Giải pháp chống hiện tượng HS nghỉ học

18 329 2
Giải pháp chống hiện tượng HS nghỉ học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ MRÔNG Giải pháp hữu ích Một số giải pháp nhằm “Giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học” Tại trường tiểu học Đạ Mrông Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ Mrông Đạ M’Rông, tháng 04 năm 2011 Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn Giải pháp hữu ích : 2/ Mục đích nghiên cứu: 3/ Đối tượng nghiên cứu: 4/ Giới hạn - phạm vi nghiên cứu: 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu: 6/ Phương pháp nghiên cứu; 7/ Thời gian nghiên cứu. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương II: THỰC TRẠNG. 1/ Tình hình chung. 2/ Thuận lợi. 3/ Khó khăn. 4/ Đề dẫn Chương III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1/ Công tác tuyên truyền, vận động; 2/Công tác phối hợp; 3/ Công tác theo dõi – tham mưu; 4/ Công tác lãnh – chỉ đạo. Chương IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 1/ Chỉ tiêu hạnh kiểm. 2/ Danh sách giao chỉ tiêu đào tạo cho giáo viên Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ - KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 1/ Kết quả. 2/ Kết luận. 3/ Kiến nghị PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn giải pháp: Lời ngỏ: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, trước tiên phải duy trì sĩ số học sinh thật tốt. Căn cứ khoản 3 điều 58 về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường trong luật giáo dục số 38/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 đã nêu: Nhà trường có trách nhiệm tuyển sinh và quản lý người học. Nhà trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của địa phương ghi tại khoản 3 điều 9 trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp xã - Theo NĐ số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 của chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Căn cứ vào chương VII điều lệ trường tiểu học năm 2010: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Xuất phát từ mục e khoản 5 điều 20 điều lệ trường tiểu học năm 2010: nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng. Căn cứ vào sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đam Rông tại hội nghị tăng cường các giải pháp huy động học sinh ra lớp học tập và rèn luyện trong năm học này và các năm tiếp theo. Căn cứ vào thực tế công tác quản lý của nhà trường về việc duy trì số lượng học sinh hàng năm và tình hình thực tế việc đi học chuyên cần của học sinh trong nhà trường. 2/ Mục đích nghiên cứu của giải pháp: Cùng với việc thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (ĐĐT) hàng năm theo sự chỉ đạo của ngành về giữ vững và duy trì các tiêu chí phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) trên cơ sở tỷ lệ học sinh có độ tuổi từ 6-14 tuổi tốt nghiệp tiểu học từ 70% trở lên (Theo khoản b, mục 2 Điều 5: tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học, quy định tại Thông tư 36/2009/TT_BGDĐT). Việc giữ vững tỷ lệ học sinh đi học là cấp Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học thiết, phải có sự kiểm soát, theo dõi, có giải pháp khắc phục ngay từ đầu năm học và trong suốt năm học để học sinh được theo học hết lớp hết cấp. Giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, công tác duy trì sĩ số học sinh của lớp. Học sinh đi học chuyên cnầ, đúng giờ, tự giác học tập và có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. Chấp hành nội quy nhà trường, của lớp. Giáo viên có kế hoạch cụ thể, chi tiết đối với những học sinh hay nghỉ, bỏ học giữa chừng để vận động ra lớp nhằm thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào lớn của ngành như cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường, đặc biệt là Ban lãnh đạo phải cố gắng chỉ đạo đội ngũ và cùng thực hiện tốt công tác giữ vững sĩ số học sinh, đây là mẫu chốt để nâng cao chất lượng, xứng đáng với tâm nguyện của Bác Hồ là: ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, hay: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 3/ Đối tượng nghiên cứu Toàn thể học sinh các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 năm học 2010-2011. Trẻ ngoài nhà trường trong độ tuổi từ 6- 14 tuổi, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 6- 11 tuổi (Học sinh bỏ học từ các năm trước và đầu năm học 2010-2011) Tập thể giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2010-2011. Một số gia đình dự đoán trước sẽ có con em bỏ học, một số gia đình có khó khăn thường xuyên, đột xuất trong năm học, đặc biệt ở thôn Đa La và thôn Tu La. 4/ Giới hạn – phạm vi nghiên cúu Phạm vi về số lượng học sinh năm học 2010-2011 được cấp trên giao theo kế hoạch năm học. Phạm vi khoảng cách học sinh đến trường học hàng ngày. Đời sống tinh thần, đời sống vật chất của một số gia đình, hoàn cảnh cụ thể của học sinh thuộc các gia đình đó. Khoanh vùng có tín hiệu, khả năng có học sinh bỏ học. Lập sổ theo dõi thường xuyên việc đến trường của học sinh các lớp. Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học Nghiên cứu, có chỉ dẫn cho giáo viên chủ nhiệm cách thức phối kết hợp chặt chẽ với các thành viên khác trong và ngoài nhà trường để làm tốt việc duy trì sĩ số hàng ngày. 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu: Căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ năm học và sự chỉ đạo của cấp trên thông qua việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011. Việc duy trì, giữ vững tỷ lệ học sinh đến trường, đến lớp theo kế hoạch và phải đảm bảo tỷ lệ chuyên cần hàng ngày trong năm học đạt chỉ tiêu từ 98 % trở lên. Tìm ra các nguyên nhân chính, sát thực về tình trạng học sinh bỏ học từ những năm trước. Lập số liệu so sánh, xác định nơi nào có tỷ lệ học sinh bỏ nhiều để có các giải pháp thích hợp để khắc phục. Nếu có thể sẽ có kế hoạch báo cáo cấp trên tổ chức cho học sinh toàn trường được học bán trú theo chương trình SEQAP trong năm học 2011-2012. 6/ Phương pháp nghiên cứu: Ngay từ đầu năm tiến hành thống kê những học học sinh lưu ban năm học trước mà vẫn đến học (Và sẽ có khả năng bỏ giữa chừng), những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh nhà ở cách xa trường … Cập nhật thông tin về tình hình đi học của học sinh, tỷ lệ chuyên cần hàng ngày để có các giải pháp một cách kịp thời. Thông qua các tổ chức đoàn thể ở thôn buôn, chính quyền địa phương để phối hợp vận động học sinh bỏ học ra lớp. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, công tác chủ nhiệm nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin có liên quan tới việc đến trường, đến lớp của các em học sinh. Huy động mọi lực lượng tham gia khi có vấn đề nổi cộm về học sinh không đi học chuyên cần, đầy đủ. 7/ Thời gian nghiên cứu: Để đạt được kết quả tốt, đảm bảo tỷ lệ cao theo đúng sự chỉ đạo chung thì cần được tiến hành liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên do thực tế thời gian không cho phép, nên chỉ áp dụng được trong thời gian một năm học 2010 – 2011, bắt đầu từ tháng 8 năm 2010 đến hết tháng 4 năm 2011. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIẢI PHÁP Xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học trong điều lệ nhà trường có yêu cầu: Nhà trường có trách nhiệm tuyển sinh, tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ sở cốt lõi của nhà trường là có trường thì phải có học sinh, có thầy cô theo một tiêu chuẩn nhất định mà nhà nước quy định. Tồn tại cả hai yếu tố thầy và trò, đồng thời kèm theo bộ máy quản lý đặc trưng theo cấp học, bậc học thì mới mới có điều kiện để hoạt động, duy trì sự hình thành và phát triển, từ đó đi đến có kết quả theo mong đợi. Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên giao trên cơ sở số liệu thực tế việc huy động học sinh đến trường, đến lớp. Đó là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường. Trong điều 42 điều lệ trường tiểu học có nêu: Học sinh được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú, … học sinh được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu, được chăm sóc và giáo dục hòa nhập (Đối với học sinh khuyết tật theo quy định). Được hưởng các quyền khác theo quy định. Do đó, việc các em chưa hoặc có khó khăn trong việc đến trường, đến lớp đều được huy động, giúp đỡ thì các em mới có cơ hội để tiếp thu kiến thức văn hóa, giao lưu từ môi trường nhà trường để được bằng bằng bạn bè … Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Trong thời đại hiện nay, thời đại hội nhập và phát triển. Mỗi đất nước, mỗi một con người cần phải khoẻ mạnh, có trí tuệ để xây dựng và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Mỗi con người khoẻ mạnh thì đất nước khoẻ mạnh. Mỗi con người có trí tuệ thì đất nước có trí tuệ và phồn thịnh. Do vậy mới có chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho mọi người được học tập và tu dưỡng, rèn luyện trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Đại bộ phận trẻ em trong độ tuổi đều có hội đến trường học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Tuy nhiên vẫn có một số ít: vừa ít cơ hội vừa không làm chủ được vận mệnh chính bản thân mình nên mới không có cơ Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học hội đến trường hoặc có đến nhưng không được trọn vẹn, nghỉ - bỏ học giữa chừng…Vì lẽ đó, nhà trường, những người làm công tác giáo dục phải có trách nhiệm lôi cuốn, vận động, khích lệ học sinh trở lại mái trường để có dịp học tập và trau dồi kiến thức cho bản thân, tích luỹ kinh nghiệm, mới có cơ hội làm chủ một cách chính đáng, làm chủ thực sự cuộc sống của mình; góp phần xây dựng kinh tế gia đình và xây dựng cho quê hương, đất nước ngày mai tươi đẹp hơn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP: 1/ Tình hình chung : Trường tiểu học Đầm Ròn thuộc xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông được thành lập từ năm 1981. Đến năm học 2004-2005 trường chính thức mang tên Trường tiểu học Đạ M’rông theo Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 13/09/2005 của UBND huyện Đam Rông với tổng diện tích là 7065 m 2 . Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh trên địa bàn toàn xã. 2/ Thuận lợi : Trường chỉ có một điểm trường chính đóng trên địa bàn 4 thôn, thuận lợi cho công tác huy động học sinh ra lớp. Hội cha mẹ học sinh nhà trường hoạt động tích cực, khuyến khích tinh thần dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường. 3/ Khó khăn : Cơ sở vật chất nhà trường tuy được nhà nước đầu tư xây dựng mới tuy nhiên còn thiếu (đường, sân, hàng rào, …). Đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác giáo dục cho con em chưa được chú trọng thường xuyên. Số học sinh theo cha mẹ đi làm ăn xa và chuyển trường đột xuất gây khó khăn cho công tác duy trì sĩ số nhà trường. Một số ít bộ phận nhân dân còn rất mơ hồ với việc giáo dục con em họ, cho rằng giáo dục học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà trường, nên gia đình chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho việc học tập của con em mình, họ không hiểu học cho ai và học để làm gì. Học sinh đi học với suy nghĩ là nghĩa vụ hơn là tự giác nên hiện tượng nghỉ học, bỏ học giữa chừng thường xuyên diễn ra. Lãnh đạo nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, công việc còn chồng chéo nên việc kiểm tra chưa thường xuyên, kịp thời… Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học Quản lý hướng trọng tâm về phần lý thuyết, chưa tạo sự công bằng trong việc cùng quản lý nhà trường. Các yếu tố về tuổi đời, tuổi nghề, hệ đào tạo, hoàn cảnh gia đình cũng tác động trực tiếp đến trình độ chuyên môn của giáo viên. Việc phấn đấu vươn lên của một số giáo viên còn chậm chạp, dẫn đến chất lượng giờ dạy thấp, chưa lôi cuốn được học sinh thích học. Công tác luân chuyển hàng năm: Một số giáo viên có tay nghề đạt khá – tốt, am hiểu địa phương chuyển ra vùng thuận lợi, một số giáo viên trái ngành chuyển về trường 4/ Đề dẫn. Với cương vị là lãnh đạo nhà trường, bản thân tôi cũng đã nhận thức được rất sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học giữa chừng. Các giải pháp nhằm giảm học sinh bỏ học đó được thể hiện bằng nhiều hình thức, trong nhiều giai đoạn cụ thể: giai đoạn tuyển sinh đầu năm, giai đoạn sau khi nghỉ tết nguyên đán. Tỷ lệ bỏ học có tỷ lệ cao nhất các năm học là ở khối I; khối II và khối IV. Mối quan hệ qua lại: Có thầy thì phải có trò và ngược lại. Đồng thời phải đảm bảo tính cân bằng đầu vào và đầu ra; nếu không sẽ là “Đầu voi đuôi chuột” - Đây không phải là điều nhà trường mong muốn. Bác Hồ, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta rất mong muốn: “…Ai cũng được học hành…” Do vậy nếu vắng đi một (hai) em học sinh ở một lớp nào đó hàng ngày là điều không mong muốn. Buộc chúng ta phải hành động, do đó chúng ta phải tỏ rõ tinh thần trách nhiệm và tinh cảm nghề nghiệp. Xuất phát từ nhiều lí do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học giữa chừng mà trước đây tôi đã áp dụng tại trường tiểu học Dơng Jri và trong năm học 2010 – 2011 tôi đã thực hiện ở trường tiểu học Đạ Mrông để cùng trao đổi. CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1/ Công tác tuyên truyền vận động Trực tiếp; Gián tiếp. Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học 2/ Công tác phối hợp Với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, thôn – buôn; Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, với phụ huynh học sinh … 3/ Công tác theo dõi - tham mưu; Tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác xây dựng CSVC, Tổng hợp danh sách HS hay nghỉ học báo cáo chính quyền địa phương. Cùng GVCN tham mưu, đề xuất biện pháp khắc phục. Có biện pháp chế tài đối với những hộ gia đình có con hay nghỉ, bỏ học. Lập hồ sơ theo dõi những giáo viên còn có tính chất đối phó trong công việc, tăng cường kiểm tra, kiểm tra hàng ngày, … báo cáo UBND xã việc có hay không hợp đồng, tuyển dụng tiếp GV trong những năm học tiếp theo … Xây dựng bảng lượng hóa tiêu chí thi đua về việc: Giáo viên vận động học sinh ra lớp chuyên cần hàng ngày, hàng tuần có đánh giá và theo dõi, nếu vắng quá 10 lượt/ 1 tuần sẽ không xét thi đua và trừ lương theo tỷ lệ học sinh nghỉ học hàng ngày đối với giáo viên. Ví dụ: Học sinh bỏ học không xét thi đua, học sinh vắng từ 1 đến 5 lượt/ 1 tuần trừ 1.5 điểm; HS vắng từ 6 – 10 lượt/ 1 tuần trừ 3 điểm; HS vắng từ 11 lượt trở lên/ 1 tuần trừ 20 điểm và trừ 5000 đồng / 1 lượt vắng (1 lượt ứng với 01 học sinh vắng học trong 01 buổi). 4/ Chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện một số giải pháp sau: 4.1/ Với giáo viên chủ nhiệm Tăng cường công tác dân vận: Xuống gia đình học sinh, tìm hiểu phong tục tập quán của nhân dân địa phương, tâm sự với gia đình và học sinh của lớp mình phụ trách … Giáo viên đi sớm hơn giờ dạy để dẫn Học sinh cùng tới lớp. Đổi mới phương pháp + hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động vào học sinh. Tăng cường làm và sử dụng ĐDDH trong tiết dạy. Thường xuyên lồng ghép các hoạt động ngoài giờ, hoạt động chuyển tiết, nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh thích học … Lập danh sách những học sinh hay nghỉ học, nếu thấy học sinh nghỉ phải xuống nhà tìm hiểu nguyên nhân ngay và báo cáo với lãnh đạo nhà trường Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường để cùng có hướng phối hợp và khắc phục ngay. Trong buổi họp chuyên môn, Tổ khối chuyên môn cần có một nội dung chính bàn về những giải pháp vận động trở lại với số học sinh hay nghỉ học trong khối lớp mình phụ trách. 4.2/ Với giáo viên TPT Đội. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ hàng tuần trình Hiệu trưởng duyệt và phải thực hiện, tránh bệnh hình thức. Cần học hỏi nhiều trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng đội. Thành lập các tổ vận động gồm những em học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát trong liên đội để cùng đi vận động các bạn học sinh hay nghỉ học … Mỗi tháng, dành 01 tiết hoạt động ngoài giờ ngày thứ 6 để hớt tóc cho học sinh nam, … Một số công việc thực tế tôi đã triển khai: Nắm chắc số học sinh bỏ học (loại 0) từ tháng 6 năm 2010 đến đầu năm học 2010 – 2011 bằng cách thống kê ở từng lớp học sinh của năm học 2009 -2010. Phân loại lớp, thôn, khả năng có thể vận động trở lại (với các em đã lưu ban nhiều năm, các em đi làm thuê …). Đặt ra các bước vận động: Ví dụ: dành cho đối tượng chưa ra lớp khi năm học mới bắt đầu: Bước 1: Huy động các thầy cô đi xuống từng thôn, buôn để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và cùng phối hợp vận động học sinh cá biệt ra lớp. Bước 2: Tập hợp kết quả, chờ học sinh thực hiện lời hứa quay trở lại học tập (thường mất từ 2-3 ngày). Phân lớp cho học sinh trở lại vào lớp. Bước 3: Báo cáo UBND xã Đạ M’rông về kết quả tuyển sinh đầu năm, xin ý kiến chỉ đạo về những em vẫn chưa ra lớp để địa phương có các giải pháp vận động tiếp theo. Bướ 4: Thường xuyên kiểm tra sĩ số, phát hiện kịp thời những biểu hiện vắng tại lớp học- Phân loại các lý do mà giáo viên báo cáo về những em hay nghỉ học ( bỏ tiết, bỏ buổi, đã nghỉ mấy buổi …) Thống nhất với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự của lớp để có hướng khắc phục ngay các hiện tượng học sinh có dấu hiệu bỏ học: Như giáo viên chủ nhiệm, cùng các em trong lớp kết hợp với lãnh đạo nhà trường, Ban đại diện Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 10 [...]... nào đến việc học tập của học sinh Thời gian tới chắc chắn sẽ được nhà nước đầu tư, nên cũng tin rằng các em ở các thơn trên sẽ có thêm thuận lợi hơn trong việc đi học, giúp phần giảm hiện tượng bỏ học giữa chừng như hiện nay Tuy các giải pháp chưa thể hiện được nhiều, song với kết quả mà năm học 2010 – 2011số học sinh bỏ học đã giảm nhiều so với các năm học trước, tin chắc rằng trong năm học tới và các... thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rơng Ghi chú Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học Qua 8 tháng thực hiện, tuy chỉ tiêu về giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học giữa chừng vẫn còn Tuy nhiên tới thời điểm tháng 04/2011, đơn vị cũng có kết quả cao hơn so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể theo bảng so sánh sau: Năm học Năm học Năm học Năm học. .. Liêng Ghi cú Krắc I 1 11 Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rơng Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học có dấu hiệu nghỉ học Đã đi học trỏ lại 6 4 5 1 Với kết quả trên tháng 4 năm 2011 học sinh của trường chỉ giảm 1 HS Qua thực tế đi vận động học sinh ra lớp thì thấy rằng nhiều ngun nhân bỏ học, trong đó do nhận thức của cha, mẹ,... dụng các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học sẽ mang tính thực tiễn riêng cho mỗi đơn vị trường học Trên đây là một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học giữa chừng của bản thân tơi, chắc chắn sẽ còn nhiều những giải pháp khác nữa, sẽ còn rất nhiều ý tưởng hay và phù hợp hơn và tơi mong rằng với thực tế của từng nhà trường và địa phương, đặc biệt là những trường có đơng học sinh... 2011 12/434 4/416 HS 4/ 420 HS 1/ 428 HS bỏ học/ TSHS HS chiếm chiếm chiếm 0, 9 chiếm tồn trường 0,4% % 0,2% Số học sinh 2,7 % Ghi cú Cơ bản học sinh ra lớp đầy đủ, khơng có trường hợp họ sinh quậy phá, nghỉ học hoặc bỏ tiết sau giờ ra chơi 2/ Kết luận Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, trước tiên phải duy trì sĩ số học sinh thật tốt Duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ...Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học cha mẹ học sinh của lớp, của trường đến vận động tại gia đình, có q, hoặc giúp đỡ các em về vật chất (quần áo, dép, bút, sách vở …) nếu các em gặp khó khăn mà bỏ học Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương về việc huy động học sinh ra lớp đúng độ tuổi, chống nghỉ học, bỏ học Đề xuất với các đồn thể như hội phụ... hiệu quả, các em mới khơng bỏ học trở lại Qua một thời gian thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mặt ảnh hưởng tích cực của phong trào khơng nhỏ một chút nào Tình cảm thầy trò được cải thiện, tình cảm của học sinh với nhau cũng thân thiện hơn Từng bước đẩy lùi việc học sinh bỏ tiết, bỏ buổi một cách tuỳ tiện Kích thích học sinh đi học đều hơn, đi sớm hơn Các hoạt... thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rơng Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học tích cực hơn, đem lại hiệu quả hơn trong việc vận động trẻ em ra trường học tập, góp phần giữ vững tỷ lệ Phổ cập GDTT ĐĐT Đáp ứng niềm mong mỏi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành CHƯƠNG IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 1/... đơn vị thường xun giao lưu, học hỏi về chun mơn, các hoạt động ngồi giờ nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho giáo viên – học sinh… Ngành hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ dạy và học Để có được tỷ lệ học sinh học hết lớp, học hết cấp ngày càng cao và đạt 100% trong những năm học tới chúng tơi, một mặt phải ra sức cố gắng khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực hết mình vì học sinh thân u; mặt khác cần... đại hóa, dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng văn minh và phồn thịnh Đạ Mrơng, tháng 04 năm 2011 NGƯỜI TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP Nguyễn Hồng Dự 15 Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rơng Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Luật giáo dục của quốc hội nước Cộng hồ xó hội chủ nghĩa Việt Nam- số 38/2005/QH11 ngày . Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ MRÔNG Giải pháp hữu ích Một số giải pháp nhằm “Giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học . nhiệm của mình trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học giữa chừng. Các giải pháp nhằm giảm học sinh bỏ học đó được thể hiện bằng nhiều hình thức, trong nhiều. 1 Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 11 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ - bỏ học có dấu hiệu nghỉ học Đã đi học trỏ lại

Ngày đăng: 30/06/2015, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan