điều hành chính sách tiền tệ từ năm 1986 đến nay 16
2.2 Thực trạng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước 18
2.2.1 Công cụ tái cấp vốn 20
2.2.2 Công cụ dự trữ bắt buộc 21
2.2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 22
2.2.4 Công cụ hạn mức tín dụng 23
2.2.5 Công cụ lãi suất 24
2.2.6 Công cụ tỷ giá 24
2.2 Đánh gía chung về hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ 26
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 27
3.1 Định hương điều hành công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước 27
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước .27 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ 27
3.2.1.1 Công cụ tái cấp vốn 27
3.2.1.2 Công cụ dự trữ bắt buộc 28
3.2.1.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 29
3.2.1.4 Công cụ hạn mức tín dụng 30
3.2.1.5 Công cụ lãi suất 31
3.2.1.6 Công cụ tỷ giá 32
3.2.2 Các giải pháp khác 32
3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ 33
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Trên thế giới hiện nay chính sách tiền tệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng củamình trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ giúp cho mỗiquốc gia theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định tiền tệ, tạo công ăn việc làm,tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả hơn Mặt khác việc điều hành chính sách tiền
tệ của mỗi quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia đó mà còn ảnh hưởng theo cơ chếlan truyền tới thị trường tiền tệ thế giới Việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ làmột vấn đề quan trọng trong xây dựng phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sáchcủa mỗi nước
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng củanhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như:công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chínhsách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định
Đối với nước ta, ngay từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò của chính sáchtiền tệ trong phát triển kinh tế Vì vậy ngay từ những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước ViệtNam đã chú trọng trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợpvới nền kinh tế Việt Nam đã thu được những kết quả đáng khích lệ như đẩy lùi lạm phát,tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân góp phần không nhỏ vào sựphát triển kinh tế của đất nước
Tuy vậy nền kinh tế thị trường luôn biến động nên các mục tiêu của chính sách tiền
tề cũng phải luôn biến đổi theo cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước.Việc xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết cho sự phát triển kinh tế.Nhưng trên thực tế chính sách tiền tệ của nước ta sau một thời gian dài thực thi vẫn cònbộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế Việc tìm ra những thiếu sót và hạn chế đó để khắc phục
và xây dựng hoàn thiện chính sách tiền tệ là điều quan trọng nhất cần phải làm
Với mục đích trau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về chính
sách tiền tệ, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính
sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” Em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của Thạc sỹ Đoàn Phương Thảo đã giúp em hoàn thành đề án này
Vì sự hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của cô giáo vàbạn đọc
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Chương 1 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỂN TỆ 1.1 Chính sách tiền tệ
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền tệ về lưuthông, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cả hàng hoá và giá trị tài sản, thunhập của nhân dân, làm chuyển biến mức sống của họ theo hai hướng: khó khăn, đắt đỏhay thuận lợi tiện nghi Vì vây, để đạt được sự biến động về đời sống và sinh hoạt kinh tếcủa cả cộng đồng, người ta có thể bắt đầu bằng tác động tiền tệ Mối quan hệ đó đã làm
cho những biến động về tiền tệ được gọi là: “Chính sách tiền tệ”.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương là một bộ phận quan trọng trong hệthống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Chính phủ, nó là tổng hoà các phươngthức mà Ngân hàng Trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khốilượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hộicủa đất nước
Chính sách tiền tệ hay chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồngtiền của Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như:kiềm chế lạm phát; duy trì ổn định tỷ giá hối đoái; đạt được tăng trưởng kinh tế Chínhsách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếphay gián tiếp thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở; quy định các mức dựtrữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối…
Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế(lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ Để thực hiện đượcđiều đó, thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ đượcgiao cho Ngân hàng Trung ương Có một số nước, việc xây dựng chính sách tiền tệ có thể
do một cơ quan khác, nhưng thực hiện chính sách tiền tệ vẫn là Ngân hàng Trung ương.Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Ngân hàng Trung ương cần được độc lập ở một mức độnhất định với Chính phủ
Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ Ở đó, bao giờ chính sáchtiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà
Trang 5nước, bên cạnh chính sách tài khoá, chính sách phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đốingoại…
Ngân hàng Trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng haythắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng vàviệc làm của quốc gia đến mức mong muốn
Trong một quãng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc gia
có thể được hoạch định theo một trong hai hướng sau đây:
- Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư,
mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm Trong trường hợp này, chính sách tiền tệnhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp
- Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìmhãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chốnglạm phát
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng Trung ương
Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân hàngTrung ương Các hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương đều nhằm thực thi chínhsách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó
1.2 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ cũng như mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác đều có mục tiêuriêng của nó, đó là mục tiêu: ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định hệ thống tài chính,thị trường ngoại hối, tăng trưởng kinh tế
Mỗi quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng, phù hợp với nền kinh tế đặc thù củamình Nhưng các chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu giống nhau.Tuy nhiên tuỳ từng giai đoạn khác nhau và tuỳ điều kiện thực tế của nền kinh tế để lựachọn mục tiêu trọng tâm
* Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Các nhà kinh tế học cho rằng, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền sản xuấthàng hoá, đặc biệt là nên sản xuất hàng hoá phát triển ở mức độ cao (nền kinh tế thịtrường)
Trang 6Tuỳ theo quan điểm và góc độ nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học đã đưa ranhững khái niệm riêng về lạm phát Tuy nhiên, nhìn chung có thể hiểu: lạm phát là sự giatăng giá cả trung bình của hàng hoá theo thời gian.
Lạm phát tác động đến nền kinh tế - xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.Khi lạm phát gia tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, làm sailệch các chỉ tiêu kinh tế, làm phân phối lại thu nhập; kích thích tâm lý đầu cơ tích trữhàng hoá, bất động sản, vàng… gây tình trạng khan hiếm hàng hoá giả tạo; giảm sức muathực tế của dân chúng về hàng hoá tiêu dùng Do đó, đời sống của người lao động sẽ khókhăn hơn; gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thuhút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoạt động của mình
Tuy nhiên, bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, trongchừng mực nào đó, với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, lạm phát lại là yếu tố để kích thíchkinh tế tăng trưởng Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết Các nhà kinh tế học còngọi đó là liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế Do vậy, cần chấp nhận sự tồn tại của lạmphát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó.Vấn đề quan trọng là cần phải kiểm soát được lạm phát, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện chonền kinh tế phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động… Trách nhiệm này thuộc vềchính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
* Tạo việc làm, giảm thất nghiệp
Như chúng ta đã biết, ngày nay thất nghiệp là nỗi quan tâm của mọi quốc gia trênthế giới Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp còn đồng nghĩa với việc giữ gìn an ninh trật tự trong
xã hội Nhưng vấn đề đặt ra phải làm sao xác định được một tỷ lệ thất nghiệp cho phùhợp? Theo các nhà kinh tế, chúng ta phải duy trì tỷ lệ thất nghiêp bằng tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên Do vậy trong xã hội luôn có người thất nghiệp tự nhiên, tạo ra cơ hội tìm việc làmtốt hơn
Việc làm cho người lao động cũng là một trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ.Chúng ta cũng đã biết rằng nơi nào sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là một cănbệnh kinh niên Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ hướng vào việc khuyếnkhích đầu tư → gia tăng sản xuất, việc làm sẽ tăng lên; mặt khác, khi các hoạt động kinh
Trang 7tế được mở rộng, sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt đượcmức tăng trưởng ổn định.
Nhìn tổng quát, giữa các mục tiêu vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm
có mâu thuẫn đối nghịch nhau, đó là:
Khi kiềm chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ đẫn đếnsuy thoái và thất nghiệp
Ngược lại, khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái kinh tế, tạo việc làm vàkhuyến khích tăng trưởng kinh tế thì lại khó kiềm chế được lạm phát
Rõ ràng công ăn việc làm cao là điều ai cũng mong muốn Thông qua chính sáchtiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm, tức đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạođiều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao độnghơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống
sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và Nhà nước cần ít laođộng hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng
Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với tỷ lệthất nghiệp bằng không, mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Bởi lẽ, trong thực tế có một
số người thất nghiệp là có lợi cho nền kinh tế Đó là khi người lao động quyết định đi tìmmột công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thờigian đang tìm việc làm Hoặc một số người lao động tự nguyện rời bỏ công việc của mình
để theo đuổi các hoạt động khác như học tập, du lịch… và khi họ quyết định gia nhập trởlại thị trường lao động, họ phải mất một thời gian để tìm đúng công việc mà họ mongmuốn Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì phải chấp nhậnmột tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào đó Hai mục tiêu này luôn triệt tiêu nhau trongquá trình thực thi chính sách tiền tệ
* Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào Tuy nhiên thựchiện mục tiêu này không có nghĩa là chỉ khuyến kích tăng trưởng kinh tế mà còn thựchiện việc kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nếu nền kinh tế phát triển quá nóng.Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến phù
Trang 8hợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế nước đó Trên cơ sở đó, căn cứ vào tốc độ tăngtrưởng kinh tế hiện tại là thấp hay cao để sự điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ hướng vàokhuyến kích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trường hợp cần khuyến kích tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương sẽ thựchiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng khối lượng tiền tệ → lãi suất giảm xuống, dovậy sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc nội Mặt khác, tăngkhối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, sức mua hàng hoá trên thị tăng lên, hàng hoá tồnđọng của các doanh nghiệp tiêu thụ được, là tiền đề cho các doanh nghiệp gia tăng sảnxuất dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội tăng Nếu mức gia tăng của tổng sản phẩm quốc nộicao hơn nhịp độ gia tăng dân số thì nền kinh tế sẽ thật sự có tăng trưởng
Trường hợp cần kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương sẽthực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ Khi đó, khối lượng tiền tệ trong lưu thông giảmxuống → lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên → đầu tư giảm, dẫn đếntổng sản phẩm quốc nội giảm xuống Mặt khác khi giảm khối lượng tiền tệ, sẽ làm giảmtổng cầu, sức mau sẽ giảm, làm tăng hàng hóa tồn đọng của các doanh nghiệp, do đó cácdoanh nghiệp không có cơ sở để mở rộng sản xuất, vì vậy tổng sản phẩm quốc nội giảm
Việc gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu thường được cácquốc gia sử dụng công cụ hạn mức tín dụng Nhưng khi nền kinh tế thị trường vận độngmột cách thuần thục thì việc cung ứng tiền chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ:
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá…
Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường luôn có những thăngtrầm, biến động mang tính chu kỳ của nó: Từ tăng trưởng kinh tế quá mức, đến kinh tếphát triển quá nóng dễ dẫn đến lạm phát cao; từ lạm phát cao dễ rơi vào trạng thái ngưngtrệ rồi suy thoái kinh tế; một khối lượng tiền tệ cung ứng tăng thêm để cứu vãn tình thế cóthể chuyển nền kinh tế sang giai đoạn phục hưng, rồi từ phục hưng lại có khả năngchuyển qua giai đoạn tăng trưởng mạnh…
Vấn đề đặt ra là đối với từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệ phải tìm giải pháp
để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hoà được các mục tiêu trên
Mối quan hệ giữa các mục tiêu, có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau không táchrời Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với
Trang 9nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thìNgân hàng Trung ương trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp vớicác chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Chính vì vậy, nghiên cứu chính sách tiền tệ và những công cụ của nó để hướng tớimục tiêu nào trong nền kinh tế hiện nay là vấn đề cần được quan tâm, chúng ta đã nghiêncứu chính sách tiền tệ và những mục tiêu chính sách tiền tệ Vậy hoạt động của các công
cụ chính sách tiền tệ đó như thế nào để dẫn tới những mục tiêu phù hợp với tình hình củamỗi quốc gia Ngày nay hoạt động của các công cụ đó như thế nào, thực trạng của việcvận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trongthời gian qua và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ đó Chúng ta sẽnghiên cứu ở các chương tiếp theo
1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ
Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thực tiễn củanền kinh tế, Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điềutiết lượng tiền cung ứng Nghĩa là, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện việc đưa tiền vàolưu thông là thiếu hụt hay dư thừa Các công cụ mà Ngân hàng Trung ương thường sửdụng là: Tái cấp vốn; Dự trữ bắt buộc; Nghiệp vụ thị trường mở; Hạn mức tín dụng; Lãisuất và Tỷ giá
1.3.1 Công cụ tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các tổchức tín dụng Khi cấp một khoản tín dụng cho tổ chức tín dụng, một mặt, Ngân hàngTrung ương đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng tạobút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ
Tuỳ từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức khác nhau.Đối với các nước có nền kinh tế thì trường phát triển, tái cấp vốn được thực hiện dướihình thức tái chiết khấu Vì vậy đối với các quốc gia này, công cụ này được gọi là táichiết khấu Tại nhiều quốc gia khác, hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương đốivới các tổ chức tín dụng được thực hiện không chỉ được thực hiện dưới hình thức tái chiếtkhấu mà còn dưới nhiều hình thức khác nữa, như: Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu
và các giấy tờ có gía ngắn hạn khác; Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng
Trang 10từ có giá ngắn hạn; Cho vay trong thanh toán bù trừ; Cho vay theo hình thức chỉ định;Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
Ưu điểm:
Qua công cụ tái cấp vốn, Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng, kiểmtra chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đãđược khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kính thích tăng trưởng kinh tế Đối với các tổchức tín dụng, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe doạ thìNgân hàng Trung ương là chỗ dựa, là cứu tinh của họ Bởi vì, với số tiền Ngân hàngTrung ương cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năngsẵn sàng thanh toán
Nhược điểm:
Ngân hàng Trung ương không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết Trongtrường hợp này, quyền lực của Ngân hàng Trung ương và tổ chức tín dụng là ngang nhau.Ngân hàng Trung ương có quyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấpvốn xuống Nhưng tổ chức tín dụng lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu tổchức tín dụng không vay thì mục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiệnđược
1.3.2 Công cụ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hoátrên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các tổchức tín dụng Nếu khả năng thanh toán quá lớn (tổ chức tín dụng đang dư thừa tiền) thìviệc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ.Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khảnăng cho vay của các tổ chức tín dụng (bành trướng khối tiền tệ)
Ưu điểm:
Tác động đầy quyền lực đến lượng tiền cung ứng
Tạo nên mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do tổ chức tín dụng thực hiện và nhucầu tái cấp vốn tại Ngân hàng Trung ương
Tăng cường quyền lực cho Ngân hàng Trung ương vì tuỳ theo mục đích của chíchsách tiền tệ và tuỳ theo mức vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung
Trang 11ương có quyền điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các tổ chức tín dụng có trách nhiệmthực hiện.
Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng vì nó áp dụng không phân biệtmọi tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống tài chính
Đảm bảo khả năng thanh toán cho tổ chức tín dụng, giúp tổ chức tín dụng tránhđược rủi ro do mất khả năng thanh toán
1.3.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua, bán giấy tờ cógiá chủ yếu là ngắn hạn (Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng Trung ương, Chứngchỉ tiền gửi ) trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung - cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởngđến khối dự trữ của các tổ chức tín dụng, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụngcủa các tổ chức tín dụng dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ, cụ thể :
- Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương có thểthu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát
- Ngược lại, khi Ngân hàng Trung ương mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăngkhối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khảnăng thanh khoản của các tổ chức tín dụng
Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế tiên tiến như Anh, Mỹ vàThuỵ Sĩ áp dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX Cho đến nay nó đã trở thành công cụquan trọng bậc nhất để điều hoà lưu thông tiền tệ
Trang 12- Ngân hàng Trung ương dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai vềviệc sử dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó Thí
dụ, nếu Ngân hàng Trung ương thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua quánhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hànhnghiệp vụ bán trên thị trường mở
- Việc thực hiện có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậmtrễ về mặt hành chính Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, Ngân hàng Trungương có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch
Nhược điểm:
Ngân hàng Trung ương có thể không đạt được mục tiêu đã đề ra do nghiệp vụ thịtrường mở chỉ thực sự hữu hiệu khi nền kinh tế đã phát triển rất cao, cơ chế thanh toánkhông dùng tiền mặt đã phát triển
1.3.4 Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng được sử dụng khống chế tổng dự nợ tín dụng, qua đó khống chếtổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế Do vậy có chế tác động của nó mang tính ápđặt đối với hệ thống tài chính
Qua sử dụng hạn mức tín dụng, Ngân hàng Trung ương nhằm điều chỉnh khả năngtạo tiền của các tổ chức tín dụng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế Tránhtình trạng tổng khối lượng tiền tăng quá mức trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương quyđịnh hạn mức tín dụng tối đa cho từng tổ chức tín dụng Trong phần lớn các trường hợpnhững hạn mức riêng được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so
Trang 13với tổng mức cho vay của hệ thống tài chính, tổ chức tín dụng chỉ được cấp tín dụng chonền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng quy định Lúc này, Ngân hàng Trung ương phảitheo dõi hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, nếu tổ chức tín dụng cho vay vượtquá hạn mức tín dụng quy định sẽ bị xử phạt.
Ưu điểm:
Hạn mức tín dụng là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưu thông.Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát khá chặtchẽ tổng lượng tiền cung ứng Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phươngtiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao Khi đó, nó được Ngân hàng Trung ương sửdụng nếu các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu quả
- Hạn mức tín dụng có thể làm sai lệch cơ cấu đầu tư của các tổ chức tín dụng, ảnhhưởng đến cơ cấu nền kinh tế
- Khi thị trường tiền tệ hoạt động chưa có hiệu quả thì hạn mức tín dụng có thể làmcho các khoản tín dụng được cấp ra nhỏ hơn so với tổng hạn mức tín dụng đã được xácđịnh từ trước Bởi những tổ chức tín dụng có khả năng huy động nhiều vốn thì việc chovay ra đã bị hạn chế trong khi các tổ chức tín dụng không có khả năng huy động vốn sẽcho vay ít hơn so với hạn mức đã được phân bổ Điều này nguy hiểm hơn là sẽ làm phátsinh các tổ chức tài chính mới thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngoài phạm vi kiểm soát củaNgân hàng Trung ương Kết quả cuối cùng là làm cho chính sách tiền tệ dựa trên hạn mứctín dụng mất đi hiệu lực của nó bởi một số lượng tín dụng ngày càng thoát khởi hạn mứcđó
Trang 141.3.5 Công cụ lãi suất
Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việcđiều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế Sở dĩ nói rằng lãi suất là công cụ gián tiếp,bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông.Nhưng sự tăng, giảm lãi suất có thể kính thích sản xuất hoặc kìm hãm sản xuất Vì vậy,
nó là một công cụ rất lợi hại, có sức phản công ghê gớm Cơ chế điều hành lãi suất đượchiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trungương nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng từng thời kỳ nhấtđịnh
Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (nghiệp vụthị trường mở, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đề có tác động đến lãi suấtcho vay của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiếtkhấu của Ngân hàng Trung ương tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các tổ chức tíndụng Song khi các công cụ trên đây hoạt động chưa có hiệu quả, thì Ngân hàng Trungương có thể trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các tổ chức tíndụng Để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung ương
thường quy định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và lải suất “trần” tối thiểu cho
tiền vay Nếu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của tổ chức tín dụng, thì Ngânhàng Trung ương thường quy định ngược lạị: mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mứctối đa cho tiền vay Ngân hàng Trung ương muốn kiểm soát được lãi suất, bời vì lãi suất
có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giácả
Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các tổ chức tín dụng sẽ triệt tiêu cạnh tranh trongquá trình hoạt động của nó Hiện nay, các nước phát triển đã và đang chuyển sang qúatrình tự do hoá lãi suất
Ưu điểm:
Biện pháp này có ưu điểm là giúp các tổ chức tín dụng lựa chọn dự án kinh tế tối
ưu để cho vay, loại bỏ các dự án kém hiệu quả
Trang 15Nhược điểm:
Tuy nhiên quy định khung lãi suất tiền gửi hay quy định lãi suất trần và sàn làmcho tính linh hoạt của thị trường tiền tệ bị suy giảm, các tổ chức tín dụng bị động trongkinh doanh, hạn chế đầu tư
Trong bối cảnh đó đòi hỏi phải có sự linh động hơn trong việc sử dụng công cụ củachính sách tiền tệ và đòi hỏi có sự sáng tạo về công cụ tiền tệ để hoàn thành các mục tiêukinh tế
1.3.6 Công cụ tỷ giá
Tỷ giá là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánhsức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung - cầu ngoại hối Đến lượt mình, tỷgiá là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung - cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu
và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạybén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cânthanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá khôngphải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưuthông Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷgiá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ
Chế độ tỷ giá là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đếncác đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối
Chế độ tỷ giá ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế
độ tỷ giá “thả nổ” theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá “cố định” theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá giữa đồng
tiền của nước mình với đồng tiền các nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữahai giải pháp gốc đó
Chế độ tỷ giá “thả nối có điều tiết” là một chế độ tỷ giá nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố
định Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồngtiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định Tuy chế độ tỷ giá cố định tạo ra sự ổnđịnh, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá cố định tương đối khókhăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực Chính
vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá cố định Hầu hết các đồng tiềntrên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng Chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàntoàn phản ứng theo thị trường
Trang 16Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 Những đổi mới về điều hành chính sách tiền tệ từ năm 1986 đến nay
Để phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, đòi hỏi phải đổi mới việcxây dựng chính sách tiền tệ Trước hết việc xác định và lựa chọn mục tiêu điều hànhchính sách tiền tệ đã được thực hiện phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội củaĐảng và Nhà nước Mục tiêu của chính sách tiền tệ đã hướng vào kiểm soát lạm phát, ổnđịnh giá trị đồng tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự ổn định hệ thống tàichính Thực tế cho thấy sự ổn định của hệ thống tài chính là điều kiện hàng đầu cho sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam trước những năm
1990 đã nằm trong tình trạng lạm phát gia tăng với tốc độ phi mã Đồng tiền Việt Nammất giá trầm trọng, nền kinh tế suy thoái Thêm vào đó, sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụngnhân dân đã làm giảm lòng tin của dân chúng vào hệ thống tài chính và giá trị của ViệtNam đồng Đó chính là lý do giải thích cho việc lựa chọn các mục tiêu trên của chínhsách tiền tệ Đồng thời, chính việc lựa chọn mục tiêu cho việc điều hành chính sách tiền tệ
là bằng chứng cho sự hoà nhịp của hệ thống tài chính với tiến trình đổi mới đất nước
Nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ đã lựa chọn, một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là quản lý và điều hành khốilượng tiền cung ứng Đối với Việt Nam, việc quản lý, vận hành cơ chế cung ứng tiền, điềuhành, kiểm soát tiền tệ đã được đổi mới từng bước theo nội dung và nguyên tắc hoàn toànkhác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, chỉ tiêuphát hành tiền do Chính phủ quy định và thường xuyên được dùng bù đắp cho thâm hụtchi tiêu của Chính phủ Do đó tổng mức cung ứng tiền vượt quá tổng cầu trong nền kinh
tế dẫn đến vòng xoáy lạm phát gía - lương - tiền Việc không kiểm soát chặt chẽ khốilượng tiền cung ứng qua kênh tín dụng; chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt quangân hàng thấp làm cho nhu cầu tiền mặt lớn, gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nướctrong việc điều hoà tiền mặt
Từ năm 1990, Ngân hàng Nhà nước đã cải cách mạnh mẽ việc xây dựng và điềuhành chính sách tiền tệ Đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp
Trang 17với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đãlựa chọn sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, chủđộng điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng được Chính phủ phê duyệt hàng năm Dovậy đã cung ứng đủ phương tiện thanh toán đảm bảo sản xuất - lưu thông không bị áchtắc, kinh tế tăng trưởng, đẩy lùi lạm phát phi mã Đặc biệt từ năm 1993, Ngân hàng Nhànước đã thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả lượng tiền cung ứng, sử dụng linh hoạt cáccông cụ của chính sách tiền tệ, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểmsoát lạm phát ở mức một con số.
Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kếhoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ để Chínhphủ trình Quốc hội Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định và giám sát việc thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia
Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn bởi Quốc hội, Chính phủ tổchức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cholưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụQuốc hội
Để tư vấn cho Chính phủ trong việc quyết định các vấn đề thuộc quyền hành vềxây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấnChính sách tiền tệ quốc gia gồm: Chủ tịch là một Phó Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viênthường trực là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng ban vật giá Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổngcục Thống kê và một số chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Vào những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986 - 1990), nền kinh tế Việt Nam chưathực sự hội nhập với nền kinh tế thế thế giới Nền kinh tế chậm phát triển, đang phải vậtlộn với lạm phát phi mã với tỷ lệ lạm phát nên tới 774,7% Mục tiêu lúc đó được đề ra làđẩy lùi, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trìtrệ, suy thoái bởi khủng hoảng kinh tế kéo dài Đứng trước tình hình như vậy, Việt Nam
đã mạnh dạn nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng nên mức siêu cao để thu hút lượng tiền cungứng về ngân hàng, đồng thời từng bước thả nổi tỷ giá hối đoái (VNĐ/USD) nhằm tạo lậpquan hệ như vậy chỉ là tức thời Đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp khác tích cực
Trang 18hơn nữa để sử dụng chính sách tiền tệ là vấn đề sử dụng và thu hút nguồn vốn trong vàngoài nước Từ đó để hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Namphải thực thi chính sách tiền tệ sao cho đảm bảo các nguồn tích luỹ, tiết kiệm nguồn vốnnhàn rỗi khác trong nền kinh tế được khai thác, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quảmọi nguồn vốn Chiến lược huy động vốn được phát động mạnh mẽ liên tục trong suốtthời kỳ 1993 -1997 Phương châm là hạn chế, giảm thiểu dần cung ứng tiền cơ bản quakênh tín dụng, buộc các tổ chức tín dụng phải đi vay để cho vay làm tốt vai trò trung giantài chính của nền kinh tế Các hình thức huy động vốn cũng được đa dạng hoá, có cơ cấuhợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư trung và dài hạn Mặt khác, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam cũng chính thức khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ khác trênthế giới như IMF, WB, ADB Qua đó tranh thủ được sự giúp đỡ về mặt tổ chức, điềuhành của các tổ chức này Kể từ cuối năm 1993 khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức hìnhthành thị trường nội tệ liên ngân hàng và sau đó gần một năm là thị trường ngoại tệ liênngân hàng Ngân hàng Nhà nước con phối hợp với hệ thống tài chính đến tháng 6 năm
1995, Ngân hàng Nhà nước chính thức tổ chức bán đấu giá tín phiếu kho bạc tạo nên công
cụ huy động vốn mới trên thị trường tiền tệ, góp phần lành mạnh hoá ngân sách Ngânhàng Nhà nước còn mở rộng đối tượng cho vay sang nhiều thành phần kinh tế khác trongnền kinh tế làm cho nền kinh tế có sự phát triển đồng đều Bên cạnh việc cung ứng tiền tệcho nền kinh tế thông qua con đường tín dụng, hàng năm Ngân hàng Nhà nước còn phải
bổ sung phần tiền cung ứng khi chuyển đổi ngoại tệ ròng kết dư nhằm phục vụ mục tiêu
ổn định sức mua đối với đồng tiền Việt Nam
Như vậy, chính sách tiền tệ và đặc biệt là các công cụ của chính sách tiền tệ đã gópphần rất quan trọng vào công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta Nó góp phần tạo ra các địnhhướng làm ổn định công ăn việc làm, chống lạm phát, ổn định tỷ giá từ đó làm cho nềnkinh tế phát triển
2.2 Thực trạng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, chính sách tiền tệ của một quốc gia,nhất là quốc gia đang phát triển khó có thể tách khỏi xu hướng chính sách tiền tệ của cácnước lớn