PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRÀ LĨNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút Giáo viên: Chu Thị Thuỷ Đơn vị: Trường THCS Cao Chương I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : - Trắc nghiệm: 30 % - Tự luận: 70 % Ma trận đề cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Số câu: 6 Số điểm: 1,75 Tỷ lệ: 17,5% TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Văn học Nhớ được vị trí đoạn trích, tên tác giả, phương thức biểu đạt của văn bản Bài học đường đời đầu tiên. - Nhớ được bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và tên tác giả. Hiểu được nghệ thuật của bài Đêm nay Bác không ngủ - Hiểu được đặc điểm ngoại hình, hành động của Dế Mèn. TS câu:4 TS điểm: 1,25 Tỷ lệ: 12,5% TS câu: 2 TS điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Chủ đề 2 Tiếng Việt Nhớ được khái niệm nhân hóa. -Hiểu được biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. - Xác định được các thành phần câu. TS câu:1 TS điểm: 0,25 Tỷ lệ % TS câu: 4 TS điểm: 1 Số câu: 5 Số điểm: 1,25 Tỷ lệ: 12,5% Chủ đề 3 Tập làm văn Viết được một bài văn tả người TS câu:1 TS điểm:7 Tỷ lệ 70% Số câu :1 Số điểm : 7 Tỷ lệ: 70% TS câu: TS điểm: Tỷ lệ % Số câu : 5 Số điểm : 1,5 Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Số câu: 1 Số điểm: 7 Số câu: 12 Số điểm: 10 Tỷ lệ : 100% PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRÀ LĨNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiêm: (3điểm) Khoanh tròn vào các phương án trả trả lời đúng: Cho đoạn văn: "Bởi tôi ăn uống chừng mực và điều độ nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoe cứ cứng đần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của của những chiếc vuốt tôi co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài chấm kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch rộn rã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. ( Ngữ văn 6-Tập2) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? A. Cô Tô - Nguyễn Tuân ; C. Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài. B. Vượt thác - Võ Quảng ; D. Cây tre Việt Nam - Thép Mới. Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt là gì? A. Thuyết minh, biểu cảm ; C. Biểu cảm, tự sự. B. Tự sự, miêu tả ; D. Nhật dụng. Câu 3: Nôi dung chủ yếu của đoạn văn trên là: A. Tái hiện ngoại hình và hành động của Dế Mèn. B. Kể về hoạt động của Dế Mèn. C. Kể về Dế Mèn và Dế Choắt. D. Kể về việc Dế Mèn trêu Dế Choắt. Câu 4: Câu văn: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? A. So sánh. ; C. Ẩn dụ B. Nhân hóa ; D. Hoán dụ Câu 5: Điền những từ còn thiếu để hoàn thành khổ thơ sau: Anh đội viên nhìn(1) Càng nhìn lại càng thương (2) mái tóc bạc Đốt lửa cho amh nằm Câu 6: Khổ thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? A. Lượm- Tố Hữu ; C. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ B. Mưa - Trần Đăng Khoa ; D. Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh Câu 7: Nghệ thuật chủ yếu của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ là gì ? A. Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy gợi hình B. Thể thơ năm chữ kể chuyện kết hợp miêu tả biểu cảm. C. Thể thơ tự do, nhiều biện pháp tu từ. D. Thể thơ 8 chữ miêu tả, biểu cảm. Câu 8: Trong câu: '' Trên bầu trời, những làn mây trắng đang nhẹ nhàng trôi''. Đâu là bộ phận chủ ngữ của câu: A. Trên bầu trời ; C. những làn mây trắng B. đang nhẹ nhàng trôi ; D. Mây trắng đang nhẹ nhàng trôi Câu 9: Thế nào là biện pháp nghệ thuật nhân hóa? A. Dùng từ ngữ nhân lên gấp nhiều lần những đặc điểm của sự vật sự việc, nhân vật được miêu tả hoặc kể. B. Lấy tên sự vật, sự việc, hiện tượng này nhằm chỉ sự vật hiện tượng kia. C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người. D. Dùng những từ ngữ vốn chỉ một bộ phận của để chỉ cái toàn thể. Câu 10: Hai câu thơ: Ông Trời nổi lửa đăng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay. Đã sử dụng biện pháp tu từ: A. Nhân hóa ; C. Ẩn dụ B. So sánh ; D. Hoán dụ Câu 11: Cho câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Vị ngữ được cấu tạo là: A. Cụm danh từ ; C. Cụm động từ B. Cụm tính từ ; D. Cum từ II. Tự luận: ( 7điểm) Câu 12: Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến Họ và tên: Lớp 6 : ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 I. Trắc nghiệm: ( 3điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm, riêng câu 5 0,5 điểm( mỗi ý 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổn g điểm 3 Đáp án C B A A (1) Bác (2) Người cha C B C C A C Điể m 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 II. Tự luận: ( 7 điểm) Hướng dẫn chấm Thang điểm Hình thức Bố cục rõ ràng cân đối, tả theo trình tự hợp lí, diễn đạt trong sáng trôi chảy biết sử dụng một số biện pháp tu từ để miêu tả, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp, bài viết sạch sẽ. 1 Nội dung * Mở bài: giới thiệu chung về em bé mình yêu thích. * Thân bài: Tả chi tiết - Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp với đặc điểm ngoại hình của em bé. - Các chi tiết ,hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động của em bé. - Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về cử chỉ của em bé. - Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngôn ngữ của em bé. * Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình đối với em bé. 1 1 1 1 1 1 Tổng điểm: 7 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRÀ LĨNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian: 90 phút Giáo viên: Chu Thị Thuỷ Đơn vị: Trường THCS Cao Chương I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : - Trắc nghiệm: 30 % - Tự luận: 70 % Ma trận đề cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TS câu: 5 TS điểm 1,5 Tỷ lệ: 15% Chủ đề TN TL TN TL TN TL T N TL Chủ đề 1 Văn học -Nhớ được bài thơ Nói với con và tên tác giả thể thơ -Nhớ được một số câu thơ cuả bài Đồng chí và bài Đoàn thuyền đánh cá. Hiểu được nội dung của bài thơ Nói với con, một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. TS câu: 3 TS điểm: 1 Tỷ lệ: 10 % TS câu: 2 TS điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5 % Nhớ được khái niệm thành phần cảm thán -Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý. Chủ đề 2 Tiếng Việt -Các trường hợp sử dụng hàm ý. - Xác định được thành phần khởi ngữ và tình thái TS câu: 1 TS điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5 % TS câu: 5 TS điểm: 1,25 Tỷ lệ: 12,5 % TS câu: 6 TS điểm 1,5 Tỷ lệ: 15% Chủ đề 3 Tập làm văn Viết đoạn văn nghị luận Viết bài văn nghị luận về một khổ thơ trong bài Viếng lăng Bác Số câu :1 Sốđiểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu : 1 Số điểm :5 Tỷ lệ: 50% Số câu : 2 TS điểm 7 Tỷ lệ: 70% TS câu : 4 TS điểm : 1,25 Tỷ lệ: 12,5% TS câu: 7 TS điểm: 1,75 Tỷ lệ: 17,5% TS câu: 1 TS điểm: 2 Tỷ lệ: 20% TS câu: 1 TS điểm: 5 Tỷ lệ: 50% TS câu: 13 TS điểm 10 - Tỷ lệ: 100% PHÒNG GD& ĐT HUYỆN TRÀ LĨNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian: 90 phút Đề bài I. Trắc nghiêm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng. Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng ( Ngữ văn 9 – Tập II ) Đọc kĩ khổ thơ trên và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Câu 1. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ? A .Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận C. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải B . Viếng lăng Bác - Viễn Phương D . Nói với con - Y Phương Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? A. Thơ năm chữ ; C. Thơ tám chữ B. Thơ tự do ; D. Thơ lục bát Câu 3. Câu thơ Con đường cho những tấm lòng sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa - ẩn dụ ; C. Điệp ngữ - nhân hóa B. Ẩn dụ - So sánh ; D. So sánh - hoán dụ. Câu 4. Điều lớn lao mà người cha muốn truyền cho con trong bài thơ là gì? A. Lòng tự hào về truyền thống quê hương, niềm sự tự tin khi bước vào đời. B. Cần nhớ công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. C. Quê hương còn nghèo nàn lạc hậu. D.Hãy trở về quê để xây xựng quê hương Câu 5. Trường hợp nào dưới đây không nên dùng hàm ý ? A. Nhắc nhở bạn học bài và làm bài đầy đủ. B. Từ chối lời mời đến nhà bạn chơi. C. Cười to trong bữa tiệc sinh nhật. D. Bạn mắc lỗi với mình. Câu 6: Cho đoạn văn: Lan hỏi Chi - Chi báo cho Thu, Nam và Huệ sáng mai đến thăm cô giáo cũ chưa ? Chi đáp: - Tớ báo cho Huệ rồi. Câu in đậm trong đoạn trích trên có hàm ý là gì? A. Chi chưa báo cho ai cả B. Chi đã báo cho Huệ nhưng chưa báo cho Thu và Nam. C. Chi đã báo cho tất cả các bạn biết rồi. D. Chi chưa báo cho Huệ và Nam. Câu 7: Dòng thơ nào sau đây mang nghĩa tường minh ? A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương B. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này C. Chỉ cần trong xe có một trái tim D. Đêm nay rừng hoang sương muối Câu 8: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ : A. Đối với cháu, thật là đột ngột. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút ! C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa . D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế ! Câu 9: Câu nào là câu chứa thành phần tình thái: A. Vâng ! Ông dạy phải. B. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. C. Ồ, sao mà độ ấy vui thế ! D. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Câu 10: Thành phần cảm thán trong câu là thành phần: A. Bộc lộ tâm lý của người nói B. Bộc lộ tâm lý của người khác về người nói C. Bộc lộ ý kiến nhận xét của người nói D. Bộc lộ tâm lí của người được nói đến trong câu Câu 11: Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống cho cả 2 câu thơ: - “ Thuyền ta lái gió với buồm Lướt giữa mây cao với biển bằng.” - “ Hồi chiến tranh ở rừng Vầng thành tri kỉ. ” A. mặt trời B. trăng C. sao D. mây II. Tự luận : ( 7 điểm ) : Câu 12: ( 2 điểm) Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có những nết nổi bật nào về nội dung và hình thức ? Câu 13:( 5 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ . Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân …” ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 I. Trắc nghiệm: (3điểm) Mỗi ý trả lời đúng 0,25 điểm, câu 11 0,5 điểm( mỗi ý đúng 0,25) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng điểm 3 Đáp án D B A A A B D A B A B Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 II. Tự luận: ( 7điểm) Câu Hướng dẫn chấm Thang điểm 12 - Nghề thuật: vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, thành công trong việc miêu tả tâm lí. - Nội dung: + Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. + Đó là hình ảnh đẹp tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ 0,5 1 0,5 Tổngđiể m 2 13 * Mở bài: Giới thiệu chung về khổ thơ: vị trí đoạn trích, tác giả, nội dung chủ yếu * Thân bài: phân tích theo hai ý: - Vẻ đẹp của hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong lăng: là hình ảnh độc đáo. Hình ảnh đó nói lên sức ấm nóng, ánh hào quang chói ngời từ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. - Niềm thương nhớ, sự ngưỡng vọng của nhân dân ta đối với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu. * Kết bài: Khái quát về nội dung, nghệ thuật chủ yếu. Suy nghĩ của bản thân. - Hình thức: Bố cục rõ ràng cân đối, diễn đạt lô gíc chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp, bài viết sạch sẽ. 0,5 1,5 1,5 0,5 1 Tổngđiể m 5 . kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua. Trường THCS Cao Chương I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng. bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. ( Ngữ văn 6-Tập2) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? A. Cô Tô -