1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de KT HK2 2011

7 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 74 KB

Nội dung

UBND tỉnh Tiền Giang ĐỀ THI HỌC KỲ II Sở Giáo dục - Đào tạo NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN SINH HỌC 12 (THPT) I. PHẦN CHUNG (Từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Thành phần nào sau đây không có trong cấu tạo của mARN? A. Timin. B. Ađênin. C. Guanin. D. Uraxin. [<br>] Câu 2: Nhiễm sắc thể ban đầu có cấu trúc: ABCDEFGHI ( : tâm động). Sau đột biến nhiễm sắc thể có cấu trúc: ABCDEFIGH. Đột biến trên thuộc dạng A. chuyển đoạn trong cùng một nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn không chứa tâm động. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể. [<br>] Câu 3: Ở cà chua có (2n = 24) nếu đột biến ba nhiễm xảy ra có thể gặp bao nhiêu dạng khác nhau? A. 12 dạng. B. 3 dạng. C. 25 dạng. D. 24 dạng. [<br>] Câu 4: Enzim ADN-polimeraza lắp ráp nuclêôtit tiếp theo vào đầu nào của mạch đang tổng hợp? A. Đầu 3’-OH B. Đầu 5’-OH C. Đầu 3’-P D. Đầu 5’-P [<br>] Câu 5: Mã di truyền có tính đặc hiệu nghĩa là A. mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. B. mỗi ARN vận chuyển chỉ mang một loại axit amin. C. mỗi axit amin chỉ do một bộ ba mã hóa. D. mỗi bộ ba trên mARN có một bộ ba đối mã tương ứng. [<br>] Câu 6: Trên mARN, bộ ba nào sau đây không có tARN mang axit amin đến khi giải mã? A. 5’UAA3’ B. 5’UGG3’ C. 5’UGU3’ D. 5’UXA3’ [<br>] Câu 7: Đột biến dạng nào sau đây làm thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi polipeptit hơn so với các dạng còn lại? A. Thay thế một cặp nuclêôtit gần bộ ba mở đầu. B. Mất một cặp nuclêôtit trong đoạn intron đầu tiên trong gen. C. Mất một cặp nuclêôtit trong đoạn exon ở gần cuối gen. D. Mất một cặp nuclêôtit trong đoạn intron ở giữa gen. [<br>] Câu 8: Sợi cơ bản trong cấu trúc nhiễm sắc thể có đường kính A. 700 nm B. 300 nm C. 30 nm D. 11 nm [<br>] Câu 9: Cho biết quần thể ban đầu có 100% kiểu gen Aa. Phải qua mấy thế hệ tự phối liên tiếp để trong quần thể có 3,125% Aa? A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 [<br>] Câu 10: Quần thể nào sau đây đã cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec? 1 A. Quần thể có 100%Aa. B. Quần thể có 50% AA + 50% aa. C. Quần thể có 50% Aa + 50% aa. D. Quần thể có 25% AA + 25%aa + 50%Aa [<br>] Câu 11: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể? A. Quần thể tự phối hoặc ngẫu phối. B. Quần thể tự phối. C. Quần thể ngẫu phối. D. Quần thể giao phối có chọn lọc. [<br>] Câu 12: Một cơ thể có kiểu gen AabbDdee, khi tiến hành tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ thì số dòng thuần thu được là: A. 4 B. 2 C. 8 D. 16 [<br>] Câu 13: Cho các biện pháp sau : (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (3) và (4) B. (1) và (3) C. (1) và (2) D. (2) và (4) [<br>] Câu 14: Phương pháp nào sau đây thu được dòng thuần chủng? A. Cho lai giữa các cặp bố mẹ có kiểu gen đồng hợp giống nhau. B. Cho lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng, tương phản. C. Cho sinh sản sinh dưỡng. D. Cho ngẫu phối liên tiếp qua nhiều thế hệ. [<br>] Câu 15: Trường hợp nào sau đây thu được nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. Cho lai hai dòng thuần chủng, tương phản, rồi tiếp tục cho con lai tự phối. B. Cho lai giữa hai dòng thuần chủng có nguồn gốc khác nhau. C. Cho lai giữa cây trồng thuần chủng với cây hoang dại. D. Nuôi cấy tế bào xôma rồi xử lý đột biến. [<br>] Câu 16: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa hai dòng thuần chủng nhằm mục đích A. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất. B. phát hiện ra các qui luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính. C. phát hiện hệ số di truyền của các tính trạng. D. đánh giá vai trò của kiểu gen và môi trường lên sự biểu hiện của tính trạng. [<br>] Câu 17: Bằng chứng nào sau đây cho thấy người và cá có cùng nguồn gốc? A. Tim người trong giai đoạn phôi có hai ngăn. B. Tim người và tim cá đều có bốn ngăn. C. Tim người trong giai đoạn phôi có ba ngăn. D. Trong giai đoạn phôi của người có vây lưng. [<br>] 2 Câu 18: Bằng chứng nào sau đây cho thấy tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều có nguồn gốc chung? A. Các sinh vật có chung bộ mã di truyền. B. Người và động vật có xương sống có nhiều điểm giống nhau về hình thái cấu tạo. C. Sự phát triển phôi của người và các động vật có xương sống có nhiều điểm giống nhau. D. Có thể sống khắp mọi nơi trên trái đất. [<br>] Câu 19: Trường hợp nào sau đây được xem là cơ quan thoái hóa? A. Cánh của dơi có cấu tạo tương tự như cánh chim. B. Tuyến sữa ở nam giới không phát triển. C. Vây cá heo cấu tạo tương tự như vây cá chép. D. Phôi người có đuôi khá dài. [<br>] Câu 20: Quá trình nào sau đây được xem là cơ sở của tiến hóa lớn? A. Quá trình hình thành loài mới. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên. C. Quá trình chọn lọc nhân tạo. D. Quá trình hình thành các quần thể thích nghi. [<br>] Câu 21: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số các alen? A. Giao phối gần. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Di nhập gen. [<br>] Câu 22: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi lớn tần số các alen trong quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên . B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến gen. D. Tự phối. [<br>] Câu 23: Tần số các alen trong quần thể thay đổi theo hướng làm tăng tần số các alen lặn có lợi trong quần thể. Nhân tố tiến hóa đã tác động đến quần thể nhiều khả năng là A. giao phối gần. B. chọn lọc tự nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. di nhập gen. [<br>] Câu 24: Trường hợp nào sau đây không được xem là loài mới? A. Cải lai được tạo ra từ lai xa và đa bội hóa giữa Cải củ và Cải bắp. B. Con La tao ra do sự kết hợp giữa giao tử của Ngựa và Lừa. C. Cải củ tứ bội (4n) được tạo thành từ việc tứ bội hóa cây (2n). D. Rau muống tam bội (3n) được tạo thành do lai tạo giữa cây (2n) và (4n). [<br>] 3 Câu 25: Một quần thể ban đầu có tần số alen B = 0,6; b = 0,4. Đột biến xảy ra làm cho B biến đổi thành b với tần số đột biến là 5%. Sau đột biến quần thể có A. B = 0,55; b = 0,45 B. B = 0,57; b = 0,43 C. B = 0,60; b = 0,40 D. B = 0,45; b = 0,55 [<br>] Câu 26: Tế bào nguyên thủy được hình thành trong giai đoạn A. tiến hóa tiền sinh học. B. tiến hóa sinh học. C. tiến hóa hóa học. D. tiến hóa nhỏ. [<br>] Câu 27: Đại Trung sinh gồm có các kỉ sau đây A. kỉ Đệ tam và Đệ tứ. B. kỉ Tam điệp, kỉ Jura, kỉ Phấn trắng. C. kỉ Cambri, kỉ Ocđôvic, kỉ Silua, kỉ Đêvôn, kỉ Than đá, kỉ Pecmi. D. kỉ Than đá, kỉ Pecmi, kỉ Phấn trắng. [<br>] Câu 28: Sự kiện nào chưa xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học ? A. Hình thành cơ chế tự nhân đôi của các phân tử ADN. B. Hình thành những phân tử hữu cơ có cấu trúc phức tạp như lipôprôtêin C. Hình thành những đại phân tử hữu cơ như prôtêin, ADN D. Hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản như axit amin, nuclêôtit. [<br>] Câu 29: Khoảng không gian sinh thái ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn cho phép sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. môi trường. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. [<br>] Câu 30: Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không mang lại hiệu quả nào sau đây? A. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. B. Duy trì mật độ phù hợp của quần thể. C. Giúp quần thể sinh vật có đủ nguồn sống. D. Đào thải loài kém thích nghi, giữ lại loài thích nghi hơn. [<br>] Câu 31: Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống của môi trường….(I)… và khi giữa các cá thể trong quần thể … (II)……. Và nó có ý nghĩa là ….(III)…. Cho các cụm từ sau: (1). phân bố đồng đều (2). phân bố không đồng đều (3). có xu hướng sống bầy đàn (4). không có sự cạnh tranh gay gắt (5). có sự cạnh tranh gay gắt (6). làm giảm cạnh tranh (7). giúp sinh vật hỗ trợ nhau (8). giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng Các cụm từ tương ứng với I, II và III lần luợt là: A. (1), (4), (8) B. 1, 4, 7 C. 2, 5, 7 D. 1, 3, 7 [<br>] 4 Câu 32: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể rơi vào trạng thái suy giảm, dẫn đến diệt vong. Không do nguyên nhân nào sau đây? A. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, dễ đột biến, tỉ lệ tử vong cao. B. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, giao phối gần dễ xảy ra, gây thoái hóa. C. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, việc hỗ trợ nhau để chống chọi với môi trường kém. D. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, do đó cơ hội gặp nhau để giao phối giữa cá thể đực và cái rất thấp. [<br>] II. PHẦN RIÊNG A. BAN CƠ BẢN (từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. C. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. [<br>] Câu 34: Cho các tác nhân sau đây: (1). Hóa chất 5 –brôm uraxin (2). Hóa chất cônxisin (3). Virut (4). Enzim ADN-polimeraza Tác nhân có thể gây đột biến ở sinh vật là: A. (1), (2) và (3) B. (1) và (2) C. (1), (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4) [<br>] Câu 35: Phương pháp nào sau đây không nhằm mục đích nhân nhanh các giống sinh vật quí hiếm sắp bị tuyệt chủng? A. Dung hợp các tế bào trần khác loài. B. Nuôi cấy mô tế bào thực vật. C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính ở động vật. [<br>] Câu 36: Nhận định nào sau đây là không đúng về công nghệ gen? A. Công nghệ gen là qui trình tạo ra tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. B. Trong kỹ thuật chuyển gen, thể truyền được sử dụng là plasmit, virut hoặc nhiễm sắc thể nhân tạo. C. Plasmit là loại thể truyền có thể dùng để chuyển gen vào hầu hết các loài sinh vật. D. Trong quá trình tạo ra động vật chuyển gen, gen được chuyển vào trong hợp tử trước khi hợp tử phát triển thành phôi. [<br>] Câu 37: Các alen kháng thuốc ở các loài vi khuẩn không có được do A. quá trình đột biến. B. quá trình ngẫu phối. C. quá trình biến nạp từ vi khuẩn khác. D. virut mang từ bên ngoài vào. [<br>] 5 Câu 38: Tốc độ hình thành quần thể thích nghi ở sinh vật không phụ thuộc vào A. quá trình phát sinh đột biến. B. tốc độ sinh sản của loài. C. áp lực của chọn lọc tự nhiên. D. quá trình tự phối hay ngẫu phối. [<br>] Câu 39: Sự sinh trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học xảy ra khi nào? A. Khi nguồn sống môi trường dồi dào, thỏa mãn nhu cầu của quần thể. B. Khi môi trường sống không được mở rộng. C. Khi sinh vật có tuổi thọ cao, tỉ lệ sống giữa các nhóm tuổi là như nhau. D. Khi môi trường sống thay đổi theo chu kỳ. [<br>] Câu 40: Nội dung nào sau đây đúng với qui tắc Becman? A. Thú sống xa xích đạo có kích thước cơ thể lớn hơn so với các cá thể cùng loài sống ở vùng xích đạo. B. Thú sống ở gần xích đạo có kích thước cơ thể lớn hơn so với các cá thể cùng loài sống ở vùng xa xích đạo . C. Thú sống ở vùng nhiệt đới có đuôi và tai ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sống ở vùng ôn đới. D. Thú sống ở vùng ôn đới có đuôi và tai ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. [<br>] B. BAN NÂNG CAO (từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Ở các sinh vật nhân thực, trước khi tiến hành tổng hợp prôtêin, các mARN cần phải được cắt bỏ các đoạn intron. Hiện tượng trên cho thấy điều hòa hoạt động của gen ở giai đoạn A. sau phiên mã. B. phiên mã. C. dịch mã. D. sau dịch mã. [<br>] Câu 42: Cho biết gen A (qui định hoa đỏ) trội hoàn toàn so với alen a (qui định hoa trắng). Cho phép lai: P : ♂ AA x ♀ aa. F 1 hầu hết là hoa đỏ nhưng có một vài cây hoa trắng. Nguyên nhân xuất hiện cây hoa trắng ở F 1 là do A. trong quá trình phát sinh giao tử ♂ đã xảy ra đột biến mất đoạn chứa gen A. B. trong quá trình phát sinh giao tử ♀ đã xảy ra đột biến mất đoạn chứa gen A. C. trong quá trình phát sinh giao tử ♀ đã xảy ra đột biến mất đoạn chứa gen A hoặc đột biến giao tử mang gen A thành giao tử mang gen a. D. trong quá trình phát sinh giao tử ♂ đã xảy ra đột biến mất đoạn chứa gen A hoặc đột biến giao tử mang gen A thành giao tử mang gen a. [<br>] Câu 43: Giống Cừu cho sữa có chứa nhiều prôtêin huyết thanh của người được tạo ra nhờ A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. cấy truyền phôi. D. nhân bản vô tính. [<br>] Câu 44: Cây pomato được tạo ra bằng phương pháp A. dung hợp tế bào trần khác loài. 6 B. lai xa và đa bội hóa. C. nuôi cấy tế bào sinh dưỡng. D. chọn dòng tế bào xôma có biến dị. [<br>] Câu 45: Nhận định nào sau đây không đúng đối với thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính? A. Mọi đột biến ở cấp độ phân tử đều trung tính. B. Không bát bỏ vai trò của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa. C. Trong tiến hóa, các đột biến trung tính được củng cố ngẫu nhiên không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. D. Tiến hóa trung tính tạo khả năng cho sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra nhanh hơn. [<br>] Câu 46: Khi khảo sát một loài cá sống ở dòng suối có nhiều hốc đá, người ta thấy các con đực có kích thước cơ thể to lớn hoặc kích thước rất nhỏ chiếm số lượng nhiều, hiếm gặp những con đực có kích thước trung bình. Kết quả trên là do A. chọn lọc phân hóa. B. chọn lọc vận động. C. chọn lọc ổn định. D. chọn lọc cá thể. [<br>] Câu 47: Không có khái niệm tuổi thọ nào dưới đây? A. Tuổi thọ sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh ra cho đến lúc chết vì già. B. Tuổi thọ sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể từ lúc sinh ra cho đến lúc chết vì những nguyên nhân sinh thái. C. Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể. D. Tuổi loài là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong loài. [<br>] Câu 48: Một loài động vật biến nhiệt sống trong vùng có nhiệt độ trung bình trong năm là 27 o C. Số thế hệ trong một năm của loài là 9 thế hệ và nhiệt độ ngưỡng phát triển của loài là 12 o C. Tổng nhiệt hữu hiệu của loài trên là: A. 607 độ ngày. B. 486 độ ngày. C. 1093 độ ngày. D. 243 độ ngày. [<br>] 7 . UBND tỉnh Tiền Giang ĐỀ THI HỌC KỲ II Sở Giáo dục - Đào tạo NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN SINH HỌC 12 (THPT) I. PHẦN CHUNG (Từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Thành phần nào sau đây. ngẫu phối. D. Quần thể giao phối có chọn lọc. [<br>] Câu 12: Một cơ thể có kiểu gen AabbDdee, khi tiến hành tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ thì số dòng thuần thu được là: A. 4 B. 2

Ngày đăng: 27/06/2015, 11:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w