1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn Tập Môn Địa Lý 6

5 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Đề Cương Ôn Tập Môn Địa Lý HKII  1. Thành phần của không khí? - Gồm: + Hơi nước và các khí khác (1%) + Khí Ôxy (21%) + Khí Nitơ (78%) - Lượng hơi nước trong không khí rất ít nhưng lại rất cần thiết cho sự sống 2. Không khí được cấu tạo như thế nào? Tầng nào quan trọng nhất, vì sao? - Cấu tạo của không khí: + Tầng đối lưu: Độ dày từ 0 km đến 16 km. Chiếm 90% thành phần của không khí. Luôn luôn có sự động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa,… có ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nhiết độ giảm dần khi lên cao. Trung bình, cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm 0.6°C + Tầng bình lưu: Độ dày từ 16 km đến 80 km. Có lớp ô-zôn trong tầng này bảo vệ tia bức xạ có hại cho sự sống + Các tầng cao của khí quyển: Độ dày từ 80 km đến hơn 300 km. Có không khí cực loãng, hầu như không có quan hệ trực tiếp đối với con người - Tầng đối lưu quan trọng nhất, vì: + Chiếm 90% thành phần của không khí + Luôn luôn có sự động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa,… có ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất 3. Nguyên nhân hình thành, đặc điểm các khối khí trên Trái Đất? - Trên Trái Đất có 4 khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương và khối khí lục địa - Nguyên nhân hình thành các khối khí là: + Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm + Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra: Khối khí nóng và khối khí lạnh + Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra: Khối khí đại dương, khối khí lục địa - Đặc điểm các khối khí là: + Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ dộ thấp, có nhiệt độ tương đối cao + Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao,có nhiệt độ tương đối thấp + Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương,có độ ẩm lớn + Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô - Chú ý: Trong khi di chuyển, các khối khí thay đổi tính chất 4. Cho biết khái niệm thời tiết, khí hậu? - Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng (như nhiệt độ, gió,…) ở một địa phương trong một thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật. Khí hậu ít bị thay đổi 5. Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu - Sự khác nhau thứ nhất: Về khái niệm và thời gian của thời tiết và khí hậu: + Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng (như nhiệt độ, gió,…) ở một địa phương trong một thời gian ngắn + Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật - Sự khác nhau thứ hai: Về sự thay đổi của thời tiết và khí hậu: + Thời tiết luôn luôn thay đổi + Khí hậu ít bị thay đổi 6. Khí áp là gì? Cho biết đặc điểm của 2 loại khí áp chính? - Khí áp là: + Sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất + Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế + Khí áp trung bình bằng 760 mHg, đơn vị đo áp khí là Atmotphe - Đặc điểm của 2 loại khí áp chính: + Khí áp cao: 30° Bắc và Nam, 2 đai áp cao ở 2 cực + Khí áp thấp: Xích đạo, 60° Bắc và Nam 7. Nguyên nhân nào sinh ra gió? - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp 8. Xác định vị trí và nêu đặc điểm của từng loại gió? - Gió Tín phong: Gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến về đai áo thấp Xích đạo - Gió Tây ôn đới: Gió thổi thường xuyên từ đai cao áp ở chí tuyến về các đai áp thấp ở vĩ độ 60° - Gió Đông cực: Gió thổi từ đai cao áp từ hai cực về vĩ độ 60° 9. Mưa được hình thành như thế nào? Sự phân bố lượng mưa ra sao? - Mưa được hình thành khi hơi nước trong không khí bị ngưng tụ ở độ cao 2 km – 10 km tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa - Sự phân bố lượng mưa: + Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000 mm – 2000 mm phân bố ở trên đường Xích đạo + Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình nhỏ hơn 2000 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao + Lượng mưa trên Trái Đất không đều từ Xích đạo lên cực 10. Đặc điểm các đới khí hậu? Giải thích nguyên nhân hình thành các đới khí hậu? - Đặc điểm các đới khí hậu: Đới khí hậu Đặc điểm Đới nóng Đới ôn hòa Đới lạnh Vị trí Chí tuyến Bắc 23°27’ đến chí tuyến Nam 23°27’ Từ 23°27’ Bắc đến 66°33’ Bắc, từ 23°27’ Nam đến 66°33’ Nam Từ vòng cực Bắc 66°33’ đến cực Bắc 90°, từ vòng cực Nam 66°33’ đến cực Nam 90° Góc chiếu; thời gian chiếu sáng Góc chiếu lúc giữa trưa tương đối lớn; thời gian chiếu sáng chênh nhau ít Góc chiếu với thời gian chiếu sáng trong năm trên nhau nhiều Góc chiếu rất nhỏ; thời gian chiếu dao động lớn về số ngày và số thời gian trong ngày Đặc điểm khí hậu Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là Tín phong; lượng mưa trung bình trong năm đạt từ 1000 mm đến trên 2000 mm; nhiệt độ nóng quanh năm Có lượng nhiệt trung bình các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi là gió Tây ôn đới; lượng mưa trong năm đạt từ 500 mm đến 1000mm Nhiệt độ thấp hầu như quanh năm; gió thổi thường xuyên là gió Đông cực; lượng mưa trung bình trong năm thường dưới 500 mm, mưa dưới dạng tuyết - Nguyên nhân hình thành các đới khí hậu: + Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nó phụ thuộc vào góc chiếu và thời gian chiếu sáng của ánh sáng Mặt Trời. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Chính vì thế, người ta có thể chia bề mặt Trái Đất ra 5 vòng đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu: 1 đới nóng (nhiệt đới); 2 đới ôn hòa (ôn đới); 2 đới lạnh (hàn đới), có những đặc điểm khác nhau về khí hậu 11. Sông và lượng nước của sông? a) Sông là gì? - Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, đươc các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng b) Hệ thống sông là gì? - Sông chính cùng với phụ lưu và chi lưu tạo thành hệ thống sông c) Lưu vực là gì? - Lưu vực là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông d) Lưu lượng là gì? - Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang của long sông ở một địa điểm trong 1 giây, đơn vị tính m³/s (mét khối trên giây) e) Thủy chế của sông là gì? - Thủy chế của sông là sự thay đổi lưu lượng nước của con sông trong 1 năm 12. Hồ là gì? Có mấy loại hồ? - Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền, hồ thường có diện tích nhất định - Có 2 loại hồ: Hồ nước ngọt và hồ nước mặn 13. Các nguồn gốc hình thành của hồ? - Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau như: + Hồ núi lửa: Hồ Tơ Nưng ở Plây Ku, + Hồ do động đất: Hồ Đường Gia Sơn – Tứ Xuyên (Trung Quốc),… + Hồ và vết tích của khúc sông cũ: Hồ Tây ở Hà Nội,… + Hồ là một vùng biển kín: Biển Chết,… + Hồ nhân tạo: Hồ Thác Bà, hồ Trị An,… 14. Tác dụng của sông, hồ? - Tác dụng của sông, hồ là: + Cung cấp nước cho sinh hoạt – sản xuất + Thủy điện + Thủy sản + Phù sa + Giao thông + Du lịch + Khai thác khoáng sản + Cung cấp nước cho nông nghiệp + Điều hòa khí hậu 15. Trách nhiệm của con người là gì? - Trách nhiệm của con người: + Bảo vệ tốt nguồn nước: Không đánh cá bằng điện,… + Chống ô nhiễm nguồn nước: Không xả rác, chất thải xuống sông và hồ,… + Vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện + Phê phán, tố cáo những việc làm có hại đến sông, hồ 16. Độ muối của biển và đại dương? - Các biển và đại dương đều ăn thong với nhau, có vị mặn - Độ muối trung bình của biển là 35 ‰ (35 phần nghìn) - Độ mặn của nước biển là do nước sông hòa tan các loại muối khoáng từ các lớp đất đá trong lục địa đưa ra biển - Ở biển nước bốc hơi, còn muối đọng lại nên biển có vị mặn 17. Sự vận động của nước biển và đại dương? a) Sóng biển: - Sóng là do sự chuyển động của các lớp nước biển theo những vòng tròn từ trên xuống theo chiều thẳng đứng - Sóng là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển. Gió là nguyên nhân chính tạo ra sóng b) Thủy triều: - Thủy triều là hiện tượng nước biển lên, xuống theo chu kì - Nguyên nhân tạo ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời làm cho nước biển và đại dương vận động lên, xuống c) Các dòng biển: - Dòng biển là sự chuyển động của nước biển với lưu lượng lớn, trên một quãng đường dài trong các biển và đại dương - Có 2 loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh - Nguyên nhân: Là do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gây ra . Đề Cương Ôn Tập Môn Địa Lý HKII  1. Thành phần của không khí? - Gồm: + Hơi nước và các khí khác (1%) + Khí Ôxy (21%) + Khí Nitơ (78%) - Lượng hơi nước trong không khí rất ít nhưng. hậu Đặc điểm Đới nóng Đới ôn hòa Đới lạnh Vị trí Chí tuyến Bắc 23°27’ đến chí tuyến Nam 23°27’ Từ 23°27’ Bắc đến 66 °33’ Bắc, từ 23°27’ Nam đến 66 °33’ Nam Từ vòng cực Bắc 66 °33’ đến cực Bắc 90°,. sống 2. Không khí được cấu tạo như thế nào? Tầng nào quan trọng nhất, vì sao? - Cấu tạo của không khí: + Tầng đối lưu: Độ dày từ 0 km đến 16 km. Chiếm 90% thành phần của không khí. Luôn luôn có

Ngày đăng: 29/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w