Giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Đề án môn lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 27 - 32)

Để nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi chính sách tiền tệ đói hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện và tiếp tục phát triển hệ thống các công cụ bán sát thực tiến Việt Nam - phục vụ đắc lực cho quá trình đổi mới chính sách tiền tệ. Hệ thống các công cụ phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng hỗ trợ, phối hợp thúc đẩy lẫn nhau tránh tình trạng triệt tiêu hiệu quả của nhau. Cụ thể:

3.2.1.1. Công cụ tái cấp vốn

Thương phiếu chính là sự ghi nhận của các quan hệ tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Ở nước ta hiện nay các hình thức tín dụng thương mại đã xuất hiện, doanh số hoạt động mua bán trả chậm có thời hạn, giao nhận hàng thanh toán gối đầu giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Do vậy cần thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các thương phiếu trong các quan hệ tín dụng thương mại. Muốn vậy nó cần phải có một cơ sở pháp lý đảm bảo, trước mắt đó là việc xúc tiến các hoạt để đưa luật các công cụ chuyển nhượng đi vào thực tiễn.

Ngân hàng Nhà nước nên có cơ chế phù hợp để kiểm soát một cách chặt chẽ các dự án cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu vì điều này nó ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả việc điều chỉnh mức cung tiền.

Nên xoá bỏ tình trạng bao cấp trong thực hiện cho vay chiết khấu và nên mở rộng đối tượng được vay chiết khấu để phát huy vai trò “người cho vay cuối cùng” của Ngân hàng Nhà nước và đảm bảo sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng (quy mô, chất lượng) để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở chính xác hơn trong việc định ra mức lãi suất cho vay tái chiết khấu, tạo ra tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, cùng với xu hướng tự do hoá lãi suất thì vai trò của mức lãi suất tái chiết khấu sẽ ngày càng tăng lên, trở thành một công cụ gián tiếp điều tiết lãi suất thị trường một cách hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

3.2.1.2. Công cụ dự trữ bắt buộc

Để cho các tổ chức tín dụng không bị lỗ và cộng tác trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước có thể trả lãi cho mức dự trữ thặng dư nào đó của tổ chức tín dụng kèm theo một chính sách lãi suất hợp lý.

Ngân hàng Nhà nước có thể vận dụng mức dự trữ bắt buộc một cách uyển chuyển hơn bằng cách phân biệt nhiều mức dự trữ bắt buộc. Chẳng hạn một mức dự trữ bắt buộc cho loại tiền gửi không kỳ hạn một mức dự trữ thấp hơn cho loại tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. Cũng có thể áp dụng một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn cho các ngân hàng hoạt động ở nông thôn...

Biện pháp thay đổi dự trữ bắt buộc cần phải thực hiện một cách thận trọng và muốn có hiệu quả cần phải sử dụng kèm theo các công cụ khác.

Để tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước cần phải xử phạt nghiêm khắc các ngân hàng cho vay quá mức dự trữ bắt buộc. Bằng hình thức áp dụng lãi suất phạt cao nhất so với các mức lãi suất khác.

Vì dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng. Do vậy, trong cơ chế thị trường thì Ngân hàng Nhà nước cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng: nên mở rộng đối tượng áp dụng quy chế dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ. Với mục tiêu chính sách tiền tệ và đặc điểm cụ thể của các tổ chức tín dụng trong toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Cần phải có những biện pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hàng dự trữ bắt buộc, đi đôi với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính, ngân hàng thực hiện tố mục tiêu chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước nên có các biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại thực hiện tốt quy chế dự trữ như: quy định số tiền phải chịu quy chế dự trữ bắt buộc phù hợp, tiếp tục trả tiền lãi cho số tiền dư thừa của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp với khả năng tài chính Ngân hàng Nhà nước.

Trong thời gian trước mắt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải giảm bớt ở mức độ phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thúc đẩy quá trình huy động và cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Trong tương lai khi thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã phát triển các công cụ khác có thể phát huy tác dụng một cách mạnh mẽ thì Ngân hàng Nhà nước nên có dự kiến giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng để họ được linh động, mạnh dạn hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.1.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng Nhà nước nên xem xét kế hoạch trình Chính phủ cho sửa đổi các quy định cũ nhằm cho phép tất cả các loại trái phiếu điều có thể tham gia giao dịch.

Ngân hàng Nhà nước nên xem xét lại những văn bản pháp quy, các quy định liên quan tới thị trường mở để có thể điều chỉnh hoặc sửa đổi nhằm thu hút thêm số lượng thành viên tham gia niêm yết. Ngân hàng Nhà nước một mặt cần có thêm hàng hoá để tăng cường và hoàn thiện các hoạt động của thị trường mở, coi đó là một phương tiện quan trọng để quản lý đối với tiền tệ. Mặt khác, mở rộng hoạt động của thị trường mở để tiến tới hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Các cơ quan hữu quan, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước nên cùng phối hợp phát triển thị trường bán đấu giá trái phiếu kho bạc.

Phải phát triển thị trường mở theo hướng đưa nó trở thành một công cụ hữu hiệu, linh hoạt nhất của chính sánh tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Muốn vậy cần phải:

- Theo dõi, tính toán, dự đoán vốn khả dụng của các ngân hàng, diễn biến lạm phát lãi suất, đầu tư... để trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước có quyết định can thiệp vào thị trường mở như thế nào (mua bán giấy tờ có giá), với số lượng bao nhiêu.

- Ngân hàng Nhà nước cần có các quy định rõ về các công cụ, đối tượng tham gia thị trường mở và linh hoạt trong cơ chế mua bán tại thị trường mở.

- Thúc đẩy quá trình tạo hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở: làm đại lý phát hành tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Kho bạc, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Cho phép ngân hàng thương mại phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi... Muốn vậy Ngân hàng Nhà nước phải nắm được (quản lý) được các hoạt động này đồng thời tạo ra tính “thanh khoản , ” hấp dẫn cao của các công cụ trên thị trường mở.

- Có cơ chế thích hợp, để khuyến khích các tổ chức tín dụng coi nghiệp vụ thị trường mở là một “thói quen” trong hoạt động của họ.

- Để thị trường mở hoạt động có hiệu quả cần có sự phát triển đồng bộ của các thị trường khác đặc biệt là thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường thứ cấp.

3.2.1.4. Công cụ hạn mức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước tuy không coi đây là một công cụ thường xuyên nhưng cũng cần phải theo dõi tổng số dư nợ của các ngân hàng thương mại ở các giai đoạn cụ thể và Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp vào hoạt động này trong điều kiện cụ thể.

Do các công cụ như nghiêp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu tái chiết khấu... có tác dụng tổng quát là kiếm soát khối lượng cho vay của ngân hàng, mức lãi suất và khối lượng tiền tệ nói chung. Nhưng tổ chức tín dụng còn có thể tự chọn đối tượng cho vay. Điều đó có nghĩa là các công cụ trên chưa ảnh hưởng đến cơ cấu tín dụng mà các tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng. nếu không áp dụng chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc thì tổ chức tín dụng sẽ chỉ hướng tín dụng vào những ngành kinh doanh lớn, cho xí nghiệp nước ngoài vay hoặc cho vay để mua bán chứng khoán bất động sản, ít chú trọng tới lợi ích xã hội...

Một chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc sẽ giới hạn mức tín dụng tối đa cấp cho những ngành mà Nhà nước không muốn phát triển nữa và ngược lại ưu đãi những ngành hoạt động được xem là ưu tiên, cần yểm trợ tín dụng mạnh hơn với lãi suất ưu đãi.

Chính sách này muốn đạt mục tiêu của nó, cần nâng cao chất lượng kiểm soát và thanh tra tổ chức tín dụng, chất lượng đó còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và đạo đức của đội ngũ cán bộ.

Việc điều chỉnh lãi suất cần linh hoạt gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho phát triển kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách phù hợp các tổ chức tín dụng phải căn cứ vào các nhân tố: lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp; sự biến động của quan hệ cung cầu; vốn đầu tư; mức độ lạm phát và diễn biến lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục duy trì điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi và tiền vay dài hạn cao hơn lãi suất tiền gửi và tiền vay ngắn hạn nhằm huy động vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế. Việc xác định lãi suất cho vay dài hạn có tính đến xu hướng tăng hay giảm lãi suất ngắn hạn trong từng thời kỳ.

Việc duy trì các mức lãi suất ưu đãi cho các đối tượng dân cư gặp nhiều khó khăn là phù hợp; tuy vậy Chính phủ cần tìm các nguồn ngân sách và các kênh tài trợ hoạt động này đặt ngoài hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Duy trì mức chênh lệch giữa lãi suất nội tệ với lãi suất ngoại tệ một cách hợp lý, từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hiện tượng “đô la hoá” trong thanh toán tại Việt Nam.

Hiện nay chúng ta chưa thể tiến hành tự do hoá lãi suất tuy vậy cần phải hướng theo mục tiêu đó và thực hiện từng bước bởi một lẽ đó là xu hướng tất yếu và khi đó vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước bằng công cụ lãi suất vẫn được thể hiện qua sự định hướng theo tín hiệu thị trường.

3.2.1.6. Công cụ tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và áp dụng các biện pháp điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thanh toán quốc tế; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù hợp tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm mục tiêu ổn định giá trị Việt Nam đồng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với Bộ Công thương rà soát các mặt hàng nhập khẩu không cần thiết nhằm hạn chế nhập siêu, nhất là vào những tháng cuối năm.

Từ những điều kể trên, trong điều kiện hiện nay Ngân hàng Nhà nước không nên áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn mà nên áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Nghĩa là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước điều tiết bằng nhiều biện pháp căn cứ vào tổng thế phát triển của nền kinh tế. Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết sẽ có các điều lợi sau:

- Một là, nó phản ánh kịp thời mọi quan hệ cung - cầu trển thị trường, tránh được tình trạng xác định tỷ giá quá cố định, xa rời thực tế của nền kinh tế.

- Hai là, sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước đến tỷ giá sẽ tránh được biến động không mong muốn có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội.

- Ba là, giúp cho các doanh nghiệp thương mại có cơ sở quyết định chính sách kinh doanh của mình, bởi vì họ có thể dự đoán trước được một cách tương đối các giá cả, chứ không phải luôn vật lộn với những biến động thất thường của một chế độ tỷ giá linh hoạt hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Đề án môn lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 27 - 32)