SKKN Năm 2011

17 451 0
SKKN Năm 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Mục đích và nhiệm vụ của việc SKKN : a. Mục đích : Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giảng dạy môn mĩ thuật ở bậc THCS . Đề tài này nhằm nghiên cứu và cải tiến thêm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn mĩ thuật ở bậc THCS . b.Nhiệm vụ : Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và tổng kết từ thực tiễn , đề tài SKKN phải làm rõ vai trò quan trọng của các biện pháp kích thích gây hứng thú học môn mĩ thuật ở học sinh THCS trong giảng dạy môn mĩ thuật ở các trường THCS .Qua đó nêu lên những vấn đề cần trao đổi thêm về việc vận dụng các biện pháp này trong quá trình dạy môn mĩ thuật ở trường THCS . 2.Giới hạn SKKN : SKKN gới hạn nghiên cứu trong trong phạm vi biện pháp kích thích gây hứng thú học vẽ đối với việc giảng dạy môn mĩ thuật ở bậc THCS .Trên cơ sở các mối quan hệ với các phương pháp dạy – học . 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu : - Khách thể nghiên cứu : Các biện pháp giảng dạy môn mĩ thuật nói chung . - Đối tượng nghiên cứu : Biện pháp kích thích gây hứng thú học vẽ ở trường THCS . 4.Phương pháp nghiên cứu : Để nêu lên tầm quan trọng của các biệ pháp và việc vận dụng biện pháp này vào quá trình giảng dạy cùng với nhưngc vấn đề có liên quan . Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng các phương pháp sau : Phương pháp lý luận , Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm , Phương pháp chuyên gia , Một số các phương pháp hỗ trợ khác . 5.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài : Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp các phương pháp dạy – học môn mĩ thuật . Để kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng cao . Sự hiểu biết của các em càng thêm sâu sắc , phong phú và sự đam mê học bộ môn này . Thì việc vận dụng biện pháp kích thích gây hứng thú học vẽ 2 của học sinh là hết sức cần thiết và không thể thiếu được . Do đó đây sẽ là một số biện pháp cho giáo viên dạy môn mĩ thuật để dạy tốt bộ môn này . Việc nghiên cứu biện pháp kích thích gây hứng thú học vẽ cũng như nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn mĩ thuật ở trường . I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG : 1.Một số vấn đề về lý luận và khái niệm : a.Các quan điểm của Đảng về vấn đề giáo dục nói chung : Để phát triển kinh tế , xã hội , không có con đường nào khác là phải đầu tư cho phát triển giáo dục . Hiến pháp (1992), Luật giáo dục (1998) báo cáo chính trị tại Đại hội IX (2001) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 đã chỉ rõ 4 quan điểm chỉ đạo phát triểm giáo dục nước ta . Trong đó , *Quan điểm 1 : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu . Phát triển giáo dục là nền tảng , nguồn nhân lực chất lượng cao , là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa , là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội , tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ”. *Quan điểm 1 : “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng , Nhà nước và của toàn dân …”. Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề phát triển giáo dục là mối quan tâm đặc biệt . Về giáo dục phổ thông , chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã xác định việc đổi mới mục tiêu nội dung chương trình giáo dục như sau : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện : Thực hiện giảm tải , có cơ cấu chương trình hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực mỗi học sinh , nâng cao năng lực tư duy , kĩ năng thực hành , tăng tính thực tiễn …” (Trang 27) Các nhà giáo , nhà khoa học cảm nhận : “ Chấn hưng giáo dục là mệnh lệnh từ cuộc sống ” Trong thực trạng chung của cả nước thì giáo dục nghệ thuật cũng không nằm ngoài mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta . 3 Điều 2 luật giáo dục xác định mục tiêu giáo dục : “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện , có đạo đức ,có tri thức , sức khỏe , thẩm mĩ … ” Đảng ta luôn khẳng định phải xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc .Hiện đại và không ngừng giáo dục nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của quần chúng nhân dân để họ có thể cảm thụ tốt các tác phẩm văn hóa nghệ thuật , đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân . Như vậy một tiêu chí quan trọng nhằm hình thành nhân cách con người mới Việt Nam XHCN trong thời kì Công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Ngoài những tiêu chuẩn về lý tưởng đạo đức XHCN phải có những kiến thức hiểu biết phổ thông về các loại hình văn hóa nghệ thuật trong đó có âm nhạc và mĩ thuật . b.Một số vấn đề lý luận về dạy học và dạy mĩ thuật : “ Dạy học là một hoạt động nhiều mặt và phức tạp ”. Dạy học tồn tại như một hoạt động xã hội . Nó gắn liền với hoạt động của con người , hoạt động dạy và học của thầy – trò , nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường . Các nhiệm vụ đó phản ánh tính toàn vẹn của quá trình giáo dục , bao gồm các mặt : Giáo dục trí tuệ , Giáo dục đạo đức , giáo dục thể chất , giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lao động . Để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục , nhà trường phổ thông phải vào nhiều con đường có mối quan hệ biện chứng với nhau : Dạy học , lao động sản xuất , hoạt động chính trị , xã hội , hoạt động văn hóa thẩm mĩ , sinh hoạt tập thể vui chơi …trong đó dạy học là con đường , phương tiện dạy quan trọng nhất . Dạy học là con đường cơ bản nhằm phát triển trí tuệ nói riêng và hình thành phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung . Thực tiễn giáo dục và đào tạo chứng tỏ rằng : Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp người học trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức , kỹ năng có chất lượng và hiệu quả cao nhất . Bởi lẽ , dạy học là hoạt động tiến hành một cách có tổ chức , có kế hoạch , có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phù hợp với đặc điểm sinh lý và đặc điểm nhận thức của người học . Dạy học là loại hình hoạt động đặc trưng chủ yếu nhất trong các loại hình nhà trường , là con đường cơ bản phục vụ cho mục tiêu nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài , hoạt động nhận thức được tiến 4 hành trong quá trình dạy học với những điều kiện sư phạm nhất định , có sự hướng dẫn , tổ chức , điều khiển của giáo viên thông qua việc lựa chọn nội dung , phương pháp và các hình thức dạy học . Một số nhà lý luận dạy học cho rằng : “Dạy học đã khó dạy mĩ thuật lại càng khó hơn ” là rất đúng . Dạy mĩ thuật cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn mà mĩ thuật dạy học chính là phương pháp . Vậy muốn học sinh tiếp thu bài tốt , giáo viên cần phải suy nghĩ để tìm ra những phương pháp , biện pháp thích hợp cho từng phân môn , cho từng bài và cho từng đối tượng học sinh . Đối với bộ môn mĩ thuật , thầy giáo có vai trò cơ bản trong việc hình thành hứng thú học tập ở học sinh . Vì học sinh không có năng khiếu rất dễ chán nãn , kết quả bài vẽ đạt không cao . Kết quả một bài vẽ với sự hứng thú , yêu thích sẽ khác với một bài vẽ gượng ép , bắt buộc . Muốn đạt được kết quả tốt đòi hỏi người giáo viên ngoài việc phải có kiến thức chuyên nghành vững vàng còn phải biết kết hợp phương pháp dạy học và tìm ra biệ pháp khơi dậy hứng thú học ở học sinh. 2.Khái quát về mục tiêu và nội dung chương trình của môn mĩ thuật ở trường THCS : a.Mục tiêu : Môn mĩ thuật ở bậc THCS không nhằm đào tạo họa sĩ hay những người chuyên làm về mĩ thuật mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là chủ yếu : Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc , làm quen và thưởng thức cái đẹp vào sinh hoạt hằng ngày và hướng đến nghề nghiệp sau này . Môn mĩ thuật ở bậc THCS góp phần nâng cao hơn năng lực quan sát , khả năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học . Nhằm hình thành ở các em phẩm chất của con gười lao động mới , đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển ngày càng cao . Xuất phát từ mục tiêu trên , môn mĩ thuật ở bậc THCS có những nhiệm vụ sau : - Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình . - Cung cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về mĩ thuật . - Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền mĩ thuật dân tộc. - Tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt hơn tri thức ở các môn học khác . 5 - Định hướng cho một bộ phận nhỏ học sinh có năng khiếu học tiếp ngành mĩ thuật , hay tạo điều kiện cho các em đó thi vào các trường chuyên ngành mĩ thuật sau này dễ dàng hơn. Dạy mĩ thuật ở trường phổ thông nói chung và ở bậc THCS nói riêng là góp phần mở rộng môi trường thẩm mĩ cho xã hội để mọi người đều hướng đến cái đẹp , biết tạo ra cái đẹp , thưởng thức cái đẹp theo ý mình và sẽ cùng làm cho cuộc sống đẹp hơn . b.Nội dung chương trình của môn mĩ thuật ở bậc THCS : Gồm có 4 phân môn : - Vẽ theo mẫu : Vẽ đồ vật (tĩnh vật), dáng người , vẽ kí họa . - Vẽ trang trí : + Màu sắc và cách vẽ màu . + Tập trang trí hình cơ bản và và các hình trang trí ứng dụng . + Chữ in hoa và tập kẽ chữ . Yêu cầu : Vẽ bằng bút chì , bằng các loại màu sẵn có . - Vẽ tranh : Vẽ tranh theo đề tài gần gũi với sinh hoạt , học tập của thiếu nhi theo cảm nhận riêng. Yêu cầu : Vẽ bằng bút chì , bằng các loại màu sẵn có . - Thường thức mĩ thuật : + Giới thiệu tranh của họa sĩ nổi tiếng , tranh dân gian . + Giới thiệu sơ qua về mĩ thuật Việt Nam và thế giới + Thời Lý , Trần , Lê. + Cận đại và đương đại Việt Nam . + Cổ Đại , Ai Cập , Hy Lạp , La Mã . + Phục Hưng (Ý) + Châu Âu từ cuối thế kỷ XIX- Đầu XX. Nội dung gồm có : Hoàn cảnh xã hội , sự ra đời của mĩ thuật , các tác phẩm mĩ thuật và tác giả tiêu biểu . 3.Vài nét về đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS : a. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS : Để hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao , trước hết người giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để từ đó biết cách vận dụng phương pháp và có sự tác động phù hợp đối với từng đối tượng học sinh giúp cho quá trình dạy-học đạt hiệu quả cao . 6 Lứa tuổi học sinh THCS là tuổi đang phát triển về mọi mặt . Trong đó xu hướng muốn trở thành người lớn là rất rõ rệt . Mọi hành động , suy nghĩ của các em vừa theo cảm tính trẻ con vừa theo lý tính tư duy kiểu người lớn nên tương đối phức tạp . Cái “bản năng” , “bản tính ” xen lẫn tư duy chưa đầy đủ đã tác động đến mọi hoạt động của các em ở lứa tuổi này . Đối với môn học này , những em có năng khiếu thì tỏ ra ham thích vẽ và tìm hiểu về hội họa . Còn những em không có năng khiếu thì trở nên e ngại trước bộ môn này và coi đây là môn phụ nên các em tỏ ra thờ ơ , không quan tâm tới . Ở lứa tuổi này các em vừa có ít nhiều hiểu biết về mĩ thuật , nhưng do tính năng động hiếu kỳ dễ nhớ , dễ quên các em lại không có đầy đủ sự nhận thức mĩ thuật . Do sự vừa có , vừa không đó đã gây không ít khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy bộ môn này . Ở tiểu học các em đã được học bộ môn này nên từ trong tiềm thức , các em đã hình thành ý niệm cơ bản về mĩ thuật song chưa thật đầy đủ . Hơn nữa độ tuổi này rất nhạy bén , ham thích cái mới , lạ . Cái gì có sức thuyết phục mạnh thì gây được lòng yêu thích của các em . b.Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình : Vẽ là một hoạt động của trí tưởng tượng , sáng tạo . Hoạt động đó rấtphức tạp và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau . Hoạt động sáng tạo của trẻ em khác với hoạt động sáng tạo của người lớn , ở lứa tuổi thiếu nhi , mỗi thời kỳ phát triển của các em , trí tưởng tượng , hoạt động theo một cách riêng , phản ánh đúng trình độ phát triển của các em khi đó . Ở tuổi ấu thơ , kinh nghiệm của trẻ con còn nghèo , những quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh không mang tính phức tạp , tinh tế và đa dạng . Vì thế hệ các em có thể vẽ tranh về các loại đề tài , tìm được những ý hay , dí dỏm , có nhiều bố cụa lạ , đẹp .Nhưng riêng về hình tượng trong tranh thì chưa có nhiều suy nghĩ về hình , về dáng và những nét điển hình nên tranh của các em còn hình tượng chung chung , thiếu cái động , tĩnh , thiếu chiều sâu . Chỉ đơn giản là tả và kể lại nhân vật , cỏ cây , hiện tượng . Đối với những em có năng khiếu , khả năng tạo hình hơn hẳn các em bình thường . Các em này thích vẽ , ham mê vẽ , các sản phẩm của các em ngoài những yếu tố ngây thơ , ngộ nghĩnh còn đạt được những sự bất ngờ về cách diễn đạt màu sắc và cách tạo dựng bố cục khiến cho người lớn 7 cũng phải thích thú và khâm phục . Các em có năng khiếu này nếu không được nhìn nhận đúng , không được chăm sóc và bồi dưỡng , các em sẽ bị thui chột sớm . II.BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC MÔN MĨ THUẬT CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG: Để đem lại chất lượng và hiệu quả trong giáo dục mĩ thuật .Một trong những điều cần nói trước hết là cần tạo ra được hứng thú thẩm mĩ trong học tập của học sinh . Hứng thú được ví như lò xo , một sợi dây đàn căng chỉ cần bàn tay lướt nhẹ là sợi đàn sẽ ngân vang thánh thót . Phải khơi dậy hứng thú thì tư duy mới tích cực hoạt động . Sau đây tôi đi vào nghiên cứu thêm một số biện pháp nhằm kích thích gây hứng thú học môn mĩ thuật cho học sinh: - Tạo dựng không gian phòng học phù hợp với môn học . - Tạo dựng giáo cụ trực quan trên nhiều hình thức . - Tổ chức các buổi học ngoại khóa . - Hằng năm tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh và triển lãm . - Nâng cao năng lực chuyên môn . - Biện pháp đánh giá và cho điểm , khen thưởng . 1. Tạo dựng không gian phòng học phù hợp với môn học : Không gian học tập .Đó là những cơ sở về phòng học . Là không gian để các em có điều kiện thuận lợi học tập trong đó . Để tạo ra hiệu quả giờ dạy , khơi dậy hứng thú học tập của học sinh . Điều kiện về phòng học có tác động không nhỏ . Mĩ thuật là môn học cả lý thuyết lẫn thực hành . Trong đó số tiết thực hành chiếm đa số . Nên các em cần có không gian học tập . Trên thực tế vấn đề phòng học mĩ thuật còn chưa được quan tâm . Các tiết thực hành và lý thuyết của mĩ thuật đều được học chung với các phòng học bộ môn khác . Học ở đây các em phải để ngay bài trên bàn học để vẽ , sẽ hạn chế tầm quan sát tổng quát của các em . Ngoài ra , trong các phòng học này đa số không đủ ánh sáng . Phải dùng ánh sáng điện , các em khó có thể xác định được nguồn sáng chính ảnh hưởng đến nguồn cảm xúc của các em . Chẳng hạn trong một bài vẽ theo mẫu . Giaos viên yêu cầu học sinh phải diễn tả được ánh sáng ; có 3 sắc độ : sáng , trung gian , tối trên vật mẫu . Nhưng khi vẽ các bóng đèn đều bật sáng vì nếu không bật thì sẽ có nhiều chỗ không nhìn thấy . Vậy các em sẽ diễn tả làm sao ? Đó là về phòng học còn môi trường thẩm mĩ cho các em thì sao ? Học mĩ thuật 8 nhưng các em không được sống trong môi trường nghệ thuật . Các em ít có điều kiện để tiếp xúc với các phòng tranh …Sẽ hạn chế chất lượng học tập . Và các em không còn thích thú gì với môn học này , coi môn học này là môn phụ . Do đó tôi nghĩ rằng , muốn gây hứng thú cho các em học bộ môn này trước tiên ta phải tìm ra biện pháp khắc phục hoặc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho học tập . Do đặc thù của môn học , nên chúng ta phải có 2 phòng học riêng biệt . Đó là phòng lý thuyết và phòng thực hành . a.Phòng học lý thuyết (Gọi là phòng nghe , nhìn ) : Ngày nay khoa học công nghệ càng phát triển tại sao chúng ta lại không ứng dụng những thành tựu khoa học đó vào trong việc giảng dạy ? Muốn giáo dục ngày một phát triển chúng ta phải sử dụng tối đa thành tựu khoa học đó để tạo điều kiện cho việc dạy- học được tốt hơn Phòng học này dùng để giáo viên truyền dạt cho học sinh những kiến thức về lý thuyết . Thường thì các giờ học lý thuyết các em không có hứng thú học . Vì chỉ toàn ngồi nghe rất dễ gây nhàm chán . Đặc biệt là ở lứa tuổi này , các em thích nhìn hơn là nghe . Khi nhìn một hình ảnh lạ , đẹp thì các em nhìn không biết mệt mỏi và rất tò mò . Do đó khi giáo viên dạy lý thuyết thì cần lồng ghép với giáo cụ trực quan trên nhiều hình thức (Xem tranh , ảnh , phim ,…) Mà để tạo dựng được giáo cụ trực quan trên nhiều hình thức đó chắc chắn không thể thiếu máy móc , trang thiết bị cho phòng học như : Bảng viết , máy vi tính , máy chiếu ,… Hiện nay giáo viên đã sử dụng thành thạo những trang thiết bị đó rồi nhưng để dạy thường xuyên thì chưa có mà chỉ phổ biến đa số ở các tiết thao giảng . Không gian phòng học thoáng mát . Phòng học phải trang trí đẹp . b.Phòng thực hành : Phòng thực hành rất quan trọng với môn học này . Vì học mĩ thuật thì vẽ là chủ yếu . Thời gian thực hành chiếm phần lớn và kết quả của việc học cũng là ở những bài vẽ của các em . Muốn các em thích vẽ và vẽ một cách hăng say , sáng tạo . Trước tiên chúng ta phải tạo một phòng vẽ thích hợp . Phòng vẽ phải có giá vẽ , bảng vẽ . Phòng thoáng , rộng , đủ điều kiện ánh sáng để các em thuận lợi trong việc vẽ bài . Có giá vẽ , bảng vẽ , giáo viên dạy cho học sinh cách cầm bút vẽ , tư thế đứng vẽ , cách đo đạc tỉ lệ khi vẽ theo mẫu và mở rộng tầm quan 9 sát , tổng quát của các em . Học vẽ thì tư thế nhìn và vẽ cũng rất quan trọng . Nếu bước đầu mà ta không dạy kĩ cho các em thì sau này sẽ trở thành thói quen không thể sữa chữa được . Ngoài ra ta cần phải trang trí cho phòng học . Việc làm này , ngoài ý nghĩa trang trí thêm cho phòng học còn tạo ra môi trường thẩm mĩ lành mạnh , tác động đến thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh . Là yếu tố gợi lên hứng thú , niềm say mê học vẽ ở học sinh . 2.Tạo dựng giáo cụ trực quan trên nhiều hình thức : Mĩ thuật là môn học trực quan . Đối tượng của môn mĩ thuật thường là những gì ta có thể nhìn thấy , sờ được – có hình , có khối , có đậm nhạt , có màu sắc , có ở xung quanh ta , gần gũi và quen thuộc . Nói đến biện pháp sử dụng giáo cụ trực quan trên nhiều hình thức tức là đề cập tới cách dạy sao cho học sinh thấy ngay , thấy một cách rõ ràng , cụ thể . Để các em hiểu nhanh ,nhớ lâu . Dù là những khái niệm trừu tượng , như cân đối , hài hòa hay những gì ẩn chứa trong bố cục , nét vẽ , màu sắc …mà nghệ sĩ muốn nói . Có thể như thế các em mới có hứng thú học tập . Muốn cho các em hiểu bài và có hứng thú học ta phải biết sử dụng giáo cụ trực quan tùy theo từng bài , từng phân môn cho phù hợp . Giáo cụ trực quan trình bày rõ ràng , khoa học , kết hợp giữa trình bày lý thuyết và giới thiệu trực quan hấp dẫn hợp lý . Sau đây tôi giới thiêu biện pháp sử dụng dụng giáo cụ trực quan trên một số hình thức : a.Cho học sinh xem tranh , hình minh họa , các vật mẫu : Những vật thật , vật tượng trưng , vật tạo hình , các hình khối đơn giản , tranh , ảnh , bài mẫu , hình minh họa …Kết hợp với ngôn ngữ sinh động giàu hình tượng của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm đạt được nhiệm vụ dạy học nói chung và khơi dậy hứng thú học môn mĩ thuật nói riêng . Giáo viên phải biết sử dụng giáo cụ trực quan đúng với nội dung của bài dạy , từng phân môn : - Phân môn vẽ theo mẫu : + Các vật mẫu (Các khối cơ bản , bình hoa , ấm , chén ,…) hoa ,lá , quả trong thiên nhiên . 10 + Các bài vẽ hoàn chỉnh của giáo viên hoặc của học sinh năm trước. + Các bài tiêu biểu dùng để phân tích các mặt mạnh – yếu . + Các hình vẽ minh họa các bước thực hành . - Phân môn vẽ trang trí : + Các bài vẽ hoàn chỉnh của giáo viên hoặc của học sinh năm trước. + Các bài tiêu biểu dùng để phân tích làm rõ nội dung bài giảng . + Các hình vẽ minh họa các bước thực hiện . + Một số đồ dùng khác để giải thích , chứng minh những quy tắc của luật xa gần , màu sác ,… Yêu cầu : Vẽ bằng bút chì , bằng các loại màu sẵn có. - Phân môn vẽ tranh đề tài : + Các phiên bản tranh lớn của học sinh có chất lượng . + Các bài vẽ của học sinh năm trước để phân tích – minh họa . + Các hình vẽ minh họa (Phân tích bố cục , hướng dẫn phương pháp xây dựng bố cục , màu sắc , các bước tiến hành ). + Các ký họa dáng . - Phân môn thường thức mĩ thuật : + Các phiên bản tranh , ảnh , mô hình thu nhỏ các tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng . + Phiên bản tranh các tác giả tiêu biểu được hệ thống theo : * Nội dung * Hình thức bố cục * Màu sắc Lưu ý : Khi cho học sinh xem tranh vẽ , hình minh họa không nên quá đẹp và quá xa so với kiến thức của các em . Khi đưa những bài quá hoàn hảo cho các em xem sẽ gây sốc đối với các em . Vì những bài vẽ nằm ngoài sức tưởng tượng và kiến thức của các em , sẽ gây áp lực tâm lý đối với các em . Hầu như tất cả học sinh đều nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ vẽ được như thế và nghĩ rằng mình vẽ rất xấu sẽ gây chán nãn cho các em , không còn hứng thú vẽ nữa . Nên cho học sinh xem những bài mẫu , bài của học sinh đẹp vừa sức với kiến thức của các em , để khi tham khảo các em thấy mình có thể vẽ như vậy hoặc có thể vẽ đẹp hơn thế nữa , sẽ thôi thúc các em vẽ . b.Cho học sinh xem phim tư liệu : [...]... nghệ thuật , triển lãm tranh,… Các giờ hoạt động ngoại khóa này đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp quản lý chặt chẽ Giáo viên phải tìm hiểu , liên hệ kĩ càng trước khi đưa học sinh đến 4.Hàng năm tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh và triển lãm : Sau mỗi tiết chấm bài giáo viên thu lại những bài vẽ tốt của học sinh Đến những dịp lễ sẽ mở phòng tranh triển lãm , việc này rất đơn giản nhưng mang... là tùy vào năng khiếu của từng em nhưng ý tưởng của các em mới là quan trọng Do đó những em vẽ không giỏi nhưng có ý tưởng hay sẽ thôi thúc các em vẽ để dự thi hay triển lãm , nhân các ngày lễ trong năm như : Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ , ngày quốc khánh 2/9, ngày quốc tế lao động (30/4, 1/5), ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 Với những đề tài như : Uống nước nhớ nguồn , môi trường... một số ý kiến như sau : - Giáo viên dạy mĩ thuật cũng như ban lãnh đạo nhà trường không nên coi đó là môn phụ Mà phải quan tâm nhiều hơn nữa và đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn này - Hằng năm nhà trường tạo nhiều điều kiện cho học sinh tham quan , ngoại khóa, triển lãm tranh vào các ngày lễ lớn . việc vận dụng các biện pháp này trong quá trình dạy môn mĩ thuật ở trường THCS . 2.Giới hạn SKKN : SKKN gới hạn nghiên cứu trong trong phạm vi biện pháp kích thích gây hứng thú học vẽ đối với. bậc THCS . b.Nhiệm vụ : Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và tổng kết từ thực tiễn , đề tài SKKN phải làm rõ vai trò quan trọng của các biện pháp kích thích gây hứng thú học môn mĩ thuật. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Mục đích và nhiệm vụ của việc SKKN : a. Mục đích : Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giảng dạy môn mĩ thuật ở bậc THCS

Ngày đăng: 30/06/2015, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan