Địa bàn Phủ Lý Duy Tiên Kim Bảng Lý Nhân Thanh Liêm Bình Lục a/ Tính tỉ lệ dân thành thị và dân nông thôn ở mỗi huyện, thành phố trên.. Câu 3: 6 điểm Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiế
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009-2010
MÔN ĐỊA LÝ
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1: (4 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a/ Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam Giải thích tại sao có những đặc điểm đó?
b/ Địa hình ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta như thế nào? Lấy ví
dụ minh hoạ (theo trang khí hậu trong Atlat Địa lí Việt Nam).
Câu 2: (4 điểm)
Cho bảng số liệu: Dân số các huyện, thành phố của tỉnh Hà Nam
(Đơn vị: Nghìn người) - Nguồn: Tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009.
Địa bàn Phủ Lý Duy Tiên Kim Bảng Lý Nhân Thanh Liêm Bình Lục
a/ Tính tỉ lệ dân thành thị và dân nông thôn ở mỗi huyện, thành phố trên.
b/ Nhận xét và giải thích về tỉ lệ dân thành thị của các huyện, thành phố trên.
Câu 3: (6 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a/ Kể tên các trung tâm công nghiệp vừa, lớn, rất lớn nằm ở ven biển nước ta b/ Nêu các ngành công nghiệp chuyên môn hoá ở các trung tâm công nghiệp
kể trên.
c/ Trong các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp nằm ở ven biển nước ta, ngành công nghiệp nào xuất hiện nhiều nhất? Vì sao?
Câu 4: (6 điểm)
Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng Đơn vị: %
Năm Nông-lâm-thuỷ sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng năm 1990 và 2005.
b/ Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1990 - 2005.
………… Hết …….……
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
HÀ NAM NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ
Câu 1:
a/ Nêu đặc điểm chung của địa hình
* Đặc điểm chung: địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi
núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa )
- Đồi núi chiếm 3/4 diên tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp Địa hình miền
núi có sự khác biệt ở các khu vực:
+ Khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: địa hình cao, đồ sộ, có sự chia cắt mạnh
+ Khu vực Đông Bắc: núi thấp, trung bình, có nhiều cánh cung, dải đồi thấp
+ Tây Nguyên: Gồm các khối núi đồ sộ và các cao nguyên xếp tầng, có bề mặt
rộng
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, nằm ở ven biển; có 2 đồng bằng lớn
là: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra có dải đồng bằng
duyên hải miền Trung
- Địa hình bờ biển đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp và vùng thềm lục địa rộng
lớn
1,0
0,5
0,5
* Giải thích: Chủ yếu là do tác động của nội lực và ngoại lực:
- Nội lực: vận động kiến tạo, nhất là vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm địa hình
nâng lên mạnh ở Tây Bắc và Tây Nguyên, ở Đông Bắc nâng lên với cường độ yếu
và nhiều đợt; đồng thời với quá trình nâng lên là những khu vực bị sụt lún, đứt gẫy
tạo nên đồng bằng và thềm lục địa
- Ngoại lực: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với tác động của nước, gió, sóng tạo
ra các dạng địa hình: bồi tụ, cacxtơ (chủ yếu ở miền ven biển)…
0,5
0,5
* Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hoá khí hậu:
- Nhiệt độ phân hoá theo độ cao địa hình: càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm HS
có thể lấy ví dụ về nhiệt độ tháng 7 ở Hà Nội so với Sapa, Nha Trang so với Đà Lạt
(yêu cầu phải phân tích)
- Sườn đón gió thì mưa nhiều, sườn khuất gió thì mừa ít Hs có thể lấy ví dụ minh
hoạ theo mùa (mùa hạ, mùa đông)
0,5
0,5
Câu 2 a/ Tính theo %
Địa bàn Phủ Lý Duy Tiên Kim Bảng Lý Nhân Thanh Liêm Bình Lục
1,5
b.1/ Nhận xét:
+ Tỉ lệ dân thành thị chênh lệch giữa các huyện, thành phố
+ Cao nhất là Phủ Lý,
+ Thanh Liêm, Duy Tiên đứng thứ 2
+ Thấp: Kim Bảng, Lý Nhân, Bình Lục
1,0
b.2/ Giải thích:
- Tỉ lệ thị dân của Phủ Lý cao nhất 49,02%: do đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra
Trang 3- Tỷ lệ thị dân của Thanh Liêm, Duy Tiên đứng thứ 2: do công nghiệp hoá đang diễn ra khá nhanh, quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương
- Tỉ lệ thị dân của Kim Bảng, Lý Nhân, Bình Lục thấp do tốc độ công nghiệp hoá
chậm
0,5
0,5
Câu 3:
a/ Kể tên các trung tâm CN: Cẩm Phả, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
b/ Ngành chuyên môn hoá:
- Cẩm Phả: Than, cơ khí
- Hải Phòng: Chế biến nông sản, điện tử, đóng tàu, dệt may, vật liệu xây dựng…
- Đà Nẵng: Cơ khí, đóng tàu, dệt may, hoá chất
- Nha Trang: Chế biến nông sản, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng
- Vũng Tàu: Chế biến nông sản, nhiệt điện, vật liệu xây dựng
- Tp Hồ Chí Minh: Chế biến nông sản, cơ khí, đóng tàu, dệt may…
(Mỗi trung tâm nói đúng 3 ngành trở lên cho điểm tối đa, đúng từ 1 đến 2 ngành
cho 1/2 số điểm, trung tâm Cẩm Phả chỉ cần 2 ngành).
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
c/ Ngành xuất hiện nhiều nhất: Công nghiệp chế biến nông sản
Giải thích: Các điểm, trung tâm công nghiệp ở ven biển đều có thế mạnh để phát triển ngành này:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (từ nông, ngư nghiệp)
- Dân đông tạo thuận lợi về lao động, thị trường
- Vị trí ven biển thuận lợi giao thông để xuất nhập cảng;
0,5
0,5 0,5 0,5
Câu 4:
a/ Vẽ biểu đồ hình tròn (bằng nhau hoặc năm 2005 to hơn, độ chênh lệch không hạn chế) Nếu vẽ hình tròn năm 1990 to hơn hình tròn năm 2005 trừ 0,5 điểm Mỗi biểu
đồ đúng cho 2,0 điểm Yêu cầu chính xác
2,0
b1/Nhận xét:
- Cơ cấu kinh tế ở ĐBSH giai đoạn 1990 – 2005 thay đổi
+ Tỉ trọng nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm mạnh (Số liệu)
+ Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng tăng (số liệu)
+ Dịch vụ tăng nhanh (số liệu)
- Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nhưng còn chậm
(Nếu không có số liệu chứng minh thì phần nhận xét trừ 0,25 điểm)
0,25 0,5 0,5 0,5 0,25
b2/ Giải thích:
- Quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh
- Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ
- Chính sách kinh tế mở, nhiều thành phần kinh tế được khuyến khích
- Vùng có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịc vụ
0,5 0,5 0,5 0,5
Lưu ý:
- Học sinh có thể làm bài theo hướng khác, cách tiếp cận khác nhưng đảm bảo các nội dung như trên thì cho điểm
- Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm