Trong nhịp sống hối hả của kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, dường như con người không có đủ thời gian để đọc hàng núi sách báo nhiều vô kể mỗi ngày. Dù cho việc đọc sách chỉ để giải trí thuần túy, hay đọc để tìm kiếm thông tin, bổ sung những kiến thức còn thiếu hoặc tìm kiếm tư liệu phục vụ cho công việc, học tập, nghiên cứu… cũng cần phải có phương pháp đọc một cách khoa học. Những lời khuyên dưới đây giúp bạn thu được lợi ích tối đa từ việc đọc với nỗ lực tối thiểu, hay như người ta thường nói, đọc một cách khôn ngoan. 1. Thứ nhất: biết mình muốn tìm hiểu điều gì Việc đầu tiên là hãy tự hỏi mình: vì sao bạn lại đọc cuốn sách hay bài viết này? bạn đọc có mục đích hay chỉ đề giải trí? bạn muốn thu được gì sau khi đọc? Một khi bạn giải đáp được câu hỏi đó, bạn sẽ xác định được liệu cuốn sách (hoặc bài viết, tài liệu…) bạn định đọc có đáp ứng yêu cầu của mình không. Cách dễ dàng xác định nhất là xem lời giới thiệu cuốn sách và tiêu đề các chương mục. Lời giới thiệu cuốn sách sẽ cho bạn biết đối tượng mà cuốn sách hướng tới. tiều đề các chương mục cho bạn một cái nhìn tổng thể về bố cục cuốn sách. Sau đó bạn hãy xem xét nội dung của cuốn sách có bao hàm quá nhiều hoặc quá ít kiến thức không. Nếu xác định đó không phải là cuốn sách bạn cần, liệu bạn có thể tìm cuốn sách khá hơn không? 2. Thứ hai: biết được cuốn sách đạt mức yêu cầu nghiên cứu đến đâu Nếu bạn chỉ cần kiến thức hẹp về một vấn đề, bạn có thể đọc lướt thật nhanh cuốn sách, xem qua tên các chưương, phần mở đầu và phần kết luận của mỗi chương là đủ. Nếu bạn cần mức độ thông tin vừa phải, bạn có thể đọc kỹ hơn phần mở đầu và kết luận của mỗi chương. Bạn cần đọc qua nội dụng của các chương, lựa chọn những từ khoá và những điểm quan trọng. ở mức độ này cũng cần chú ý đến các đồ thị và biểu đồ. Nếu bạn cần kiến thức cụ thể về một lĩnh vực nào đó, tốt nhất là nên đọc kỹ hơn nội dung đó bằng cách đọc toàn bộ cuốn sách để có cái nhìn khái quát về bố cục, trong đó lưu ý những chi tiết cần thiết. 3. Thứ ba: đọc một cách chủ động Khi bạn đọc cuốn sách một cách chi tiết. Sẽ rất hữu ích nếu bạn đánh dấu, gạch chân và chú giải những chỗ cần lưu ý. Nó sẽ giúp nhấn mạnh những thông tin cần thiết trong đầu bạn, giúp bạn sau này xem xét lại những điểm quan trọng một cách dễ dàng. Nó giúp bạn tập trung vào nội dụng hơn. Dĩ nhiên, bạn có thể tự làm vậy nếu đó là cuốn sách của bạn. trong trường hợp sách đi mượn, nếu thấy có những thông tin cần thiết có giá trị, bạn có thể photocopy, sau đó đọc và đánh dấu trên bản photo đó. Nếu bạn lo lắng làm như vậy sẽ làm bẩn cuốn sách thì hãy xét lại xem cuốn sách đó có đáng để giành thời gian đọc không. Nếu lợi ích của việc đọc một cách chủ động như thế lớn hơn (một cách tưương đối) so với giá trị của cuốn sách thì có thể nói chi phí cho cuốn sách đã được bù đắp. 4. Thứ tư: cách nghiên cứu các loại sách, báo mà bạn đọc giúp chúng ta có được những thông tin có ích và hiệu quả hơn. Đối với báo và tạp chí. Báo và tạp chí đề cập rất nhiều lĩnh vực, thường tập trung vào những phần thú vị, hấp dẫn nhất của chủ đề giúp bạn bán được nhiều hơn. Các báo và tạp chí thường bỏ qua những thông tin mà họ cho là ít hấp dẫn nhưng có thể đó là những thông tin quan trọng để hiểu toàn bộ sự việc. Những trang có thông tin hữu ích thường bị nhồi nhét rất nhiều chi tiết dòng dài hoặc quảng cáo. Cách tốt nhất để thu nhận thông tin từ báo và tạp chí là đọc lướt qua mục lục hay phụ lục và chỉ đọc các bài viết hay. Nếu bạn thấy bài nào có ích, hãy cắt chúng ra và sắp xếp vào cặp tài liệu được phân chia theo loại thông tin. Như vậy bạn có thể tích luỹ rất nhiều những bài viết có liên quan khi cần tìm hiểu một vấn đề nào đó. Các báo thường có xu hướng sắp xếp bài viết theo chuyên mục. Nếu bạn thường xuyên đọc báo, bạn sẽ biết được các chuyên mục nào có ích đối với bạn, còn những chuyên mục nào chỉ cần lướt qua. Đối với bài viết riêng lẻ. Các bài viết trong báo và tạp chí thường có ba loại: • Các bài đưa tin. Những thông tin quan trọng được đưa trước, các thông tin ít quan trọng hơn sẽ có trong các bài tiếp theo. bài đưa tin thường là để minh hoạ cho những luận điểm chính và sau đó bổ sung các chi tiết. • Các bài viết đặc biệt. Các bài viết này có mục đích giải trí hoặc làm nền cho chủ đề nào đó. trong các bài viết này, thông tin quan trọng thường năm ở giữa bài. Nếu bạn muốn tìm kiếm kiến thức nào đó trên báo hoặc tạp chí, xác định được thể loại các bài viết giúp bạn thu được thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. 5. Thứ năm: đọc văn bản theo một chủ đề trọn vẹn Khi bạn đọc một cuốn sách hoặc tài liệu quan trọng, thật dễ dàng chấp nhận mạch tư duy của tác giả. Điều đó có thể bạn không để ý rằng có những thông tin quan trọng bị bỏ qua hoặc những thông tin không liên quan lại được đưa vào. Cách tốt nhất để nhận ra điều đó là hãy biên soạn một mục lục cho riêng mình trước khi bạn đọc cuốn sách đó. Sử dụng mục lục của mình, bạn có thể đọc cuốn sách theo thứ tự mà bạn muốn và phát hiện rất nhanh những chỗ bị bỏ qua đó. 6. Thứ sáu: sử dụng chú giải thuật ngữ đối với các từ hoặc biên soạn bảng chú giải là rất hữu ích. Hãy để nó bên cạnh khi đọc vì nó sẽ giúp bạn đánh dấu những điểm chính trong bảng chú giải của mình. Tốt nhất đối với những loại sách này là vừa đọc vừa ghi chép. Sáu lời khuyên để đọc một cách hiệu quả có thể tóm tắt như sau: • hiểu được mình cần biết điều gì để đọc cho phù hợp. • biết được mức độ cần đọc đến đâu: đọc lướt thật nhanh, đọc qua hay đọc kỹ. • sử dụng các kỹ năng đọc một cách chủ động để tìm ra những điểm chủ chốt, tập trung vào những gì mình đọc. • sử dụng mục lục khi đọc báo, tạp chí và nhớ cắt ra những bài báo có ích. • tạo ra mục lục riêng để xem xét cuốn sách hoặc tài liệu. • Sử dụng các phụ lục, mục lục, bảng chú giải các từ giúp bạn “tiêu hoá” được những thông tin kỹ thuật. . nên đọc kỹ hơn nội dung đó bằng cách đọc toàn bộ cuốn sách để có cái nhìn khái quát về bố cục, trong đó lưu ý những chi tiết cần thiết. 3. Thứ ba: đọc một cách chủ động Khi bạn đọc cuốn sách. • hiểu được mình cần biết điều gì để đọc cho phù hợp. • biết được mức độ cần đọc đến đâu: đọc lướt thật nhanh, đọc qua hay đọc kỹ. • sử dụng các kỹ năng đọc một cách chủ động để tìm ra những. dường như con người không có đủ thời gian để đọc hàng núi sách báo nhiều vô kể mỗi ngày. Dù cho việc đọc sách chỉ để giải trí thuần túy, hay đọc để tìm kiếm thông tin, bổ sung những kiến thức