Ngô V ă n Khánh Ngày: 6-10 Tiết: 23 THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH I. Mục tiêu: giúp học sinh 1.Kiến thức: Nắm được các nội dung chính của thao tác lập luận phân tích 2. Kĩ năng: Nhận diện được thao tác lập luận phân tích khi đọc - hiểu văn bản và bước đầu biết vận dụng trong việc viết đoạn văn, bài văn nghị luận 3. Thái độ: Ý thức tư tưởng đúng đắn trước những vấn đề trong cuộc sống, văn học II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK và yêu cầu của GV. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tình hình 2. Kiểm tra bài cũ: Làm rõ hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương 3. Giảng bài mới - Giới thiệu bài: - Tiến trình bài dạy TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10 - Cho HS đọc lí thuyết trong SGK - Yêu cầu Hs nhận xét nội dung: phần 1 có nội dung lớn gì? nội dung đó bao gồm ý nhỏ nào? ( Định nghĩa và cách hiểu về phân tích nói chung; tác dụng của phân tích) - Thế nào là phân tích? (chỉ ra đoạn văn nêu nội dung này?) - Tác dụng của phân tích? (Chỉ ra đoạn cvăn nêu nội dung này) - Đọc và thực hiện các yêu cầu qua thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày - Phát hiện cá nhân trả lời và bổ sung I. Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận phân tích 1. Khái niệm: Phân tích là chia tách đối tượng (sự vật, hiện tượng) thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của (đối tượng) hiện tượng, sự vật đó - Đối tượng của phân tích: một nhận định; một VB, truyện ngắn, bài thơ; một hành vi, sự việc, nhân vật 2. Tác dụng của phân tích Làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của một sự vật, hiện tượng, từ đó mà thấy được giá trị của chúng 10 - Cho Hs đọc phần 2 và yêu cầu nhận xét phần 2 trình bày những gì? ( Yêu cầu và một số cách phân tích cụ thể) - Nêu những yêu cầu của phân tích? - Tại sao phân tích luôn đi luôn đi với nhận xét khái quát? - Có những cách phân tích cụ thể nào? - Trình bày cách hiểu về các cách phân tích đó? Đọc SGK -Thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày, các nhóm khác nghe và ghi chép, bổ sung - Làm việc cá nhân - Làm việc cá nhân - Làm việc cá nhân II. Yêu cầu và một số cách phân tích 1. Yêu cầu Đi sâu vào từng phương diện cụ thể để xem xét một cách riêng biệt, nhưng không có nghĩa là tách rời khỏi cái chung, chỉ thấy cái nhỏ lẻ, chi tiết vụn vặt. Phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp khái quát 2. Cách phân tích - Chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét. - Cần vận dụng nhiều cách thức cụ thể + Phân loại đối tượng: căn cứ vào một tiêu chí nào đó để phân loại các đối tượng, sự vật khác nhau thành các nhóm có cùng đặc điểm tính chất nhằm khu biệt hiện tượng, sự vật Giáo án 11 Nâng cao Ngô V ă n Khánh - Các cách phân tích thể hiện qua đoạn nào trong VD của SGK? -Thảo luận trình bày này với hiện tượng, sự vật khác - Liên hệ, đối chiếu: chỉ ra sự giống nhau, khác nhau và mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng - Chỉ ra nguyên nhân- kết quả: một sự vật hiện tượng bao giờ cũng là kết quả của 1 hay nhiều nguyên nhân nào đó. Chỉ ra nguyên nhân chính là phân tích cắt nghĩa nguồn gốc tạo nên cấu tạo, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng - Cắt nghĩa bình giá: đi sâu vào sự vật hiện tượng để giảng giải, cắt nghĩa về đặc điểm, cấu tạo hay tính chất của sự vật hiện tượng đó trên nhiều bình diện khác nhau. Cắt nghĩa bình giá là giúp người ta nhận ra, thấy được vẻ đẹp giá trị của sự vật hiện tượng đó trên nhiều bình diện khác nhau 15 Cho HS đọc các đoạn văn. HD làm bài tập - Hãy xác định cách phân tích cụ thể ở từng đoạn văn - Làm việc cá nhân, trình bày trước lớp, - - Hs khác nhận xét bổ sung III. Luyện tập 1.Phân loại đối tượng. 2. Liên hệ, đối chiếu. 3. Chỉ ra nguyên nhân-kết quả. 4. Cắt nghĩa, bình giá 3 Qua bài học em nắm được vấn đề gì? Trả lời cá nhân IV. Củng cố: Khái niệm tác dụng và cách phân tích 4. Dặn dò: Hoàn chỉnh, làm thêm bài tập tr49 Sách bài tập. CB bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích (về XH) IV. Rút kinh ngiệm, bổ sung:………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………… Giáo án 11 Nâng cao . nhau thành các nhóm có cùng đặc điểm tính chất nhằm khu biệt hiện tượng, sự vật Giáo án 11 Nâng cao Ngô V ă n Khánh - Các cách phân tích thể hiện qua đoạn nào trong VD của SGK? -Thảo luận. ngiệm, bổ sung:………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………… Giáo án 11 Nâng cao . sống, văn học II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với