UBND TP KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2009-2010 Môn: Ngữ văn-Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:…………………………Lớp:……… Trường:…………………………………….SBD:…… Số phách Chữ ký GT1: Chữ ký GT2: _________________________________________________________________________________________ Số phách Điểm bài thi : ĐỀ A: Hãy chọn phương án đúng trong bốn phương án A,B,C,D cho mỗi câu dưới đây Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói đến trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì? A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 2:Nói giảm,nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm lịch sự Câu 3: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ tác dụng của chi tiết: “ Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ). A. Thể hiện nhận thức ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ. B. Làm tăng tính hay nghi ngờ và ghen tuông của Trương Sinh. C. Làm cho cốt truyện trở nên gay cấn. D. A và B đúng. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự? A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ. B. Nêu được các nhân vật và sự việc chính của tác phẩm. C. Không thêm vào văn bản những suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt. D. Cả ba nội dung trên. Câu 5: Tên tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì? A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê. C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước. D. Ý chí trước sau như một của vua Lê. Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu tồn tại? A. Ngoài vườn, lá khô rơi lác đác. B. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. C. Ngoài thềm, rơi chiếc lá đa. D.Cuối thu, những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt. Câu 7: Tác giả nào được xem là “ gạch nối” giữa thi ca cổ điển và hiện đại? A. Tản Đà B. Thế Lữ C. Vũ Đình Liên D. Tế Hanh Câu 8: Trong “ Truyện Kiều”, khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, tác giả không sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hoá B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 9: Câu thơ “ Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A. Nụ cười và giọng nói B. Khuôn mặt và hàm răng C. Làn da và mái tóc D. Trí tuệ và tâm hồn Câu 10: Nói “ một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? ĐỀ CHÍNH THỨC Chữ ký GK1 Chữ ký GK2 Bằng số Bằng chữ A. Hiện tượng trái nghĩa của từ B. Hiện tượng đồng âm của từ C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ D. A,B,C sai Câu 11: Trong các câu sau, câu nào có chứa khởi ngữ? A. Nó là một học sinh thông minh. B. Về trí thông minh thì nó là nhất. C.Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. D. Người thông minh nhất chính là nó. Thí sinh không được viết vào phần gạch chéo này Câu 12: Hai câu thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào? Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước giậu phơi ( Lưu Trọng Lư) A. So sánh và nhân hoá B. Nhân hoá và ẩn dụ C. Nhân hoá và đảo ngữ D. A,B,C sai Câu 13: Những nơi nào tác giả bài thơ “Ánh trăng” đã sống và coi vầng trăng là tri kỉ? A. Đồng, sông, bãi, rừng B .Đồng, sông, núi, rừng C. Đồng, sông, bể, rừng D. Bãi, đồng, sông, bể Câu 14: Thành ngữ nào có nội dung giải thích như sau: che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc. A. Cháy nhà ra mặt chuột B. Ếch ngồi đáy giếng C. Mỡ để miệng mèo D. Nuôi ong tay áo Câu 15: Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 1. Mấy anh em mình đều là sinh viên, học sinh đi học. 2. Mình mua cuốn sách này ngoài hiệu sách. A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm quan hệ Câu 16: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ nào? Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm,về nào… A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật Câu 17: Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là gì ? A. Công việc vất vả, nặng nhọc B. Sự cô đơn, vắng vẻ C. Thời tiết khắc nghiệt D. Cuộc sống thiếu thốn Câu 18: Nhận định sau nói về tác phẩm nào? “ Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm và là một tập đại thành của ngôn ngữ dân tộc” ? A. Truyền kì mạn lục B. Vũ trung tuỳ bút C. Truyện Kiều D. Truyện Lục Vân Tiên Câu 19: Xác định mối quan hệ giữa khởi ngữ với thành phần câu trong câu sau: Quyển sách này tôi đọc nó rồi. A. Quan hệ trực tiếp với chủ ngữ B. Quan hệ trực tiếp với vị ngữ C. Quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại D. A,B,C sai Câu 20: Từ nào không phải là từ láy? A.Rừng rực B. Hồi hộp C. Lững thững D. Thung lũng Câu 21: Tác phẩm nào không phải của Nguyễn Khuyến? A. Thu điếu B. Thu vịnh C. Thu ẩm D. Đây mùa thu tới Câu 22: “ Văn dĩ tải đạo” là quan niệm sáng tác của tác giả nào? A. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Công Trứ C. Nguyễn Du D. Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu 23: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Trời mưa. B. Vì trời mưa nên đường ngập nước. C. Trời mưa đường ngập nước . D. Trời mưa to quá. Câu 24: “Thời thơ ấu” của M. Go-rơ-ki được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn trữ tình B. Tiểu thuyết lịch sử C. Tiểu thuyết tự thuật D. Hồi kí Câu 25: Nhân vật trung tâm của “ Cố hương” ( Lỗ Tấn) là ai ? A. Nhuận Thổ B. Thím Hai Dương C. Nhân vật “tôi” D. Mẹ của nhân vật “tôi” Hết UBND TP KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2009-2010 Môn: Ngữ văn-Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:…………………………Lớp:……… Trường:…………………………………….SBD:…… Số phách Chữ ký GT1: Chữ ký GT2: _________________________________________________________________________________________ Số phách Điểm bài thi : ĐỀ B: Hãy chọn phương án đúng trong bốn phương án A,B,C,D cho mỗi câu dưới đây Câu 1:Nói giảm,nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm lịch sự Câu 2: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ tác dụng của chi tiết: “ Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ). A. Thể hiện nhận thức ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ. B. Làm tăng tính hay nghi ngờ và ghen tuông của Trương Sinh. C. Làm cho cốt truyện trở nên gay cấn. D. A và B đúng. Câu 3: Vấn đề chủ yếu được nói đến trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì? A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 4: Tên tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì? A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê. C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước. D. Ý chí trước sau như một của vua Lê. Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu tồn tại? A. Ngoài vườn, lá khô rơi lác đác. B. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. C. Ngoài thềm, rơi chiếc lá đa. D.Cuối thu, những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt. Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự? A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ. B. Nêu được các nhân vật và sự việc chính của tác phẩm. C. Không thêm vào văn bản những suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt. D. Cả ba nội dung trên. Câu 7: Trong “ Truyện Kiều”, khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, tác giả không sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hoá B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 8: Câu thơ “ Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? ĐỀ CHÍNH THỨC Chữ ký GK1 Chữ ký GK2 Bằng số Bằng chữ A. Nụ cười và giọng nói B. Khuôn mặt và hàm răng C. Làn da và mái tóc D. Trí tuệ và tâm hồn Câu 9: Tác giả nào được xem là “ gạch nối” giữa thi ca cổ điển và hiện đại? A. Tản Đà B. Thế Lữ C. Vũ Đình Liên D. Tế Hanh Câu 10: Trong các câu sau, câu nào có chứa khởi ngữ? B. Nó là một học sinh thông minh. B. Về trí thông minh thì nó là nhất. C.Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. D. Người thông minh nhất chính là nó. Câu 11: Nói “ một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? A. Hiện tượng trái nghĩa B. Hiện tượng đồng ngh C. Hiện tượng đồng âm của từ D. A,B,C sai Thí sinh không được viết vào phần gạch chéo này Câu 12: Những nơi nào tác giả bài thơ “Ánh trăng” đã sống và coi vầng trăng là tri kỉ? A. Đồng, sông, bãi, rừng B .Đồng, sông, núi, rừng C. Đồng, sông, bể, rừng D. Bãi, đồng, sông, bể Câu 13: Thành ngữ nào có nội dung giải thích như sau: che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc. A. Cháy nhà ra mặt chuột B. Ếch ngồi đáy giếng C. Mỡ để miệng mèo D. Nuôi ong tay áo Câu 14: Hai câu thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào? Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước giậu phơi ( Lưu Trọng Lư) A. So sánh và nhân hoá B. Nhân hoá và ẩn dụ C. Nhân hoá và đảo ngữ D. A,B,C sai Câu 15: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ nào? Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm,về nào… A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật Câu 16: Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là gì ? A. Công việc vất vả, nặng nhọc B. Sự cô đơn, vắng vẻ C. Thời tiết khắc nghiệt D. Cuộc sống thiếu thốn Câu 17: Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a. Mấy anh em mình đều là sinh viên, học sinh đi học. b. Mình mua cuốn sách này ngoài hiệu sách. A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm quan hệ Câu 18: Xác định mối quan hệ giữa khởi ngữ với thành phần câu trong câu sau: Quyển sách này tôi đọc nó rồi. A. Quan hệ trực tiếp với chủ ngữ B. Quan hệ trực tiếp với vị ngữ C. Quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại D. A,B,C sai Câu 19: Từ nào không phải là từ láy? A.Rừng rực B. Hồi hộp C. Lững thững D. Thung lũng Câu 20: Nhận định sau nói về tác phẩm nào? “ Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm và là một tập đại thành của ngôn ngữ dân tộc” ? A. Truyền kì mạn lục B. Vũ trung tuỳ bút C. Truyện Kiều D. Truyện Lục Vân Tiên Câu 21: “ Văn dĩ tải đạo” là quan niệm sáng tác của tác giả nào? A. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Công Trứ C. Nguyễn Du D. Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu 22: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Trời mưa. B. Vì trời mưa nên đường ngập nước. C. Trời mưa đường ngập nước . D. Trời mưa to quá. Câu 23: Tác phẩm nào không phải của Nguyễn Khuyến? A. Thu điếu B. Thu vịnh C. Thu ẩm D. Đây mùa thu tới Câu 24: Nhân vật trung tâm của “ Cố hương” ( Lỗ Tấn) là ai ? A. Nhuận Thổ B. Thím Hai Dương C. Nhân vật “tôi” D. Mẹ của nhân vật “tôi” Câu 25: “Thời thơ ấu” của M. Go-rơ-ki được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn trữ tình B. Tiểu thuyết tự thuật C. Tiểu thuyết lịch sử D. Hồi kí Hết UBND TP KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2009-2010 Môn: Ngữ văn-Phần thi: Tự luận Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) Họ và tên thí sinh:…………………………Lớp:…………… Trường:…………………………………….SBD:…………. ĐỀ: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: “Điều làm nên sự độc đáo cho những câu thơ tả cảnh thiên nhiên trong “Truyện Kiều” không chỉ ở ngôn từ, hình ảnh mà còn ở sự gắn kết giữa cảnh vật với tâm trạng nhân vật…” Bằng sự hiểu biết của em về “Truyện Kiều” mà chủ yếu là qua các đoạn trích được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ĐỀ CHÍNH THỨC UBND TP KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2009-2010 Môn: Ngữ văn ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 4 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đề A B D D D C C A A D C B C C D A A B C B D D A B C C Đề B D D B C C D A D A B C C D C A B A B D C A B D C B PHẦN TỰ LUẬN: YÊU CẦU CHUNG: - Tập trung làm nổi bật sự tài hoa của Nguyễn Du về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong “Truyện Kiều” mà chủ yếu là qua hai đoạn trích được học “Cảnh ngày xuân” và “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”… - Bài viết phải bộc lộ rõ sự thông minh, sáng tạo, năng khiếu văn học trong sự độc lập suy nghĩ, cảm nhận tinh tế,sâu sắc và khả năng lập luận lo gic, giàu sức thuyết phục… - Bài viết có bố cục chặt chẽ; lí lẽ và dẫn chứng xác đáng; liên kết lo gic giữa các đoạn, các phần. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1. Mở bài(1,5 điểm): - Dẫn dắt hay, phù hợp, đúng kiểu bài…(1 điểm) - Trích dẫn ý kiến. ( 0,5 điểm) 2. Thân bài( 7 điểm): - Bức tranh thiên nhiên trong “ Truyện Kiều” được miêu tả bằng những hình ảnh độc đáo, tiêu biểu và bằng ngôn từ đa nghĩa, giàu sắc thái biểu cảm… ( 0,5 điểm) HS phân tích bốn câu đầu và sáu câu cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” để làm nổi bật luận điểm.(1,5 điểm) Gợi ý: +Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tinh khôi được miêu tả qua hai hình ảnh tiêu biểu: cỏ non xanh, hoa lê trắng…Và sức sống tràn trề của mùa xuân, sự mới mẻ,trong trẻo của cảnh vật được khắc hoạ nhờ vào việc sử dụng từ ngữ độc đáo,tài tình…( tận, điểm,trắng điểm…) +Hay cảnh buổi chiều xuân thanh dịu, hài hoà mà thấm đượm một nỗi buồn bâng khuâng, khó tả được cảm nhận từ những hình ảnh cảnh vật ( chiều tà, nhịp cầu nhỏ, khe nước nhỏ,…); từ những từ láy đa nghĩa ( thanh thanh, nao nao…) - Đó là bức tranh thiên nhiên dưới cái nhìn của nhân vật… (0,5 điểm) HS phân tích sự giống và khác nhau giữa cảnh vật trong bốn câu đầu và sáu câu cuối đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” để thấy rõ điều này. (1,5 điểm) Gợi ý: ĐỀ CHÍNH THỨC Mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đep,…là bởi vì Thuý kiều lần đầu tiên bước ra với cuộc đời, cái nhìn đầy tin yêu,đầy sức sống và không một chút tì vết… Tác giả đã chăm chút cho bức tranh mùa xuân này bởi đó là bức tranh đẹp nhất trong Truyện Kiều…Còn với sáu câu thơ cuối cảnh vật nhuốm buồn vì tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc khi phải chia tay với một ngày vui đồng thời dự cảm về một điều chẳng lành sắp xảy đến … - Thiên nhiên trong “ Truyện Kiều” luôn có nét tương đồng với tâm trạng nhân vật. (0,5 điểm) HS phân tích tám câu cuối đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”…(1,5 điểm) - HS mở rộng- phân tích những câu thơ khác trong “ Truyện Kiều”, có thể đối chiếu, liên hệ với các tác giả khác…( 1 điểm) Kết bài( 1,5 điểm): - Khẳng định lại vấn đề….( 0,75 điểm) - Có thể tự bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc về vấn đề…( 0,75 điểm) . CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 200 9- 2 010 Môn: Ngữ văn-Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:…………………………Lớp:……… Trường:…………………………………….SBD:……. CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 200 9- 2 010 Môn: Ngữ văn-Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:…………………………Lớp:……… Trường:…………………………………….SBD:……. GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 200 9- 2 010 Môn: Ngữ văn-Phần thi: Tự luận Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Học sinh làm bài trên tờ giấy thi)