1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HƠP HAY CÓ Đ/A

4 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 3 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1 điểm) Hãy nêu hai đặc điểm tiêu biểu nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Câu 2 (1 điểm) Câu 3: (3 điểm) Ở một số trường học danh tiếng, học sinh được chào đón bằng một câu châm ngôn : “Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại của bạn”. Viết bài văn không quá 2 mặt giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về câu châm ngôn trên. Câu 4 (5 điểm) Em hãy phân tích đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.( ) (Nói với con – Y Phương, sách Ngữ văn lớp 9, tập hai, tr.72 NXB Giáo dục - 2005) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (1 điểm) HS có thể nêu hai trong các đặc điểm sau (Mỗi đặc điểm được 0,5 điểm) - Hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan yêu đời - Gan dạ, dũng cảm, bất chấp gian khổ hiểm nguy - Có tinh thần yêu thương đồng đội - Giàu lòng yêu nước, có tinh thần trách nhiệm với công việc Câu 2 (1 điểm) - HS điền đúng câu có chứa hàm ý đạt 0,5 điểm - Giải được hàm ý của thầy giáo đạt 0,5 điểm Câu 3: (3 điểm) 1.Yêu cầu về kỹ năng: - Biết viết một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nhiều thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. - Nêu được những ý kiến của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài. - Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và có sức thuyết phục. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau, miễn là phù hợp. Sau đây là một số ý mang tính chất định hướng: * Luận điểm 1: Giải thích vấn đề: - Vào trường học là lớn lên trong sự thông thái : vì đó là nơi học sinh được học tập, được rèn luyện để tăng trí tuệ, kiến thức và khả năng ứng xử của mình - Ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn: nghĩa là vận dụng kiến thức đã được học để phục vụ đất nước, xã hội, nhân dân * Luận điểm 2: Khẳng định, đánh giá vấn đề: - Nếu một con người không có kiến thức, không có sự hiểu biết thì không thể phục vụ và cống hiến. Vì vậy, có tài năng sẽ phục vụ xã hội một cách hiệu quả hơn. - Con người phải nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân và xã hội : “Ngày nay học tâp, ngày mai giúp đời”. - Khi được giáo dục thành tài, thì con người cần cống hiến cho xã hội . - Điều ấy được biểu hiện bằng những hành động cụ thể, nhận thức trong hiện tại (học tập) và tương lai (cống hiến). - Bất kì một đất nước nào cũng cần đến nhân tài. Có những con người như thế thì đất nước mới phát triển tốt đẹp, bền vững. * Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề - Tất cả mọi người, khi ngồi vào ghế nhà trường đều phải quyết tâm học tập và rèn luyện để trở thành người toàn đức, toàn tài. Từ đó, đem tài năng mà phục vụ tốt hơn cho đất nước, cho đồng loại của mình. - Đây cũng chính là trách nhiệm của tất cả mọi học sinh hiện nay - những thế hệ tương lai của đất nước. - Cần phê phán thái độ học tập thiếu nghiêm túc, không có ý thức rèn luyện phấn đấu hoặc có tài năng mà không phục vụ cho xã hội một cách tích cực. Câu 4 (5 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận về một đoạn thơ đã được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn cấp THCS; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức về bài thơ Nói với con của Y Phương đã được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau: * Giới thiệu: - Nói với con là bài thơ đặc sắc của Y Phương. Tác phẩm đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. - Đoạn thơ là phần mở đầu của bài thơ Nói với con của Y Phương. Khổ thơ là lời người cha nói với với con về cội nguồn sinh dưỡng: con lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, nên thơ của quê hương. * Nội dung cụ thể của đoạn thơ: - Cội nguồn của mỗi con người đều bắt đầu bằng không gian êm đềm của gia đình, Ở đó, con cứ lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. + Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt ngập tràn tình yêu thương và âm thanh tiếng nói cười của con thơ đã tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt. Hơn thế, người đọc còn cảm nhận được trong hình ảnh thơ một khung cảnh cụ thể với ánh mắt trìu mến, vòng tay âu yếm của cha mẹ, bước chân chập chững của con thơ. + Trong khung cảnh tươi vui đầm ấm ấy, ta thấy rõ tình yêu thương của cha mẹ dành cho con: từng bước đi, từng tiếng nói của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. - Trong lời tâm tình với con, người cha đã cho con biết: Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên mơ mộng và nghĩa tình của quê hương. + Con lớn lên trong cuộc sống lao động cần cù, tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua những hình ảnh đẹp: Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát - các thao tác làm nên dụng cụ lao động đánh bắt cá; xây dựng ngôi nhà bằng những bàn tay khéo léo ấy đã tạo nên một không gian đẹp cho cuộc sống lạc quan. Chú ý: các động từ cài, ken vừa diễn tả động tác vô cùng khéo léo của người đồng mình, vừa phác họa một cuộc sống lao động gắn bó hòa quyện niềm vui. + Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người về cả tâm hồn và lối sống. Chú ý: + Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho người đồng mình; + Nói Con đường cho những tấm lòng nghĩa là nhà thơ đã khẳng định môi trường sống của quê hương đã nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn con trẻ. Như thế, người cha muốn con hiểu quê hương mình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và trọng nghĩa tình. - Người cha còn nhắc với con về kỉ niệm ngày cưới của cha mẹ để mong con luôn nhớ: + Mình sinh ra và lớn lên trong tình yêu và hạnh phúc của cha mẹ; + Tình yêu của cha mẹ, nghĩa tình của quê hương sẽ ôm ấp và nâng đỡ con trọn đời. * Về nghệ thuật: HS biết khai thác một số các phương tiện nghệ thuật đặc sắc được Y Phương thể hiện trong đoạn thơ: - Giọng điệu thiết tha trìu mến, các lời gọi thường mang ngữ điệu cảm thán. - Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ; cách dùng từ ngữ giản dị, chân chất theo phong cách người dân tộc. - Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên: các dòng thơ tự do như những lời nói trong sinh hoạt thường ngày, hết sức tự nhiên; như lời tự sự, lời nhắn nhủ phù hợp, gần gũi và dễ hiểu đối với người đọc. - Một số các phép tu từ như: phép điệp, đối xứng,… được tác giả dùng rất thành công trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ. Đánh giá: Đoạn thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ ca của Y Phương. Tâm hồn người miền núi nói riêng và tâm hồn người Việt nói chung được biểu hiện thật trong sáng, chân thực và đầy sức mạnh. Những chân lí đơn sơ về giá trị con người được tái tạo trong một thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ nhưng đầy cảm xúc. . tổng hợp. - Nêu được những ý kiến của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài. - Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và có. * Luận điểm 2: Khẳng định, đánh giá vấn đề: - Nếu một con người không có kiến thức, không có sự hiểu biết thì không thể phục vụ và cống hiến. Vì vậy, có tài năng sẽ phục vụ xã hội một cách hiệu. ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 3 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1 điểm) Hãy nêu hai đặc điểm tiêu biểu nhân

Ngày đăng: 28/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w