Kiem tra Trac Nghiem Li ki 2

6 312 0
Kiem tra Trac Nghiem Li ki 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1,Dòng điện là gì? A. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. C. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. B. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng. D. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. 2,Nên chọn ampe kế nào dưới đây để đo dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện? A. GHĐ : 2A, GTNN : 0,2A. C. GHĐ : 200mA, GTNN : 5mA. B. GHĐ : 500mA, GTNN : 10mA. D. GHĐ : 1,5A, GTNN : 0,1A. 3,Trong bóng đèn, bộ phận thường làm bằng vonfram là : A. Dây tóc vì vonfram rất dẻo, kéo thành dây rất mảnh được. B. Dây trục vì vonfram rất cứng. C. Dây tóc; khi phát sáng nhiệt độ dây tóc khoảng 2500 0 C. Nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 3370 0 C nên dùng nó làm dây tóc. D. Dây tóc; vonfram bền và độ đàn hồi lớn. 4,Quan sát cái kìm của thợ điện và cho biết thông tin nào sau đây là đúng ? A. Bộ phận dẫn điện là kim loại làm kìm (1). B. Bộ phận cách điện là tay cầm có vỏ bọc bằng cao su hoặc nhựa (2). C. Tất cả các bộ phận của kìm đều làm bằng chất dẫn điện (3). D. Chỉ có (2) và (3) là đúng. 5,Nguồn điện có (các) đặc điểm và công dụng nào kể sau? A. Có hai cực. B. Tất cả các tính chất này. C. Cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ dùng điện hoạt động. D. Có dòng điện chạy qua chính nó. 6,Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống : Nam châm có tính chất vì có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm. A. Dẫn điện. C. Tác dụng lực. B. Từ. D. Nhiễm điện. 7,Chuông điện kêu liên tục chừng nào công tắc còn đóng vì : Chọn câu giải thích rõ ràng nhất. A. Miếng sắt bị hút liên tục. B. Nam châm điện luôn luôn có từ tính. C. Tác dụng từ của dòng điện. D. Đóng công tắc, nam châm hút miếng sắt về phía cuộn dây làm cho đầu gõ đập vào chuông nên chuông kêu. Ngay sau đó mạch điện bị hở, miếng sắt không bị cuộn dây hút và nó trở về vị trí cũ, nên mạch điện lại kín. Quá trình xảy ra lặp lại như cũ, tức chuông kêu 8,Dùng các từ thích hợp theo thứ tự điền vào chỗ trống : Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích Điện tích của mảnh pôliêtilen khi cọ xát vào len là điện tích A. Dương (+); dương (+).C. Âm (-); âm (-). B. Âm (-); dương (+).D. Dương (+); âm (-). 9,Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo nguyên tử ? A. Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hòa về điện. B. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. C. Một số nguyên tử không có hạt nhân. D. Giữa nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mang điện tích dương. 10,Những tác hại to lớn rất rễ xảy ra khi có hiện tượng đoản mạch ở mạng điện gia đình :Chọn câu trả lời không đúng. A. Hư hỏng các thiết bị dùng điện. B. Hỏa hoạn. C. Làm mất điện cả khu vực xung quanh. D. Đứt cầu chì. 11,Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai ? A. Sau khi được cọ sát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ. B. Nhiều vật sau khi cọ sát thì có khả năng hút các vật khác. C. Lấy một mảnh lụa cọ sát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy. D. Không cần bị cọ sát một thanh thủy tinh, một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ. 12, Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây không mắc nối tiếp với nhau? (Hình 4) A. Hình a B. Hình b. C. Hình c D.Hình d 13,Chọn các từ thích hợp lần lượt điền vào chỗ trống : Sau khi vật A cọ xát vào vật B, nếu vật A tích điện dương thì vật B và hai vật A. Tích điện âm; đẩy nhau. B. Không tích điện; hút nhau. C. Tích điện dương; đẩy nhau. D. Tích điện âm; hút nhau. 14,Phương pháp nào dưới đây là đúng ? Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải : A. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm, rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này. B. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch. C. Nối cuộn dây thép với cực (-) của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian. D. Nối cuộn dây thép với cực (+) nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch. 15,Chọn một câu trả lời đúng nhất ?Một mạch điện thắp sáng bóng đèn thì phải có : A. Dây dẫn, bóng đèn, công tắc. B. Nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn. C. Nguồn điện, bóng đèn. D. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn. 16,Câu phát biểu nào sau đây là đúng nhất? Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V thì : A. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm. B. Dòng điện không chạy qua cơ thể người. C. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người và gây nguy hiểm. D. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người nhưng không ảnh hưởng gì. 17,Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? A. Hình b. B. Hình d. C. Hình c. D. Hình a. 18,Đối với đoạn mạch trong gia đình, hiện tượng đoản mạch có thể xảy ra khi : Chọn trường hợp sai. A. Người ta vô ý chạm vào cả dây nóng và dây nguội. B. Vô ý nối dây nóng và dây nguội bằng một dây dẫn. C. Cầu chì đứt. D. Hai đầu các thiết bị dùng điện chạm nhau. 19,Khi học ở trường em làm gì để tránh bị điện giật? A. Không nghịch công tắc, cầu chì và ổ cắm điện ở trong lớp B. Không chơi ở những nơi có dây điện. C. Cần thực hiện tốt tất cả các việc trên. D. Khi có các bạn bị điện giật cần báo ngay cho cô giáo hay những người lớn ở gần đó biết. 20,Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng mạnh nhất là : A. Dây trục. B. Dây tóc. C. Cọc thủy tinh. D. Bóng đèn. 21,Trong mạch điện như hình vẽ. Khi nối A, B bằng một dây dẫn thì : Chọn trường hợp sai. A. Ampe kế có thể bị cháy. B. Dây dẫn sẽ nóng lên. C. Dây tóc bóng đèn đứt. D. Nguồn điện có thể bị hư hại. 22,Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng : A. Chúng không nhiễm điện. B. Chúng đều bị nhiễm điện. C. Chúng nhiễm điện cùng loại. D. Chúng nhiễm điện khác loại nhau. 23, Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là : A. Đồng, nhôm, sắt. B. Chì, vônfram, kẽm C. Thiếc, vàng, nhôm. D. Đồng, vônfram, thép. 24,Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. B. Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. C. Nguyên tử này có thể dịch chuyển sang nguyên tử khác. D. Êlectrôn của mọi nguyên tử không thể từ nguyên tử này dịch chuyển sang nguyên tử khác được. 25,Chọn các từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống của kết luận dưới đây : Khi chạy qua dây tóc bóng đèn, dòng điện đã gây ra làm dây tóc nóng tới và A. Hiện tượng nóng sáng ; nhiệt độ rất cao ; dây tóc đứt. B. Hóa học ; nhiệt độ cao ; phát sáng. C. Tác dụng nhiệt ; khoảng 2500 0 C ; phát sáng. D. Sự đốt nóng ; hàng nghìn độ ; dây tóc cháy mòn đi. 26,Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc vì : A. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên. B. Ròng rọc và dây kéo bj nhiễm điện do cọ xát. C. Do cọ xát mạnh. D. Ròng rọc và dây kéo bj nóng lên do cọ xát 27,Không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều dòng điện mà lại phải quy ước gọi : "Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện", vì : A. Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút. B. Cực dương của nguồn tích điện dương C. Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương. D. Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả hai loại điện tích dương và điện tích âm chuyển rời ngược chiều nhau, nên phải quy ước chọn một chiều để làm chiều dòng điện 28,Vôn kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây có số chỉ bằng 0 ? A. Hình b. B. Hình c. C. Hình d. D. Hình a 29,Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây? A. Vật nhiễm điện trái dấu với nó B. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó. C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ. D. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ. 30,Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì : A. Vừa đẩy, vừa hút. B. Hút nhau. C. Không đẩy, không hút. D. Đẩy nhau. 31,Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, phải mắc ampe kế vào vị trí nào trên sơ đồ? A. 3 - 4. B. 5 - 6. C. 1 - 2. D. 1 - 2 hoặc 5 - 6. 32,Khi thắp sáng bóng đèn với nguồn điện acquy, dòng điện chạy qua những vật nào sau đây ? A. Dòng điện chỉ chạy qua ắc quy. B. Dòng điện chỉ chạy qua dây dẫn nối bóng đèn và ắc quy C. Dòng điện chỉ chạy qua bóng đèn. D. Dòng điện chạy qua cả bóng đèn, dây dẫn và ắc quy. 33,Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào? A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn. B. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn. C. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường. D. Hai bóng đèn mắc song song vào 2 cực của nguồn. 34,Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. A. Trời nắng. B. Gió mạnh. C. Không mưa, không nắng. D. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí. 35,Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà bạn cần quan tâm nhất là : A. Mới hay cũ. B. Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu C. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không. D. Giá tiền là bao nhiêu 36,Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng yên trên bàn (cách điện với đất). B. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện. C. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua 37,Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Lắp thêm một pin vào thì ta quan sát thấy các hiện tượng nào kể sau? Chọn câu trả lời đúng: A. Số chỉ của ampe kế giảm so với trước. B. Tất cả đều xảy ra. C. Đèn Đ cháy sáng yếu hơn trước. D. Số chỉ của vôn kế tăng so với trước 38,Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống. Dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí của cơ thể. A. Có thể ; bất kì nào. B. Sẽ ; trên đầu tóc C. Không thể ; nào đó. D. Có thể ; tay, chân. 39,Thước nhựa và mảnh vải trước khi cọ xát đều chưa bị nhiễm điện vì : A. Tổng các điện tích âm của các êlectrôn có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Mọi nguyên tử trong các vật đều trung hòa về điện. B. Chưa có cọ xát thì các vật chưa nhiễm điện. C. Êlectrôn vẫn quay quanh hạt nhân. D. Êlectrôn không dịch chuyển từ vật này sang vật khác. 40,Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là : A. Xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không B. Tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng C. Những vật "thử", qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không. D. Xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc bị đẩy hay không. 41,Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì : Chọn câu trả lời đúng ? A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra. B. Cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra C. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra D. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra 42,Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ nhỏ nhất : A. Sơ đồ a. B. Sơ đồ b. C. Sơ đồ c. D. Sơ đồ d. 43,Trường hợp nào sau đây, đổi đơn vị đúng? A. 50kV = 500000V. B. 4,5V = 450mV. C. 220V = 0,22kV. D. 1200V = 12kV. 44,Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì : A. Hút nhau. B. Đẩy nhau. C. Không đẩy, không hút. D. Vừa đẩy, vừa hút. 45,Nên chọn ampe kế nào dưới đây để đo dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện? Chọn ít nhất một câu trả lời A. GHĐ : 2A, GTNN : 0,2A. B. GHĐ : 500mA, GTNN : 10mA. C. GHĐ : 200mA, GTNN : 5mA. D. GHĐ : 1,5A, GTNN : 0,1A. . hợp nào sau đây, đổi đơn vị đúng? A. 50kV = 500000V. B. 4,5V = 450mV. C. 22 0V = 0 ,22 kV. D. 120 0V = 12kV. 44,Hai mảnh p li tilen nhiễm điện cùng loại thì : A. Hút nhau. B. Đẩy nhau. C. Không đẩy,. lỏng dịch chuyển có hướng. 2, Nên chọn ampe kế nào dưới đây để đo dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện? A. GHĐ : 2A, GTNN : 0,2A. C. GHĐ : 20 0mA, GTNN : 5mA. B. GHĐ. quay kim nam châm. A. Dẫn điện. C. Tác dụng lực. B. Từ. D. Nhiễm điện. 7,Chuông điện kêu li n tục chừng nào công tắc còn đóng vì : Chọn câu giải thích rõ ràng nhất. A. Miếng sắt bị hút li n

Ngày đăng: 27/06/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan