PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀ LĨNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Người ra đề: Hoàng Thị Chim Đơn vị: Trường THCS Cao Chương I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA. - Trắc nghiệm: 30 % - Tự luận: 70 % MA TRẬN ĐỀ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Mức độ thấp Mức độ cao Chủ đề 1: Văn học Văn bản nghị luận hiện đại Việt nam - Nhớ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Chủ đề 2: Tiếng việt - Nhớ được tác dụng của phép liệt kê. - Nhớ được công dụng của dấu phẩy. Xác định được câu đặc biệt -Câu rút gọn được sử dụng trong văn vần, thơ, ca dao. Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Chủ đề 3 Tập làm văn - Văn nghị luận - Biết được luận điểm trong bài văn nghị luận. - Nhận biết Viết bài văn nghị được đề lập luận, giải thích. luận giải thích về câu tục ngữ Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu: 3 Số điểm: 7,5 Tỉ lệ: 75% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: % Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu: 13 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀ LĨNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề bài: I- TRẮC NGHIỆM: (3 điểm: 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng . Câu 1: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ được viết trong hoàn cảnh nào? A- Nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác B- Nhân kỉ niệm ngày quốc khánh năm 1975 C- Nhân ngày giải phóng miền Nam D- Nhân kỉ niệm 80 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Câu 2: Tác giả bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ là ai ? A: Võ Nguyên Giáp B: Phạm Văn Đồng C: Lê Duẩn D: Trường Chinh Câu 3: Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì? A: Tự sự B: Thuyết minh C: Nghị luận D: Biểu cảm Câu 4: Dòng nào nêu đúng nội dung văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ? A. Cuộc đời hoạt động chính trị long trời chuyển đát của Hồ Chí Minh B. Những hiểu biết sâu rộng về văn hoá các dân tộc trên thế giới của Hồ Chí Minh. C. Đời sống và con người vô cùng giản dị, khiêm tốn của Hồ Chí Minh. D. Lí tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minh. Câu 5: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ. A. Chỉ vài ba món giản dị B. Bác thích ăn những món ăn được nấu rất công phu. C. Lúc ăn không thể rơi vãi một hạt cơm. D. Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Câu 6: Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì? A. Lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc B. Cách nêu luân cứ, chọn lọc dẫn chứng kết hợp với bình luận và biểu cảm. C. Lối viết phóng khoáng, tự tin D. Lối kể chuyện hấp dẫn với nhiều chi tiết tả người, tả cảnh hấp dẫn Câu 7: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Trong ta thường gặp nhiều câu rút gọn A. Văn xuôi B.Truyện cổ tích C. Truyện dân gian D. Văn vần ( thơ, ca dao) Câu 8: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt? A. Giờ ra chơi. B. Tiếng suối chảy róc rách. C. Cánh đồng làng. D. Câu chuyện cảu bà tôi. Câu 9: Phép liệt kê có tác dụng gì? A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật hiện tượng. B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật hiện tượng. C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật hiện tượng. D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật hiện tượng. Câu 10: Để xác định ranh giới giữa các sự vật được liệt kê trong câu thông thường, người ta sử dụng dấu câu nào? A. Dấu hai chấm B. Dấu phẩy C. Dấu chấm phẩy D. Dấu ba chấm Câu 11: Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? A. Những dẫn chứng đựoc sử dụng trong bài văn nghị luận là gì? B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết. C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận. D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận. Câu 12: Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích? A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam từ thực tế cuộc sống. B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ. C. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi trường sống. D. Em hiểu thế nào về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công". II- TỰ LUẬN: 7 điểm Giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Ngữ văn 7 I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm: 6 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B C C B B D B D B B D PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm). Câu Hướng dẫn chấm Thang điểm 13 Hình thức: Diễn đạt mạch lạc, lô gic, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, không mắc lỗi chính tả. Nội dung: * Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ: Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ. * Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. + Nghĩa đen + Nghĩa bóng + Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. - Tại sao phải Uống nước nhớ nguồn? - Thái độ của người Uống nước nhớ nguồn: + Thái độ trân trọng biết ơn. + Ý thức vun đắp, bảo vệ những thành quả đã đạt được. + Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí dân tộc. * Kết bài: - Lòng biết ơn và truyền thống của dân tộc. - Phải trau dồi thái độ biết ơn đối với những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội ( ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo ) 1 1 1,5 (0,5) (0,5) (0,5) 1 1,5 (0,5) (0,5) (0,5) 1 . kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua. tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công". II- TỰ LUẬN: 7 điểm Giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Ngữ văn 7 . luận điểm trong bài văn nghị luận. - Nhận biết Viết bài văn nghị được đề lập luận, giải thích. luận giải thích về câu tục ngữ Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70 % Số câu: