1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KH năm học 2010-2011

16 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 184 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPH PHƯỚC VĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số … /KH-THPTPV Phước Vĩnh, ngày 15 tháng 8 năm 2010 KẾ HOẠCH Năm học 2010 - 2011 Căn cứ vào Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-NGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào công văn số 1282/SGDĐT-TrH-TX ngày 23/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011; Căn cứ vào công văn số 1280/SGDĐT-TrH-TX tháng 8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục hướng nghiệp và giáo dục nghề phổ thông năm học 2010-2011; Căn cứ vào công văn số 1269/SGDĐT-TrH-TX ngày 20/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Hướng dẫn thực hiện công tác GDTC, GDQP-AN năm học 2010- 2011; Căn cứ vào công văn số 1270/SGDĐT-TrH-TX ngày 20/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Hướng dẫn thực hiện công tác Y tế và vệ sinh trường học năm học 2010-2011; Căn cứ vào công văn số 1229/SGDĐT-TrH-TX ngày 16/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Hướng dẫn thực hiện kế hoạch ngoại khóa về Dân số-Sức khỏe sinh sản – vị thành niên học sinh trung học phổ thông năm học 2010-2011; Căn cứ vào công văn số 1278/SGDĐT-TrH-TX ngày 23/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh năm học 2010-2011; Căn cứ vào công văn số 1279/SGDĐT-TrH-TX ngày 23/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm học 2010-2011; Căn cứ vào công văn số 1277/SGDĐT-TrH-TX tháng 8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương về việc Hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục ATGT năm học 2010-2011; Căn cứ vào tình hình thực tế của trường; Trường THPT Phước Vĩnh lập kế hoạch năm học 2010-2011 như sau: I./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. A. Thuận lợi. 1. Cơ sở vật chất: - Trường nằm trên trục lộ chính ĐT741, tại trung tâm huyện. Có diện tích rộng (gần 03 hectare). Tổng số phòng: 23 phòng học, 01 thư viện, 02 phòng vi tính, 01 phòng LAB, 01 phòng Lý, 01 phòng Hóa – Sinh, 01 phòng Truyền thống kết hợp phòng Thể chất – Quốc phòng; 02 phòng được vận dụng làm phòng học phục vụ phụ đạo, tăng tiết và dạy có sử dụng bài giảng điện tử, 01 phòng Hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng kế toán, 01 phòng Văn thư – Học vụ, 01 phòng Hội đồng D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 1 (có thiết kế mạng LAN), 01 phòng hậu nhà đa năng được sử dụng làm phòng Đoàn, 01 nhà đa năng (được tận dụng làm Hội trường và các sinh hoạt tập thể khác), 02 nhà bảo vệ và các nhà để xe giáo viên, học sinh, 01 canteen. Có 01 sân bóng đá, kết hợp bóng rổ, bóng ném; 02 sân bóng chuyền, 03 sân cầu lông và 01 sân bóng đá riêng cho học sinh luyện tập. - Tổng số lớp: 38 lớp. Trong đó: Khối 12: 13 lớp; khối 11: 12 lớp; khối 10: 13 lớp. - Nhà công vụ: 01 khu vực gồm 12 phòng, cách trường hơn 1cây số. Tạm đủ cho giáo viên độc thân, xa nhà ở và sinh hoạt. 2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đa số là giáo viên trẻ, nhiệt tình. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường năm học 2010 - 2011 là 97. Trong đó: - Cán bộ quản lý: + Ban Giám hiệu: 03 + Tổ trưởng: 12; Tổ phó: 06. - Nhân viên và cán bộ phụ trách các phòng chức năng: 11 - Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 83 (tính cả các tổ trưởng và tổ phó.). 3. Học sinh: - Đa số học sinh nằm trong các địa bàn thị trấn Phước Vĩnh, xã An Bình, xã Vĩnh Hòa, xã Phước hòa, có kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp. - Tổng số học sinh năm học 2010-2011: 1394 học sinh (tính đến 8/9/2010). Trong đó: khối 12: 412 (tăng 67 so với năm học 2009-2010); khối 11: 483 (tăng 21 so với năm học 2009-2010); khối 10: 499 (giảm 15 so với năm học 2009- 2010). 3. Công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường: - Được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngành và chính quyền địa phương các cấp trong địa bàn. - Trường phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh thông qua Ban đại diện Cha mẹ học sinh và được hỗ trợ nhiệt tình cho công tác dạy – học và giáo dục học sinh. - Hội cựu học sinh của trường và các mạnh thường quân đã có nhiều đóng góp giúp đỡ, động viên học sinh nghèo, học sinh khuyết tật trong việc học tập và rèn luyện. B. Khó khăn. 1. Cơ sở vật chất: - Cổng chính của trường hướng về trục lộ ĐT741, ngay ngã ba, xe cộ lưu thông nhiều gây bất lợi cho việc đảm bảo an toàn giao thông. Nay có đèn tín hiệu giao thông nhưng không rõ ràng càng gây khó khăn cho giáo viên và học sinh hơn. - Các phòng học xây dựng theo thiết kế cũ nên không đủ diện tích để sắp xếp các trang thiết bị, bàn ghế đúng quy cách đáp ứng yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới. - Số lớp: 38 lớp/23 phòng học (Sáng 13 lớp 12 + 12 lớp 11; Chiều 13 lớp 10) không đáp ứng đủ yêu cầu dạy học phụ đạo, tăng tiết, bồi dưỡng nâng cao và sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. - Các phòng học bộ môn gồm 01 phòng Lý, 01 phòng Hóa-Sinh không đạt chuẩn và còn thiếu các phòng theo quy định hiện hành (Quyết định Số: 37/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 16 tháng 7 năm 2008) của ngành giáo dục. D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 2 2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đa số là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ không ổn định, một số giáo viên chỉ về trường một thời gian rồi chuyển đi khi đủ niên hạn. Theo kế hoạch biên chế năm học, hiện nay trường còn thiếu 2 giáo viên Hóa, 1 giáo viên Địa (khi cô Quách Thị Năm nghỉ hưu tháng 10/2010); thiếu: 1 phụ trách phòng Hóa, Sinh, LAB, Công nghệ. Do cơ chế nên công tác Thủ quỹ, Văn thư, Lưu trữ và một phần Học vụ chỉ tập trung vào 01 người nên dẫn đến nhiều khó khăn đối với các công việc trên. 3. Học sinh: - Đầu vào còn yếu. Cụ thể năm học 2010 – 2011 điểm tuyển vào thấp nhất là 14 điểm (đã nhân hệ số). - Học sinh khối 10, 11 năm học 2009-2010 lưu ban: 75 học sinh (Khối 10: 42 học sinh, Khối 11: 33 học sinh). - Một số học sinh có ý thức học tập chưa cao, định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng nên chưa cố gắng trong học tập. Nhiều học sinh mất căn bản từ cấp Trung học Cơ sở. C. Kết quả rèn luyện học tập, hạnh kiểm học sinh năm học 2009-2010. 1/ Học lực. -Tốt nghiệp THPT: 330/334 đạt tỷ lệ 98,80%. -Đỗ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp: Đại học: 65/330 đạt tỷ lệ 19,7%; Cao đẳng: 158 học sinh đạt 47,88%; Trung cấp: 53 học sinh đạt 16,06%. THỐNG KÊ XẾP LOẠI HỌC LỰC CẢ NĂM THPT TSHS Khối 10 Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 498 9 1.81 111 22.29 291 58.43 84 16.87 3 0.60 TSHS Khối 11 Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 448 11 2.46 117 26.12 245 54.69 72 16.07 3 0.67 TSHS Khối 12 Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 335 11 3.28 93 27.76 183 54.63 48 14.33 0.00 Tổng cộng: 1281 31 2.42 321 25.06 719 56.13 204 15.93 6 0.47 2/ Học sinh giỏi cấp Tỉnh. -Văn hóa: 01 khuyến khích môn Sử; 01 giải II Olympic Toán học; 01 giải II Kỹ thuật Tin học, 01 giải III Kỹ thuật Tin học. -Thể dục thể thao, văn nghệ: tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh đạt 14 huy chương Vàng, 09 Bạc và 03 Đồng; trường được xếp hạng 2 toàn đoàn. D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 3 3/ Hạnh kiểm. THỐNG KÊ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CẢ NĂM THPT TSHS Khối 10 Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 498 418 83.9 79 15.9 1 0.2 0 TSHS Khối 11 Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 448 393 87.7 55 12.3 0 0 TSHS Khối 12 Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 335 325 97.0 10 3.0 0 0 TC 1281 II./ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHUNG. - Nâng cao chất lượng quản lý trong đội ngũ quản lý: Ban Giám hiệu, các ban ngành đoàn thể, các tổ bộ môn … tạo mối liên kết chặt chẽ trong công tác. - Xây dựng và tham mưu xây dựng trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Tạo cảnh quan sư phạm, môi trường xanh sạch đẹp trong và ngoài trường. - Nâng cao chất lượng giảng dạy. Đào tạo đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu thương học sinh; có tâm huyết với trường cùng xây dựng trường tạo cơ sở để trở thành trường tiên tiến trong tỉnh. - Tăng cường việc chấn chỉnh nề nếp kỷ cương, loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong trong kiểm tra, thi cử, các hành vi, lời nói vi phạm đạo đức của của học sinh trong nhà trường. Nâng cao chất lượng học tập; năng lực học tập, tự học, và tự nghiên cứu của học sinh. Giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban. Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT, đỗ Đại học, Cao đẳng. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của ngành Giáo dục, của trường. Thực hiện tốt chủ đề năm học: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” cùng phương châm “Dạy thật – Học thật – Thi thật – Chất lượng thật”. III./ NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Cơ sở vật chất: - Tham mưu với lãnh đạo các cấp xây dựng thêm cơ sở vật chất đúng chuẩn: phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn. Bổ sung phòng học để có kế hoạch dạy bù, dạy tăng tiết, phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp cho học sinh. - Quản lý, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất hiện có, tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hết công suất các phòng chức năng, phòng bộ môn. + Bố trí đầy đủ cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách kiêm nhiệm (nếu thiếu cán bộ) các phòng chức năng, bộ môn. Các phòng này phải có đầy đủ hồ sơ quản lý thiết bị quy định; có kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm; có đề xuất, báo cáo định kỳ cho cấp trên và được lãnh đạo thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 4 + Tổ chức quản lý chặt chẽ, khoa học hồ sơ, sổ sách, văn bản … bằng cách bố trí phòng văn thư, học vụ rộng rãi có đủ trang thiết bị bảo quản. - Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: + Ban Lao động lập kế hoạch lao động, chỉ đạo thực hiện vệ sinh trường lớp hàng tuần, tháng, chăm sóc cây kiểng và các loại cây khác trong sân trường; phối hợp với chữ thập đỏ, Đoàn trường, tổ bộ môn chăm sóc và phát triển vườn cây thuốc nam, chăm sóc sức khỏe học sinh. + Thuê nhân viên hỗ trợ vệ sinh phòng học, nhà vệ sinh, tưới và chăm sóc cây… để giảm bớt áp lực cho học sinh. + Sửa chữa và đề nghị xây thêm nhà vệ sinh giáo viên, học sinh tránh gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. + Trồng, chăm sóc cỏ có ích và diệt cỏ dại ở các sân thể dục thể thao tạo điều kiện tốt cho học sinh trong việc rèn luyện thân thể. + Phối hợp với ban đại diện CMHS hỗ trợ kinh phí vệ sinh, chăm sóc, bảo quản cơ sở vật chất trường. Hành chánh – Quản trị thường xuyên kiểm tra CSVC có kế hoạch để sửa chữa, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học trong nhà trường. 2. Chất lượng dạy – học: 2.1. Chuyên môn. - Thực hiện đủ phân phối chương trình và đúng kế hoạch dạy học. Lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn (TTCM) phổ biến kịp thời các văn bản, phân phối chương trình từng bộ môn của Bộ, Sở GDĐT đến từng giáo viên. Ngay từ đầu năm các tổ phải triển khai việc lên kế hoạch dạy học bộ môn và kế hoạch dạy tự chọn cho giáo viên; TTCM duyệt và trình Lãnh đạo. GVBM dạy học trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được thống nhất. - Thực hiện tốt chương trình phân ban, thay sách lớp 10, 11, 12. + Đối với khối 12, trường tổ chức một ban Cơ bản, chia ra: 03 lớp Cơ bản phân hóa A – học Toán, Lý Hóa nâng cao, 01 lớp Cơ bản phân hóa B – học Toán, Hóa, Sinh nâng cao, 09 Cơ bản. Khối 11 có 03 lớp Cơ bản phân hóa A và 09 lớp Cơ bản. Khối 10 có 04 lớp Cơ bản phân hóa A, 09 lớp Cơ bản. + Tổ chức thao giảng, dự giờ, nhận xét đánh giá tiết dạy theo quy định trong công văn số 106/TTr ngày 31/4/2004 của Bộ GD&ĐT. Mỗi tổ chuyên môn phải tổ chức ít nhất một tiết thao giảng mỗi tuần vào thời điểm thuận lợi để có nhiều người cùng dự. - Tổ chức có hiệu quả việc dạy học tự chọn. + Thực hiện dạy học tự chọn đúng thời lượng theo phân phối chương trình của Bộ GDĐT. Do đặc điểm chung của học sinh trường, trường sẽ tập trung dạy tự chọn bám sát các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ; các môn khác sẽ tùy tình hình thực tế của năm học để xử lý. + Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM quản lý các tiết dạy tự chọn thông qua việc thường xuyên dự giờ, kiểm tra sổ đầu bài, giáo án, tập vở ghi chép của học sinh hàng tuần, tháng; kiểm tra sự tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra. - Cải tiến và tăng cường các hoạt động chuyên môn. + Tổ phải có kế hoạch hoạt động năm, tháng và từng tuần. Nêu cụ thể, không nêu kế hoạch chung chung; kế hoạch phải kèm theo các biện pháp thực hiện. D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 5 + TTCM lên kế hoạch thao giảng, dự giờ theo từng tháng hoặc từng học kỳ. Kế hoạch thao giảng phải được công khai trước ít nhất một tuần ở bảng thông báo của tổ. TTCM tổ chức cho dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong tổ. + Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và TTCM quản lý tốt việc soạn giảng của giáo viên trong tổ, tránh hình thức, đối phó. TTCM có kế hoạch kiểm tra hồ sơ, duyệt giáo án của tổ viên hàng tuần; phần duyệt giáo án phải ghi được nhận xét ưu khuyết của giáo án trong sổ tay cá nhân và trong giáo án của giáo viên được kiểm tra. + TTCM quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học của tổ viên. Động viên giáo viên tận dụng các thiết bị hiện có trong nhà trường, sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học có hiệu quả, khai thác nội dung bài học để tự làm các đồ dùng còn thiếu. Động viên tổ CM cùng phối hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy. + Thường xuyên nhắc nhở giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi sáng tạo. Giáo viên bộ môn phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Phương pháp dạy học phải phù hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học; góp phần đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. + GVBM phải cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh theo hướng toàn diện, kiểm tra việc hiểu và vận dụng kiến thức, tránh rèn luyện cho học sinh lối học vẹt, bắt chước. + Vận động học sinh lưu ban năm học 2008-2009, 2009-2010 đến trường. Tạo điều kiện cho các em được vào học các lớp phù hợp với trình độ và bố trí giáo viên có nhiều tâm huyết để giảng dạy. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) kết hợp với tập thể lớp thường xuyên động viên, giúp đỡ các học sinh này phấn đấu tốt trong học tập, sinh hoạt … + Giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, học sinh yếu kém và tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học. * Lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các lớp bồi dưỡng, phụ đạo trong nhà trường để củng cố kiến thức cho các học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. * Phát động các phong trào học nhóm, đôi bạn học tập, giúp đỡ học sinh yếu kém. Tổ chức mạng lưới cán sự bộ môn trong lớp để thực hiện tốt việc học tập và giúp nhau cùng tiến bộ. * Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, tạo sân chơi bổ ích để thu hút học sinh. GVCN, giáo viên bộ môn (GVBM) thể hiện sự quan tâm sâu sát hơn để tạo niềm tin cho các em khi đến trường, lớp. * GVCN thường xuyên động viên học sinh, tăng cường đến thăm gia đình của học sinh để nắm rõ hoàn cảnh của các em và có biện pháp giúp các em khắc phục khó khăn phấn đấu rèn luyện tốt hơn trong học tập. Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các cuộc thi như: đố em, vui để học …. + Tổ chức cho học sinh 12 học tăng tiết các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Sinh, Văn đến hết tháng 3/2011. Từ đầu tháng 4/2011, sau khi Bộ công bố các môn thi sẽ tổ chức cho học sinh ôn tập 06 môn thi tốt nghiệp. + Tổ chức kiểm tra chung một tiết các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, tổ chức thi kiểm tra chung giữa học kỳ I và II các môn (trừ Thể dục, Quốc phòng, Công nghệ). Thực hiện tốt việc coi, chấm kiểm tra một tiết, thi giữa kỳ, thi học kỳ. D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 6 + Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm học để làm cơ sở phân hóa học sinh trong giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. + Ưu tiên giáo viên giảng dạy có chất lượng, có tỷ lệ học sinh trên trung bình ổn định giảng dạy nhiều lớp 12. + Giáo viên thực hiện việc dạy thêm theo đúng nghị quyết 01/2005/NQ-CP ngày 14/01/2005 của chính phủ, chỉ thị số 30/2005/CT-CT ngày 24/6/2005 và công văn 1144 ngày 31/10/2005 của Sở GD&ĐT Bình Dương về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị 30. Tất cả các tổ trưởng CM là thành viên của ban quản lý dạy thêm, học thêm của trường. + Tổ trưởng chuyên môn tổ chức tuyển chọn học sinh giỏi vòng trường và bồi dưỡng để dự thi ở các cấp cao hơn. Động viên giáo viên tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 10, 11. 2.2. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. - Giáo viên đi học chuyên môn hè trong tháng 7 và 8/2010 theo lịch điều động của Sở GD&ĐT. Sắp xếp, động viên giáo viên đi học bồi dưỡng trong năm học theo thông báo triệu tập của Sở GD&ĐT. - Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ có kế hoạch tổ chức triển khai các chuyên đề về chương trình giảng dạy trong tổ cho giáo viên không được đi học trong hè. - Nêu cao tinh thần học tập lẫn nhau, người biết hướng dẫn người chưa biết. Các tiết dự giờ, thao giảng phải được rút kinh nghiệm cụ thể, phải nêu được ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để cùng tìm hướng khắc phục. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đang theo học các lớp Đại học, Cao học. Số giáo viên này sau khi học về phải phục vụ trường đúng thời gian quy định, không được chuyển đi sớm. 2.3. Các hoạt động giáo dục. a. Giáo dục đạo đức. - Tăng cường giáo dục đạo đức, hạnh kiểm học sinh, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện hành vi nếp sống văn minh. Phân tích cho học sinh thấy rõ trách nhiệm công dân, quan tâm rèn luyện ý thức kỷ luật, chuyên cần, tự giác tích cực và chủ động trong học tập, chống các biểu hiện tiêu cực. - GVCN phải thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ. Thực hiện tốt công tác thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt, điều chỉnh kịp thời hành vi đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm. Tổ chức họp cha mẹ học sinh ít nhất 02 lần một học kỳ. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, quy chế và nội quy trường, đặc biệt là cuộc vận động Hai không với bốn nội dung của Bộ GD&ĐT, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có tác phong, lời nói mang tính sư phạm, có lương tâm và trách nhiệm đối với học sinh. Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về Đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước. - Giáo viên bộ môn phải có trách nhiệm trong việc rèn luyện hạnh kiểm học sinh trong tiết dạy của mình, kiên quyết xử lý các hành vi của học sinh vi phạm nội quy trường, không được tự ý đuổi học sinh trong giờ học (nếu sự việc quá đáng, chuyển giao cho Ban Giám sát tiếp tục xử lý). D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 7 b. An toàn giao thông, sức khỏe, môi trường. Tổ chức, thực hiện tốt chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa về giáo dục pháp luật, an toàn giao thông (công văn 1277/SGDĐT-TrH-TX tháng 8/2010) , giáo dục phòng chống AIDS, ma túy, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường. + Ban chỉ đạo y tế trường học kết hợp với hội Chữ thập đỏ và các ban ngành đoàn thể trong trường đẩy mạnh công tác y tế, đặc biệt chú trọng đến các bệnh truyền nhiễm xuất hiện theo thời điểm, cúm A/H1N1 …tuyên truyền phòng chống dịch, phát hiện bệnh và dự kiến phương án cứu chữa… + Tổ GDTC-QP phối hợp với Đoàn TN, Ban Giám sát quản lý về an toàn giao thông (ATGT), An ninh trật tự của học sinh. + Tổ Giáo dục Công dân + Địa giảng dạy tốt chương trình ATGT, giáo dục môi trường trong chính khóa và ngoại khóa. Chú ý việc giáo dục học sinh xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. + Tổ Sinh tổ chức và thực hiện chuyên đề về GD giới tính, SKSS, GD phòng chống Aids – Ma túy, kết hợp Đoàn TN phát động phong trào hành động và thực hiện cam kết “Nhà trường không có ma túy.” + Tổ Chủ nhiệm và tổ HCQT phối hợp với Đoàn trường để tuyên truyền, quản lý, bảo vệ tài sản nhà trường (Học sinh lau kiếng và cạo bã kẹo cao su; phát động phong trào không viết vẽ lên bàn học, lên tường có kiểm tra đưa vào thi đua hàng tuần, hàng tháng.) + Các tổ chuyên môn thực hiện tốt việc giảng dạy chương trình chính khóa các nội dung GD môi trường, dân số và sức khỏe sinh sản (SKSS) tích hợp hoặc lồng ghép vào các môn học, phối hợp với Đoàn TN tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Tổ chức thi đố em, thi tìm hiểu về nội dung giáo dục dân số (GDDS) – SKSS. c. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, lao động. - Tổ chức dạy sinh hoạt hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông (Tin học) cho học sinh lớp 11 tại trường theo tinh thần công văn 1280/SGDĐT-TrH-TX tháng 8/2010, và phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành từ tháng 8/2007 và thực hiện tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 10, 11 và 12. - Ban Lao động, Chữ thập đỏ và GVCN tổ chức tốt công tác lao động vệ sinh, trồng và chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát, cỏ trồng trong khuôn viên trường. Ban Lao động phải có kế hoạch lao động cả năm, từng tháng công khai trước toàn trường, kế hoạch phải chi tiết, cụ thể hóa các nội dung lao động của các lớp. Tổ chức nghiệm thu nghiêm túc sau khi học sinh lao động. Phương châm học sinh lao động tập thể là phải có “Kỷ luật, Kỹ thuật và Năng suất cao”. Giáo dục ý thức bảo vệ tài sản trong khuôn viên Nhà trường. - Giáo viên hướng dẫn lao động phải chuẩn bị nội dung, phân công cụ thể (có sổ ghi chép như là giáo án) và được tính tiết hướng dẫn lao động 2 tiết/2 buổi/tháng. d. Giáo dục Thể chất, giáo dục Quốc phòng-An ninh. d.1. Giáo dục thể chất: Thực hiện theo nội dung chương trình của Bộ GDĐT và theo hướng dẫn trong công văn số 1269/SGDĐT-TrH-TX ngày 20/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương. Bố trí giáo viên dạy đủ các tiết quy định cho từng lớp học theo thời khóa biểu chung của trường và tổ chức dạy các môn tự chọn. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức dạy môn tự chọn trước Ban giám hiệu và Sở GDĐT. Tổ chức Hội khỏe Phù đổng vòng trường và huấn luyện cho học sinh tham gia có chất lượng Hội khỏe Phù đổng các cấp cao hơn. D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 8 d.2. Giáo dục Quốc phòng-An ninh: -Thực hiện chương trình theo Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21/12/2007 và theo tinh thần công văn số 1269/SGDĐT-TrH-TX ngày 20/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương. -Tổ chức dạy rải trong cả năm học cho lớp 10, 11 mỗi lớp 01 tiết/tuần. Đối với khối 12 dạy trong học kỳ I, mỗi lớp 02 tiết/tuần. Khuyến khích giáo viên soạn giảng, thiết kế bài học bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng lý thuyết. Tổ chức luyện tập cho học sinh tham gia Hội thao Quốc phòng-An ninh các cấp. e. Công tác phối hợp với Chữ thập đỏ; Y tế và vệ sinh trường học. - Thực hiện tốt nội dung công văn số 1270/SGDĐT-TrH-TX ngày 20/8/2010 của Sở GDĐT Bình Dương. Tiếp tục củng cố và nâng cao hoạt động Chữ thập đỏ theo Nghị quyết liên tịch số 52/NQ/CTĐ-GDĐT-TWĐ ngày 09/5/2006. - Chữ thập đỏ trường phối hợp với Ban Y tế trường học, tổ Thể chất – Quốc phòng và giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh và đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao, bảo hiểm học sinh (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế). + Tổ chức mạng lưới thanh niên xung kích để kịp thời sơ cấp cứu khi cần thiết. Công khai danh sách đội thanh niên xung kích cho toàn trường biết. + Xây dựng và bảo quản vườn cây thuốc nam. + Kết hợp với nhân viên y tế tổ chức trực phòng y tế hàng ngày (chú ý ngày thứ Bảy là ngày nghỉ theo chế độ của cán bộ y tế). Lên danh sách trực ở phòng y tế. + Khuyến khích tham gia các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Khi có tổ chức hiến máu nhân đạo, phải phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cùng tham gia. - Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa và truyền thông về giáo dục dân số, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tác hại của thuốc lá. - Các mốc thời gian trong năm học: Tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường (25/4 – 06/5); Ngày môi trường thế giới (05/6); Ngày thế giới phòng chống hút thuốc lá (31/5); Ngày toàn cầu rửa tay (15/10); Ngày hội vệ sinh trường học (cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10). f. Hoạt động phối hợp với Đoàn TNCS HCM và Công đoàn cơ sở của nhà trường. f.1. Hoạt động phối hợp với Đoàn Thanh niên. Tất cả các hoạt động phải nhằm mục tiêu cơ bản: Giáo dục đạo đức học sinh, tăng kỹ năng sống nhằm thu hút học sinh vào hoạt động học tập để nâng cao chất lượng. Ngoài ra Đoàn còn là cơ quan thông tin của trường, tuyên truyền chủ trương kế hoạch của trường đến học sinh, giáo viên và vận động thực hiện. - Kết hợp với Ban chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Chữ thập đỏ tổ chức tốt phong trào này. Cụ thể: *Từ 02/9/2010 đến 02/10/2010 (ngày khuyến học Việt Nam). Tổ chức tuyên dương các học sinh học giỏi, đặc biệt là các học sinh nghèo học giỏi. Vận động quyên góp quần áo sách vở cho các học sinh vùng khó khăn do Bộ GDĐT và Công đoàn Giáo dục VN phát động. *Kết hợp với Ban tổ chức Lễ hội Khai trường tổ chức tốt Lễ và Hội với các trò chơi dân gian cho học sinh ngày 06/9/2010. D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 9 *Kết hợp với nhà trường tổ chức “Lễ tri ân và trưởng thành” cho học sinh 12 vào tháng 5/2011. *Tổ chức cho Đoàn viên là giáo viên, học sinh thi hát dân ca, hát về ngành giáo dục. *Tổ chức “Ngày về nguồn” (23/11/2010) và “Tuần về nguồn” (từ 20/11/2010 đến 26/11/2010) - Đoàn thanh niên tăng cường, củng cố đội cờ đỏ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng hoạt động. - Cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt dưới cờ. Mỗi buổi sinh hoạt dưới cờ phải cố gắng thực hiện một chủ đề, đặc biệt chú ý các chủ đề về đổi mới phương pháp học tập của học sinh. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổng kết thi đua hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ, năm học của học sinh. Cải tiến phương pháp thông tin (chiếm ít thời gian nhưng làm bật được các thông tin cốt lõi; nói ít nhưng đủ thông tin giúp học sinh nắm vững và vận dụng tốt). - Xây dựng các đội học sinh phục vụ cho các buổi lễ, mít tinh, giao lưu, … như đội văn nghệ, đội quản trò …. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh các lớp làm tốt nhiệm vụ trực tuần. - Đoàn chủ động phối hợp với tổ chuyên môn, chi đoàn giáo viên, tổ giám sát, tất cả các bộ phận cần thiết để chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt đầu tuần (theo từng chủ đề như các chủ đề ngoại khóa, chủ đề về phương pháp học tập …) và phải thông qua Chi Bộ trước khi tổ chức thực hiện, đồng thời các tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên môn, chữ thập đỏ, ban an toàn giao thông … cũng phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Đoàn trường để tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ học sinh nhận thức các chuẩn mực đạo đức của học sinh, về phương pháp học tập …. Tổ chức và cùng GVCN thực hiện các chuyên đề giáo dục ngoài giờ lên lớp cho khối lớp 10, 11, 12. - Đoàn trường có kế hoạch cụ thể từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Tất cả các kế hoạch hoạt động của Đoàn phải được Chi Bộ duyệt và niêm yết công khai. Đặc biệt kế hoạch tài chính phải hoàn thành trong tháng 9/2010 để trường xem xét. Đoàn trường cần đổi mới tư duy trong việc tạo nguồn tài chính để tự chủ trong hoạt động. - Đại hội Đoàn tổ chức xong trong tháng 9/2010. Tăng cường đội Thanh niên xung kích, ATGT, đội Cờ đỏ, phát huy vai trò tự quản của Đoàn viên trong hoạt động thực tiễn để nhanh chóng biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của Đoàn viên. f.2. Hoạt động phối hợp với Công đoàn Cơ sở. - Công đoàn Cơ sở nhắc nhở và động viên cán bộ công chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ đã được tổ chức phân công, giữ được tác phong nhà giáo và không vi phạm các điều cấm đối với cán bộ công chức trong trường (Điều lệ trường trung học). Thực hiện cuộc vận động “Hai Không” với bốn nội dung do Bộ GD&ĐT phát động, tổ chức cho công đoàn viên Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chú ý giáo dục giáo viên không vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo, có lương tâm và trách nhiệm đối với học sinh. Mạnh dạn xử lý các cá nhân vi phạm Điều lệ công đoàn. - Công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong các ban trong nhà trường: Chủ tịch Công đoàn là Phó ban thi đua, ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, ban vì sự tiến bộ phụ nữ … D:\A002\KE HOACH\KH TRUONG\KH10_11 10 . 14 điểm (đã nhân hệ số). - Học sinh kh i 10, 11 năm học 2009-2010 lưu ban: 75 học sinh (Kh i 10: 42 học sinh, Kh i 11: 33 học sinh). - Một số học sinh có ý thức học tập chưa cao, định hướng. 2010-2011: 1394 học sinh (tính đến 8/9/2010). Trong đó: kh i 12: 412 (tăng 67 so với năm học 2009-2010); kh i 11: 483 (tăng 21 so với năm học 2009-2010); kh i 10: 499 (giảm 15 so với năm học 2009- 2010). . 02/10/2010 (ngày khuyến học Việt Nam). Tổ chức tuyên dương các học sinh học giỏi, đặc biệt là các học sinh nghèo học giỏi. Vận động quyên góp quần áo sách vở cho các học sinh vùng kh kh n do Bộ

Ngày đăng: 29/06/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w