1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chết vì không có điểm chết

3 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chết vì không có điểm chết

Nội dung

Chết vì không có điểm chết - Cái chết thực ra rất có ích, vì nhờ nó mà ta thấy yêu quý và trân trọng từng phút giây của cuộc sống. Hãy sống như ngày mai ta sẽ chết và yêu cuộc sống như mới yêu lần đầu. “Nếu chỉ còn một ngày để sống, muộn màng không lờ i hối lỗi chân thành. Buồn vì ai, ta làm ai buồn. Xin bao dung tha thứ vì nhau. Nếu chỉ còn một ngày để sống, chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp Phải chăng ta có lúc vội vàng, nên ra đi chưa được bình an …” (Đoạn điệp khúc trong “Nếu chỉ còn một ngày để sống”) "To be to not to be", lời độc thoại trong vở bi kịch Hamlet của William Shakespeare (1564 -1616) vẫn đang khiến nhiều người trăn trở. Sống hay đang tồn tại? Có rất nhiều người đã chết từ tuổi 18, 24. Dù 80 tuổi họ mới bị chôn. Vì cuộc sống của họ đã ngừng phát triển từ những tuổi thanh xuân đó. Họ chỉ tồn tại vật vờ, vô nghĩa, thậm chí còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ta sợ chết. Vậy sống để làm gì? Cái chết thực ra rất có ích, vì nhờ nó mà ta thấy yêu quý và trân trọng từng phút giây của cuộc sống. Khi nhìn thấy mầm cây ta trồng ngừng phát triển, biết rằng đó là dấu hiệu của cái chết, ta sẽ chăm sóc cho cây nhiều hơn. Với chính mình cũng vậy. Khi nào ta thấy mình chững lại là khi ta cần cố gắng vươn lên hơn nữa, tìm kiếm niềm vui mới, động lực mới cho cuộc sống của chính mình. Trong tiếng Anh có từ “deadline – Vạch chết, ranh giới chết, hay hạn cuối”. Người ta dùng nó nói về hạn hoàn thành của một công việc. Bởi áp lực tạo thực tài. Ta cũng cần tự đặt ra cho mình những deadline. Deadline càng rõ ràng càng cụ thể càng định hướng và thúc đẩy hành động. Ví dụ: “Đúng 15h hôm nay mình phải có báo cáo nộp sếp” sẽ tốt hơn so với “cố gắng sẽ hoàn thành báo cáo nộp sếp vào dịp "Áp lực tạo thực tài" - Việt Tròn sớm nhất”. Hoặc “30/12/2011 dự án này sẽ được cắt băng khánh thành” sẽ hơn hẳn khi nói “Chắc là cuối năm nay dự án sẽ xong”… Không cụ thể là cụ không thể. Hãy nhớ lại những kỳ thì. Nếu không có ngày thi chắc gì ta đã học chăm chỉ ngày đêm, hết mình như thế. Chết cũng phải lết đến đích. Dở dang là dở hơi. Nửa vời là tàn đời. Biết bao “dự án treo” tiêu tán tiền của. “Kẻ ăn không hết người lần không ra”. Đã bao ý tưởng tốt chết trẻ, chết non! Chỉ có kết quả mới được trả công. Ta sợ chết. Vậy hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống thực sự ý nghĩa và có giá trị trong từng phút giây? Hãy đặt ra cho mình những điểm chết. Để không chỉ những cái chết tự nhiên mới cho ta động lực. Hết mình hiến dâng và cống hiến những thế mạnh, năng khiếu, tố chất của mình để tiềm năng được khai sáng và tài năng của ta được khẳng định. Sống chính là không ngừng gia tăng giá trị cho cuộc sống. Và chính ta mới là người có quyền quyết định cuộc sống của chính ta mà không phải ai khác. Đừng để đến khi sắp lìa xa cõi đời mới than vãn “giá mà”, “nếu … thì”. Hãy sống để khi nhắm mắt có người hỏi nếu bạn được làm lại cuộc đời bạn sẽ sống khác? Ta vững tin trả lời “Tôi vẫn sống như đã sống, đấy là cuộc sống đích thực của tôi”. Và hãy sống như ngày mai ta sẽ chết và yêu cuộc sống như mới yêu lần đầu. Phan Quốc Việt . Chết vì không có điểm chết - Cái chết thực ra rất có ích, vì nhờ nó mà ta thấy yêu quý và trân trọng từng phút giây của cuộc sống. Hãy sống như ngày mai ta sẽ chết và yêu cuộc. của. “Kẻ ăn không hết người lần không ra”. Đã bao ý tưởng tốt chết trẻ, chết non! Chỉ có kết quả mới được trả công. Ta sợ chết. Vậy hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống thực sự ý nghĩa và có giá trị. cuối năm nay dự án sẽ xong”… Không cụ thể là cụ không thể. Hãy nhớ lại những kỳ thì. Nếu không có ngày thi chắc gì ta đã học chăm chỉ ngày đêm, hết mình như thế. Chết cũng phải lết đến đích.

Ngày đăng: 30/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w